Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 33

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TIỂU LUẬN

MÔN TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

ĐỀ TÀI:

QUYỀN HẠN VÀ QUYỀN LỰC CỦA THÁI SƯ


TRẦN THỦ ĐỘ DƯỚI THỜI TRẦN QUA CÂU
CHUYỆN VỚI LINH TỪ QUỐC MẪU

Giảng viên hướng dẫn: TS.HUỲNH THANH TÚ

Nhóm sinh viên thực hiện: NHÓM 2

Năm học: 2023 – 2024


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TIỂU LUẬN

MÔN TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

ĐỀ TÀI:

QUYỀN HẠN VÀ QUYỀN LỰC CỦA THÁI SƯ


TRẦN THỦ ĐỘ DƯỚI THỜI TRẦN QUA CÂU
CHUYỆN VỚI LINH TỪ QUỐC MẪU

Giảng viên hướng dẫn: TS.HUỲNH THANH TÚ

Nhóm sinh viên thực hiện: NHÓM 2

Năm học: 2023 – 2024


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

STT Họ và tên MSSV

1 Đỗ Trúc Vy K214070488

2 Tài Thị Thanh Thanh K214070473

3 Trịnh Quốc Cường K214071767

4 Đạo Nữ Hồng Nhiên K214071781

5 Trần Hiền Thảo K214070477

6 Nguyễn Phương Thùy K214070481

7 Hà Thị Thúy Vi K214071793

8 Lương Thị Bích Thuận K214070480

9 Trương Hoàng Oanh K214070468

10 Trương Trúc Quỳnh K214071271

11 Nguyễn Thị Ánh Sao K214070470


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÓM 2

MỨC ĐỘ
STT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ HOÀN
THÀNH
- Nhóm trưởng
- Khâu chuẩn bị:
 Lên kế hoạch, nội dung,
phân chia và sắp xếp công
việc
 Tham gia viết kịch bản
 Viết nội dung tiểu luận:
1 Đỗ Trúc Vy Chương 1 100%
 Đạo diễn
 Tham gia thuê và trả trang
phục
- Vai diễn trong video:
Người hóng chuyện
- Vai diễn trên lớp: Người
dẫn chương trình, dẫn chuyện
- Chuẩn bị:
 Tham gia đóng góp ý kiến,
bổ sung kịch bản
 Tổng hợp word
 Tham gia thuê và trả trang
2 Tài Thị Thanh Thanh 100%
phục
- Vai diễn trong video:
Người hóng chuyện
- Vai diễn trên lớp: Người
dẫn chương trình, dẫn truyện
- Khâu chuẩn bị
 Tham gia đóng góp ý kiến,
bổ sung kịch bản
 Tham gia thuê và trả trang
3 Trịnh Quốc Cường phục 100%
- Vai diễn trong video: Thái
sư Trần Thủ Độ
- Vai diễn trên lớp: Thái sư
Trần Thủ Độ
- Khâu chuẩn bị
 Tham gia đóng góp ý kiến,
bổ sung kịch bản
 Tham gia tìm địa điểm
thuê trang phục
 Tham gia tìm bối cảnh
4 Hà Thị Thúy Vi quay 100%
 Tham gia thuê và trả trang
phục
- Vai diễn trong video: Linh
Từ Quốc mẫu
- Vai diễn trên lớp: Linh Từ
Quốc mẫu
- Khâu chuẩn bị
 Tham gia đóng góp ý kiến,
bổ sung kịch bản
 Quay phim
5 Lương Thị Bích Thuận  Chỉnh sửa Video 100%
 Tham gia thuê và trả trang
phục
- Vai diễn trên lớp: Thái sư
Trần Thủ Độ thứ hai
- Khâu chuẩn bị
 Tham gia viết kịch bản
 Thiết kế Powerpoint
 Tham gia thuê và trả trang
6 Đạo Nữ Hồng Nhiên phục 100%
- Vai diễn trong video:
Quân hiệu
- Vai diễn trên lớp: Quân
hiệu
- Khâu chuẩn bị
 Tham gia đóng góp ý kiến,
bổ sung kịch bản
 Viết nội dung tiểu luận:
Chương 2
 Tham gia tìm bối cảnh
7 Trương Trúc Quỳnh quay 100%
 Tham gia thuê và trả trang
phục
- Vai diễn trong video: Lý
Văn Lang
- Vai diễn trên lớp: Lý Văn
Lang
- Khâu chuẩn bị
 Tham gia đóng góp ý kiến,
bổ sung kịch bản
 Viết nội dung tiểu luận:
8 Trương Hoành Oanh 100%
Chương 3
 Thiết kế Powerpoint
 Tham gia thuê và trả trang
phục
- Vai diễn trong video: Trần
Tự Khánh - Anh trai Linh Từ
Quốc mẫu
- Khâu chuẩn bị
 Tham gia đóng góp ý kiến,
bổ sung kịch bản
 Viết nội dung tiểu luận:
Chương 2
 Tham gia tìm bối cảnh
9 Nguyễn Thị Ánh Sao quay 100%
 Tham gia thuê và trả trang
phục
- Vai diễn trong video: Lính
của Thái sư Trần Thủ Độ
- Vai diễn trên lớp: Lính của
Thái sư Trần Thủ Độ
- Khâu chuẩn bị
 Tham gia viết kịch bản
 Viết nội dung tiểu luận:
Mở đầu và Kết luận
10 Trần Hiền Thảo 100%
 Tham gia thuê và trả trang
phục
- Vai diễn trong video: Lính
của Quân hiệu
- Khâu chuẩn bị
 Tham gia viết kịch bản
 Viết nội dung tiểu luận:
11 Nguyễn Phương Thùy 100%
Chương 3
 Tìm địa điểm thuê trang
phục
 Tham gia thuê và trả trang
phục
- Vai diễn trong video: Tỳ
nữ của Linh Từ Quốc mẫu và
người hóng chuyện
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN HẠN VÀ QUYỀN LỰC ............. 2

1.1 Các khái niệm ............................................................................................. 2

1.1.1 Lãnh đạo ............................................................................................... 2

1.1.2 Quyền hạn và quyền lực ...................................................................... 3

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng ................................................................................ 4

1.2.1 Quyền lực vị trí ..................................................................................... 4

1.2.2 Quyền lực cá nhân ............................................................................... 5

1.2.3 Quyền lực chính trị .............................................................................. 5

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN HẠN VÀ QUYỀN


LỰC CỦA THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ DƯỚI THỜI TRẦN QUA CÂU CHUYỆN
VỚI LINH TỪ QUỐC MẪU ....................................................................................... 7

2.1 Thực trạng về quyền hạn và quyền lực của Thái sư Trần Thủ Độ ....... 7

2.1.1 Tiểu sử nhân vật ................................................................................... 7

2.1.2 Câu chuyện phân tích .......................................................................... 8

2.2 Phân tích thực trạng về quyền hạn và quyền lực của Thái sư Trần Thủ
Độ ................................................................................................................................ 9

2.2.1 Quyền lực vị trí ..................................................................................... 9

2.2.2 Quyền lực cá nhân ............................................................................. 10

2.2.3 Quyền lực chính trị ............................................................................ 10

2.3 Đánh giá thực trạng: ................................................................................ 11

2.3.1 Ưu ....................................................................................................... 11

2.3.2 Nhược ................................................................................................. 13

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUYỀN LỰC VÀ QUYỀN HẠN


CỦA THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ ............................................................................... 16
3.1 Mục tiêu của Giải pháp ........................................................................... 16

3.2 Giải pháp hoàn thiện quyền lực và quyền hạn của Thái sư Trần Thủ Độ
................................................................................................................................... 16

3.2.1 Phát huy Ưu ....................................................................................... 16

3.2.2 Khắc phục Nhược .............................................................................. 19

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 23


1

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Việt Nam chúng ta đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Để có được
nền hòa bình như hiện nay, dân tộc ta đã không ngừng đấu tranh chống quân xâm lược,
lật đổ ách đô hộ để giành lại Tổ quốc, bảo vệ non sông đất nước. Trong đó, nhà lãnh đạo
đóng vai trò quyết định trong hành trình thành công dựng nước và giữ nước này.

