btap bảo toàn động lượng

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Trường THPT Quang Trung – Đống Đa BÀI TẬP CHỦ ĐỀ

Tổ: Vật Lí ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

Dạng 1: Va chạm đàn hồi, va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực

Câu 1: Một hòn bi khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 3m/s đến va chạm vào hòn bi có
khối lượng 4kg đang nằm yên, sau va chạm hai viên bi gắn vào nhau và chuyển động cùng vận tốc.
Xác định vận tốc hai viên bi sau va chạm
A. 10m /s B. 15 m/s C. 1 m/s D. 5 m/s

Câu 2: Viên bi thứ nhất khối lượng 200g đang chuyển động trên mặt phẳng ngang với vận tốc 5m/s
tới va chạm vào viên bi thứ hai khối lượng 400g đang đứng yên, biết sau va chạm viên bi thứ hai
chuyển động với vận tốc 3m/s, chuyển động của hai bi trên cùng một đường thẳng. Xác định độ lớn
vận tốc và chiều chuyển động của viên bi thứ nhất sau va chạm
A. 4m/s B. 1 m/s C. 6 m/s D. 5 m/s

Câu 3: Cho hai viên bi chuyển động ngược chiều nhau trên cùng một đường thẳng và va chạm vào
nhau. Viên bi thứ nhất khối lượng 4kg chuyển động với vận tốc 4m/s và viên bi thứ hai khối lượng
8kg đang chuyển động với vận tốc v2. Sau va chạm cả hai viên bi đều đứng yên. Tính vận tốc viên
bi thứ hai trước va chạm? Bỏ qua mọi lực cản
A. 4m /s B. 2 m/s C. 6 m/s D. 5 m/s

Câu 4: Cho vật 1 khối lượng m1 đang chuyển động với vận tốc 5m/s đến va chạm với vật 2 khối
lượng 1kg đang chuyển động với vận tốc 1m/s, hai vật chuyển động cùng nhau. Sau va chạm hai vật
dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc 2,5m/s. Xác định khối lượng m1
A. 1kg B. 0,6 kg C. 2 kg D. 3kg

Câu 5: Hai viên bi có khối lượng m1 = 50 g và m2 = 80 g đang chuyển động ngược chiều nhau và va
chạm nhau. Biết vật m1 chuyển động với tốc độ v1 = 2 m/s. Muốn sau va chạm m2 đứng yên còn m1
chuyển động theo chiều ngược lại với tốc độ như cũ thì tốc độ của m2 trước va chạm bằng
A. 1,0 m/s. B. 2,5 m/s. C. 3,0 m/s. D. 2,0 m/s.

1
Câu 6: Mô ̣t vâ ̣t khố i lươṇ g m1 chuyể n đô ̣ng với vâ ̣n tố c v1 tới đâ ̣p vào vâ ̣t m2 (m1 = 4 m2) đang đứng
yên. Bỏ qua mọi ma sát. Sau va cha ̣m hai vâ ̣t dính vào nhau và cùng chuyể n đô ̣ng với vâ ̣n tố c v2 thì
thỉ số đô ̣ng năng của hê ̣ trước và sau va cha ̣m là
2 2 2 2
1 v  v  v  4 v 
A. . 1  . B. 2  1  . C. 16  1  . D. . 1 
4  v2   v2   v2  5  v2 

Câu 7: Hai vật có khối lượng bằng nhau m1 = m2, tốc độ v1 = 1,0 m/s và v2 = 3,0 m/s chuyển động
ngược chiều đến va chạm đàn hồi trực diện với nhau. Tốc độ của hai vật ngay sau va chạm là
A. v1’ = 3,0 m/s; v2’ = 1,0 m/s. B. v1’ = 4,5 m/s; v2’ = 1,5 m/s.
C. v1’ = v2’ = 1,0 m/s. D. v1’ = v2’ = 2,0 m/s.

Câu 8: Viên bi m1 = 300 g chuyển động với tốc độ 1 m/s, viên bi m2 = 200 g chuyển động với tốc độ
3 m/s ngược chiều với viên bi m1. Hai viên bi va chạm hoàn toàn đàn hồi trực diện trong khoảng thời
gian 0,01 s. Lực tương tác giữa hai viên bi khi va chạm có độ lớn bằng
A. 96 N. B. 192 N. C. 36 N. D. 24 N

Câu 9: Quả cầu A có khối lượng 2m chuyển động trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, va chạm vào quả
cầu B có khối lượng m đang nằm yên trên bàn. Coi va chạm là đàn hồi trực diện. Tỉ số tốc độ của
quả cầu B so với quả cầu A sau va chạm là
A. 0,50. B. 4,00. C. 0,25. D. 0,75.

