Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Câu 1: Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là gì?

A. Lựa chọn nguyên liệu chất lượng tốt.


B. Cân đo theo tỉ lệ.
C. Làm sạch nguyên liệu.
D. Sấy khô.
Câu 2: Đường hóa là
A. quá trình biến đổi tinh bột, đường đa thành đường đơn, giúp cho quá trình tiêu hóa dễ hơn.
B. quá trình biến đổi đường đơn thành đường đa, giúp cho quá trình tiêu hóa dễ hơn.
C. quá trình biến đổi protein thành axit amin, giúp cho quá trình tiêu hóa dễ hơn.
D. quá trình biến đổi cellulose thành đường đơn , giúp cho quá trình tiêu hóa dễ hơn.
Câu 3: Ý nào sau đây là đúng khi nói về chỉ số dinh dưỡng protein?
A. Chỉ số protein được tính theo tỉ lệ % protein thô trong vật chất khô của khẩu phần hay số gam
protein tiêu hóa/1kg thức ăn.
B. Chỉ số protein được tính theo tỉ lệ % protein thô trong vật chất khô của khẩu phần hay số gram
protein tiêu hóa/1kg thức ăn.
C. Chỉ số protein được tính theo tỉ lệ % protein thô trong vật chất khô của khẩu phần hay số gam
protein tiêu hóa/1g thức ăn.
D. Chỉ số protein được tính theo tỉ lệ % protein thô trong vật chất khô của khẩu phần hay số gram
protein tiêu hóa/1g thức ăn.
Câu 4: Nhân giống vật nuôi là:
A. cho giao phối giữa con đực và con cái với nhau nhằm tạo ra đời sau có năng suất cao và chất
lượng tốt.
B. cho giao phối giữa con đực và con cái khác giống với nhau nhằm tạo ra đời sau có năng suất
cao và chất lượng tốt.
C. cho giao pối giữa bò vàng Việt Nam và bò BBB để tạo ra con lai F1 thích nghi tốt với ngoại
cảnh.
D. cho giao phối giữa con đực và con cái cùng giống với nhau nhằm tạo ra đời sau có năng suất
cao và chất lượng tốt.
Câu 5: Tác dụng của Vitamin là:
A. Tăng hấp thu nguyên tố khoáng.
B. Điều hoà các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
C. Tái tạo mô.
D. Tổng hợp các chất sinh học.
Câu 6: Năng lượng trong thức ăn được tính bằng đơn vị?
A. Kg. B. Km. C. Volt. D. Kcal.
Câu 7: Quy trình ủ chua thức ăn thô xanh
A. Lựa chọn nguyên liệu Phơi héo, cắt ngắn  Tiến hành dùng nấm men ủ Sử dụng.
B. Lựa chọn nguyên liệu Phơi héo, cắt ngắn  Ủ  Đánh giá chất lượng, sử dụng.
C. Nhập nguyên liệu và làm sạch Cân, nghiền và phối trộn Hấp chín và ép viên Sàng phân
loại và đóng bao.
D. Nhập nguyên liệu và làm sạch Hấp chín và ép viên Cân, nghiền và phối trộn Sàng phân
loại và đóng bao.
Câu 8: Có bao nhiêu công nghệ sinh học được áp dụng trong chọn và nhân giống vật nuôi?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 9: Một số loại thức ăn giàu protein là:
A. Vừng, khô dầu, bột cá. B. Các cây họ đậu.
C. Các loại rau xanh, cỏ tươi. D. Thức ăn ủ xanh.
Câu 10: Nhiệt độ thích hợp khi ủ thức ăn nhờ công nghệ vi sinh là?
A. 20 - 30oC B. 15 - 25oC C. 10 - 20oC D. 25 - 35oC
Trang 1/10 - Mã đề 201
Câu 11: Chỉ thị phân tử là:
A. Là đoạn gen quy định tính trạng của vật nuôi.
B. Là đoạn RNA ngắn có liên kết chặt với gene quy định một tính trạng cụ thể của vật nuôi.
C. Đoạn DNA ngắn.
D. Là đoạn DNA ngắn có liên kết chặt với gene quy định một tính trạng cụ thể của vật nuôi.
Câu 12: Thụ tinh trong ống nghiệm
A. là công nghệ hỗ trợ sinh sản bằng cách lấy tinh dịch từ con đực để pha loãng và bơm vào
đường sinh dục của con cái.
