Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

BÁO CÁO THỰC TẬP

HỆ THỐNG ĐIÈU HÒA KHÔNG KHÍ

GVHD: Th.S TRẦN HỮU QUY


SVTH: LÂM THẾ VINH
MSSV: 21145553
SVTH: DƯƠNG MINH THẮNG
MSSV: 21145511

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024


MỤC LỤC
1. Máy nén hệ thống điều hòa .................................................................... 1
2. Van giãn nở dạng hộp ............................................................................. 4
3. Bộ điều tiết không khí ............................................................................. 6
3.1 Cấu tạo tổng quan................................................................................ 6
3.2 Chức năng dẫn khí vào ........................................................................ 9
3.3 Chức năng điều khiển nhiệt độ ......................................................... 10
3.4 Chức năng điều khiển dòng không khí ra: ........................................ 11
3.5 Điều khiển tốc độ quạt ...................................................................... 12
4. Xả ga điều hòa ....................................................................................... 13
5. Rút chân không trong hệ thống điều hòa............................................ 15
6. Nạp ga điều hòa ..................................................................................... 16
7. Tìm hiểu mô hình Automatic A/C System .......................................... 17
7.1 Cấu tạo............................................................................................... 17
7.2 Đo kiểm các thông số cơ bản ............................................................ 22
8. Khảo sát hệ thống điều hòa trên mô hình ........................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 33
1. Máy nén hệ thống điều hòa
Nhiệm vụ của máy nén là hút môi chất lạnh ở trạng thái hơi có nhiệt độ và áp
suất thấp từ dàn bốc hơi rồi nén thành hơi môi chất có nhiệt độ và áp suất cao, sau
đó đẩy tới dàn nóng, đảm bảo sự tuần hoàn hợp lý của môi chất. Máy nén sử dụng
trong hệ thống điều hoà không khí trên ô tô là loại máy nén hở gắn bên hông động
cơ nhận truyền động đai từ động cơ ô tô sang đầu trục máy nén nhờ 1 bộ ly hợp.
Tốc độ vòng quay của máy nén nhanh hơn tốc độ quay của động cơ.

Hình 1. Máy nén

1
Có nhiều loại máy nén được sử dụng cho hệ thống lạnh ô tô, mỗi loại đều có
đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc khác nhau, chủ yếu gồm có:

- Máy nén piston.

- Máy nén đĩa lắc.

- Máy nén trục khuỷu.

- Máy nén xoắn ốc.

- Máy nén cánh gạt xuyên.

Loại thường được sử dụng phổ biến là loại máy nén đĩa lắc. Cấu tạo cơ bản gồm
có: Pittong, đĩa chéo, ống xếp, van điều khiển, đĩa có vấu, trục, ly hợp từ, các
khoang áp suất….

Pittong Đĩa có vấu

Đầu vào áp
suất thấp Đường áp cao

Van điều khiển Đường áp thấp

Hình 2. Cấu tạo máy nén đĩa lắc

2
Đĩa có vấu Đĩa chéo

Guide pin
Pittong

Hình 3. Cấu tạo máy nén đĩa lắc

Khi trục quay, chốt dẫn hướng quay đĩa chéo thông qua đĩa có vấu được nối
trực tiếp với trục. Chuyển động quay này của đĩa chéo được chuyển thành chuyển
động của pittông trong xylanh để thực hiện việc hút, nén và xả trong môi chất.
Piston chuyển động sang trái, sang phải đồng bộ với chiều quay của đĩa chéo, kết
hợp với trục tạo thành một cơ cấu thống nhất và nén môi chất lạnh. Khi piston
chuyển động vào trong, van hút mở do sự chênh lệch áp suất và hút môi chất vào
trong xy lanh. Ngược lại, khi piston chuyển động ra ngoài, van hút đóng lại để nén
môi chất, áp suất của môi chất làm mở van xả và đẩy môi chất ra. Van hút và van
xả cũng ngăn không cho môi chất chảy ngược lại.

3
Khi độ lạnh của dàn lạnh nhiều, áp suất và nhiệt độ khoang áp suất thấp đều
nhỏ. Ống xếp bị co lại để đóng van, không cho áp suất cao từ khoang áp suất cao
thông vào khoang đĩa chéo, nên đĩa chéo nằm ở một vị trí nhất định. Khi độ lạnh
kém thì nhiệt độ và áp suất của khoang ống xếp tăng lên. Ống xếp nở ra đẩy van
mở cho một phần ga áp suất cao từ khoang áp suất cao, đưa vào khoang đĩa chéo
đẩy đĩa chéo nghiêng lên, làm tăng hành trình của piston và tăng lưu lượng của
máy nén.

