Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)

Câu 1: Nhà Hồ ra đời năm nào?

 A. 1398
 B. 1400

 C. 1397

 D. 1396
Câu 2: Nhà Hồ thành lập khi nào?
 A. Sau khi nhà Trần ngày càng suy yếu.

 B. Trong khi nhà Trần mới thành lập không lâu.

 C. Trong khi nhà Trần bắt đầu suy yếu.

 D. Trong khi nhà Trần hưng thịnh.


Câu 3: Ý nào dưới đây không phải lợi thế giúp Hồ Quý Ly thâu tóm quyền lực?

 A. Tầng lớp quý tộc ăn chơi, hưởng lạc.

 B. Khởi nghĩa nông dân và nô tì nổ ra ở nhiều nơi.

 C.Chăm-pa liên tục tấn công ra Thăng Long.


 D. Vua Trần qua đời, nội bộ quan lại lục đục.
Câu 4: Năm 1397 xảy ra sự kiện gì?
 A. Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi.

 B. Hồ Quý Ly ép vua Trần dời đô vào Thanh Hóa.

 C. Triều đại nhà Trần kết thúc.

 D. Hồ Quý Ly đặt tên nước là Đại Ngu.


Câu 5: Người sáng lập ra nhà Hồ là ai?

 A. Hồ Hán Thương.
 B. Hồ Quý Ly.

 C. Hồ Nguyên Trừng.

 D. Hồ Chí Minh.
Câu 6: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly thất bại là gì?

 A. Sự uy hiếp của nhà Minh.

 B. Sự chống đối của quý tộc Trần.

 C. Tài chính đất nước trống rỗng.


 D. Không được sự ủng hộ của nhân dân.
Câu 7: Ý nào không phải là cải cách của Hồ Quý Ly trong lĩnh vực chính trị, quân sự?
 A. Đề cao văn hoá dân tộc, khuyến khích sử dụng chữ Nôm
 B. Tăng cường xây dựng lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành luỹ,...

 C. Tiến hành các biện pháp để củng cố chế độ quân chủ tập quyền

 D. Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến,...


Câu 8: Ý nào là cải cách Hồ Quý Ly thực hiện trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục?

 A. Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến,...

 B. Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước và phát triển văn hoá dân tộc.

 C. Tiến hành các biện pháp để củng cố chế độ quân chủ tập quyền.
 D. Cải cách chế độ học tập và thi cử.
Câu 9: Cải cách của Hồ Quý Ly có tác động gì đến xã hội nước ta lúc bấy giờ?
 A. Củng cố quyền lực của chính quyền trung ương, giảm bớt thể lực của tầng lớp quý tộc.

 B. Chỉ tập trung chuẩn bị cho chiến tranh dẫn đến đời sống nhân dân đói khổ, bần cùng.

 C. Khiến cho xã hội rối ren, nội chiến liên miên.

 D. Giúp cho đất nước phát triển rực rỗ, đời sống nhân dân ấm no, giặc ngoại xâm không dám bén

mảng.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến sự thành lập của nhà Hồ?
 A. Kinh tế phát triển, đất nước thái bình, thịnh trị.

 B. Nhà Trần khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

 C. Kinh tế trì trệ, nạn mất mùa xảy ra liên tiếp.

 D. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra khắp nơi.


Câu 11: Nhà Hồ đã dời kinh đô từ Thăng Long (Hà Nội) về

 A. Hoa Lư (Ninh Bình).

 B. Phú Xuân (Huế).

 C. Lam Kinh (Thanh Hóa).


 D. Tây Đô (Thanh Hóa).
Câu 12: Ý nào không phải nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà Hồ?

 A. Nhà Hồ không được lòng dân

 B. Đường lối kháng chiến sai lầm

 C. Không đoàn kết được lực lượng toàn dân


 D. Do nhà vua nhu nhược, không biết lãnh đạo.
Câu 13: Vì sao Chu Văn An từ quan về ở ẩn và dạy học ở Chí Linh (Hải Dương)?
 A. Vì ông dâng sớ chém 7 gian thần nhưng không được chấp nhận.

 B. Vì ông có thể kiếm được nhiều tiền hơn việc làm quan.
 C. Vì làm vậy ông có thể tập hợp được nghĩa quân nhằm lật đổ triều đình đã mục nát.

