Lịch sử nghiên cứu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tyrannosaurus (/tɪˌrænəˈsɔːrəs, taɪ-/, có nghĩa là thằn lằn bạo chúa, được lấy từ tiếng Hy

Lạp "tyrannos" (τύραννος) nghĩa là "bạo chúa", và "sauros" (σαῦρος) nghĩa là "thằn lằn"[1]), còn
được gọi là Khủng long bạo chúa trong văn hóa đại chúng, là một chi khủng long chân
thú sống vào cuối kỷ Phấn Trắng. Chi này chỉ gồm một loài duy nhất là Tyrannosaurus
rex (thường rút gọn là T. rex). Chúng sinh sống ở nơi ngày nay là phía Tây của Bắc Mỹ, khi đó
là một lục địa đảo, tên là Laramidia. Hóa thạch của Tyrannosaurus được tìm thấy trong
các thành hệ địa chất có niên đại tầng Maastricht, khoảng 67-65,5 triệu năm về trước,[2] và là một
trong những loài khủng long cuối cùng tồn tại trước sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng – Cổ Cận.
Như các loài bạo long chuẩn (Tyrannosauridae) khác, Tyrannosaurus rex là loài ăn thịt đi bằng
hai chân, với một hộp sọ lớn và giữ thăng bằng bởi cái đuôi dài, nặng. So với hai chi sau to
khỏe, chi trước của Tyrannosaurus thì ngắn nhưng đặc biệt mạnh so với kích thước của nó và
có hai ngón có móng vuốt. Mặc dù bị nhiều loài khác vượt qua về kích thước, Tyrannosaurus
rex vẫn là bạo long chuẩn lớn nhất và một trong số những động vật ăn thịt lớn nhất mọi thời đại.
Mẫu vật hoàn chỉnh nhất dài 12,3 m (40 ft)[3], cao 4 mét (13 ft) tới hông[4] (13 feet) và nặng 6,8 tấn
(7,5 tấn Mỹ)[5]. Là động vật ăn thịt lớn nhất trong khu vực của nó, Tyrannosaurus rex là một động
vật ăn thịt đầu bảng, săn khủng long mỏ vịt, khủng long mặt sừng, giáp long và có thể cả khủng
long chân thằn lằn,[6] mặc dù vài nhà khoa học xem loài này ăn xác thối. Việc Tyrannosaurus ăn
thịt hay xác thối là một trong những chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất trong giới cổ sinh vật học;
tuy nhiên, hiện nay hầu hết đều đồng ý rằng Tyrannosaurus rex là loài săn mồi cơ hội, thực hiện
cả ăn thịt và xác thối.[7] Nó một trong số động vật trên cạn có lực cắn lớn nhất.[8][9] Hơn 50 mẫu
vật Tyrannosaurus rex đã được phát hiện, một vài có bộ xương gần như hoàn chỉnh. Mô
mềm và protein đã xuất hiện trong ít nhất một mẫu vật. Thói quen săn mồi, sinh lý học và tốc
độ Tyrannosaurus rex là một vài chủ đề tranh cãi. Việc phân loại cũng bị tranh luận, vài nhà khoa
học xem Tarbosaurus bataar từ châu Á là một loài Tyrannosaurus và số khác vẫn cho
rằng Tarbosaurus là một chi riêng. Nhiều chi Tyrannosauridae Bắc Mỹ cũng đồng nghĩa
với Tyrannosaurus.
Vì là loài khủng long ăn thịt cỡ rất lớn được phát hiện từ sớm, Tyrannosaurus là một trong
những loài khủng long nổi tiếng nhất kể từ thế kỷ 20, và đã được giới thiệu trong nhiều bộ phim,
quảng cáo và tem bưu chính, cũng như nhiều loại phương tiện truyền thông khác.

