Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHUONG IV: PHÂN TÍCH BÀNG QUAN – NGÂN SÁCH

(Lý thuyết lợi ích so sánh được)


***NOTE:
+) Đường bàng quan: mô tả sở thích của người tiêu dùng.
+) Đường ngân sách: mô tả ràng buộc về ngân sách của người tiêu dùng.

I. Đường bàng quan:


1. Định nghĩa đường bàng quan:
- Là tập hợp các kết hợp hàng hóa hay các "giỏ" hàng hóa mang lại cùng một lợi ích cho người
tiêu dùng.
- Đường bàng quan còn gọi là đường đồng mức lợi ích hay đường đồng mức thỏa mãn.

=> Các điểm cùng nằm trên 1 đường bàng quan thì mang lại cùng 1 lợi ích giống nhau cho người
tiêu dùng. (Số lượng hàng hóa có thể khác nhau nhưng đối với người tiêu dùng thì những giỏ hàng
hóa này đem lại sự thỏa mãn là giống nhau).
=> Những điểm nằm bên ngoài đường bàng quan là những kết hợp hàng hóa đem lại mức lợi ích
lớn hơn, được ưa thích hơn so với kết hợp hàng hóa nằm trên đường bàng quan.
=> Những điểm nằm bên trong đường bàng quan thì ngược lại.

2. Bản đồ các đường bàng quan:


- Là tập hợp các đường bàng quan của người tiêu dùng.
- Các đường bàng quan nằm gần gốc tọa độ hơn (các đường bàng quan thấp hơn) sẽ được ưa
thích ít hơn những đường bàng quan cao hơn (nằm xa gốc tọa độ). => tạo được độ thỏa
mãn lớn hơn.
 Đặc điểm:
(1) Các đường bàng quan có độ dốc âm.
+) Thông thường nếu lượng một hàng hóa giảm đi thì lượng hàng hóa kia phải tăng thêm
để tổng lợi ích không đổi.
(2) Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thì biểu diễn lượng lợi ích càng lớn.
+) Người tiêu dùng thường thích tiêu dùng nhiều hàng hóa hơn là tiêu dùng ít hàng hóa.
(3) Các đường bàng quan không cắt nhau.
+) Mỗi đường bàng quan thể hiện mức độ ưa thích, mức độ thỏa mãn nhất định.
(4) Các đường bàng quan lồi so với gốc tọa độ.
+) Độ dốc của đường bàng quan chính là tỉ lệ
mà người tiêu dùng sẵn sàng sử dụng hàng
hóa này để thay thế cho hàng hóa khác.
+) Lồi: đi từ trái sang phải, đây là một đường
bàng quan dốc xuống, nhưng độ dốc càng
ngày càng thoải.
 Từ điểm cao nhất (trong đường bàng quan trong hình vẽ)
đến điểm A, người tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi 6 lon
Pepsi để có thể tiêu dùng thêm 1 Pizza. Tuy nhiên đây chỉ
là tỉ lệ mà người tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi khi đang có ít Pizza và nhiều Pepsi.
MRS = 6 : sẵn sàng đổi 6 pepsi để lấy 1 pizza.
 Nếu đi dọc theo đường bàng quan này, tức là khi người tiêu dùng có nhiều Pizza và ít Pepsi đi, thì
giá trị tương đối của Pizza so với Pepsi sẽ bị ít đi (khi này người tiêu dùng chỉ sẵn sàng đánh đổi 1
Pepsi để có thể tiêu dùng thêm 1 Pizza).
MRS = 1 : sẵn sàng đổi 1 pepsi để lấy 1 pizza.
 Tỉ lệ đánh đổi là độ dốc của đường bàng quan.
 Đường bàng quan lồi so với gốc tọa độ thể hiện ở chỗ khi ta tiêu dùng nhiều hàng hóa A hơn thì số
lượng hàng hóa B còn lại mà chúng ta sẵn sàng hi sinh để lấy thêm một lượng hàng hóa A
sẽ càng ngày càng giảm.
 Độ dốc của đường bàng quan: chính là "Tỉ lệ thay thế cận biên" (tỉ lệ mà người tiêu dùng sẵn sàng
sử dụng hàng hóa này để thay thế cho hàng hóa khác).
3. Tỉ lệ thay thế cận biên (Marginal rate of substitution):
- Tỉ lệ thay thế cận biên của hàng hóa X cho hàng hóa Y là: số đơn vị hàng hóa Y phải giảm đi
khi tăng tiêu dùng một đơn vị hàng hóa X để giữ nguyên mức thỏa mãn được cho.

−ΔY MUx
MRS =
ΔX = MUy
ΔY × M U Y + ΔX × M U X =0

***NOTE: thêm dấu "-" vì ΔY và ΔX luôn ngược chiều nhau, và ta muốn MRS dương.

4. Các trường hợp đặc biệt của đường bàng quan:


a. Hàng hóa thay thế hoàn hảo:
- Là những hàng hóa mà ta dùng chúng để thay thế hàng hóa khác thì lợi ích không đổi.
Vd: 1 đồng 10.000 thay thế 2 đồng 5.000.
 Đường bàng quan có dạng đường thẳng tuyến tính.
 Bản đồ các đường bàng quan là những đường thẳng song song với nhau.
b. Hàng hóa bổ sung hoàn hảo:
- Là những hàng hóa chỉ mang lại lợi ích (có tác dụng) khi được tiêu dùng với nhau.
Vd: giày trải và giày phải => chỉ quan tâm có bao nhiều đôi giày, chỉ có 1 trong hai thì không
có ý nghĩa.
+) Nếu có 5 giày trái và 5 giày phải => 5 đôi giày =>
tương ứng với 1 mức độ thỏa mãn.
+) Nếu có 7 giày trái và 5 giày phải => 5 đôi giày =>
vẫn chỉ tương ứng với 1 mức độ thỏa mãn như 5 trái và 5 phải.
 Đường bàng quan đối với hàng hóa bổ sung hoàn hảo có hình
chữ L.

II. Kết hợp đường bàng quan và đường ngân sách:


1. Kết hợp đường bàng quan và đường ngân sách:
- Điều kiện tối ưu của người tiêu dùng:
M U X PX M U X M UY
=
M U Y PY
 PX
=
PY

- Ví dụ: người tiêu dùng có đường ngân


sách là đường thẳng dốc xuống như
hình.
 Kết hợp hàng hóa tiêu dùng tối ưu của
người này phải là kết hợp hàng hóa nằm
trên đường ngân sách VÀ trên đường bàng
quan cao nhất (đôi đường màu đỏ).
 Kết hợp hàng hóa tiêu dùng tối ưu phải là
tiếp điểm của đường ngân sách và đường
bàng quan (tiếp xúc với đường ngân sách).
 Đường ngân sách và đường bàng quan tiếp
xúc nhau khi độ dốc của 2 đường bằng
nhau.
M U X PX M U X M UY
=
M U Y PY

PX
=
PY
(1)

Kết hợp điều kiện: giỏ hàng hóa tiêu dùng tối ưu phải nằm trên đường ngân sách:

X.PX + Y.Py = I (2)


=> Từ (1) và (2) có hệ => giải hệ để tìm X, Y.

You might also like