Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Biến tính bề mặt màng TFC-PA bằng vật liệu α-MnO2/UiO-66-NO2

để cải thiện khả năng kháng tắc sinh học của màng.
Sinh viên: Đoàn Hồng Gấm – Khóa QH.2021.T
Ngành Hóa học
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trịnh Xuân Đại, Khoa Hóa học,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Do nhược điểm của màng composite polyamide lớp mỏng (TFC-PA) là sự giảm
năng suất lọc theo thời gian do sảy ra hiện tượng tắc màng sinh học bởi vi sinh vật gây
ra. Vậy nên các nghiên cứu nhằm nâng cao khả năng kháng tắc cho màng đang rất
được quan tâm. Một trong các giải pháp là biến tính lớp bề mặt màng bằng những vật
liệu có tính kháng khuẩn. Oxit α-MnO2 là một oxit có khả năng như vậy, tuy nhiên
chúng là vật liệu vô cơ, khó có sự tương thích với bề mặt màng. Nên vật liệu UiO-66-
NO2-một khung hữu cơ kim loại, vừa có bản chất vô cơ vừa có bản chất hữu cơ được
chọn làm cầu nối giữa oxit kim loại và bề mặt màng. Ngoài ra, UiO-66-NO 2 còn có
các ưu điểm như vật liệu này có độ xốp lớn, có độ bền cao trong môi trường nước.
Trong nghiên cứu này màng TFC-PA và TFC-PA biến tính được tổng hợp bằng
phương pháp trùng hợp bề mặt phân cách pha với hai dung dịch m-phenylenediamine
(MPD) và trimesoyl chloride (TMC) trên màng hỗ trợ polysulfone (PSf). Các màng
này được đặc trưng bởi các kỹ thuật như XRD, ATR-IR, SEM, EDX và góc tiếp xúc.
Hiệu suất lọc của màng được nghiên cứu dựa trên việc loại bỏ NaCl khỏi dung dịch
nước của nó. Ảnh hưởng của thời gian trùng hợp, nhiệt độ sấy màng, hàm lượng α-
MnO2/UiO-66-NO2 đến hiệu suất lọc cũng đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy đã
tổng hợp thành công màng α-MnO2/UiO-66-NO2/TFC-PA với thời gian trùng hợp
màng 30 giây, sấy ở 65 oC trong 5 phút với hàm lượng vật liệu là 0,1% (w/v), màng có
năng suất lọc gấp 3 lần so với màng nền và độ chọn lọc tăng 15%. Kết quả kháng tắc
sinh học cho thấy màng mang 0,1% (w/v) vật liệu làm giảm mức độ tắc màng xuống
62,5% so với màng nền.
Modify the TFC-PA membrane surface with α-MnO2/UiO-66-NO2
material to improve the membrane's biofouling resistance.
Student(s): Doan Hong Gam – Course QH.2021.T,
Program of Chemistry
Supervisor: Dr. Trinh Xuan Dai, Faculty of Chemistry,
VNU University of Science

The disadvantage of a thin-layer polyamide composite membrane (TFC-PA) is


the decrease in filtration capacity over time due to biofilm clogging (biofouling)
caused by microorganisms. Therefore, a research to improve the membrane's
antifouling ability is of great interest. One of the effective solutions was modification
of the membrane surface layer with antibacterial materials. α-MnO 2 oxide is an oxide
with such ability. However, they are inorganic materials, incompatible with the
membrane surface. Therefore, an organic framework material (MOF) that possesses
both organic and inorganic natures was selected as a bridge between the inorganic
metal oxide and the organic surface membrane. In this report, UiO-66-NO 2 was
chosen because of its high porosity and high durability in the environment. In this
study, TFC-PA and modified TFC-PA membranes were prepared by phase interface
polymerization method with two precursors of m-phenylenediamine (MPD) and
trimesoyl chloride (TMC) on polysulfone (PSf) support membranes. These
membranes were characterized by techniques such as XRD, ATR-IR, SEM, EDX, and
contact angle. The filtration performance of the membrane was studied based on the
removal of NaCl from its aqueous solution. The effects of polymerization time, curing
temperature, α-MnO2/UiO-66-NO2 loading on filtration performance were also
studied. The results showed that the α-MnO 2/UiO-66-NO2/TFC-PA membrane was
successfully synthesized with a membrane polymerization time of 30 seconds, drying
at 65oC for 5 minutes with a material content of 0.1% (w). /v), the membrane has flux
3 times higher than that of the as-prepared membrane, and the selectivity increases by
15%. The biofouling resistance of the membrane showed that with 0.1% (w/v)
material loading, the fouling of the membrane reduced to 62.5% compared to the as-
prepared membrane.

You might also like