B. là quá trình trứng và tinh trùng được kết hợp với nhau trong ống nghiệm.
C. là quá trình đưa phôi từ cá thể cái này vào cá thể cái khác, phôi vẫn sống và phát triển bình
thường trong cơ thể nhận phôi.
D. là việc sử dụng kĩ thuật nhân bản từ tế bào sinh dưỡng để tạo ra vật nuôi.
Câu 13: Nhu cầu vitamin có thể tính bằng:
A. µg/g thức ăn. B. mg/kg thức ăn. C. g/kg thức ăn. D. mg/g thức ăn.
Câu 14: Phương pháp vật lí chế biến thức ăn chăn nuôi gồm?
A. Cắt ngắn, nấu chín, nghiền nhỏ.
B. Nghiền nhỏ, đường hóa, sử dụng vi sinh vật.
C. Nấu chín, nghiền nhỏ, xử lí kiềm.
D. Cắt ngắn, nấu chín, đường hóa.
Câu 15: Khi lập khẩu phần ăn cho vật nuôi cần đảm bảo các nguyên tắc?
A. Tính khoa học và tính kinh tế.
B. Phù hợp khẩu vị của vật nuôi và tính kinh tế.
C. Đúng tiêu chuẩn ăn của vật nuôi và tính kinh tế.
D. Tính khoa học và tính tiêu chuẩn.
Câu 16: Trong quy trình ủ chua lá sắn làm thức ăn cho bò cần bổ sung muối với hàm lượng như thế
nào?
A. 0,4% - 0,7%. B. 0,3% - 0,5%. C. 0,1% - 0,3%. D. 0,5% - 0,8%.
Câu 17: Tiêu chuẩn ăn là:
A. Thành phần các chất dinh dưỡng cung cấp cho vật nuôi trong một tháng.
B. Nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong hai ngày đêm.
C. Mức ăn cần cung cấp cho một vật nuôi trong một ngày.
D. Mức ăn cần cung cấp cho một vật nuôi trong một ngày đêm.
Câu 18: Thức ăn chăn nuôi là:
A. Sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống.
B. Bất cứ thứ gì mà vật nuôi có thể ăn.
C. Sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến.
D. Yếu tố tiên quyết trong xây dựng mô hình chăn nuôi hiện đại.
Câu 19: Thức ăn chăn nuôi gồm:
A. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, thức ăn ủ chua.
B. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, thức ăn truyền thống.
C. Thức ăn hỗn hợp dạng bột, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, thức ăn truyền thống.
D. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, thức ăn thô.
Câu 20: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi là
A. nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một ngày đêm.
B. lượng các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho vật nuôi để duy trì sự sống và tạo sản phẩm.
C. lượng thức ăn đủ cho vật nuôi ăn trong vòng một ngày đêm.
D. lượng các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho vật nuôi để sinh trưởng và phát triển.
Câu 21: Phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi gồm:
A. Phương pháp sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng bột và phương pháp sản xuất thức ăn hỗn hợp
dạng viên.
Trang 2/10 - Mã đề 201
B. Phương pháp sản xuất thức ăn truyền thống và phương pháp sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng
viên.
C. Phương pháp sản xuất thức ăn truyền thống và phương pháp sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng
bột.
D. Phương pháp sản xuất thức ăn truyền thống và phương pháp sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh.
Câu 22: Cấy truyền phôi là:
A. Quá trình đưa phôi tạo ra từ cá thể cái này (cái cho phôi) vào tử cung của cá thể cái khác (cái
nhận phôi) để cho nó mang thai.
B. Quá trình đưa hợp tử tạo ra từ cá thể cái này vào cá thể cái khác để cho nó mang thai.
C. Quá trình đưa giao tử từ cá thể cho sang cá thể nhận.
D. Quá trình đưa phôi từ cá thể nhận vào cá thể cho phôi.
Câu 23: Ý nào không đúng khi nói về thức ăn hỗn hợp?
A. Cung cấp nhiều dinh dưỡng cho vật nuôi cùng lúc.
B. Vật nuôi lớn chậm.
C. Tăng hiệu quả sử dụng.
D. Giảm chi phí thức ăn, chi phí chế biến, bảo quản.
Câu 24: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng:
A. Chỉ số dinh dưỡng. B. Chất xơ, axit amin.
C. Thức ăn tinh, thô. D. Loại thức ăn.
Câu 25: Xác định giới tính của phôi là kĩ thuật xác định sớm giới tính của vật nuôi
A. khi đã trưởng thành. B. khi bắt đầu sinh sản.
C. ngay trong giai đoạn phôi. D. dựa vào kiểu hình bên ngoài.
Câu 26: Nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Đặc điểm của loài, giai đoạn phát triển của cơ thể và khả năng sản xuất của vật nuôi.
