Báo Cáo Đinh Lăng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

LỜI CẢM ƠN

Để đề tài đạt kết quả tốt đẹp chúng em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
trực tiếp cũng như gián tiếp từ nhiều phía. Với tình cảm chân thành, chúng em
xin gửi lời cảm ơn đến Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh
Bình Dương đã tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh Trung học
để chúng em có dịp trải nghiệm.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường đã tạo
điều kiện cho chúng em tham gia cuộc thi này.
Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giáo viên hướng
dẫn -người đã quan tâm, giúp đỡ và đồng hành cùng chúng em trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành dự án.
Với thời gian và kiến thức còn hạn chế, dự án của chúng em còn nhiều
thiếu sót. Chúng em rất mong được sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô cũng
như ban giám khảo để dự án của chúng em được hoàn thiện hơn và được ứng
dụng vào thực tế cuộc sống.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
A. GIỚI THIỆU DỰ ÁN
Việt Nam đang ngày càng phát triển về kinh tế theo hướng công nghiệp,
các công ty, văn phòng cũng ngày một nhiều hơn. Nhu cầu về đồ ăn vặt như chè,
bánh, trà sữa, rau câu,… của các đối tượng trong môi trường này cũng ngày một
cao. Ngoài môi trường công sở, nhà máy, xưởng sản xuất thì tại các trường học,
các bạn học sinh, sinh viên cũng có nhu cầu ăn vặt cũng rất cao. Thậm chí, các
bà nội trợ cũng có nhu cầu này.
Mỗi ngày bình quân người Việt chi cho đồ ăn vặt khoảng 30.000 đồng đến
40.000 đồng. Thế nhưng những sản phẩm được bày bán có thật sự đảm bảo sạch
sẽ, hợp vệ sinh, hay đầy đủ chất dinh dưỡng hay không?
Đi cùng với nhịp điệu phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới, người
Việt Nam đã và đang nỗ lực, tìm tòi và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học kỹ
thuật, đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe nhằm phục vụ cho đời sống con người
hằng ngày.
Vì lẽ đó, chúng em đã tìm hiểu và thiết kế dự án “Đa dạng các sản phẩm
từ cây đinh lăng” nhằm nâng cao sức khỏe của con người.
B. LÝ DO CHỌN DỰ ÁN
Nhận thấy cây đinh lăng là một loại cây rất phổ biến, có nhiều trong vườn
nhà, được trồng nhiều làm cây cảnh, rất dễ trồng, dễ sống, không cần chăm sóc
cầu kì. Và đặc biệt hơn, cây đinh lăng lại có rất nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt
vời. Tác dụng của đinh lăng lá nhỏ có nhiều điểm tương tự sâm Triều Tiên mà ít
độc hơn so với nhân sâm Triều Tiên. Danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi cây
đinh lăng lá nhỏ là "cây sâm của người nghèo".
Hiện nay đã có rất nhiều các sản phẩm từ cây đinh lăng như: Lấy rễ, thân
phơi khô hoặc sao vàng, sắc lấy nước uống. Lấy lá đinh lăng tươi đun nước
uống thay nước hàng ngày. Dùng lá đinh lăng phơi khô, làm gối đầu cho trẻ sơ
sinh….
Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, dù có rất nhiều tác dụng thần kì, nhưng
nước đun từ các bộ phận của cây đinh lăng không có tính hấp dẫn, hơi ngang,
khó uống với một số người, đặc biệt là trẻ em. Nên chúng em đã đưa ra ý tưởng
dự án “Đa dạng các sản phẩm từ cây đinh lăng” nhằm dễ sử dụng, hấp dẫn,
mang tính chất giải khát, chữa bệnh, đặc biệt vào mùa nắng nóng và sử dụng các
nguyên liệu thiên nhiên.
C. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Dự án: “Đa dạng các sản phẩm từ cây đinh lăng” mang ý nghĩa thực tiễn
cao nhằm:

1
- Giúp tạo ra những món ăn từ đinh lăng dễ làm, ngon, bổ dưỡng, hấp dẫn,
phù hợp tất cả mọi lứa tuổi.
D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
- Các cây đinh lăng có trong vườn cây thuốc nam của trường.
- Bao tay thực phẩm.
- Dụng cụ: Nồi, khay to nhỏ các loại, máy xay sinh tố.
- Thành phần bổ sung: Bột rau câu, đường, sữa đặc, sữa béo.
- Thực phẩm tạo màu: Cà rốt, củ dền, lá dứa.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lí thuyết thành phần hoạt tính và tác dụng của cây đinh lăng.
* Thành phần hoạt tính của cây đinh lăng:
- Cây đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát.
- Có nhiều saponin ( một thành phần chính trong cây nhân sâm Triều Tiên),
nhiều nhất trong rễ.
- Có nhiều các chất có lợi cho cơ thể như: alcaloit, glucozit, flavonoit,
triterpenic, tanin…
- Có nhiều vitamin B1.
- Có khoảng 13 axit amin như: lyzin, xystei, methionin…là các axit amin
không thể thay thế được, và có các axit amin rất cần thiết mà cơ thể không tự
tổng hợp được.
* Tác dụng của cây đinh lăng:
Nhờ vào các thành phần hóa học quý như vậy mà cây đinh lăng có rất
nhiều công dụng tuyệt vời như:
- Thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, tăng sức dẻo
dai cho cơ thể. Rất tốt nhất là những vận động viên thể thao, những người lao
động nặng.
- Tăng cường trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Chữa chứng suy nhược cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân.
- Chữa được các bệnh như viêm gan, đau lưng mỏi gối, thiếu máu, bệnh về
tiêu hóa như kiết lị…, bệnh dị ứng.
- Với phụ nữ đang chon con bú, đinh lăng chữa đau tức vú, tắc tia sữa, làm
lợi sữa, tăng khả năng tiết sữa.

2
- Đối với trẻ em, đinh lăng còn có tác dụng chống bệnh co giật, chống ra
mồ hôi trộm, chữa chứng ho,…
II. Nguyên lí làm việc
1. Quy trình tạo đinh lăng sao khô
Cây đinh lăng

Xử lý sơ bộ
Rửa sạch
Nhặt lá và cành riêng
Cắt nhỏ vừa phải
Phơi trong bóng râm, thoáng

Phơi ráo nước khoảng 60% đến 80%

Sao vàng

Đinh lăng sao khô


2. Quy trình tạo sản phẩm
a. Tạo sản phẩm trà sữa, thạch rau câu có màu cam và màu hồng.

Đinh lăng sao khô

Nấu nước

Lọc lấy nước

Xay lọc lấy nước Xay lọc lấy nước


Nấu sôi nước, cho thêm củ cà rốt tạo màu củ dền tạo màu
đường, sữa đặc, bột béo
Nấu sôi nước đổ bột
rau câu đã trộn đường

Đổ khuôn

Thành phẩm rau Thành phẩm rau câu


câu có màu cam có màu hồng
3
Thêm trân châu
thạch đinh lăng

Thành phẩm trà


sữa

b. Tạo sản phẩm thạch rau câu có màu xanh.


