Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐẠI DIỆN

I. KHÁI NIỆM, CHỦ THỂ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC CĂN CỨ XÁC LẬP
QUYỀN ĐẠI DIỆN
1. Khái niệm đại diện
- Điều 134 BLDS 2015: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi
chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân
khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự.”
LƯU Ý: Nếu pháp luật quy định cá nhân phải tự mình xác lập, thực hiện
giao dịch thì cá nhân không được để người khác đại diện cho mình ( khoản 2
Điều 134 BLDS 2015)
- Năng lực chủ thể của người đại diện: Trường hợp pháp luật quy định thì
người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện (khoản 3 Điều 134)
2. Chủ thể
- Người được đại diện
+ Là người không tự mình tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự
theo ý chí của các nhà làm luật hoặc theo ý chí của mình
+ Cá nhân, pháp nhân
- Người đại diện
+ Là người xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhân danh và vì lợi ích
của người khác
+ Cá nhân, pháp nhân
LƯU Ý: Phân biệt người đai diện và người hỗ trợ giúp cho việc xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự được thuận lợi hơn
Đặc điểm: ảnh đã chụp
- Các giao dịch được thực hiện giữa người đại diện và người thứ 3 đều nhân danh
và vì lợi ích của người đại diện
- công việc mà người đại diện làm là “xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”
II. PHÂN LOẠI ĐẠI DIỆN
1. Đại diện theo pháp luật
 Đại diện theo pháp luật của cá nhận: người được đại diện không thể tự mình
xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự
 Điều 136: Đại diện theo pháp luật của cá nhân
 Đại diện theo pháp luật của pháp nhân:
 Người đại diện thường xuyên của pháp nhân trong việc xác lập, thực
hiện các giao dịch dân sự nhân danh pháp nhân với người thứ ba
 Người được pháp nhân quy định theo điều lệ, người có thẩm quyền đại
diện theo quy định của pháp luật, hoặc là người do Tòa ấn chỉ định
trong quá trình tố tụng tại Tòa án
 Điều 137 BLDS 2015
 Đại diện theo ủy quyền
 Việc đại diện được thực hiện trên cơ sở ủy quyền theo ý chí của pháp
nhân hoặc cá nhân
 Xác lập thông qua hợp đồng ủy quyền, văn bản ủy quyền
 Cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự
 Các tỏ chức không có tư cách pháp nhân như hộ gia đình, tổ hợp tác
thực hiện các giao dịch dân sự thông qua người đại diện theo ủy
quyền
III. PHẠM VI VÀ THỜI HẠN ĐẠI DIỆN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ
1. Khái niệm phạm vi đại diện
- Phạm vi đại diện là phạm vi các quyền và nghĩa vụ mà người đại diện được
quyền xác lập, thực hiện nhân danh người được đại diện trong mối quan hệ
với người thứ ba
2. Căn cứ xác định phạm vi đại diện
- Khoản 1 Điều 141 BLDS 2015: “Người đại diện chỉ được xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.”
- Khoản 2 Điều 139 BLDS 2015: “Người đại diện có quyền xác lập, thực
hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.”
3. Hạn chế việc đại diện: khoản 3 Điều 141 BLDS 2015
- Một cá nhân, pháp nhân không được nhân danh người được đại diện để xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình
cũng là người đại diện của người đó, trừ trường pháp luật có quy định khác.
4. Thời hạn đại diện
 Khi có căn cứ xác định được thời hạn
- Văn bản ủy quyền, quyết định của cơ quan có thẩm quyền, điều lệ của pháp
nhân hoặc quy định của pháp luật có quy định rõ ràng thời hạn đại diện thì
dựa vào sự ????????????/??/???
 Khi không có căn cứ xác định được thời hạn
- Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn
đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó
- Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời
hạn đại diện là 1 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện
5. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện
 Khi hành vi đại diện đúng phạm vi đại diện
- Điều 139 BLDS 2015:
- Hậu quả pháp lý:,,,,,,,,,
LƯU Ý: Trường hợp người đại diện bị buộc phải tham gia giao dịch trái với ý
chí đích thực của người được đại diện
 Khi hành vi đại diện thực hiện bởi người không có quyền đại diện
- Nguyên tắc: không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại
diện

You might also like