B. Loài, giống, giai đoạn phát triển của cơ thể, đặc điểm sinh lí vật nuôi.
C. Loài, giống, giai đoạn phát triển của cơ thể, khả năng sản xuất của vật nuôi.
D. Loài, giống, đặc điểm sinh lí, khả năng sản xuất của vật nuôi.
Câu 27: Thức ăn truyền thống có thể sử dụng bằng cách:
A. Sử dụng trực tiếp, phơi khô, nhờ công nghệ vi sinh.
B. Sử dụng trực tiếp, phơi khô, nghiền nhỏ.
C. Nghiền nhỏ, phơi khô, nhờ công nghệ vi sinh.
D. Sử dụng trực tiếp, nghiền nhỏ, nhờ công nghệ vi sinh.
Câu 28: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có hai dạng là:
A. Dạng bột và cắt ngắn. B. Dạng viên và nấu chín.
C. Dạng bột và dạng viên. D. Dạng viên và cắt ngắn.
Câu 29: Các loại thức ăn vật nuôi nào sau đây thường được được chế biến bằng phương pháp cắt
ngắn?
A. Cỏ xanh, thân cây ngô, lá ngô. B. Cỏ, ngô, khoai.
C. Rơm, rạ, thóc. D. Cỏ xanh, ngô, khoai.
Câu 30: Thế nào là chọn giống vật nuôi?
A. Là xác định chọn những con (đực và cái) có tiềm năng di truyền vượt trội về một hay nhiều
tính trạng mong muốn để làm giống (sinh sản).
B. Là xác định chọn những con (chỉ con đực) có tiềm năng di truyền vượt trội về một hay nhiều
tính trạng mong muốn để làm giống (sinh sản).
C. Là loại bỏ những vật nuôi bị bệnh, không có khả năng sinh sản.
D. Là xác định chọn những con (chỉ con cái) có tiềm năng di truyền vượt trội về một hay nhiều
tính trạng mong muốn để làm giống (sinh sản).
Câu 31: Khẩu phần ăn của vật nuôi là
A. các loại thức ăn cung cấp hàng ngày, đảm bảo cho vật nuôi sản xuất thịt, trứng, sữa.
Trang 3/10 - Mã đề 201
B. thức ăn cung cấp cho vật nuôi nhằm đáp ứng sự sinh trưởng của vật nuôi.
C. các loại thức ăn cung cấp hàng ngày, đảm bảo cho vật nuôi duy trì sự sống và sản xuất.
D. các loại thức ăn cung cấp hàng ngày, đảm bảo cho vật nuôi duy trì sự sống.
Câu 32: Thụ tinh nhân tạo là gì?
A. Là công nghệ hỗ trợ sinh sản bằng cách lấy tinh dịch từ con đực để pha loãng và bơm vào
đường sinh dục của con cái.
B. Là quá trình đưa phôi từ các thể cái này vào cá thể cái khác, phôi vẫn sống và phát triển bình
thường trong cơ thể nhận phôi.
C. Là quá trình trứng và tinh trùng được kết hợp với nhau trong môi trường ống nghiệm.
D. Là việc sử dụng kĩ thuật nhân bản từ tế bào sinh dưỡng để tạo ra vật nuôi.
Câu 33: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi gồm:
A. Nước, chất hữu cơ và khoáng vi lượng.
B. Nước, chất vô cơ và chất hữu cơ.
C. Nước, chất khô và các nguyên tố khoáng.
D. Nước, chất khô và vitamin.
Câu 34: Điều hoà quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể là vai trò của:
A. Năng lượng. B. Vitamin. C. Protein. D. Chất xơ.
Câu 35: Nguyên tắc phối trộn khẩu phần ăn đảm bảo tính khoa học:
A. Chi phí thấp, vật nuôi thích ăn. B. Tận dụng thức ăn có sẵn.
C. Hạ giá thành, phù hợp tiêu hóa. D. Đúng tiêu chuẩn ăn, hợp khẩu vị.
Câu 36: Trong công nghệ cấy truyền phôi, bò nhận phôi phải ở trạng thái?
A. Vừa được thụ tinh. B. Đã mang sẵn phôi.
C. Động dục đồng pha. D. Không động dục.
Câu 37: Xác định câu sai trong các câu sau:
A. Các cá thể trong cùng một giống, cùng độ tuổi, cùng hướng sản xuất có khẩu phần ăn như
nhau.