2. Van giãn nở dạng hộp


Cấu tạo van tiết lưu kiểu hộp gồm thanh cảm ứng nhiệt, phần cảm ứng nhiệt
được thiết kế để tiếp xúc trực tiếp với môi chất. Một van trực tiếp phát hiện nhiệt
độ của môi chất (độ lạnh) xung quanh đầu ra của giàn lạnh bằng một thanh cảm
nhận nhiệt và truyền tới khí ở bên trong màng ngăn.

Màng

Thanh cảm
nhận nhiệt độ

Van kim

Hình 4. Cấu tạo van giãn nở dạng hộp

4
Sự thay đổi áp suất khí là do sự thay đổi nhiệt độ cân bằng giữa áp suất đầu ra
của dòng lạnh và áp lực lò xo đẩy van kim để điều chỉnh lượng môi chất.

Thanh cảm ứng nhiệt nhận biết nhiệt độ của môi chất (tải nhiệt) tại cửa ra của
giàn lạnh và truyền đến hơi chắn trên màng. Lưu lượng của môi chất được điều
chỉnh khi kim van di chuyển. Sự thay đổi áp suất khí là do sự thay đổi nhiệt độ cân
bằng giữa áp suất đầu ra của dòng lạnh và áp lực lò xo đẩy van kim để điều chỉnh
lượng môi chất.

Khi tải nhiệt tăng, nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh tăng. Điều này làm nhiệt
truyền đến hơi chắn trên màn tăng, vì thế hơi chắn đó giãn ra. Màn chắn di chuyển
sang phía bên trái, làm thanh cảm biến nhiệt độ và đầu của kim van nén lò xo. Lỗ
tiết lưu mở ra cho một lượng lớn môi chất vào trong giàn lạnh. Điều này làm tăng
lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống lạnh, bằng cách đó làm tăng khả năng
làm lạnh cho hệ thống.

Hình 5. Nguyên lí làm việc của van giãn nở

Khi tải nhiệt nhỏ, nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh giảm. Điều đó làm cho nhiệt
truyền đến hơi chắn trên màn giảm nên hơi môi chất co lại. Màng di chuyển về
phía phải, làm thanh cảm ứng nhiệt và đầu của kim van đẩy sang phía phải bởi lò
xo. Lỗ tiết lưu đóng bớt lại, nên lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống giảm,
bằng cách đó làm giảm mức độ lạnh của hệ thống.

5
3. Bộ điều tiết không khí

3.1 Cấu tạo tổng quan

Hình 6. Tổng quan về bộ điều tiết không khí

6
Quạt

Không khí đi vào

Lọc không khí


Giàn nóng Giàn lạnh

Motor cánh trộn

Hình 7a. Cấu tạo của bộ điều tiết không khí

7
Motor cánh dẫn khí vào

Các hướng gió

Gió sưỡi

Hình 7b. Cấu tạo của bộ điều tiết không khí

8
3.2 Chức năng dẫn khí vào

- Motor xoay cánh gạt chọn không khí tuần hoàn trong xe (gió trong) hay lấy
không khí từ bên ngoài (gió ngoài).

Hình 8. Dẫn khí vào

Không khí đi vào

Motor cánh dẫn khí

9
3.3 Chức năng điều khiển nhiệt độ

Bằng cách thay đổi lượng không khí lạnh đi qua giàn lạnh với không khí ấm đi ra
két sưởi nhờ thay đổi độ mỏ của cánh trộn khí.

Hình 9. Điều khiển nhiệt độ

Hình 10. Các bộ phận ở điều khiển nhiệt độ

10
3.4 Chức năng điều khiển dòng không khí ra:

Điều chính để thay đổi hướng gió vào người lái.

Motor cánh cửa gió

Hướng gió thổi ra

Hình 11. Dòng khí ra

11
3.5 Điều khiển tốc độ quạt

Việc điều chỉnh cường độ dòng điện qua motor sẽ điều khiển được tốc độ quạt.

Điều chỉnh bằng điện trở

Hình 12. Điện trở điều khiển quạt

12
4. Xả ga điều hòa
Bước 1: Tắt máy động cơ, máy nén không hoạt động, lắp ráp bộ đồng hồ đo vào
hệ thống điện lạnh ôtô cần được xả ga.

Lắp đầu dây đỏ Lắp đầu dây xanh


vào đường áp cao vào đường áp thấp

Bước 2: Đặt đầu cuối giữa ống màu vàng của bộ đồng hồ áp suất lên một khăn
hay giẻ lau sạch.

13
Bước 3: Mở nhẹ van đồng hồ phía cao áp cho môi chất lạnh thoát ra theo ống
giữa bộ đồng hồ đo.

Bước 4: Sau khi đồng hồ phía cao áp chỉ áp suất dưới mức 3,5 Kg/cm2 , mở từ từ
van đồng hồ phía thấp áp.