Lãnh đạo luôn đi đôi với chữ “quyền”. Bên cạnh những kẻ lãnh đạo lạm quyền cho
mục đích cá nhân thì vẫn luôn tồn tại những nhà lãnh đạo công minh, liêm chính. Điển
hình là Thái sư Trần Thủ Độ, là người mở đường cho thời nhà Trần huy hoàng trong
lịch sử nước ta và còn là một vị lãnh đạo công tư phân minh. Ông và vợ mình là Linh
Từ Quốc mẫu có khá nhiều câu chuyện liên quan đến quyền hạn và quyền lực được sử
sách ghi lại.

Vì vậy nhóm 2 đã chọn đề tài “Quyền hạn và quyền lực của Thái sư Trần Thủ Độ
dưới thời Trần qua câu chuyện với Linh Từ Quốc mẫu”. Nhóm 2 hi vọng từ những phân
tích, đánh giá và đề xuất trong đề tài này, những nhà quản trị tương lai có thể rút ra
những bài học kinh nghiệm bổ ích khi áp dụng kỹ năng quyền hạn và quyền lực trong
lãnh đạo.

Phạm vi nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý luận về quyền hạn và quyền lực trong nghệ thuật lãnh đạo, những
tư liệu lịch sử xoay quanh Thái sư Trần Thủ Độ và Linh Từ Quốc mẫu. Từ đó nêu lên
những ưu điểm, hạn chế và đưa ra các giải pháp tăng cường cũng như khắc phục tương
ứng. Nhóm tập trung nghiên cứu vào quyền hạn và quyền lực của Thái sư Trần Thủ Độ
đối với câu chuyện liên quan đến vợ của ông, là Linh Từ Quốc mẫu dưới thời Trần. Kèm
theo đó là một yếu tố mới khi xuất hiện phân cảnh Trần Thủ Độ tranh luận với bản thân
ở chiều không gian khác về việc tại sao không phạt vợ mình mặc dù Linh Từ Quốc mẫu
làm trái vương pháp.
2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN HẠN VÀ QUYỀN LỰC

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Lãnh đạo

Theo George R.Terry: “Lãnh đạo là một hoạt động gây ảnh hưởng đến con người
nhằm phấn đấu một cách tự nguyện cho những mục tiêu của nhóm”.

Có thể nói lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hay một
nhóm nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định. Tuy
nhiên, lãnh đạo nói chung không phải là một hành động hay cử chỉ nhất định mà lãnh
đạo là bao gồm các kỹ năng mềm mà một cá nhân nắm giữ khi họ đang ở vai trò là người
đứng đầu một nhóm người hay một tổ chức.

Lãnh đạo là khả năng lôi cuốn người khác đi theo mình, biết tạo ra một sự thỏa
thuận chung của nhóm, biết thông tin cho nhân viên để họ biết làm gì, là cách cư xử của
một cá nhân khi chỉ đạo các hoạt động của nhóm để đạt mục đích chung.

Lãnh đạo là một khái niệm trừu tượng, mang tính chủ quan. Tùy theo từng khía
cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo.
Theo Tiến sĩ Huỳnh Thanh Tú, trong quyển Tâm lý và Nghệ thuật lãnh đạo: “Lãnh đạo
là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội mà trong đó, lãnh đạo tìm kiếm sự tham
gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức”.

Lãnh đạo là một nghệ thuật kích thích con tim và khối óc của những con người
bình thường để đạt được những kết quả phi thường, là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt
động của một cá nhân hoặc một nhóm, nhằm đạt được mục đích trong những điều kiện
cụ thể nhất định. Lãnh đạo là biết tạo ra mối ràng buộc giữa người và công việc bằng
cách quan tâm cả hai. Và nghiên cứu về lãnh đạo là nghiên cứu về sự tác động của con
người vào con người.

Lãnh đạo là khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng trên người khác để hoàn thành
những mục tiêu mong muốn. Nói cách khác, lãnh đạo thiên về khía cạnh nhân bản và
nhắm đến “người” để nối kết họ thành một đội ngũ và động viên họ tiến tới mục tiêu
mong muốn. Có hai loại lãnh đạo là lãnh đạo chính thức và lãnh đạo không chính thức:
3

 Lãnh đạo chính thức là người lãnh đạo có thực quyền. Người lãnh đạo có
thực quyền là người lãnh đạo đồng thời đóng vai trò quản trị viên trong một
tổ chức, được trao ban quyền hạn và chức năng hành xử trên người khác để
thi hành một công tác theo hoạch định.
 Lãnh đạo không chính thức, hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên. Là người lãnh
đạo do thiên phú với phong cách lôi cuốn người khác. Tuy họ không có
quyền hạn chính thức để sai khiến nhưng lời nói của họ có giá trị, được
người khác lắng nghe và thực hiện. Những người lãnh đạo tự nhiên này
thường được người khác ngưỡng mộ như một chứng nhân gương mẫu về
cách tổ chức và thực hiện đối với đời sống cả nhân cũng như xã hội.

1.1.2 Quyền hạn và quyền lực

Trong quyển sách Tâm lý và Nghệ thuật lãnh đạo, Tiến sĩ Huỳnh Thanh Tú đã đề
cập: “Quyền hạn là quyền được xác định trong phạm vi cho phép. Quyền hạn có thể xem
như là sự ảnh hưởng, sự tác động của một bên lên phía bên kia. Quyền hạn là quyền
được xác định về vị trí, về mức độ. Quyền hạn sẽ tạo ra quyền lực”.

Quyền lực là khả năng ảnh hưởng đến người khác, nó tồn tại trong nhận thức của
đối tượng bao gồm cả người có quyền lực và người chịu ảnh hưởng của quyền lực.
Người có quyền lực có thể sử dụng hoặc không sử dụng nó gọi là quyền lực tiềm năng.