B. Các cá thể trong cùng giống, độ tuổi, tính biệt, khối lượng nhưng có khả sản xuất khác nhau thì
tiêu chuẩn ăn cũng khác nhau.
C. Các loài vật nuôi khác nhau, có cùng hướng sản xuất thì có khẩu phần ăn như nhau.
D. Các loài vật nuôi khác nhau có tiêu chuẩn ăn khác nhau.
Câu 38: Loại thức ăn nào cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho vật nuôi để duy trì sự sống và tạo sản
phẩm mà không cần bổ sung thức ăn khác ngoài nước?
A. Thức ăn thô. B. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
C. Thức ăn đậm đặc. D. Thức ăn bổ sung.
Câu 39: Thức ăn của trâu, bò, ngựa thường được cắt ngắn khoảng?
A. 4 - 7 cm. B. 3 - 5 cm. C. 1 - 2 cm. D. 5 - 8 cm.
Câu 40: Chất độc có trong đậu mèo và củ sắn có tên gọi là gì?
A. NaOH. B. Solanin.
C. HCN (cyanhydric acid). D. Proteaza.
Câu 41: Có bao nhiêu ý đúng khi nói về nguyên liệu sản xuất thức ăn truyền thống?
1. Các sản phẩm và phụ phẩm trồng trọt (thóc, ngô, khoai, cám, rơm, rạ…).
2. Thủy sản (tôm, cua, cá…).
3. Công nghiệp chế biến (rỉ mật đường, bã bia…) và các sản phẩm tương tự khác.
4. Thức ăn hỗn hợp dạng viên.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 42: Thức ăn của cừu thường được cắt ngắn khoảng?
A. 2 - 4 cm. B. 1,5 - 2 cm. C. 3 - 5 cm. D. 0,5 - 1 cm.
Câu 43: Khi phối trộn các nguyên liệu cần:
A. Theo tỉ lệ nhất định, tùy thuộc vào đối tượng và đặc điểm sinh lí vật nuôi.
B. Theo tỉ lệ nhất định, tùy thuộc vào đối tượng và giai đoạn phát triển của vật nuôi.
Trang 4/10 - Mã đề 201
C. Theo tỉ lệ nhất định, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của vật nuôi.
D. Có công thức phối trộn phù hợp tùy vào từng loài vật nuôi.
Câu 44: Đâu không phải thức ăn thuộc nhóm carbohydrate?
A. Hạt ngũ cốc. B. Phụ phẩm tấm, cám gạo.
C. Các loại củ (sắn, khoai lang). D. Các loài ốc, tôm tép.
Câu 45: Các loại thức ăn nào thường được nghiền nhỏ?
A. Hạt ngô, đỗ. B. Thân cây ngô, thóc.
C. Sắn, rơm, rạ. D. Khoai lang, cỏ.
Câu 46: Ý nào sau đây đúng khi nói về phương pháp ủ chua thức ăn?
A. Thức ăn ủ chua được sản xuất bằng phương pháp lên men acid sulfuric bởi các acid amin có
sẵn trong tự nhiên.
B. Ở các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, thức ăn được ủ chua lộ thiên trên nông trường.
C. Tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic phát triển, sản sinh lactic acid nhằm ức chế qúa trình phát
triển của vi sinh vật gây thối nhờ đó thức ăn bảo quản được trong thời gian dài.
D. Tạo điều kiện cho vi khuẩn hiếu khí hoạt động giúp bảo quản thức ăn lâu hơn.
Câu 47: Với các thức ăn hạt, người ta thường hay sử dụng phương pháp chế biến nào?
A. Cắt ngắn. B. Xử lí kiềm. C. Nấu chín. D. Nghiền nhỏ.
Câu 48: Sắp xếp thứ tự đúng quy trình xác định giới tính phôi ở vật nuôi:
1. Lấy mẫu từ phôi.
2. Khuếch đại DNA của mẫu phôi bằng PCR với mồi đặc hiệu.
3. Đối chiếu sản phẩm điện di để xác định giới tính.
4. Điện di sản phẩm PCR.
5. Tách chiết DNA của mẫu phôi.
A. 1,2,3,4,5. B. 1,5,2,3,4. C. 1,5,2,4,3. D. 1,5,4,2,3.
Câu 49: Trong các chất sau, đâu là chất dinh dưỡng giàu năng lượng nhất?
A. Vitamin. B. Carbohydrate. C. Lipit. D. Protein.
Câu 50: Chất độc có trong vỏ và mầm khoai tây có tên gọi là gì?