14
Bước 5: Khi áp suất trong hệ thống được hạ xuống thấp, tuần tự mở cả hai van
đồng hồ cho đến lúc số đọc là số không.

Bước 6: Đóng kín các van đồng hồ sau khi môi chất lạnh đã xả hết.
Bước 7: Tháo tách bộ đồng hồ.

5. Rút chân không trong hệ thống điều hòa


Bước 1: Khóa 2 van của 2 dây xanh và đỏ sau khi đã xả hết môi chất lạnh trong
hệ thống.
Bước 2: Lắp máy nén với đường ống vàng.

15
Bước 3: Khởi động bơm chân không.
Bước 4: Mở van đồng hồ phía áp suất thấp, quan sát kim chỉ. Kim phải chỉ trong
vùng chân không ở phía dưới số 0.

Bước 5: Chờ máy bơm chân không hoạt động khoảng 15 phút. Sau đó quan sát
đồng hồ áp thấp chỉ mức 500mgHg và bên áp cao phải dưới vạch 0.
Bước 6: Tắt máy bơm, khóa các van.

6. Nạp ga điều hòa


Bước 1: Lắp ống nối màu vàng với bình chứa môi chất.
Bước 2: Mở van bình chứa (ống vàng có áp tăng lên, nới lỏng rắcco ở ống vàng
để xả hết không khí và khóa van lại
Bước 3: Khởi động động cơ để máy nén nổ.
Bước 4: Mở van ống màu xanh cho môi chất đi vào.

16
7. Tìm hiểu mô hình Automatic A/C System

7.1 Cấu tạo

Hình 13. Mô hình Automatic A/C System

Hình 14. Mô hình Automatic A/C System

17
Về cấu tạo mô hình Automatic A/C System có các bộ phận cơ bản như sau: Máy
nén, motor trợ động trộn khí, motor trợ động thổi khí, motor trợ động dẫn khí, cảm
biến nhiệt độ bên ngoài, cảm biến bức xạ….

Hình 15. Motor trợ động dẫn khí

Hình 16. Motor trợ động trộn khí

18
Hình 17. Motor trợ động thổi khí

19
Hình 18. Điện trở quạt dàn lạnh ô tô

Hình 19. Cảm biến nhiệt độ dàn lạnh

20
Hình 20. Cảm biến nhiệt độ bên ngoài

Hình 21. Công tắc áp suất điều hòa

21
7.2 Đo kiểm các thông số cơ bản

- Công tắc áp suất điều hòa

Hình 22. Đo điện trở công tắc áp suất điều hòa


Điện trở công tắc áp suất điều hòa rơi vào khoảng 180KΩ.

Công tắc điều hòa thực hiện việc tính toán nhờ vào ECU, thực hiện tính toán theo
công thức:

Nhờ đo được điện áp tại mỗi thời điểm từ đó suy ra áp suất tại thời điểm đó, để
xác định xem áp suất có vượt quá khoảng 2kg/cm^2 đến 15kg/cm^2 từ đó mà gửi
tín hiệu ngắt li hợp từ không cho máy nén hoạt động nhằm bảo vệ an toàn cho máy
nén và các bộ phận làm việc.

22
- Cảm biến nhiệt độ bên ngoài

Hình 23. Đo điện trở cảm biến nhiệt độ bên ngoài

Hình 24. Bảng thông số điện trở cảm biến nhiệt độ bên ngoài

23
- Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

Hình 25. Đo điện trở cảm biến nhiệt độ dàn lạnh

Hình 26. Bảng thông số điện trở cảm biến nhiệt độ dàn lạnh

24
- Đo điện áp qua quạt lồng sóc thay đổi nhờ điện trở quạt.

Hình 27. Đo điện áp của quạt lồng sóc

25
Hình 28. Thay đổi điện áp qua quạt nhờ điện trở quạt từ đó điều khiển được tốc độ của quạt

26
Hình 29. Bảng thông số tốc độ quạt theo mức điện áp cấp vào

27
8. Khảo sát hệ thống điều hòa trên mô hình

Hình 30. Mô hình Gasoline ENG, Air Conditioning System Educational Training
Equipment

Hình 31. Máy nén

28
Hướng gió thổi ra

Két sưởi

Giàn lạnh

Van giãn nở

Bộ lấy gió trong/ ngoài

Hình 32. Các chi tiết trên bộ điều khiển không khí

29
Hình 33. Motor gió trong/ ngoài

Hình 34. Điện trở quạt lòng sóc

30
Hình 35. Motor điều chỉnh hướng thổi ra

Hình 36. Motor trộn khí

31
Két nước và giàn nóng

Quạt két nước và quạt giàn nóng

32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Giáo trình thực tập Hệ thống điều hòa không khí.
[2]. Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí.
[3]. Tài liệu hãng Kia Picanto 2012-2016 Workshop Repair Manual - Air
Conditioning.

33

You might also like