 D. Tất cả các đáp án trên.


Câu 14: Mặc cho đời sống của nhân dân sa sút nghiêm trọng, vua và tầng lớp quý tộc, quan lại cuối nhà
Trần:

 A. Ngày càng chuyên quyền, độc đoán, muốn phát động chiến tranh với phương Bắc.

 B. Ngày càng mở rộng các loại hình kinh tế thay thế cho làm nông nghiệp truyền thống
 C. Ngày càng sa vào những thú ăn chơi, hưởng lạc.

 D. Tất cả các đáp án trên.


Câu 15: Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã tiến hành một cuộc cải
cách khá hệ thống trên hầu hết các lĩnh vực, nhằm:

 A. Củng cố chế độ quân chủ tập quyền

 B. Giải quyết các mẫu thuẫn về kinh tế, xã hội xuất hiện cuối thời Trần

 C. Đưa nước Đại Việt đi theo mô hình của phương Tây, chú trọng phát triển kinh tế, giáo dục.
 D. Cả A và B.
Câu 16: Quốc hiệu của nhà Hồ là gì?
 A. Đại Ngu.

 B. Văn Lang.

 C. Đại Cồ Việt.

 D. Đại Nam.
Câu 17: Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần trong tình cảnh:

 A. Phát triển rực rỡ trên nhiều lĩnh vực.

 B. Đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.


 C. Rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu.

 D. Bước đầu phát triển trên lĩnh vực giáo dục.


Câu 18: Dưới triều đại nhà Hồ đã ban hành chính sách ruộng đất gì?

 A. Quân điền.
 B. Hạn điền.

 C. Phú điền.

 D. Lộc điền.
Câu 19: Người đã dâng sớ yêu cầu vua Trần Dụ Tông chém đầu 7 tên nịnh thần là:

 A. Nguyễn Trãi.
 B. Chu Văn An.

 C. Nguyễn Bỉnh Khiêm.


 D. Trần Quốc Tuấn.
Câu 20: Hồ Quý Ly khi còn làm quan triều Trần đã làm gì để lập ra triều Hồ?
 A. Từng bước thâu tóm quyền lực, buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra triều Hồ

 B. Kêu gọi dân chúng đứng lên đấu tranh, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, ông được tôn lên làm vua.

 C. Ông được vua Trần nhường ngôi một cách tình nguyện vì cho rằng mình không khả năng lãnh đạo

đất nước.

 D. Tất cả các đáp án trên.


Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông
Câu 1: Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào đối với tình hình Đại
Việt?

 A. Hoàn thiện bộ máy nhà nước

 B. Đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao

 C. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa


 D. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ
Câu 2: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?
1. A. Lê Thái Tổ
2. B. Lê Thái Tông
3. C. Lê Nhân Tông
4. D. Lê Thánh Tông
Câu 3: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?
1. A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý
2. B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên
3. C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình
4. D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình
Câu 4: Tại sao Lê Thái Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như Tướng quốc, Đại tổng quản, Đại hành
khiển?
1. A. Tránh việc gây chia rẽ trong triều.
2. B. Vua muốn thay đổi không theo lệ cũ.
3. C. Tập trung quyền lực vào tay vua.
4. D. Để bộ máy hành chính đỡ cồng kềnh quan liêu.
Câu 5: "Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ... Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm
mồi cho giặc thì tội phải tru di? Lời căn dặn trên của vua Lê Thái Tông phản ánh điều gì?
1. A. Ý thức về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc
2. B. Sách lược ngoại giao của nhà Lê đối với Trung Hoa
3. C. Chính sách đoàn kết để bảo vệ chủ quyền dân tộc
4. D. Chính sách Nam tiến của nhà Lê
Câu 6: Để tôn vinh những người đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông đã làm gì?

 A. Cho lập đến thờ.

 B. Cấp bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ.


 C. Cho dựng bia đá ở Văn Miếu
 D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là:
1. A. Phật giáo
2. B. Đạo giáo
3. C. Nho giáo
4. D. Thiên chúa giáo
Câu 8: Tình hình nhà Lê giữa thế kỉ XV đặt ra yêu cầu gì?