A. Solanin. B. CaOH.
C. HCN (cyanhydric acid). D. Trypsin.
Câu 51: Ý nào sau đây không đúng khi nói về khoáng vi lượng?
A. Chiếm hơn 0,01% lượng chất sống trong cơ thể vật nuôi
B. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của enzyme.
C. Thường tính bằng mg/con/ngày.
D. Gồm các nguyên tố Fe, Cu, Zn, Mn.
Câu 52: Đâu không phải là chỉ số biểu thị tiêu chuẩn ăn của vật nuôi?
A. Năng lượng. B. Lipit. C. Vitamin. D. Protein.
Câu 53: Ngoài các chỉ số năng lượng, protein, chất khoáng, vitamin khi xây dựng tiêu chuẩn ăn cho
vật nuôi cần quan tâm đến yếu tố nào nữa?
A. Hàm lượng chất xơ và lipit.
B. Amino acid thiết yếu và carbohydrate.
C. Amino acid thiết yếu và hàm lượng chất xơ.
D. Lipit và amino acid.
Câu 54: Chất bảo quản thức ăn, chất chống mốc gọi là:
A. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. B. Phụ gia.
C. Thức ăn bổ sung. D. Thức ăn đậm đặc.
Câu 55: Loại thức ăn nào đã đảm bảo đáp ứng đầy đủ và hợp lý nhu cầu dinh dưỡng của từng loại
vật nuôi?
A. Thức ăn xanh. B. Thức ăn hỗn hợp đậm đặc.
C. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. D. Thức ăn chứa carbohydrate.
Câu 56: Cho các ý sau:
Trang 5/10 - Mã đề 201
1. Lựa chọn nguyên liệu.
2. Phối trộn nguyên liệu.
3. Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.
4. Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu.
Thứ tự đúng các bước trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột cho vật nuôi
là:
A. 1,2,4,3. B. 2,1,4,3. C. 1,4,2,3. D. 1,4,3,2.
Câu 57: Chọn phát biểu sai:
A. Thụ tinh trong ống nghiệm có tác dụng tạo ra nhiều phôi, phổ biến nhanh những đặc điểm di
truyền tốt của vật nuôi.
B. Nhược điểm của thụ tinh nhân tạo là khó phòng tránh được các bệnh về đường sinh dục và các
bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục.
C. Nhân bản vô tính được ứng dụng trong công tác bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi bản
địa đang có nguy cơ tuyệt chủng.
D. Cấy truyền phôi có ý nghĩa trong công tác bảo tồn vật nuôi quý hiếm.
Câu 58: Phương pháp sản xuất nào không phải tạo ra thức ăn cho vật nuôi?
A. Sản xuất thức ăn thịt, cá đóng hộp.
B. Sản xuất thức ăn ủ men.
C. Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
D. Sản xuất thức ăn ủ chua.
Câu 59: Nghiền nhỏ thức ăn giúp?
A. Quá trình phân giải protein diễn ra nhanh hơn, vật nuôi hấp thụ tốt hơn.
B. Dịch tiêu hóa được thấm đều, làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.
C. Bổ sung chất xơ cho vật nuôi.
D. Bổ sung nitrogen cho vật nuôi.
Câu 60: Ý nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của thụ tinh trong ống nghiệm:
A. Là cơ sở cho công nghệ cấy truyền nhân và cấy chuyển gen.
B. Xác định sớm giới tính của phôi.
C. Phổ biến nhanh những đặc tính tốt của cá thể, của giống, rút ngắn khoảng cách thế hệ.
D. Tạo ra nhiều phôi.
Câu 61: Các bước thụ tinh trong ống nghiệm ở bò:
A. Nuôi để trứng phát triển và chín -> Thụ tinh nhân tạo -> Nuôi hợp tử phát triển đến giai đoạn
phôi dâu và phôi nang.
B. Hút tế bào trứng từ buồng trứng -> Thụ tinh nhân tạo -> Nuôi hợp tử phát triển đến giai đoạn
phôi dâu và phôi nang.
C. Hút tế bào trứng từ buồng trứng -> Nuôi để trứng phát triển và chín -> Thụ tinh nhân tạo ->
Nuôi hợp tử phát triển đến giai đoạn phôi dâu và phôi nang.
D. Hút tế bào trứng từ buồng trứng -> Nuôi để trứng phát triển và chín -> Thụ tinh nhân tạo ->
Nuôi hợp tử phát triển đến giai đoạn phôi nang.
