FILE - 20220401 - 075007 - 2. QUY TẮC ỨNG XU

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

QUY TẮC

VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG NHÀ MÁY Z175


(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-Z175 ngày tháng 9 năm 2021 của Nhà máy Z175)

Chương I
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Điều 1. Quan điểm và mục tiêu
- Văn hóa ứng xử trong Nhà máy Z175 là tài liệu nhằm đưa ra những
chuẩn mực trong ứng xử và làm kim chỉ nam cho toàn bộ cán bộ, công nhân
viên- chiến sỹ (sau đây gọi tắt là CB, CNV- CS) trong đơn vị áp dụng khi thực
thi nhiệm vụ và giao tiếp hàng ngày.
- Từng bước hình thành và nâng cao phong cách ứng xử, lề lối làm việc
chuẩn mực của đội ngũ CB, CNV- CS trong đơn vị, theo phương châm "KỶ
LUẬT- SÁNG TẠO- TRÁCH NHIỆM- TRUNG THỰC- HIỆU QUẢ- THÂN
THIỆN- HỢP TÁC"; nhằm đảm bảo trong thực thi nhiệm vụ của đơn vị có tính
chuyên nghiệp, văn minh, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả, đáp
ứng yêu cầu xây dựng và phát triển bền vững của Nhà máy Z175 trong giai đoạn
mới.
- Nâng cao đạo đức công vụ của CB, CNV- CS trong đơn vị; tăng cường
kỷ luật, kỷ cương hành chính; tạo nền nếp làm việc và sinh hoạt đảm bảo văn
minh, an toàn mọi mặt. Xây dựng văn hóa đặc trưng của Nhà máy có thương hiệu
và uy tín rộng rãi trước cộng đồng, khách hàng trong và ngoài nước.
Điều 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Tất cả CB, CNV- CS đang công tác trong Nhà máy Z175/ Tổng cục Công
nghiệp Quốc phòng.
Chương II
NỘI DUNG QUY TẮC VĂN HÓA ỨNG XỬ
Điều 3. Quy tắc về tinh thần, thái độ làm việc
Toàn thể CB, CNV- CS trong Nhà máy Z175 phải trung thành với đường
lối, Nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo vệ danh dự
Tổ quốc và lợi ích quốc gia; nhiệm vụ của Quân đội, nhiệm vụ của Tổng cục
CNQP và nhiệm vụ của Nhà máy. Khi thực hiện nhiệm vụ CB,CNV- CS phải ý thức
rõ chức trách, bổn phận của bản thân về tinh thần, thái độ làm việc, bao gồm:
- Luôn có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao và công
việc chung của Nhà máy. Sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ
được phân công; không chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Tâm
huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không có tư
tưởng dựa dẫm vào tập thể.
- Chủ động tìm hiểu để nắm, hiểu và thấm nhuần tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị
cối lõi của doanh nghiệp; chấp hành nghiêm kỷ luật, có ý chí phấn đấu vươn lên,
2

hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xây dựng Nhà máy phát triển bền vững
trong giai đoạn mới.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh; chấp hành nghiêm quy
định về thời gian làm việc của đơn vị; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa
học và hiệu quả; loại bỏ hiện tượng bình quân chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại
khái, kém hiệu quả; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế, quy trình, quy
định của đơn vị, của tổ chức; chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ.
- Có cái nhìn tích cực khi thực hiện công việc được giao, cần có nhận thức
“khó khăn chính là cơ hội để mỗi cá nhân thể hiện năng lực bản thân”.
Không được gây khó khăn, phiền hà, kéo dài thời gian xử lý công việc của
phòng ban, phân xưởng và người lao động; không thờ ơ, thiếu trách nhiệm trước
những khó khăn, vướng mắc của người lao động.
- Luôn chủ động nghiên cứu, thực hiện công việc theo chức năng nhiệm vụ
của cá nhân; chủ động xin ý kiến cấp trên và trao đổi với đồng nghiệp; không chờ
cấp trên giao. Giải quyết nhanh chóng, kịp thời đáp ứng yêu cầu của cấp trên,
khách hàng, đối tác và đồng nghiệp.
- Sáng tạo trong công việc, không tìm lý do để thoái thác công việc, phải
luôn đặt câu hỏi “tại sao họ làm được mà mình không làm được”; “có cách
nào giải quyết tốt hơn không”; chủ động tìm phương án tối ưu để thực hiện
công việc; khi có vấn đề mới cần phân tích, đánh giá kỹ lưỡng trước khi thực
hiện; đối với những vấn đề quan trọng phải xin ý kiến người có thẩm quyền
trước khi làm. Trong giải quyết công việc phải đặt ra mục tiêu, thời gian hoàn
thành và phải thực hiện đúng mục tiêu đặt ra.
- Luôn giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng môi trường làm việc dân chủ, kỷ
cương; có tinh thần cầu thị, lắng nghe; cộng tác, giúp đỡ đồng nghiệp hoàn
thành tốt nhiệm vụ; trung thực, thẳng thắn, khách quan trong báo cáo, đề xuất,
tham gia đóng góp ý kiến với cấp trên.
- Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải công tâm, khách quan trong sử
dụng, đánh giá CB, CNV- CS thuộc quyền quản lý; không lợi dụng vị trí công
tác để thiên vị cho người thân quen; không lạm dụng, lợi dụng quyền lực, chức
vụ, hay nhiệm vụ được giao để thực hiện các hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm
các nội quy, quy định của đơn vị và Quân đội.
Điều 4. Quy tắc chuẩn mực về đạo đức, lối sống và tác phong công tác
4.1. Quy tắc về chấp hành tổ chức kỷ luật
- Tự giác chấp hành nghiêm Hiến pháp, Pháp luật, nội quy, quy chế của
cơ quan trong thực thi công vụ; gương mẫu về đạo đức và lối sống; chấp hành
nghiêm sự phân công của tổ chức, nhiệm vụ cấp trên giao.
- Không phát tán, tung tin, bịa đặt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người
khác; không tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thẩm quyền;
không lạm dụng, không có hành vi quấy rối người khác dưới mọi hình thức (lời
nói, hành động, cử chỉ, tin nhắn...).
3

- Không quảng cáo, vận động, mời gọi đồng nghiệp mua, bán, trao đổi
hàng hóa, dịch vụ có tính chất kinh doanh trong giờ làm việc.
- Không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa
được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị.
- Không bè phái gây mất đoàn kết nội bộ; không tò mò về đời tư của
người khác, không bình luận người khác sau lưng, không lật lọng.
4.2. Quy tắc chuẩn mực đạo đức, lối sống
- Toàn thể CB, CNV- CS trong Nhà máy Z175 không ngừng học tập, tu
dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống. Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành; không có biểu hiện cơ
hội, sống ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ
- Phải tuân thủ kỷ luật phát ngôn; tuân thủ chuẩn mực đạo đức gia đình và
xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; không mê
tín dị đoan và có những hành vi phản cảm khi tham gia các hoạt động lễ hội.
Không được đánh bạc dưới mọi hình thức; không sa vào các tệ nạn xã hội.
4.3. Quy tắc về trang phục, tác phong
- Thực hiện đúng quy định về trang phục, tác phong theo quy định của
Nhà máy Z175 cho từng đối tượng, đảm bảo gọn gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép
có quai hậu; đầu tóc gọn gàng, tư thế, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, khiêm
tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ hòa nhã, không nói
tục; không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc; không đeo tai
nghe, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ
làm việc.
- Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; không trưng bày, lưu giữ, phát tán
hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống lại Đảng, Nhà nước.
- Không được sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian làm việc và giờ
nghỉ trưa (trừ trường hợp tiếp khách); hút thuốc lá phải đúng nơi quy định.
4.4. Quy tắc về chào hỏi
- Khi cán bộ, CNV- CS gặp cấp trên, khách hàng đến làm việc hoặc cán
bộ, CNV gặp nhau trong đơn vị phải thực hiện nghiêm quy tắc 3C “cười- chào-
cảm ơn” nếu mặc quân phục phải thực hiện theo đúng Điều lệnh quản lý Bộ đội.
- Khi chào hỏi phải đúng tư thế, đĩnh đạc, nhìn vào mắt người giao tiếp,
mỉm cười thân thiện thể hiện sự tôn trọng và thiện chí; giữa cấp trên và cán bộ,
CNV; giữa các đồng nghiệp với nhau. (cấp dưới chào cấp trên trước, cấp trên
sẽ chào đáp lại hoặc người ít tuổi phải chào người lớn tuổi trước).
- Hãy đứng lên khi gặp gỡ một ai đó với tư thế đĩnh đạc, mắt nhìn thẳng
người đối diện thể hiện sự tôn trọng; hãy luôn đặt nụ cười trên môi khi gặp gỡ,
trò truyện với khách hàng và đối tác; hãy nhìn trực diện vào mắt người đối diện
(như muốn nói với họ biết sự tập trung sự chú ý và quan tâm đến những gì họ
nói), ánh mắt thân thiện thể hiện thiện chí; chủ động giới thiệu bản thân (đừng
4