Trong quyển sách Tâm lý và Nghệ thuật lãnh đạo, Tiến sĩ Huỳnh Thanh Tú đã
nhận định: “Quyền lực là một phạm trù xã hội, thể hiện mối quan hệ giữa con người với
con người. Quyền lực là năng lực của chủ thể trong việc ảnh hưởng tới đối tượng. Người
có quyền lực có thể sử dụng hay không sử dụng nó; quyền lực là trong nhận thức của
đối tượng; con người có khả năng làm tăng hay giảm quyền lực của họ”. Quyền lực là
một phạm trù ghép, được tạo lên từ 2 phạm trù “Quyền” và “Lực”:

 Quyền là một phạm trù mang tính chất xã hội mà ở đó người ta ý thức ra
việc một nhu cầu nào đó của mình phải được thực hiện trong sự thừa nhận
của người khác. Quyền chỉ mối quan hệ giữa người với người, con người
có được quyền khi nhu cầu của anh ta được người khác thừa nhận. Sự thừa
nhận có thể được luật hóa dưới dạng văn bản pháp quy hoặc được xã hội
thừa nhận dưới dạng quy phạm đạo đức.
4

 Lực là thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng nhưng nó được thể hiện ra,
được bộc lộ ra trong tương tác với cái khác ở khả năng gây ra sự biến đổi,
hoặc giữ cho sự vật không đổi. Lực có trong các sự vật, hiện tượng ở tự
nhiên, trong mỗi cá thể con người. Lực mạnh hay yếu phụ thuộc vào quá
trình tương tác của sự vật hiện tượng được bộc ra như thế nào. Nói tới lực
là nói tới sức mạnh, là khả năng chi phối sự vật, hiện tượng khác, chi phối
người khác, hoặc giữ cho bản thân mình không biến đổi trong tương tác với
người khác, sự vật khác.

Quyền và lực trong xã hội là hai phạm trù có mối quan hệ tác động qua lại đối với
nhau. Khi người ta có lực, thì họ sẽ dùng sức mạnh của mình để đoạt lấy quyền. Ngược
lại, có được quyền rồi thì sức mạnh của con người sẽ được tăng lên gấp bội. Trong những
trường hợp chỉ có quyền mà không có lực, hoặc chỉ có lực mà không có quyền thì hoạt
động của con người không mang lại kết quả như mong muốn.

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng

1.2.1 Quyền lực vị trí

Quyền lực vị trí hay còn gọi là quyền lực địa vị, là quyền lực chính thức mà nhà
lãnh đạo có được từ chính vị trí của mình trong tổ chức.

Quyền lực vị trí là quyền lực do một tổ chức hoặc cấp trên giao cho. Nhà quản lý
có được quyền lực này nhiều hay ít là do sự tin cậy mà họ đạt được với tổ chức hoặc cấp
trên ấy. Các nhà quản lý có quyền lực địa vị nhiều hay ít, lớn hay nhỏ là do sự ủy quyền
mà nên. Vì thế, cấp trên có thể ủy quyền và cũng có thể rút lại tất cả hay một phần sự
ủy quyền ấy.

Quyền lực này phân biệt rõ ràng khoảng cách giữa nhà lãnh đạo và cấp dưới. Nhà
lãnh đạo sử dụng quyền hạn tại vị trí của mình để đạt được quyền hành động trong một
phạm vi nào đó, như chi phối việc cung cấp, chia sẻ thông tin, ủy thác công việc cho cấp
dưới, lên kế hoạch, chiến lược hoạt động cho doanh nghiệp, đánh giá năng lực nhân
viên, tạo ra động lực hành động ở đội ngũ thông qua việc thực thi các biện pháp khuyến
khích như khen thưởng, thăng cấp, quyết định và thực thi các hình phạt đối với những
người phạm lỗi…
5

Với quyền lực vị trí, nhà lãnh đạo cần làm chủ và phân bố các nguồn lực then chốt,
nhà lãnh đạo cần có khả năng điều phối và phân bổ tài nguyên quan trọng một cách khéo
léo để tăng hiệu suất làm việc, phát triển các chiến lược hiệu quả và đạt được kết quả
mong muốn.

1.2.2 Quyền lực cá nhân

Quyền lực cá nhân liên quan tới các phẩm chất của cá nhân như khả năng chuyên
môn, sự thân thiện, trung thành, sự hấp dẫn, lôi cuốn, tự tin, nhiệt tình, tận tụy với công
việc và sự đáng tin cậy đối với người khác. Các phẩm chất này đem lại quyền lực cho
cá nhân ngay cả khi các quyền lực khác bị hạn chế.

Quyền lực địa vị dù mạnh đến đâu cũng không bao giờ là đủ, luôn luôn phải có
quyền lực cá nhân đi kèm. Quyền lực cá nhân của những người bản lĩnh đôi khi át cả
quyền lực địa vị. Để có được quyền lực cá nhân, nhà lãnh đạo cần nâng cao những kỹ
năng riêng của mình.

Để phát triển quyền lực cá nhân, người ta cần tập trung vào việc nâng cao kinh
nghiệm, phát triển phẩm chất và kỹ năng cá nhân. Điều này có thể đạt được bằng cách
liên tục học hỏi, rèn luyện và phát triển bản thân. Bằng cách trau dồi kiến thức chuyên
môn, tăng cường kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ tốt với người khác và duy trì
một lối sống đạo đức, cá nhân có thể phát triển và tăng cường quyền lực cá nhân của
mình.

1.2.3 Quyền lực chính trị

Quyền lực chính trị là quyền lực không chính thức bắt nguồn từ mối quan hệ giữa
một cá nhân với người khác.

Quyền lực chính trị có thể được dựa trên sự kiểm soát đối với quá trình ra quyết
định, sự liên kết giữa cá nhân và tổ chức, sự liên minh hợp tác, sự lệ thuộc, hoặc quy
luật có qua có lại. Liên minh sẽ giúp tăng cường quyền lực cho các cá nhân riêng lẻ. Sự
lệ thuộc lẫn nhau, sự phụ thuộc của người khác vào một cá nhân và phạm vi một cá nhân
lệ thuộc vào người khác tạo lên quyền lực của mỗi bên.
6

Quyền lực chính trị của người lãnh đạo thường xuất phát từ khả năng liên kết, xây
dựng các mối quan hệ của người lãnh đạo với các thành viên trong nhóm hoặc các cá
nhân, tổ chức bên ngoài khác.

Quyền lực chính trị bao gồm sự kiểm soát đối với quá trình ra quyết định, sự liên
minh, sự kết nạp, việc thể chế hóa.

 Chọn cơ sở lý luận cho đề tài: Cơ sở lý luận cho đề tài “Quyền hạn và quyền lực
của Thái sư Trần Thủ Độ dưới thời Trần qua câu chuyện với Linh Từ Quốc mẫu”
dựa trên những lý thuyết trong quyển sách Tâm lý và Nghệ thuật lãnh đạo của
Tiến sĩ Huỳnh Thanh Tú kết hợp với một số tư liệu lịch sử. Cơ sở lý luận này sẽ
xác định, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp về quyền hạn và quyền lực của
Thái sư Trần Thủ Độ, từ đó mang đến góc nhìn đa chiều cho người đọc.