 A. Phải nhanh chóng kiện toàn mô hình nhà nước quân chủ tập quyền, thống nhất từ trung ương đến

địa phương

 B. Quản lí hiệu quả đội ngũ quan lại; cải cách hành chính

 C. Phát triển kinh tế nông nghiệp; sửa sang phong tục


 D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV?
1. A. chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước đến văn hóa giáo dục
2. B. có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng
3. C. nền kinh tế hàng hóa phát triển
4. D. tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa
Câu 10: "Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh, khoa mục là đường
thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có".
Câu nói này phản ánh nội dung gì?
 A. Chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê

 B. Chính sách coi trọng nhân tài và loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử

 C. Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và bảo cử

 D. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước
Câu 11: Nguyên nhân chính nào giúp Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn thời Lê sơ?

 A. Do Phật giáo và Đạo giáo suy yếu

 B. Nhân dân không ủng hộ đạo Phật


 C. Nho giáo hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền

 D. Nho giáo đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt từ lâu đời
Câu 12: Đại Việt sử kí toàn thư là tác phẩm của ai?
1. A. Ngô Sĩ Liên
2. B. Lê Văn Hưu
3. C. Ngô Thì Nhậm
4. D. Nguyễn Trãi
Câu 13: Sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm:

 A. Tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước


 B. Tăng cường sự bình đẳng, dân chủ, giảm thiểu quyền lực của Hoàng tộc và các thế lực lớn trong
nước.
 C. Biến nước ta trở thành một nước công nghiệp tiên tiến.

 D. Tất cả các đáp án trên.


Câu 14: Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách
1. A. Lộc điền
2. B. Quân điền
3. C. Điền trang, thái ấp
4. D. Thực ấp, thực phong
Câu 15: Giai cấp nào chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư trong xã hội nước ta thời Lê sơ?
 A. Nông dân

 B. Thợ thủ công

 C. Thương nhân

 D. Nô tì
Câu 16: Chế độ lộc điền là:

 A. Chế độ chia ruộng đất thành các phần bằng nhau, ban cấp lần lượt cho quan lại từ tam phẩm trở

xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó có cả trẻ em mồ côi, đàn bà goá, người tàn tật...
 B. Chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên

 C. Chế độ mà người dân được hưởng bổng lộc nếu làm nông tốt, thu được nhiều lương thực.

 Chế độ mà người dân được yêu cầu tăng cường trồng cây lộc vừng để buôn D.bán với nước ngoài.
Câu 17: Chế độ quân điền là:
 A. Chế độ chia ruộng đất cho các hạng từ quan lại, binh lính, dân đinh đến người tàn tật,..

 B. Chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên

 C. Chế độ mà người dân được hưởng bổng lộc nếu làm nông tốt, thu được nhiều lương thực.

 Chế độ mà người dân được yêu cầu tăng cường trồng cây lộc vừng để buôn D.bán với nước ngoài.
Câu 18: Đâu không phải kì thi được mở trong thời nhà Lê Thánh Tông?

 A. Thi Hương

 B. Thi Hội
 C. Thi Võ

 D. Thi Đình
Câu 19: Cả nước được chia thành mấy khu vực quân sự:

 A. 3

 B. 4
 C. 5

 D. 6
Câu 20: Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ chức theo hệ thống nào?
 A. Phủ - huyện – Châu – xã

 B. Đạo – Phủ - Châu – xã


 C. Đạo - Phủ - huyện hoặc Châu, xã

 D. Phủ - huyện – Châu


Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng
Câu 1: Minh Mạng mất vào năm nào?
 A. 1841

 B. 1842

 C. 1843

 D. 1844
Câu 2: Vua Minh Mạng lên ngôi hoàng đế năm nào?

 A. 1802
 B. 1820

 C. 1832

 D. 1840
Câu 3: Nội các được thành lập vào năm nào?

 A. 1802
 B. 1829

 C. 1832

 D. 1840
Câu 4: Cơ mật viện được lập ra vào năm nào?

 A. 1803

 B. 1820

 C. 1829
 D. 1834
Câu 5: Tình hình chính quyền vào năm đầu thời Minh Mạng là:

 A. Thiếu sự thống nhất, đồng bộ, tập trung

 B. Quyền lực nhà vua và triều đình bị hạn chế

 C. Tình hình an ninh- xã hội nhiều bất ổn


 D. A,B,C đúng
Câu 6: Trong cải cách của mình, vua Minh Mạng chia cả nước thành:

 A. 12 đạo thừa tuyên và một phủ Thừa Thiên


 B. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên
 C. 21 lộ và một kinh đô