Câu 62: Có bao nhiêu ý đúng khi nói về ý nghĩa của thụ tinh trong ống nghiệm?
1. Tạo ra nhiều phôi.
2. Phổ biến nhanh những đặc tính tốt của cá thể, của giống.
3. Rút ngắn khoảng cách thế hệ.
4. Là cơ sở cho công nghệ cấy truyền nhân và cấy chuyển gen.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 63: Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên có điểm gì khác so với quy trình sản xuất
thức ăn hỗn hợp dạng bột?
A. Có thêm bước hạ nhiệt độ, làm khô và đóng gói.
B. Có thêm bước làm ẩm, ép viên và phối trộn nguyên liệu.
C. Có thêm bước làm ẩm, ép viên và hạ nhiệt độ, làm khô.
Trang 6/10 - Mã đề 201
D. Có thêm bước làm ẩm, ép viên và đóng gói.
Câu 64: Đâu là nhóm thức ăn giàu năng lượng?
A. Thóc, ngô, khoai, sắn. B. Thóc, ngô, rau, bột tôm.
C. Ngô, khoai, lạc, cỏ. D. Thóc, ngô, đậu, lá cây.
Câu 65: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhu cầu dinh dưỡng gồm nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất.
B. Đối với vật nuôi nhu cầu duy trì lúc nào cũng lớn hơn nhu cầu sản xuất.
C. Nhu cầu sản xuất là lượng chất dinh dưỡng để tăng khối lượng cơ thể và tạo sản phẩm.
D. Nhu cầu duy trì là lượng chất dinh dưỡng tối thiểu để vật nuôi tồn tại.
Câu 66: Nấu chín thức ăn nhằm
A. Tiêu hóa lipit có trong thức ăn tốt hơn.
B. Khử các chất độc có trong thức ăn, giúp nâng cao tỉ lệ tiêu hóa protein.
C. Giúp khử độc các chất có trong thức ăn, giúp nâng cao tỉ lệ tiêu hóa tinh bột.
D. Giúp vật nuôi dễ nhai và nâng cao tỉ lệ tiêu hóa protein.
Câu 67: Vai trò của khoáng trong cơ thể là?
A. Giúp mắt vật nuôi sáng hơn.
B. Tham gia cấu tạo tế bào, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
C. Cung cấp năng lượng.
D. Dự trữ năng lượng.
Câu 68: Công nghệ cấy truyền phôi giúp:
A. Khai thác tiềm năng di truyền của đực cao sản.
B. Xác định sớm giới tính của phôi.
C. Tạo ra nhiều bò thịt cao sản.
D. Khai thác tiềm năng di truyền của những vật nuôi cái cao sản, vật nuôi quý cần bảo tồn.
Câu 69: Ý nào sau đây không nói về vai trò của thức ăn chăn nuôi?
A. Tạo ra các sản phẩm chăn nuôi.
B. Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi.
C. Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
D. Cơ sở để xác định tiêu chuẩn ăn.
Câu 70: Cho các ý sau:
1. Chọn bò cái cho phôi và nhận phôi.
2. Gây siêu bài noãn ở bò cho phôi.
3. Gây động dục đồng pha.
4. Thu hoạch phôi, cấy phôi vào bò nhận phôi.
5. Thụ tinh nhân tạo.
6. Bò nhận phôi mang thai và đẻ (bê con sinh ra giống bò cho phôi).
Thứ tự đúng các bước trong công nghệ cấy truyền phôi là:
A. 1,3,2,4,5,6. B. 1,2,3,4,5,6. C. 1,3,2,5,4,6. D. 1,3,2,5,6,4.
Câu 71: Xử lí kiềm giúp bổ sung nguyên tố dinh dưỡng nào?
A. Calcium. B. Nitrogen. C. Phosphor. D. Cu.
Câu 72: Công nghệ cấy truyền phôi thường đi kèm với công nghệ nào sau đây?
A. Siêu bài phôi. B. Điện di sản phẩm PCR.
C. Siêu bài noãn. D. Phân tách phôi.
Câu 73: Thức ăn vật nuôi được ủ chua trong túi ủ hoặc trong silo. Lactic acid sinh ra trong quá trình
ủ chua sẽ:
A. Ức chế vi khuẩn lactic hoạt động.
B. Phủ lên bề mặt thức ăn một lớp bảo vệ nhằm chống lại sự tác động của môi trường xung
quanh, giúp duy trì thức ăn được lâu hơn.
C. Làm gia tăng lượng vi sinh vật có lợi nhằm duy trì tính nguyên vẹn của thức ăn từ 6 tháng trở
lên.