Tóm tắt chương 1: Quyền hạn là sự ảnh hưởng, sự tác động của một bên lên phía bên
kia. Quyền hạn sẽ tạo ra quyền lực. Quyền lực là năng lực của chủ thể trong việc ảnh
hưởng tới đối tượng. Chương 1 đã trình bày tổng quát về cơ sở lý luận của của quyền
hạn và quyền lực bao gồm: (i) khái niệm lãnh đạo, quyền hạn và quyền lực; (ii) các yếu
tố ảnh hưởng đến quyền hạn và quyền lực ở cả ba loại quyền lực là quyền lực vị trí,
quyền lực cá nhân và quyền lực chính trị. Nhờ những yếu tố đó mà nhà lãnh đạo có thể
phát huy tối đa quyền lực của mình. Ở các chương tiếp theo sẽ dựa vào cơ sở lý thuyết
để phân tích, làm rõ nội dung đề tài một cách chi tiết và khoa học.
7

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN HẠN VÀ QUYỀN


LỰC CỦA THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ DƯỚI THỜI TRẦN QUA CÂU CHUYỆN
VỚI LINH TỪ QUỐC MẪU

2.1 Thực trạng về quyền hạn và quyền lực của Thái sư Trần Thủ Độ

2.1.1 Tiểu sử nhân vật

Thái sư Trần Thủ Độ (1194 – 1264), còn được gọi là Trung Vũ Đại vương, là một
nhà chính trị quan trọng trong lịch sử Đại Việt thời cuối triều Lý đầu triều Trần. Ông có
vai trò quan trọng trong việc lật đổ nhà Lý, lập nên nhà Trần, thu phục các thế lực người
Man làm phản loạn và góp một phần lớn trong chiến thắng chống quân Nguyên lần thứ
nhất.

Trần Thủ Độ sinh vào ngày 7 tháng 9 năm 1194 tại Tức Mặc, Đại Việt. Ông là em
họ của ba người con của Trần Lý. Trong số đó có Trần Thừa là cha của Trần Thái Tông
(Trần Cảnh - người sau này trở thành vua của triều đại nhà Trần). Trong lịch sử Việt
Nam, Trần Thủ Độ là một đại công thần, là người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kỳ nhà Trần.

Trần Thủ Độ là một trong những nhân vật lịch sử vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam
ta. Là người có công lao to lớn trong cả việc dựng nước và giữ nước. Bằng tài năng và
uy tín của mình ông đã dùng quyền lực của mình một cách tài tình để củng cố và dẫn
dắt nước Đại Việt vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, quân sự,...

Bên cạnh sự tài năng và những đóng góp của mình cho đất nước, Trần Thủ Độ vẫn
bị một số người chỉ trích vì những quyết định tàn nhẫn và độc đoán của mình. Tuy nhiên,
cần nhìn nhận ông trong bối cảnh lịch sử cụ thể.

Trần Thủ Độ là một nhân vật đa chiều, vừa là người có tài năng và uy tín, vừa gắn
liền với những sự kiện gây tranh cãi trong lịch sử Đại Việt. Tóm lại, Trần Thủ Độ là một
nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông là vị
anh hùng dân tộc, người có công khai quốc, lập triều, dẹp loạn ngoại xâm, xây dựng và
phát triển đất nước.
8

2.1.2 Câu chuyện phân tích

Trong sự kiện Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, khi ấy Trần Cảnh chưa
đầy 10 tuổi, chưa đủ tài lực để có thể đảm đương việc triều chính. Cũng vì vậy mà mọi
việc trong triều đều phải cậy nhờ vào Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ. Ông là người
nắm quyền thực sự và quyết định chính trị, trong khi Trần Cảnh chỉ đóng vai trò là một
Hoàng đế trẻ tuổi.

Linh Từ Quốc mẫu mặc dù đã bị giáng làm Công chúa nhưng Trần Thái Tông vẫn
không nỡ gọi bà là "Công chúa" như nữ quyến hoàng gia bình thường khác, vì thế đã
dùng biệt hiệu "Quốc mẫu" để gọi bà, còn khiến bà được hưởng quy chế ngựa, xe và
nghi trượng ngang hàng với Hoàng hậu. Vì thế nên có thể nói địa vị của bà là vô cùng
cao quý và càng cao hơn khi bà tái hôn với Thái sư Trần Thủ Độ. Nên việc bị một Quân
hiệu cản đường không cho qua làm bà bẽ mặt khiến bà vô cùng tức giận mà vội vã mách
với chồng mình là Thái sư Trần Thủ Độ nhằm trừng trị kẻ to gan đã dám khinh nhờn bà.

Trần Thủ Độ cho gọi Quân hiệu - viên quan đã cản đường Linh Từ Quốc mẫu đến
để hỏi rõ sự việc. Nhưng sau khi biết rõ ngọn nguồn, Trần Thủ Độ đã khen ngợi và
thưởng cho người Quân hiệu vì ông đã giữ đúng phép vua. Thể hiện Trần Thủ Độ là
người công bằng, biết thưởng phạt phân minh, và coi trọng kỷ cương.

Một lần nữa khởi nguồn từ Linh Từ Quốc mẫu khi bà muốn xin Trần Thủ Độ cho
Lý Văn Lang được làm câu đương - một chức rất nhỏ trong làng. Trần Thủ Độ đã không
vội từ chối mà để Linh Từ Quốc mẫu ghi rõ họ tên và nơi ở của người ấy. Đến trấn Thiên
Hưng, Trần Thủ Độ đã cho gọi Lý Văn Lang để hỏi chuyện và đưa ra hình phạt chặt
một ngón chân để phân biệt với các quan câu đương khác. Từ đấy không ai dám đến gặp
riêng Trần Thủ Độ và người nhà ông để xin chức vị hay đi cửa sau mà không qua xét
duyệt chính thức. Qua câu chuyện này, Trần Thủ Độ đã thể hiện ông là người có quyền
lực tuyệt đối, sử dụng quyền lực ấy để củng cố uy quyền. Quyền lực là thế nhưng là một
vị thái sư anh minh, Trần Thủ Độ luôn sử dụng quyền lực một cách phải phép vừa khiến
cho người dưới quyền khuất phục vừa khiến họ tin tưởng và nể phục trước tài năng và
sự công tư phân minh của ông.
9

2.2 Phân tích thực trạng về quyền hạn và quyền lực của Thái sư Trần Thủ Độ

2.2.1 Quyền lực vị trí

Thái sư Trần Thủ Độ là người đứng đầu về hành chính, quân sự và là người ký tên
trên các văn bản quan trọng thời nhà Trần. Với một quyền lực vị trí lớn như vậy ông
hoàn toàn có quyền chi phối những người dưới quyền mình. Cụ thể trong phân cảnh
Thái sư yêu cầu Quân hiệu đến chất vấn khi nghe Linh Từ Quốc mẫu kể rằng ông ta
lộng quyền hay việc phân xử chức câu đương cho Lý Văn Lang, khi nhận được lệnh họ
phải chấp hành và đến ngay lập tức. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của họ, những người
có quyền lực thấp hơn phải tuân theo.

Ông cũng có quyền đề cử, đánh giá và phê duyệt những chức vụ nằm trong quyền
hạn mà Thái sư nắm giữ. Như trong vụ việc Linh Từ Quốc mẫu xin Thái sư cho một
người con trai của bạn của họ hàng xa được giữ chức Câu đương ở làng Mộc Khê. Ông
có toàn quyền quyết định ai sẽ là người nắm giữ vị trí này. Tuy nhiên Thái sư đã dùng
quyền lực của mình một cách có trách nhiệm và đúng chuẩn mực khi ông cần đánh giá
năng lực của người ứng cử trước khi đưa ra quyết định ban chức vị. Trong trường hợp
Lý Văn Lang khi hắn dùng mối quan hệ với ý đồ đi cửa sau để giành lấy chức vị, Thái
sư đã không ngần ngại đưa ra hình phạt thích đáng. Vừa là để răn đe Lý Văn Lang không
được làm trái quy định nữa, mà còn là cho những người có ý định như hắn không tìm
đến ông để nhờ vả, hối lộ.