Lịch sử nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]


Xem thêm: Các mẫu vật Tyrannosaurus

Các phát hiện sớm nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Mẫu điển hình (AMNH 3982) của Manospondylus gigas


Chiếc răng của loài khủng long mà nay được gọi là Tyrannosaurus rex đã được phát hiện vào
tháng 7 năm 1874 trên Núi South Table (Colorado) bởi sinh viên Jarvis Hall (Colorado) Peter T.
Dotson dưới sự trợ giúp của Giáo sư Arthur Lakes gần Golden, Colorado.[10] Đầu những năm
1890, John Bell Hatcher đã thu thập nhiều mảnh xương hậu sọ ở miền đông Wyoming; bấy giờ
chúng được cho là những mảnh xương của loài Ornithomimus grandis (nay được gọi
là Deinodon), song giờ đây được đính chính là thuộc về T. rex.[11]
Năm 1892, Edward Drinker Cope tìm thấy hai mảnh đốt xương của một loài khủng long lớn.
Cope tin rằng chúng thuộc về một loài khủng long "agathaumid" (ceratopsid) và đặt danh pháp
mới cho những mảnh đốt xương này là Manospondylus gigas, tức "đốt sống nhiều lỗ khổng lồ",
xuất phát từ sự hiện diện của những lỗ hở mạch máu ông tìm thấy trong mẫu xương.[11] Năm
1907, Hatcher kiểm định lại mẫu M. gigas và kết luận chúng thuộc về một loài khủng long chân
thú chứ không phải một loài ceratopsid.[12]
Henry Fairfield Osborn đã nhận thấy sự tương đồng giữa Manospondylus gigas và T. rex sớm
nhất tận năm 1917, thời điểm mà cái đốt sống thứ hai của mẫu vật gốc bị thất lạc. Vì đốt sống
của Manospondylus quá phân mảnh, Osborn không có cơ sở để coi hai chi phân loại là đồng
nghĩa, thay vào đó ông coi chi cổ hơn chưa xác định.[13] Tháng 6 năm 2000, Viện Black Hills tìm
thấy bộ xương Tyrannosaurus hoàn chỉnh 10% (BHI 6248) tại một địa điểm dường như chính là
nơi tìm thấy M. gigas.[14]
Phát hiện bộ xương và đặt tên[sửa | sửa mã nguồn]

Bản phục dựng khung xương năm 1905 lỗi thời


của William D. Matthew, được xuất bản cùng với bài báo mô tả giải phẫu của Osborn
Barnum Brown, trợ lý phụ trách Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ, đã phát hiện bộ xương một
phần đầu tiên của T. rex ở miền đông Wyoming vào năm 1900. Brown cũng tìm thấy một bộ
xương một phần khác ở Thành hệ Hell Creek, Montana vào năm 1902, cấu thành từ khoảng 34
yếu tố xương hóa thạch.[15] Lúc bấy giờ Brown viết "Mỏ đá Số 1 bao gồm một xương đùi, một
xương mu, một xương cánh tay, ba đốt sống và hai xương không xác định của một loài khủng
long ăn thịt lớn chưa được Marsh mô tả. ... Tôi chưa từng thấy thứ gì như nó bắt nguồn từ kỷ
Phấn Trắng."[16] Henry Fairfield Osborn, chủ tịch Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ, đặt tên cho
bộ xương thứ hai là T. rex vào năm 1905. Danh pháp chi được ghép từ hai từ tiếng Hy
Lạp là τύραννος (tyrannos, 'bạo chúa') và σαῦρος (sauros, 'thằn lằn'). Osborn sử dụng từ tiếng
Latinh rex, nghĩa là "vua", để đặt danh pháp loài. Vì vậy, danh pháp hai phần ghép lại nghĩa đen
là "vua thằn lằn bạo chúa", theo đó nhấn mạnh kích thước khổng lồ của con vật và ưu thế bá
quyền được suy đoán của nó vào thời đại mà nó sinh sống.[15]