Trang 7/10 - Mã đề 201
D. Ức chế các vi sinh vật gây hư hỏng và gây bệnh, giúp kéo dài thời gian bảo quản thức ăn.
Câu 74: Điểm giống nhau giữa phương pháp cấy truyền phôi áp dụng kĩ thuật gây rụng nhiều trứng
và kĩ thuật phân tách phôi là?
A. Phổ biến những đặc tính tốt của con cái, tăng nhanh số lượng đàn vật nuôi.
B. Tạo ra những cá thể giống hệt nhau về mặt di truyền.
C. Phổ biến những đặc tính tốt của con đực giống cho đàn con.
D. Trứng và tinh trùng được kết hợp với nhau trong ống nghiệm.
Câu 75: Cám đậu tương thuộc loại thức ăn nào sau đây?
A. Thức ăn protein động vật.
B. Thức ăn nhóm carbohydrate.
C. Thức ăn protein có nguồn gốc từ vi sinh vật.
D. Thức ăn protein thực vật.
Câu 76: Đâu không phải thực phẩm thuộc nhóm giàu lipid?
A. Bột cá. B. Dầu thực vật. C. Mỡ động vật. D. Hạt có dầu.
Câu 77: Cho các ý sau:
1. Gồm các nguyên tố: Ca, P, Mg, Cl.
2. Cấu tạo nên các hợp chất xây dựng cấu trúc tế bào, cơ quan, bộ phận của cơ thể.
3. Tham gia vào các hoạt động sinh lí của cơ thể như co cơ, dẫn truyền xung thần kinh.
4. Tính bằng g/con/ngày.
5. Thành phần cấu trúc bắt buộc của enzyme.
Có bao nhiêu ý đúng khi nói về chất khoáng đa lượng?
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 78: Cho các ý sau:
1. Chọn tạo thành công dòng lợn nái Landrace kháng vi khuẩn gây tiêu chảy.
2. Chọn tạo thành công dòng gà kháng stress nhiệt.
3. Chọn tạo thành công dòng bò sữa năng suất cao.
4. Chọn tạo thành công dòng lợn Yorkshire kháng vi khuẩn gây tiêu chảy.
Có bao nhiêu ý đúng khi nói về thành tựu của ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống ở Việt
Nam?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 79: Đâu không phải thức ăn thuộc loại “protein động vật”?
A. Bột tôm. B. Bột thịt. C. Cá. D. Khô dầu.
Câu 80: Phôi gồm 2 phần tế bào, một phần sẽ phát triển thành thai và một phần sẽ phát triển thành
nhau thai gọi là
A. phôi nang. B. phôi dâu. C. hợp tử. D. phôi kép.
Câu 81: Công nghệ cấy truyền phôi không có ý nghĩa?
A. Nhanh chóng thay đổi chất lượng đàn giống.
B. Dễ dàng trao đổi con giống giữa các nước, các vùng, các địa phương.
C. Khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những vật nuôi cái cao sản, vật nuôi quý hiếm cần
bảo tồn.
D. Khai thác triệt để tiềm năng di truyền của đực cao sản.
Câu 82: Protein trong thức ăn được vật nuôi sử dụng để
1. tổng hợp nên enzyme.
2. tổng hợp hormone.
3. tạo các mô của vật nuôi.
4. tạo sản phẩm chăn nuôi.
Có bao nhiêu ý đúng khi nói về vai trò của Protein?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 83: Đâu là nhóm thức ăn giàu protein cho vật nuôi?
A. Ngô, khoai, lạc, vừng. B. Thóc, bột tôm, đậu, cá.
Trang 8/10 - Mã đề 201
C. Lạc, đậu tương, cá, bột tôm. D. Sắn, bột tôm, bột cá, đậu tương.
Câu 84: Vào ngày thứ 4, phôi có khoảng 16 - 32 tế bào, liên kết với nhau thành khối rất giống quả
dâu nên thường gọi là
A. phôi nang. B. phôi dâu. C. hợp tử. D. phôi kép.
Câu 85: Phương pháp nào dưới đây là ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống vật nuôi?
A. Lai cải tạo. B. Lai kinh tế. C. Lai xa. D. Cấy truyền phôi.
Câu 86: Cho các ý sau:
1. Gồm các nguyên tố Fe, Cu, Zn, Mn.
2. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của enzyme.