Quyền lực vị trí của Thái sư còn thể hiện rất rõ qua việc ông có quyền thực hiện
các biện pháp khuyến khích ban thưởng cho Quân hiệu. Khi ông ta thực hiện đúng nghĩa
vụ của mình, giữ phép nước lệ làng cho dù có đắc tội đến người có địa vị cao hơn. Hay
việc Thái sư đưa ra hình phạt chặt ngón chân hay phạt đánh hai mươi gậy đối với Lý
Văn Lang khi phạm tội cấu kết, hối lộ.

Với tư cách Thái sư và nhà lãnh đạo, Trần Thủ Độ đã sử dụng quyền lực vị trí của
mình để đưa ra các quyết định công tư phân minh, kiểm soát tốt và hiệu quả quyền lực
mà ông nắm giữ. Vì thế ông luôn được biết đến là một người lãnh đạo tài ba, xuất chúng,
liêm chính và được đông đảo triều thần cũng như dân chúng kính nể, đặt nền móng cho
sự phồn thịnh của nhà Trần sau này.
10

2.2.2 Quyền lực cá nhân

Trần Thủ Độ là người có tài năng, quyết đoán, là một Thái sư đa mưu túc trí, biết
nắm bắt thời cơ, sử dụng các phương pháp khác nhau để đạt được mục tiêu. Cũng chính
vì sự bản lĩnh, tự tin và đáng tin cậy như vậy mà quyền lực cá nhân của Trần Thủ Độ
không những có ảnh hưởng lớn đến mọi người xung quanh khiến cho họ phục tùng với
một tâm thế tâm phục khẩu phục. Mà nó còn giúp cho quyền lực vị trí của ông càng
thêm cũng cố và thậm chí được tăng lên gấp bội. Ngay trong hai sự việc đề cập trong
bài, ông đã thể hiện được sự điềm tĩnh, không để cho cảm xúc chi phối hành động khi
nghe tin từ phía Linh Từ Quốc mẫu rằng Quân hiệu lộng quyền. Dẫu cho Thái sư có
phần tức giận nhưng Thái sư vẫn giữ cho mình được sự bình tĩnh mời Quân hiệu đến
làm rõ sự tình trước khi đưa ra bất cứ quy định trách mắng hay thưởng phạt gì.

Khi nhận được hối lộ từ Lý Văn Lang hay nhận được những lời nhờ cậy từ vợ, ông
cũng một lòng liêm chính mà từ chối cũng như trừng phạt người làm trái quy định là Lý
Văn Lang.

Ông tận tụy trong công việc khi trực tiếp đến trấn Thiên Hưng phê duyệt hộ khẩu
dẫu nơi đó ở xa hay công việc này được Linh Từ nhận xét là một công việc cỏn con,
không đáng để Thái sư bận tâm. Ông còn thể hiện mình là một nhà lãnh đạo tài ba khi
không từ chối thẳng thừng lời nhờ cậy của Linh Từ Quốc mẫu mà để bà ghi thông tin
của Lý Văn Lang để đến tận nơi phân xử khiến cho hắn ta hết đường chối cãi mà nhận
tội công khai răn đe và làm gương cho những người có ý định xấu khác.

Ngoài ra tính công tư phân minh cũng thể hiện rất rõ khi có hay thì thưởng có sai
thì phạt, Thái sư sẵn sàng ban thưởng vàng thưởng lụa cho Quân hiệu khi giữ được phép
tắc, chuẩn mực, nhắc nhở Linh Từ khi phạm lỗi và trừng phạt Lý Văn Lang để có thể
giữ được luật lệ đã định và đúng với cương vị là Thái sư của mình.

2.2.3 Quyền lực chính trị

Nắm trong tay quyền lực tuyệt đối song đó là cả một quá trình nhờ tài năng và thực
lực của bản thân gây dựng nên. Trần Thủ Độ đã khéo léo gây dựng cho mình những mối
liên hệ, những mối liên kết, những quần thần dưới trướng và những bề tôi trung thành.
Sự khéo léo ấy thể hiện qua việc khen và ban thưởng công khai khi Quân hiệu giữ được
11

sự kiên định, không vì e sợ dưới quyền hạn to lớn của Thái sư mà cho qua việc quy
phạm quy củ. Qua đây khiến cho Quân hiệu từ có phần không tin vào sự công tư phân
minh của Thái sư trong phân cảnh tưởng tượng chuyển sang hoàn toàn quy thuận và bái
phục trước sự công tâm, không lạm quyền của Thái sư. Một tình tiết khác cho thấy việc
tạo liên kết với người dưới quyền của mình của Thái sư cũng rất thành công. Khi tên
quân lính của Thái sư sẵn sàng ngay lập tức tường thuật lại vụ việc dân chúng có những
lời bàn tán không hay về Thái sư dù cho việc đó có thể khiến Thái sư phật lòng mà trách
phạt.

Là một người lãnh đạo thấu tình đạt lý và có cho mình những tầm nhìn dài hạn
mang tính chiến lược. Vì vậy những người phục tùng dưới trướng Trần Thủ Độ lại càng
thêm tin tưởng và lệ thuộc cũng như trung thành tuyệt đối. Họ đã sẵn sàng hi sinh lợi
ích của mình để hoàn thành nghĩa vụ một cách tự nguyện và tận tụy. Qua đây lại càng
có thể khẳng định sự xuất chúng trong việc dùng người cũng như xuất sắc trong việc tạo
dựng quyền lực chính trị của Trần Thủ Độ trong suốt quá trình sống và làm việc trong
thời Trần.

2.3 Đánh giá thực trạng:

2.3.1 Ưu

2.3.1.1 Quyền lực vị trí

Trần Thủ Độ là nhân vật trụ cột của triều Trần. Ông là công thần sáng lập, trực tiếp
lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kỳ nhà Trần. Sau
khi nhà Trần thành lập, bằng tài năng, uy tín của mình, cũng như sự tin cậy của vua Trần
Thái Tông mà ông được phong làm Quốc thượng phụ rồi Thái sư. Chính vì thế mà Trần
Thủ Độ có được quyền lực mạnh mẽ, có khả năng chi phối, ảnh hưởng đến người khác.

Như trong câu chuyện Linh Từ Quốc mẫu bị chặn kiệu, Trần Thủ Độ đã thể hiện
quyền lực vị trí bằng cách khen thưởng vàng lụa cho viên Quân hiệu đã làm đúng theo
vương pháp, không cho Quốc mẫu đi qua thềm cấm. Hay trong câu chuyện Linh Từ
Quốc mẫu xin cho một người làm chức câu đương, vị Thái sư đã thể hiện quyền lực địa
vị bằng một cách khác là ra lệnh phạt Lý Văn Lang hai mươi gậy vì tội dám lợi dụng
quan hệ xin chức vị, cũng là để răn đe những kẻ có ý định bất chính. Trên cương vị là
12

Thái sư, Trần Thủ Độ đã sử dụng vị trí và quyền lực có trách nhiệm, đúng chuẩn mực,
luôn tuân theo quốc pháp, không vì chức cao vọng trọng mà thị uy với đời. Sự thưởng
phạt của ông không theo tư lợi mà vì lợi ích của mọi người. Chính vì thế mà ông được
dân chúng và triều đình kính nể, tin tưởng giao cho những trọng trách quan trọng, giữ
được tiếng thơm đến mãi sau này.