đứng im và yên lặng như thể ai đó có nhiệm vụ phải giới thiệu họ với bạn
trước).
- Khi người được chào đang bận giao tiếp với người khác, có thể chỉ cần
cười hoặc gật đầu.
4.5. Quy tắc về bắt tay trong chào hỏi
- Khi bắt tay, hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện; mỉm cười khi bắt
tay; phải đứng lên khi được giới thiệu với một người khác. Bắt tay bằng tay
phải, hãy nhớ chuyển cặp, giấy tờ, đồ uống hay điện thoại, hoặc bất cứ vật dụng
gì sang tay trái trước khi gửi lời chào của bạn qua cái bắt tay.
- Bắt tay lần lượt từng người theo thứ tự đến trước, đến sau, người cao
tuổi hơn, người có chức vụ cao hơn; khi ở vị trí xã hội thấp hơn, cần chờ đối tác
chìa tay trước. Không cúi lưng hay cầm lấy cả hai tay của người đối diện khi bắt
tay, tỏ thái độ khúm núm, dù đối tượng là nhân vật quan trọng đến mức nào.
- Hãy luôn nhớ rằng mục đích của cái bắt tay trong công việc là chào hỏi,
tạm biệt, thể hiện sự chúc mừng hay nhất trí về một vấn đề gì đó, vì thế, phải
thực hiện nó bằng sự ấm áp, thân thiện và chân thành.
4.6. Quy tắc về giới thiệu và tự giới thiệu
- Khi giới thiệu, phải giới thiệu đầy đủ họ tên đi kèm chức vụ; giới thiệu
theo thứ tự ưu tiên người có địa vị cao, đại biểu cấp trên trước; giới thiệu người
trong cơ quan trước với đối tác/người mới đến (ưu tiên theo chức vụ, tuổi tác).
- Tự giới thiệu với đối tác, giới thiệu ngắn gọn về tên, bộ phận làm việc,
tránh rườm rà; thái độ khi giới thiệu phải lịch sự, khiêm nhường.
4.7. Quy tắc về giao tiếp qua điện thoại với khách hàng, đối tác
- Khi nghe điện thoại, bắt đầu chào bằng câu: “Tên đơn vị” xin nghe; tập
trung lắng nghe, nắm bắt yêu cầu của khách hàng, đối tác, tóm tắt và thống nhất
lại thông tin với khách hàng để tránh hiểu nhầm; trả lời ngắn gọn, dễ hiểu, tránh
đôi co tranh luận kéo dài; nếu chưa có thông tin chính xác để cung cấp cho
khách hàng, phải xin lỗi và hẹn thời gian trả lời cụ thể. Tuyệt đối không trả lời
với khách hàng, đối tác khi chưa có thông tin chính xác.
- Các số điện thoại dùng để liên lạc phải ở tình trạng tốt nhất, luôn có
nhân viên trực theo quy định và phải nhấc máy chậm nhất ở hồi chuông thứ ba.
Điều 5. Quy tắc giao tiếp đối với đồng nghiệp
- Dùng hành vi của bạn làm cho đồng nghiệp thấy rằng, giao tiếp với bạn
là an toàn; luôn thể hiện sự tôn trọng, thân thiện, gần gũi; có thái độ khiêm tốn,
chân thành, tác phong nhiệt tình, vui vẻ, giản dị.
- Tôn trọng đồng nghiệp, kính trên, nhường dưới tạo nên bầu không khí
phấn khởi thi đua sôi nổi trong cơ quan, đơn vị; có tinh thần chia sẻ đoàn kết,
tương thân, tương ái sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong
sinh hoạt thường ngày; chủ động hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ với đồng nghiệp để
cùng hoàn thành nhiệm vụ; luôn học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước
5