3. Thường tính bằng mg/con/ngày.
4. Cung cấp năng lượng chính cho vật nuôi hoạt động.
5. Cung cấp lượng axit amin thiết yếu cho vật nuôi.
Có bao nhiêu ý đúng khi nói về chất khoáng vi lượng?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 87: Ý nào sau đây không đúng khi nói về khoáng đa lượng?
A. Chiếm ít hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể.
B. Gồm các nguyên tố: Ca, P, Mg, Cl.
C. Cấu tạo nên các hợp chất xây dựng cấu trúc tế bào.
D. Tính bằng g/con/ngày.
Câu 88: Khoáng đa lượng cần thiết trong tiêu chuẩn ăn của vật nuôi:
A. Ca, P, Mg, Na. B. Ca, Cu, Na, Mg. C. Ca, P, Zn, Cu. D. Ca, P, Mn, Na.
Câu 89: Nhờ ứng dụng công nghệ nào sau đây mà nhà chọn giống có thể xác định được các cá thể
mang gene mong muốn trong giai đoạn sớm?
A. Xác định giới tính phôi. B. Chỉ thị phân tử.
C. Thụ tinh trong ống nghiệm. D. Cấy truyền phôi.
Câu 90: Phương pháp nào dưới đây không phải là ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống
vật nuôi?
A. Lai kinh tế. B. Xác định giới tính của phôi.
C. Cấy truyền phôi. D. Thụ tinh trong ống nghiệm.
Câu 91: Khoáng vi lượng gồm:
A. Fe, P, Mn, Na. B. Fe, P, Zn, Cu. C. Fe, Cu, Mn, Zn. D. Fe, Cu, Na, Mg.
Câu 92: Trong quá trình ủ chua thức ăn cần chú ý:
A. Nén chặt, che kín bạt hoặc đóng bánh.
B. Nén chặt để không khí lưu thông.
C. Che bạt thật kín để dinh dưỡng không bị bay hơi.
D. Để hở để tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt động.
Câu 93: Thiếu Mn vật nuôi sẽ:
A. Thiếu máu. B. Còi xương, chậm lớn.
C. Khả năng cho trứng kém. D. Chân yếu, đi lại khó khăn.
Câu 94: Trong khẩu phần ăn nếu thiếu protein vật nuôi sẽ bị:
A. Còi xương, thiếu máu, chậm phát triển.
B. Chậm sinh trưởng, chậm phát triển, sức sản xuất kém.
C. Sức sản xuất kém, còi xương, thiếu máu.
D. Chậm phát triển, sức sản xuất kém, thiếu máu.
Câu 95: Sử dụng các chủng vi sinh vật có lợi trong quá trình chế biến thức ăn giàu tinh bột nhằm
A. tăng hàm lượng vitamin trong thức ăn.
B. tăng hàm lượng tinh bột trong thức ăn.
C. tăng hàm lượng lipit trong thức ăn.
D. tăng hàm lượng protein trong thức ăn.
Câu 96: Vì sao khi ủ chua thức ăn cần bổ sung thêm cám gạo và muối?
Trang 9/10 - Mã đề 201
A. Cung cấp thêm dinh dưỡng cho thức ăn.
B. Tạo điều kiện cho vi sinh vật có ích hoạt động làm quá trình ủ diễn ra nhanh hơn, bổ sung dinh
dưỡng, tạo hương vị thơm ngon cho thức ăn.
C. Ức chế hoạt động của vi khuẩn lactic, tạo hương vị thơm ngon cho thức ăn.
D. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động làm quá trình ủ diễn ra nhanh hơn, bổ sung
dinh dưỡng, tạo hương vị thơm ngon cho thức ăn.
Câu 97: Trong rau muống, thành phần dinh dưỡng nào chiếm hàm lượng lớn nhất?
A. Nước. B. Lipit. C. Protein. D. Khoáng.
Câu 98: Trong cây ngô non, thành phần dinh dưỡng nào chiếm hàm lượng lớn nhất?
A. Khoáng. B. Protein. C. Carbohydrate. D. Nước.
Câu 99: Khẩu phần ăn nếu thiếu canxi vật nuôi sẽ:
A. Viêm sừng hóa trên da. B. Gà đẻ vỏ quả trứng mỏng.
C. Chậm phát triển. D. Thiếu máu.
Câu 100: Ví dụ nào thể hiện khẩu phần ăn của vật nuôi?
A. Năng lượng: 3000 Kcal. B. Tấm: 1,5kg, bột sắn: 0,3 kg.
C. Fe: 13g, NaCl: 43g. D. P: 13g, Vitamin A.

Trang 10/10 - Mã đề 201

You might also like