2.3.1.2 Quyền lực cá nhân

Trần Thủ Độ là người có tài năng và bản lĩnh hơn người. Ông xử lý việc gì cũng
thẳng thắn dứt khoát, thường quyết đoán theo ý chí của mình, ít chịu để cho tình cảm
chi phối. Như chuyện vợ ông là Linh Từ Quốc mẫu khi đi qua chỗ thềm cấm bị người
Quân hiệu ngăn không cho đi. Quốc mẫu về khóc và mách với Trần Thủ Độ, vị Thái sư
cho người bắt người Quân hiệu đến, sau khi làm rõ sự tình đã khen thưởng Quân hiệu:
“Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa” và lấy vàng lụa
thưởng cho về. Ông không vội vã kết luận đúng sai mà lắng nghe câu chuyện từ hai
phía, rồi tự mình đưa ra kết luận cuối cùng.

Hay như chuyện Linh Từ Quốc mẫu xin Trần Thủ Độ cho một người làm câu
đương. Đây là một chức quyền rất nhỏ, chỉ là người chuyên bắt bớ, áp giải trong làng.
Nhưng Trần Thủ Độ nói “Ngươi vì có Công chúa xin cho được làm câu đương,...phải
chặt một ngón chân để phân biệt với người khác”. Người ấy phải kêu van xin tha hồi lâu
mới được tha cho. Sách sử còn viết, từ đấy không ai dám đến nhà thăm riêng hòng lo
lót, xin vợ ông giúp đỡ nữa. Qua hai câu chuyện trên ta có thể thấy ông là một người
công tư phân minh, là người đúng có thưởng sai bị phạt, không vì tình riêng mà thiên vị
bất kỳ ai, ngay cả tình cảm vợ chồng và thân tộc cũng không mảy may làm ảnh hưởng
đến sự anh minh của mình.

2.3.1.3 Quyền lực chính trị

Trần Thủ Độ đã tận dụng tài năng của mình để xây dựng mối quan hệ trung thành
với vua tôi, kết nối với quan thần cấp dưới, thu thập người tài cho đất nước. Vị Thái sư
sẵn sàng tuân chỉ vua tôi đi duyệt hộ khẩu ở trấn Thiên Hưng, không quản đường sá xa
xôi vất vả. Điều này thể hiện lòng trung quân ái quốc, vì nước vì dân mà quên mình của
Trần Thủ Độ, đối với vua tôi là sự tin tưởng tuyệt đối. Với bề tôi dưới trướng ông đã tạo
ra mối quan hệ tôn trọng và khâm phục khi có cái nhìn khách quan về quyết định của
13

người Quân hiệu, đưa ra quyết định đúng đắn và công tâm. Hay tên lính trong nhà sẵn
sàng báo lại việc dân chúng xì xầm lời không hay về ông chính là minh chứng cho sự
kính nể và lòng trung thành của họ với Trần Thủ Độ. Qua đây ta thấy ông là người dùng
quyền lực hiệu quả và thông minh, cần nhu có nhu, cần cương có cương, giữ được mối
quan hệ tốt đẹp với cả bề trên và cấp dưới.

2.3.2 Nhược

2.3.2.1 Quyền lực vị trí

Những năm đầu sáng lập triều Trần, nhà vua còn non trẻ, Trần Thủ Độ là người
thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước. Trích một đoạn trong sách sử: “Thái Tông lấy
được thiên hạ đều là mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền
hơn cả vua” cho thấy vị trí của Thái sư Trần Thủ Độ rất quyền lực, có thể nói là “dưới
một người trên vạn người”, đến nhà vua cũng phải kính nể đôi phần. Với quyền lực
mạnh mẽ như vậy, ông dễ dàng khiến mọi người phải nghe theo và phục tùng mệnh lệnh
của mình. Quyền lực là thứ gây nghiện và là con dao hai lưỡi, khoảng cách giữa trung
thần và loạn thần cũng chỉ cách nhau một đường tơ. Mà rõ ràng một quân thần lại nắm
nhiều quyền lực như thế sẽ nảy sinh ra vấn đề. Chính vì thế mà từ xưa đến nay có nhiều
ý kiến khen chê khác nhau về Trần Thủ Độ. Dù đánh giá xưa nay vẫn có nhiều luồng
nhìn nhận khác nhau nhưng không thể phủ nhận được công lao to lớn của ông với Vương
triều Trần và Nhà nước Đại Việt.

2.3.2.2 Quyền lực cá nhân

Trần Thủ Độ nổi tiếng là người công bằng, thưởng phạt phân minh, coi trọng kỷ
cương phép tắc. Tuy nhiên vẫn có những điểm thể hiện mặt không tốt của ông như danh
tiếng ông đã tạo dựng. Cụ thể, trong chuyện Linh Từ Quốc mẫu bị chặn kiệu, rõ ràng ta
thấy được rằng Quốc mẫu là người sai, là cậy thế ỷ quyền mình là vợ Thái sư mà bỏ qua
quy định vua ban, nhất mực muốn đi qua chỗ thềm cấm. Thế nhưng Trần Thủ Độ lại
không hề tránh mắng Linh Từ Quốc mẫu. Ông sẵn sàng mang vàng lụa để thưởng cho
người Quân hiệu biết giữ phép nước, nhưng lại không khiển trách một Quốc mẫu bất
tuân quy định, vậy có thực Trần Thủ Độ công tư phân minh như người đời vẫn hay ca
tụng.
14

Hay như chuyện Linh Từ Quốc mẫu xin cho một người làm câu đương. Người
Việt ta hay có tư tưởng “Một người làm quan, cả họ được nhờ”, Linh Từ Quốc mẫu
cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên là bậc mẫu nghi thiên hạ lại lạm dụng quyền hạn thật
không công bằng cho những người khác. Hơn hết ta thấy một Trần Thủ Độ tiếp tục để
cho Linh Từ Quốc mẫu cậy quyền mà không hề có lời khuyên ngăn. Ông xử phạt Lý
Văn Lang tội nhờ cậy quyền thế xin chức câu đương nhưng đang dung túng cho Linh
Từ Quốc mẫu làm càn. Người xưa có câu “quốc có quốc pháp, gia có gia quy”, nếu
không thể “quản” được vợ mình, sao có thể “quản” được người khác. Hay với vị Thái
sư nổi tiếng công tư phân minh, vẫn có hai chữ “ngoại lệ”.