 D. 63 tỉnh thành
Câu 7: Trong cải cách của vua Minh Mạng, đứng đầu tỉnh là:

 A. Chủ tịch tỉnh, Bí thư tỉnh uỷ

 B. Thị trưởng, Chủ tịch tỉnh


 C. Tổng đốc, Tuần phủ

 D. Tỉnh trưởng
Câu 8: Cuộc cải cách hành chính chia cả nước thành 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên được thực hiện dưới
triều vua nào của nhà Nguyễn?

 A. Gia Long
 B. Minh Mạng

 C. Thiệu Trị

 D. Tự Đức.
Câu 9: Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã quyết định chia đất nước thành các đơn vị hành chính tỉnh

 A. Gia Long
 B. Minh Mạng

 C. Thiệu Trị

 D. Tự Đức
Câu 11: Minh Mạng là vị hoàng thử thứ mấy của vua Gia Long?

 A. 1

 B. 2

 C. 3
 D. 4
Câu 12: Hàn Lâm Viện có chức năng- nhiệm vụ nào?
 A. Soạn thảo văn bản

 B. Giảng dạy kinh sử, đào tạo nhân tài

 C. Chăm sóc sức khỏe

 D. Làm lịch, xem ngày giờ,..


Câu 13: Quốc Tử Giám có chức năng- nhiệm vụ nào?

 A. Soạn thảo văn bản


 B. Giảng dạy kinh sử, đào tạo nhân tài

 C. Chăm sóc sức khỏe

 D. Làm lịch, xem ngày giờ,..


Câu 14: Thái y viện có chức năng- nhiệm vụ nào?

 A. Soạn thảo văn bản

 B. Giảng dạy kinh sử, đào tạo nhân tài


 C. Chăm sóc sức khỏe

 D. Làm lịch, xem ngày giờ,..


Câu 15: Khâm thiên giám có chức năng- nhiệm vụ nào?

 A. Soạn thảo văn bản

 B. Giảng dạy kinh sử, đào tạo nhân tài

 C. Chăm sóc sức khỏe


 D. Làm lịch, xem ngày giờ,..
Câu 16: Năm 1829, vua Minh Mạng cho lập Nội các thay thế cho Văn thư phòng với chức năng như một cơ
quan hành chính trung ương, có nhiệm vụ:

 A. Tiếp nhận và xử lý công văn

 B. Coi giữ ấn tin, lưu trữ châu bản

 C. Nắm quyền chỉ đạo các quan văn, thay thế vua xử lí một số công việc.
 D. Cả A và B.
Câu 17: Vua Minh Mạng trị vì đất nước trong thời gian nào?

 A. 1802 – 1820
 B. 1820 – 1841

 C. 1810 – 1845

 D. 1825 – 1856
Câu 18: Đô sát viện có chức năng - nhiệm vụ:

 A. Tiếp nhận và xử lý công văn

 B. Coi giữ ấn tin, lưu trữ châu bản

 C. Nắm quyền chỉ đạo các quan văn, thay thế vua xử lí một số công việc.
 D. Vạch lỗi các cơ quan, quan lại các cấp từ trung ương đến địa phương, giám sát thi hành luật pháp
và quy định triều đình.
Câu 19: Để khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất, sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Minh Mạng
đã:
 A. Thi hành các biện pháp cải cách để tập trung quyền lực và hoàn thiện bộ máy nhà nước

 B. Áp dụng mô hình chính quyền của phương Tây với chế độ quân chủ lập hiến.

 C. Nâng cao tối đa sức mạnh quân đội, và dùng quân đội để thi hành chính sách cưỡng bức, ép buộc.

 D. Tất cả các đáp án trên.


Câu 20 : Cơ mật viện có chức năng - nhiệm vụ:
 A. Tiếp nhận và xử lý công văn
 B. Tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề chiến lược về quân sự, quốc phòng, an ninh,..

 C. Nắm quyền chỉ đạo các quan văn, thay thế vua xử lí một số công việc.

 D. Vạch lỗi các cơ quan, quan lại các cấp từ trung ương đến địa phương, giám sát thi hành luật pháp

và quy định triều đình.

You might also like