đồng thời trao đổi, góp ý và tạo mọi điều kiện để đồng nghiệp mình ngày càng
hoàn thiện và phát triển; không cố chấp với những sai lầm của đồng nghiệp.
- Khi được giao cùng giải quyết một công việc phải chủ động phối hợp để
cùng hoàn thành tốt công việc được giao.
Điều 6. Quy tắc giao tiếp đối với cấp trên
- Từng CB,CNV-CS phải tuân thủ đúng thứ bậc hành chính, phục tùng sự
chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; luôn có thái độ nghiêm
túc, lịch sự, tôn trọng khi giao tiếp; làm tốt và đúng nhiệm vụ được giao để
khẳng định vai trò của mình; thường xuyên báo cáo cấp trên trực tiếp về kết quả,
tiến độ, các vướng mắc trong quá trình thực hiện công việc của mình. Chấp hành
nghiêm quyết định của cấp trên (theo chức năng, nhiệm vụ), không bàn tán, a
dua với những ý kiến khác về chỉ huy với suy nghĩ tiêu cực.
- Khi có ý kiến đóng góp cần trình bày thẳng thắn, trực tiếp mang tinh thần
xây dựng cùng phát triển, học hỏi những kinh nghiệm và phong cách của lãnh
đạo chỉ huy; luôn cầu thị và học hỏi không ngừng để có những ý tưởng mới,
những sáng kiến cải tiến chuyên môn nghiệp vụ mới, áp dụng vào thực tiễn hoạt
động SXKD của đơn vị, góp phần xây dựng đơn vị ngày càng phát triển; lắng
nghe, tiếp nhận lời phê bình một cách nghiêm túc, thiện chí nhất; không trốn
tránh, thoái thác nhiệm vụ; không nịnh bợ lấy lòng cấp trên vì động cơ không
trong sáng.
Điều 7. Quy tắc giao tiếp đối với cấp dưới
- Cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải luôn kiểm tra việc thực hiện
quyết định quản trị; có đánh giá tiến độ công việc trong đơn vị để kịp thời hỗ
trợ, uốn nắn những sai sót và động viên kịp thời những người tốt, việc tốt. Đánh
giá nhân viên về năng lực làm việc, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn,
khả năng tổ chức công việc; không được duy ý chí, áp đặt, bảo thủ; phải tôn
trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới; gương mẫu trong giao tiếp, ứng xử theo
nguyên tắc, nghiêm túc trong công việc, bình đẳng thân thiện trong quan hệ xã
hội; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tạo điều kiện cho cấp dưới nâng cao năng lực
làm việc; đối xử công bằng và quan tâm kịp thời động viên để cấp dưới hoàn
thành tốt công việc.
- Quan tâm và sử dụng người người tài, có năng lực (dụng nhân như dụng
mộc); quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, khen, chê, động viên kịp thời; đừng bao giờ
quên lời hứa.
Điều 8. Quy tắc giao tiếp đối với khách hàng
- Phải luôn thể hiện sự tôn trọng, lịch sự và bình đẳng trong giao tiếp với
khách hàng; đáp ứng kịp thời các hợp đồng, các nhu cầu và không được để chậm
trễ khi đã hứa; thực hiện “ 4 xin” khi giao tiếp với khách hàng: “XIN CHÀO –
XIN PHÉP – XIN LỖI – XIN CẢM ƠN”; thông tin cho khách hàng một cách kịp
thời nếu có sự chậm trễ về sản xuất và giao hàng; không can thiệp vào công việc
nội bộ doanh nghiệp họ trừ khi người ta yêu cầu bạn cho lời khuyên; không nên
6