2.3.2.3 Quyền lực chính trị

Trần Thủ Độ giữ được mối liên kết hòa hảo với nhiều người, trung thành với vua
tôi, nhận được sự kính trọng từ quan thần dưới trướng nhưng vẫn chưa làm hài lòng tất
cả dân chúng trong thành. Đúng như câu nói: “làm trăm việc tốt không ai nhớ, lỡ sai
một lần vạn người soi”, Trần Thủ Độ tận lực vì dân vì nước, công tư phân minh nhưng
qua câu chuyện Lý Văn Lang xin chức câu đương lại chỉ là một người thiên vị vợ, dung
túng để vợ lạm quyền trong lời đồn của dân chúng. Chưa xét đến chuyện đúng sai, nhưng
có thể nói, trong lòng họ lúc ấy không có vị Thái sư tài đức vẹn toàn, chỉ có vị Thái sư
khuất phục trước vợ. Hay mối quan hệ giữa Lý Văn Lang với Linh Từ Quốc mẫu và
Trần Thủ Độ, đó chỉ đơn thuần là một mối quan hệ nhờ vả, nếu không muốn nói là Lý
Văn Lang đang lợi dụng hai người để xin chức câu đương trong làng. Khi sự việc không
thành, Lý Văn Lang sợ hãi xin tha, chẳng qua là lo sợ tính mạng bị đe doạ nên mới phải
khuất phục trước cường quyền. Hơn nữa qua chuyện này ta còn thấy được mối quan hệ
vợ chồng của Trần Thủ Độ với Linh Từ Quốc mẫu. Người ta hay nói “xuất giá tòng
phu”, người phụ nữ xưa khi đã xuất gia phải chăm lo cho chồng và phải nghe theo lời
chồng. Ở đây Linh Từ Quốc mẫu lại tự ý quyết định nhận hối lộ và xin chức câu đương
cho Lý Văn Lang mà không hề bàn bạc với Trần Thủ Độ, làm cho ông phải chịu lời đàm
tiếu của người khác. Có lẽ trong cuộc hôn nhân chính trị này, mối quan hệ của hai người
cũng chỉ là trên danh nghĩa mà thôi.

Tóm tắt chương 2: Qua việc đi sâu vào phân tích thực trạng quyền hạn và quyền lực
của Thái sư Trần Thủ Độ, ta đã phần nào thấy được quyền lực của ông ở ba khía cạnh
15

của quyền lực. Mỗi cơ sở đều có ưu điểm và nhược điểm riêng được Trần Thủ Độ tận
dụng triệt để trong xuyên suốt câu chuyện. Tuy việc sử dụng quyền lực quá mức của
Trần Thủ Độ cũng dẫn đến một số hậu quả tiêu cực nhưng nhìn chung, Trần Thủ Độ là
một nhân vật lịch sử phức tạp với nhiều góc cạnh khác nhau. Ông là một vị quan tài ba,
có công lao to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Câu chuyện về Trần Thủ Độ
là một câu chuyện đầy ý nghĩa. Nó cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng quyền lực
một cách có trách nhiệm và công bằng. Lịch sử đã ghi nhận Trần Thủ Độ là một vị anh
hùng dân tộc, một vị quan tài ba, nhưng cũng là một người có nhiều góc khuất.
16

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUYỀN LỰC VÀ QUYỀN HẠN


CỦA THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

3.1 Mục tiêu của Giải pháp

Lãnh đạo với quyền hạn và quyền lực là hai khía cạnh luôn đi liền với nhau, nhà
lãnh đạo giỏi là người biết vận dụng quyền lực của mình một cách phù hợp linh hoạt để
thể hiện vai trò lãnh đạo của mình. Quyền lực là không có giới hạn tuy nhiên người lãnh
đạo cần phải biết sử dụng quyền lực đó một cách có giới hạn và hợp lý. Từ việc phân
tích, đánh giá ưu, nhược điểm quyền hạn, quyền lực của Thái sư Trần Thủ Độ, nhóm
xin đề xuất một vài giải pháp phát huy ưu và khắc phục nhược trong việc sử dụng quyền
lực của Thái sư Trần Thủ Độ. Đồng thời nhóm cũng xin đưa ra ý kiến và mở rộng trong
thực tiễn góp phần hoàn thiện hơn việc sử dụng quyền lực trong tổ chức.

3.2 Giải pháp hoàn thiện quyền lực và quyền hạn của Thái sư Trần Thủ Độ

3.2.1 Phát huy Ưu

3.2.1.1 Quyền lực vị trí

Trong phân cảnh “Linh Từ Quốc mẫu bị chặn cổng”, quyền lực vị trí của Thái sư
Trần Thủ Độ được khắc họa một cách rõ nét. Thứ nhất, với vị trí quyền lực cao hơn của
Trần Thủ Độ so với người Quân hiệu nhỏ nhưng ông không hề tỏ ra lạm quyền hay dùng
quyền lực của mình để bắt buộc người khác phải phục vụ quyền lợi riêng cho bản thân,
người thân của mình. Việc Trần Thủ Độ dùng quyền lực của mình để tra khảo người
Quân hiệu nhằm hiểu rõ sự tình trước khi đưa ra quyết định giải quyết vấn đề cho thấy
ông là một người sử dụng quyền hạn của mình một cách hợp lý, không vì chức vụ, quyền
lực mình cao hơn mà có thể làm việc một cách vội vàng, vô lý. Thứ hai, với vị trí là một
người chồng trong gia đình, ông cũng không cho phép vợ mình được cậy thế của chồng
để làm những việc không đúng đắn, trái với quy định cho dù việc đó không gây tổn hại
đến ai. Thứ ba, trong việc Trần Thủ Độ yêu cầu phải chặt ngón chân của Lý Văn Lang
thì mới có thể để hắn làm câu đương, cho chúng ta thấy được ông biết sử dụng quyền
lực của mình đúng thời điểm, dùng quyền lực vị trí của mình để làm cho người đó cảm
thấy sợ hãi và đầu hàng vì việc xin xỏ để có được chức quyền là điều trái với luật lệ. Để
tận dụng và phát huy tối đa quyền lực vị trí, Trần Thủ Độ cần khéo léo sử dụng quyền
17

lực phù hợp với từng hoàn cảnh để giải quyết việc triều cương cũng như việc riêng trong
gia đình, phát huy tính cẩn trọng trong từng sự việc, công tư phân minh, khen chê hợp
tình hợp lý.

Ngoài ra, trong phân cảnh Trần Thủ Độ khen thưởng cho Quân hiệu cũng thể hiện
quyền lực vị trí của ông một cách rõ ràng. Với chức vị là Thái sư thì ông có quyền khen
thưởng cấp dưới khi họ hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Việc này là hoàn toàn hợp
lý và không đi quá giới hạn quyền lực của ông.

Từ những phân tích trên, ta có thể rút ra được một điều quan trọng rằng một người
lãnh đạo giỏi là người hiểu rõ vị trí của mình, biết vận dụng linh hoạt quyền lực của
mình trong từng hoàn cảnh cụ thể để đạt được hiệu quả mà mình mong muốn. Nhà lãnh
đạo cần phải có sự công bằng, rõ ràng trong việc nhìn nhận, đánh giá từng cá nhân trong
một tổ chức để có thể hành xử, thưởng phạt cho phù hợp.

3.2.1.2 Quyền lực cá nhân

Thái sư Trần Thủ Độ là hình mẫu của một người lãnh đạo tài ba với đầy đủ các
tính cách cần có: công tư phân minh, điềm đạm, thấu tình đạt lý, cẩn trọng. Tính cách
điềm đạm, cẩn trọng được đặc tả qua việc ông không vội vàng nghe từ một phía mà chỉ
trích, trừng phạt người Quân hiệu mà cẩn trọng, từ tốn hỏi rõ sự tình như thế nào để có
sự cân bằng thông tin từ hai phía, có cái nhìn toàn cảnh và đưa ra quyết định hợp lý.