Lá đinh lăng tươi

Xay cùng lá dứa, lọc lấy


nước

Đổ khuôn – thành phẩm rau


câu có màu xanh

4
Nấu sôi nước đổ bột rau câu
đã trộn đường

3. Thuyết minh quy trình


Bước 1:
- Cây đinh lăng trong khuôn viên trường được thu gom lại một chỗ.
- Rửa sạch, nhặt lá và cành riêng.
- Cắt nhỏ vừa phải và mang đi phơi khô dưới bóng râm cho ráo nước
khoảng 60% đến 80% (không làm mất mùi thơm đặc trưng),...
- Sau khi phơi ráo thì mang đi sao vàng.
Bước 2:
- Tiến hành nấu nước đinh lăng khô với liều lượng xác định.
- Lọc lấy nước, bỏ bã đinh lăng.
- Tiếp tục xay lấy nước lá đinh lăng tươi, thêm 1 chút lá dứa cho thơm
- Xay củ cà rốt, xay củ dền. Lọc lấy nước tạo màu.
- Hòa tan hỗn hợp bột thạch với đường. Chia làm 3 phần bằng nhau.
Bước 3: Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ nguyên liệu, tiến hành nấu rau câu:
- Đặt 3 nồi lên 3 bếp, đổ 2 nồi đầu là nước đinh lăng sao khô (thêm nước cà
rốt và nước củ dền vào từng nồi để có màu). Nồi còn lại là nước lá đinh lăng
tươi.
- Sau khi nước sôi, tiến hành bỏ bột rau câu và đường vào, khuấy nhẹ tay.
Đợi khoảng 2 phút cho sôi đều rồi tiến hành vặn nhỏ lửa.
- Đổ rau câu ra khuôn cho đến khi hết rồi tắt bếp.
- Mỗi nồi rau câu sẽ có màu đặc trưng
5
Bước 4: Lượng nước lá đinh lăng sao khô còn lại, tiến hành nấu trà sữa
- Đun sôi nước.
- Cho lượng sữa đặc vừa phải, một chút đường (tùy độ ngọt mà mỗi người
sử dụng).
- Thêm 1 chút bột béo
- Đun sôi rồi tắt bếp
- Đổ ra ly, thêm 1 chút thạch là có thành phầm 1 ly trà sữa chính hiệu.
4. Kiểm tra thành phẩm
- Sản phẩm làm ra bắt mắt, màu sắc hấp dẫn, dễ ăn và rất ngon, giải khát rất
tốt.
- Thạch có mùi vị đặc trưng của đinh lăng.
- Thạch kết hợp với các loại nguyên liệu khác có mùi vị hấp dẫn , phong
phú từ các nguyên liệu đi kèm.
- Trà sữa có mùi vị thơm nhẹ giống vị thuốc bắc, dễ uống.
5. Quá trình thử nghiệm
Trong quá trình tiến hành làm sản phẩm, để đạt kết quả như mong muốn
cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Nguồn nguyên liệu cần nhiều, phong phú hơn.
- Cần nhiều thời gian để thử nghiệm trên chuột, đảm bảo tính an toàn chặt
chẽ hơn cho sức khỏe.
6. Hình ảnh tiến hành thu gom cây đinh lăng và thử nghiệm
6.1. Thu gom, rửa sạch, cắt nhỏ và sao vàng đinh lăng

Hình 1. Thu gom và rửa đinh lăng

6
Hình2.Đinh lăng được cắt nhỏ

Hình 3. Đinh lăng được sao vàng

6.2. Nguyên vật liệu

7
Hình 4. Nước lá đinh lăng tươi, xay bỏ bã Hình 5. Nước củ cà rốt

Hình 6. Nước củ dền Hình 7. Bột rau câu khuấy đường

Hình 8. Sữa đặc Hình 9. Bột béo


8
6.3. Thành phẩm

Hình 10. Rau câu thành phẩm Hình 11. Trà sữa thành phẩm
7. Kinh phí của dự án
Nội Đơn Số Thành tiền
TT Đơn giá
dung vị tính lượng (đồng) Ghi chú
I Nguyên vật liệu
Sử dụng từ
Cây đinh nguồn nguyên
1 Kg 4 Không Không
lăng liệu sẵn có ở
trường học
2 Đường Kg 1 15.000 15.000
3 Rau câu Gói 2 6.500 13.000
4 Sữa đặc Hộp 1 20.000 20.000
5 Bột béo Gói 1 85.000 85.000
Cà rốt, củ
6 Kg 1 20.000 20.000
dền, lá dứa
II Dụng cụ mau hỏng
1 Ly mủ Cái 10 1.000 10.000
Bao tay thực
2 Đôi 20 600 12.000
phẩm
Công lao Học sinh tự
III Công 2 Không Không
động làm
Chi phí
IV thử nghiệm Tờ 1 850.000 850.000
sản phẩm
1.025.000