tỏ ra quá thân thiện vì điều này khiến cho họ có ý tưởng muốn được những ưu
đãi đặc biệt mà nên giữ một khoảng cách hợp lý.
- Hãy nhớ rằng mọi khách hàng đều quan trọng, không phân biệt địa vị,
hình dáng, cách ăn mặc bên ngoài của họ, cho dù họ chỉ đến xem hàng hoặc
tham khảo giá cả của Nhà máy; hãy khuyến khích khách hàng phản hồi về thông
tin sản phẩm, dịch vụ của Nhà máy với cử chỉ giao tiếp phải thể hiện sự chu đáo,
tận tình, đúng mực trên tinh thần cầu thị, lắng nghe khách hàng, thấu hiểu những
vấn đề của khách hàng và tìm cách đáp ứng nhu cầu của họ theo tinh thần hợp
tác và chia sẻ tận tình khi khách hàng có ý kiến thắc mắc.
Điều 9. Quy tắc giao tiếp đối với đối tác, nhà cung cấp
- Xây dựng mối quan hệ với đối tác trên nguyên tắc hợp tác bình đẳng,
tôn trọng lẫn nhau, hướng đến sự hợp tác lâu dài, cùng phát triển; giải quyết
công việc trên tinh thần tuân thủ luật pháp và tôn trọng quyền lợi giữa hai bên.
Không bắt họ phải chờ đợi; không được gây khó khăn, phiền nhiễu đối với họ
thời gian cũng quý như vàng; không đối xử kém ưu tiên với các nhà cung cấp so
với khách hàng; tuyệt đối không được thông tin cho biết về bất cứ sự thay đổi
nào về ngân sách, hợp đồng, kế hoạch SXKD để họ có những điều chỉnh tương
ứng; thanh toán đúng hạn và thể hiện sự hài lòng của Nhà máy đối với những
hợp đồng hoàn thành tốt.
- Hãy nêu rõ những yêu cầu của Nhà máy bằng văn bản, giấy tờ, Email,…
càng chi tiết càng tốt, tránh nói miệng, hứa suông; hãy cẩn thận về những bí mật
kinh doanh của Nhà máy vì các nhà cung cấp có thể sẽ còn giao dịch buôn bán
với các đối thủ cạnh tranh với Nhà máy và cũng đừng dò hỏi những bí mật về
đối thủ như thế sẽ làm cho họ trở nên khó xử; hãy mạnh dạn đề nghị họ cho lời
khuyên và những tin tức về tình hình trong ngành.
Điều 10. Quy tắc giao tiếp đối với cơ quan, chính quyền địa phương
- Khi giao tiếp với cơ quan chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội,
mọi hoạt động của Nhà máy luôn đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp-
cộng đồng- xã hội; mỗi cơ quan thường có quy định riêng của nó, vì vậy bạn có
bất bình vì nó vô lý cũng đừng phản đối kẻo lại gây khó khăn cho việc giải
quyết công việc, sau này bạn có thể góp ý qua hộp thư của họ.
- Hãy tôn trọng người đại diện của cơ quan, chính quyền nhưng không
quỵ luỵ, khúm núm làm mất thể diện. Cần giữ phong thái đúng mực, ăn nói nhẹ
nhàng, hoà nhã, trình bày ngắn gọn, dễ hiểu và đề nghị họ giải quyết công việc
theo đúng chức trách và nhiệm vụ; hãy nhớ rằng ai cũng muốn người khác coi
mình là quan trọng. Vì thế người đại diện chính quyền có làm ra vẻ quan trọng
hoá thì bạn cũng thông cảm, cái chính là bạn cần giải quyết được công việc của
bạn.
Điều 11. Quy tắc giao tiếp đối với báo chí, truyền thông
- Khi giao tiếp với báo chí, truyền thông, phải luôn tỏ ra lịch sự, cởi mở;
cung cấp cho họ những thông tin cần thiết, nếu đó không phải là bí mật công
nghệ, kinh doanh của Nhà máy; sử dụng ngôn từ đúng mực, không dùng những
7