Câu 10: Một xe khối lượng m1 = 1,0 kg đang chuyển động với vận tốc 3,5 m/s đến va chạm vào một
xe khác khối lượng m2 = 1,5 kg đang chuyển động cùng chiều với vận tốc 1 m/s. Sau va chạm hai xe
dính với nhau và cùng chuyển động. Phần động năng hao hụt do va chạm (đã chuyển hoá thành nhiệt
và các dạng năng lượng khác) là
A. 2,5 J. B. 1,875 J. C. 1,25 J. D. 3,75 J.

Câu 11: Một viên đạn khối lượng m = 10 g bắn đi theo phương ngang với
vận tốc v0 va chạm mềm với khối gỗ khối lượng M = 1 kg treo đầu sợi dây
nhẹ cân bằng thẳng đứng. Sau va chạm khối gỗ chứa đạn nâng lên độ cao
cực đại h = 0,8 m so với vị trí cân bằng ban đầu, lấy g = 9,8 m/s2. Vận tốc v0
có giá trị. Bỏ qua lực cản môi trường
A. 200 m/s. B. 300 m/s.
C. 400 m/s. D. 500 m/s

2
Câu 12: Một toa tàu có khối lượng m1 = 3000 kg chạy với tốc độ 4 m/s đến đụng vào một toa tàu có
khối lượng m2 = 5000 kg đang đứng yên trên một đường ray thẳng, làm toa này chuyển động đi với
tốc độ 3 m/s. Sau va chạm, toa tàu m1 chuyển động
A. ngược lại với tốc độ 0,6 m/s. B. ngược lại với tốc độ 1 m/s.
C. theo hướng cũ với vận tốc 0,6 m/s. D. theo hướng cũ với tốc độ 1 m/s.

Câu 13: Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn, bắn đi một viên đạn theo phương ngang có khối lượng
10 kg với vận tốc 400 m/s. Coi như lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên. Tốc độ giật lùi của đại bác
ngay sau đó bằng
A. 3 m/s. B. 2 m/s. C. 4 m/s. D. 1 m/s.

Câu 14: Một khẩu pháo khối lượng 10 tấn chứa viên đạn khối lượng 10 kg nằm trong nòng pháo. Lúc
đầu, khẩu pháo đứng yên trên mặt đất phẳng ngang. Khi viên đạn được bắn ra thì khẩu pháo bị giật
lùi về phía sau. Bỏ qua ma sát với mặt đất. Tỉ số động năng của khẩu pháo và của viên đạn ngay sau
khi bắn bằng
1 1
A.1000. B. . C. . D. 999.
999 1000

Câu 15: Một khẩu pháo được gắn chặt vào xe và xe có thể di
chuyển dọc theo đường ray nằm ngang như hình. Khẩu pháo bắn
ra một viên đạn khối lượng 200 kg với tốc độ 125 m/s theo
hướng hợp với phương ngang một góc 450 Biết khối lượng của
khẩu pháo và xe là 5 000 kg. Tính tốc độ giật lùi của khẩu pháo

Dạng 2: Bài toán đạn nổ

Câu 16: Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 300m/s thì nổ vỡ thành hai mảnh có khối
lượng lần lượt là 15kg và 5kg. Mảnh to bay theo phương thẳng đứng xuống dưới với vận tốc
400√3m/s. Hỏi mảnh nhỏ bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu? Bỏ qua sức cản không khí
o o o
A. 3400m/s; α = 20 B. 2400m/s; α = 30 C. 1400m/s; α = 10 D. 5400m/s; α = 20

3
Câu 17: Một viên đạn khối lượng 2kg được bắn ra khỏi nòng súng bay thẳng đứng lên cao với vận
tốc 250 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Biết mảnh thứ nhất bay theo phương
ngang với vận tốc 500 m/s. Hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu? Bỏ qua
sức cản không khí
𝑚 𝑚 𝑚 𝑚
A. 500√2 , 450 B. 200√2 , 350 C. 300√2 , 250 D. 400√2 , 150
𝑠 𝑠 𝑠 𝑠

Câu 18: Một viên đạn được bắn ra khỏi nòng súng ở độ cao 20m, viên đạn đang bay ngang với vận
tốc 12,5 m/s thì vỡ thành hai mảnh với khối lượng lần lượt là 0,5kg và 0,3kg. Mảnh to rơi theo
phương thẳng đứng xuống dưới và có vận tốc khi chạm đất là 40m/s. Khi đó mảnh nhỏ bay theo
phương nào với vận tốc bao nhiêu? Bỏ qua sức cản không khí
o o o
A. 55,67m/s; 40 B. 66,67m/s; 60 C. 26,67m/s; 30 D. 36,67m/s; 500

Câu 19: Một quả đạn khối lượng m khi bay lên điểm cao nhất thì nổ thành hai mảnh. Trong đó một
mảnh có khối lượng m/3 bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 20m/s. Tìm độ cao cực đại mà
mảnh còn lại lên tới so với vị trí đạn nổ. Lấy g = 10m/s2
A. 10m B. 15m C. 20m D. 5m

You might also like