9
8. Tính mới, tính sáng tạo của dự án
Dự án “Đa dạng các sản phẩm từ cây đinh lăng” có khả năng áp dụng ở
khắp nơi, đặc biệt là ở các hộ gia đình có người già, người bệnh, trẻ nhỏ...
Thường thì đinh lăng người ta hay dùng để sắc nước uống nhưng dự án này
đã biến cây đinh lăng ( lá già) thành những món ăn dễ làm, tạo các sản phẩm
ngon, bổ dưỡng, hấp dẫn ,…
9. Khả năng áp dụng
* Ưu điểm
Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều sản phẩm khác nhau được chế biến
từ cây đinh lăng, nhưng chế biến thành rau câu và trà sữa thì chưa có.
- Rau câu và trà sữa đinh lăng tạo ra có ưu điểm:
+ Chi phí thấp.
+ Đơn giản, dễ làm, ai cũng có thể làm được.
+ Bảo quản được lâu.
+ Rất tốt cho sức khỏe.
+ Vừa có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, lại vừa có tác dụng giải khát.
+ Dễ ăn và phù hợp với mọi lứa tuổi.
* Nhược điểm
- Cách làm này chưa chiết xuất được nhiều các thành phần hoạt tính có lợi
của đinh lăng, đặc biệt là saponin.
- Sản phẩm chủ yếu thực hiện thủ công nên có tính thẩm mỹ chưa cao.
- Để sử dụng sản phẩm này cũng cần chú ý đến liều lượng nhất định.
10. Hướng phát triển
Trong thời gian tới nếu có đủ thời gian, sự hỗ trợ nhiệt tình của gia đình và
các thầy cô giáo, nhóm chúng em sẽ tiếp tục nghiên cứu để sản phẩm hoàn thiện
hơn và đưa vào sử dụng. Đồng thời, tìm kiếm sự hỗ trợ của các viện nghiên cứu
để biến ý tưởng nghiên cứu thành sản phẩm thương mại, góp phần chăm sóc sức
khỏe của con người trong tương lai .
11. Kết quả
Dự án: “Đa dạng các sản phẩm từ cây đinh lăng” làm ra trên ý tưởng
xuất phát từ trải nghiệm thực tế nên có tính ứng dụng thực tế cao: nguyên liệu dễ
kiếm, dễ thực hiện, sản phẩm ngon, dễ ăn, vừa mang tính giải khát, vừa bổ
dưỡng, lại có tác dụng chữa bệnh.

10
Việc nghiên cứu sản phẩm đã cho thấy khả năng vận dụng kiến thức đơn
giản đã học trong chương trình phổ thông giải quyết những hiện tượng thực tiễn
xảy ra tại nơi sinh hoạt, học tập.
Tuy nhiên, sản phẩm còn một số khuyết điểm, chúng em sẽ cố gắng khắc
phục bổ sung trong thời gian tới. Trong tương lai, chúng em muốn tạo ra sản
phẩm phong phú hơn, đa dạng hơn về màu sắc, mùi vị, mà không những không
làm mất đi tác dụng của đinh lăng, mà còn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng
khác.

11
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
- Thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quy chế thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung
học cơ sở và trung học phổ thông.
- Công văn số 1787/SGDĐT- GDTrHTX ngày 15/10/2020 về việc hướng dẫn
triển khai hoạt động Nghiên cứu khoa học và tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật
dành cho học sinh trung học năm học 2020-2021.
- Sách giáo khoa Công nghệ 6, Sinh học 6, tài liệu nói về cây đinh lăng…
- Nguồn internet : Thành phần hoạt tính, tác dụng của cây đinh lăng…
- Công văn số 2061/BGDĐT-CNTT - http://truonghocketnoi.edu.vn

12

You might also like