lời lẽ thô thiển, chỉ trích, chê bai, so sánh người này với người khác, doanh
nghiệp này với doanh nghiệp kia, sản phẩm, dịch vụ của Nhà máy với doanh
nghiệp khác; chuẩn bị sẵn những gì nên nói, nên không, tránh để tình trạng sau
một hồi phỏng vấn lại nói với báo chí rằng “Chuyện này xin đừng đưa tin lên
báo, đài”.
- Đối với những thông tin chưa chắc chắn bạn có thể nói với phóng viên
đó là những tin tức chưa được thẩm định chỉ mang tính tham khảo mà thôi.
Điều 12. Quy tắc trong hội họp
- Thành phần được dự (hội họp, gặp gỡ, công tác…) phải đến trước giờ
khai mạc cuộc họp ít nhất 5 phút; khi dự họp phải có đầy đủ sổ ghi chép, bút, tài
liệu có liên quan. Nếu không tham gia cuộc họp hoặc đến muộn phải báo ngay
với lãnh đạo hoặc Ban tổ chức; phải chuẩn bị, nghiên cứu nội dung liên quan
trước khi cuộc họp bắt đầu.
- Phải để điện thoại ở chế độ rung hoặc tắt; khi cần thiết ra ngoài phòng
họp để trả lời điện thoại.
- Vị trí ngồi theo sự sắp xếp của Ban tổ chức cuộc họp (Người chủ trì ngồi
ghế chủ tọa, lần lượt theo thứ tự chức vụ sẽ bố trí ngồi bên phải và bên trái của
chủ tọa); phải tuân thủ sự điều hành của người chủ trì cuộc họp; chú ý lắng nghe
ý kiến của người khác, đăng ký trước khi trình bày ý kiến của cá nhân; không
ngắt lời khi người khác đang phát biểu; không làm việc riêng trong thời gian hội
họp.
- Chú ý lắng nghe, hiểu rõ những yêu cầu và nội dung cuộc họp nói chung
và trách nhiệm của bản thân nói riêng, nếu có những điểm chưa rõ hoặc không
đồng ý thì phải trao đổi với người có trách nhiệm tổ chức cuộc họp; tuân thủ quy
tắc điều hành của người chủ trì cuộc họp; phải ghi chép nội dung họp vào sổ.
Không làm việc riêng trong giờ họp như: đọc sách, báo, chơi điện tử…Tôn trọng
ý kiến của người khác, không thể hiện thái độ tiêu cực, thiếu tinh thần xây dựng
trong khi họp. Khi phát biểu ý kiến cần ngắn ngọn, phải tuyệt đối trung thực;
đăng ký đưa ra tín hiệu trước khi phát biểu (hoặc chủ tọa chỉ định phát biểu);
luôn nghĩ về bức tranh trước khi trình bày ý kiến; tránh ngắt lời người khác.
Điều 13. Quy tắc ngồi trong ô tô
- Ý thức khi ngồi trong ô tô đi công tác, người có chức vụ cao nhất ngồi
bên phải hàng ghế sau của xe hoặc ghế trước cạnh lái xe; tiếp đó là người quan
trọng thứ 2 ngồi ở vị trí bên phải hàng ghế sau hoặc bên trái người có chức vụ
cao nhất. Trường hợp đặc biệt có thể xếp ba người ngồi ghế sau nhưng người
ngồi giữa là người có chức vụ thấp hơn so với hai người ngồi bên cạnh. Khi có
khách đi cùng xe, nhân viên lái xe phải chào hỏi khách khi lên xe và xuống xe.
Khi xe dừng thì xuống xe trước và mở cửa xe cho khách.
- Trong chuyến đi công tác luôn có thái độ văn minh, lịch sự tôn trọng
mọi người xung quanh. Tuyệt đối giữ gìn bảo mật mọi thông tin trao đổi của cán
bộ chỉ huy trên xe .
8