Mẫu định danh Dynamosaurus imperiosus, Bảo tàng Lịch


sử Tự nhiên
Osborn đặt tên cho mẫu vật còn lại là Dynamosaurus imperiosus trong một bài báo vào năm
1905.[15] Ngay năm sau, Osborn nhận ra hai bộ xương đều thuộc về cùng một loài và chọn cái
tên Tyrannosaurus làm tên chính thức.[17] Mẫu Dynamosaurus gốc hiện đang nằm trong bộ sưu
tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, London.[18] Năm 1941, mẫu vật T. rex điển hình được bán
cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Carnegie ở Pittsburgh, Pennsylvania, với mức giá 7.000 đô-la.
[16]
Dynamosaurus về sau được vinh danh trong một bài báo năm 2018 của Andrew McDonald và
đồng sự, nội dung chính trong đó liên quan đến việc mô tả loài Dynamoterror dynastes với danh
pháp được chọn để sao cho giống danh pháp cũ vào năm 1905, sở dĩ vì cái tên đó là cái tên
"yêu thích hồi nhỏ" của McDonald.[19]
Kể từ những năm 1910 cho tới cuối những năm 1950, các khám phá của Barnum vẫn là những
chứng tích duy nhất ta có về chi Tyrannosaurus, sở dĩ vì cuộc Đại khủng hoảng và các cuộc
chiến tranh thế giới lúc bấy giờ đã ngăn cản phần nào quá trình công tác của giới cổ sinh vật
học.[14]
Mối quan tâm trở lại[sửa | sửa mã nguồn]
Mẫu "Sue", Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field, Chicago
Bắt đầu từ những năm 1960, mối quan tâm đến Tyrannosaurus dâng cao trở lại, kết quả là thu
thập được 42 bộ xương từ Tây Bắc Mỹ (độ hoàn chỉnh của từng bộ dao động từ 5–80% tùy theo
số lượng di cốt được khai quật).[14] Năm 1967, Tiến sĩ William MacMannis xác định và khai quật
bộ xương mang mã hiệu "MOR 008", hoàn chỉnh 15% dựa trên số lượng di cốt, với hộp sọ phục
dựng hiện được trưng bày tại Bảo tàng Dãy núi Rocky. Thập niên 1990 cũng chứng kiến hàng
loạt các phát hiện khác, với số lượng gấp đôi so với những năm trước, trong đó phải kể đến sự
khám phá ra hai mẫu vật: Sue và Stan.[14]
Ngày 12 tháng 8 năm 1990, nhà cổ sinh vật học nghiệp dư Sue Hendrickson phát hiện bộ
xương Tyrannosaurus hoàn chỉnh nhất (xấp xỉ 85%) và lớn nhất cho tới nay tại Thành hệ Hell
Creek. Mẫu Sue, gọi theo tên người phát hiện, bị đưa ra tòa xét xử ngay sau đó vì bị chủ nhân
khu đất tranh chấp quyền sở hữu. Năm 1997, vụ kiện khép lại với chiến thắng nghiêng về
Maurice Williams, chủ nhân ban đầu của khu đất. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field sau đó phải
trả 7,6 triệu đô-la để mua lại mẫu vật tại một phiên đấu giá; sự kiện này khiến nó trở thành bộ
xương khủng long đắt đỏ nhất cho tới khi mẫu Stan được bán đi với giá 31,8 triệu đô-la vào năm
2020.[20] Từ năm 1998 tới năm 1999, đội ngũ nhân viên tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field đã
phải dành ra hơn 25.000 giờ để chắt lọc đá sỏi ra khỏi mẫu vật.[21] Bộ xương sau đó được di dời
tới New Jersey, nơi diễn ra khâu thiết kế khung dựng hình, rồi được chuyển về Chicago để lắp
ráp. Khung xương trưng bày được chính thức ra mắt vào ngày 17 tháng 5 năm 2000 tại sảnh
chính của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field. Một nghiên cứu xương hóa thạch của mẫu vật này
cho thấy Sue đã đạt đến kích thước trưởng thành từ năm 19 tuổi và chết khi mới 28 tuổi, quãng
đời dài nhất hiện được biết của một loài tyranosaur.[22]

You might also like