Điều 14. Quy tắc về sử dụng phương tiện, tài sản


- Không sử dụng tài sản, thiết bị, phương tiện công (ô tô, điện thoại, máy
vi tính, đồ dùng văn phòng phẩm, hộp thư; thiết bị máy móc...) của cơ quan để
phục vụ mục đích cá nhân.
- Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các vật tư văn phòng; quản lý chi tiêu
đúng việc, đúng quy định.
- Khi hết giờ làm việc thì tự sắp xếp tài liệu, các vật tư, phương tiện dụng
cụ, vệ sinh nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ; người ra về sau cùng phải tắt hết
nguồn điện trong phòng và tại các vị trí làm việc do mình phụ trách.
- Tích cực tham gia xây dựng, giữ gìn không gian xanh, sạch, đẹp theo
Kaizen 5S; môi trường văn hóa thân thiện, văn minh công sở.
- Không tham nhũng, gây lãng phí; không tham gia, xúi giục, kích động
hoặc bao che các hành vi vi phạm pháp luật của người khác.
Chương III
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VĂN HÓA ỨNG XỬ
Điều 15. Hoàn thiện các quy chế, quy định, quy trình, nội quy trong hệ
thống công tác quản lý của Nhà máy để phù hợp với nội dung Quy tắc văn hóa
ứng xử trong đơn vị; đồng thời tạo cơ sở pháp lý để ngăn ngừa vi phạm về văn
hóa ứng xử.
Điều 16. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tăng cường bồi dưỡng cho
cán bộ, CNV, CS về văn hóa ứng xử.
Điều 17. Tổ chức thực hiện đúng các nội dung trong Quy tắc văn hóa ứng
xử trong mọi hoạt động của đơn vị, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành
chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả của công tác quản trị doanh nghiệp; tăng
cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm; kịp thời biểu
dương khen thưởng những CB,CNV-CS có thành tích, tích cực, gương mẫu
trong thực hiện Quy tắc văn hóa ứng xử.
Điều 18. Tổ chức thực hiện
- Phòng Chính trị là cơ quan Thường trực phối hợp với phòng Tổ chức-
Lao động triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy tắc văn hóa ứng xử trong
Nhà máy.
- Cấp ủy, chỉ huy các Phòng ban, Phân xưởng, các tổ chức quần chúng và
Tổ phát thanh tuyên truyền nội bộ có trách nhiệm tuyên truyền, triển khai thực
hiện Quy tắc văn hóa ứng xử đến toàn thể cán bộ, CNV, người lao động, chiến
sỹ trong đơn vị; chủ động kiểm tra, giám sát, đánh giá trong quá trình thực hiện;
gắn kết quả thực hiện vào tiêu chí bình xét khen thưởng hằng năm. Trong quá
trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh, lãnh đạo, chỉ huy Nhà máy sẽ xem xét
điều chỉnh cho phù hợp./.
9

You might also like