Trần Thủ Độ là người biết đặt mình vào vị trí của người khác, ông hiểu rõ sự khó
xử của Quân hiệu giữa một bên là phép nước và một bên là quyền lực của Linh Từ Quốc
mẫu nhưng cuối cùng Quân hiệu vẫn chọn làm đúng phép nước thay vì sợ làm phật lòng
vợ Thái sư mà làm sai quy định. Chính vì thế, Thái sư Trần Thủ Độ đã không trách phạt
Quân hiệu làm vợ mình tức giận mà còn thưởng vàng lụa vì tinh thần trách nhiệm và
can đảm của Quân hiệu. Sau đó, ông còn khuyên răn vợ mình về việc tôn trọng luật lệ,
không dùng quyền lực của mình mà gây khó dễ cho người khác. Qua đó cho thấy ông
không muốn vợ mình cậy quyền để gây khó xử với mọi người, luôn phải đặt mình vào
vị trí của người khác để hiểu cái khó của họ, không vì lợi ích của mình mà khiến họ rơi
vào tình huống tiến thoái lưỡng nan.
18

Những nét tính cách của Trần Thủ Độ là sự cần thiết của một người lãnh đạo vì
người lãnh đạo không chỉ là người quản lý các hoạt động của tổ chức mà họ còn là cầu
nối giữa nhân viên với cấp trên. Tính cách điềm đạm sẽ giúp nhà lãnh đạo giải quyết
vấn đề một cách cẩn thận, tránh đưa ra những quyết định nóng vội dẫn đến sai lầm.
Ngoài ra người lãnh đạo cần phải biết đặt mình vào vị trí của cấp dưới để có cái nhìn
khách quan hơn và hiểu rõ những khó khăn mà họ đang gặp phải để đưa ra những giải
pháp, cách giải quyết sao cho tốt nhất. Hơn nữa, đánh giá đúng năng lực của cấp dưới
là một yếu tố vô cùng quan trọng của một nhà lãnh đạo để trao quyền, khen thưởng. Vì
chỉ khi đánh giá đúng năng lực để thưởng phạt hợp lý thì mới tạo ra sự công bằng và
động lực cho các thành viên trong tổ chức cố gắng phấn đấu để đạt được sự thành công.

3.2.1.3 Quyền lực chính trị

Mặc dù Trần Thủ Độ là người có tiếng nói đến mức vua cũng phải hỏi ý kiến của
ông, tuy nhiên không vì mình là người có quyền lực cao mà ông lộng quyền để ban
thưởng phạt cho ai đó một cách tùy tiện, vô lý. Là người có chức vị trong triều đình
nhưng ông vẫn luôn cư xử rất đúng mực, không tỏ ra hống hách, thiên vị với bất kỳ ai.
Trong phân cảnh Trần Thủ Độ không thiên vị vợ và ban thưởng, khích lệ người Quân
hiệu ta thấy rằng ông rất biết cách tạo ra sự liên minh với người dưới quyền, người có
tính cách liêm khiết, dũng cảm để tạo nên sức mạnh liêm chính cho bộ máy nhà nước
thời bấy giờ.

Trong phân cảnh người dân xì xầm về việc Thái sư Trần Thủ Độ thiên vị vợ thì có
tên lính đã ngay lập tức về báo cáo, tường thuật chi tiết lại lời bàn tán của người dân cho
Trần Thủ Độ. Từ đó ta thấy, ông đã sử dụng quyền lực chính trị với cấp dưới của mình
một cách có hiệu quả khi đã có cho mình một thuộc hạ kề cận, trung thành với mình,
kịp thời chia sẻ thông tin với cấp trên.

Đối với người lãnh đạo giỏi, cần phải có cho riêng mình một đội ngũ cận kề để
chia sẻ thông tin một cách kịp thời về những chuyển động xung quanh trong nhóm, tổ
chức. Để lựa chọn một đội ngũ kề cận phù hợp, nhà lãnh đạo cần 3 tiêu chí để lựa chọn.
Thứ nhất là hợp với mình, nghĩa là mình tin tưởng vào người đó và người cấp dưới đó
cũng tin tưởng, hợp tính cách với mình. Thứ hai là lựa chọn đội ngũ là những người có
năng lực và thứ ba là người đó phải có sự uy tín, tín nhiệm đối với các thành viên khác
19

trong tổ chức. Để có thể xây dựng được mối quan hệ tốt với đội ngũ kề cận, nhà lãnh
đạo cần phải có sự quan tâm đặc biệt hơn, có thể giao nhiều công việc quan trọng hơn
cho họ, xây dựng mối quan hệ thân tình chẳng hạn như việc mời họ đi ăn uống, thăm
hỏi gia đình họ,...

3.2.2 Khắc phục Nhược

3.2.2.1 Quyền lực vị trí

Trong câu chuyện của Quân hiệu ngăn không cho Linh Từ Quốc mẫu qua thềm
cấm, tuy Trần Thủ Độ đã ban thưởng và khen ngợi được xem là thích đáng với Quân
hiệu, nhưng chưa thể hiện được quyền lực vị trí khi xử lý đối với Linh Từ Quốc mẫu,
người mà đã có thể phạm phải luật lệ, và cũng chưa thể hiện được cách xử lý đối với
các trường hợp tương tự, nếu như lần sau vẫn có một gia quyến của người quyền quý
khác cũng muốn phạm luật mà đi ngang thềm cấm thì sao. Thiết nghĩ, ông nên công
khai về việc xử lý này và đưa ra lời cảnh cáo và hình phạt thích đáng, đủ uy lực với hành
vi vi phạm, bên cạnh đó cũng cần có cách xử lý ổn thỏa đối với Linh Từ Quốc mẫu. Cụ
thể bằng việc khiển trách công khai và có hình phạt trực tiếp như phạt tiền sinh hoạt,
phạt cấm túc, nặng hơn có thể là phạt đòn roi đối với Linh Từ Quốc mẫu nếu có những
vi phạm tương tự.

Còn trong câu chuyện với Lý Văn Lang, tuy đã răn đe và phạt Lý Văn Lang, nhưng
có thể thấy rằng, việc thực thi quyền hạn của Trần Thủ Độ cũng có lỗ hổng, vì chưa
được sự đồng ý của ông mà Linh Từ Quốc mẫu đã đồng ý với đề nghị mà anh mình nhắc
đến. Thiết nghĩ, nếu những việc công mà không cần thông qua ông mà chỉ cần được
duyệt qua bởi cấp dưới của ông, thì hậu quả khôn lường. Đây là một hồi chuông để Trần
Thủ Độ phải thiết lập chặt chẽ lại sự quản lý kỷ cương và quyền lực của mình, đồng thời
cũng cần có lời tuyên bố rõ ràng trong các quyết định liên quan quyền lợi, vận mệnh
quốc gia. Cụ thể, một số chính sách và điều luật có thể xem xét đặt ra như là quan lại
cấp dưới phải có báo cáo công việc cụ thể theo tuần, tháng, năm; ban hành quy định
không tham ô, nhận hối lộ, thiên vị người nhà quan; không mua quan bán chức, nếu vi
phạm sẽ bị nghiêm phạt.
20

3.2.2.2 Quyền lực cá nhân

Việc yêu thương và bao dung cho vợ và người nhà là một điều dễ hiểu và bình
thường nếu nằm trong mức cho phép, nhưng trong hai câu chuyện của Linh Từ Quốc
mẫu được nhắc đến thì Trần Thủ Độ không chỉ cần làm rõ thái độ của mình với những
người liên quan mà còn cần làm rõ thái độ của mình với chính hành vi của vợ. Từ đó
đưa ra quyết định, là khuyên bảo, nhắc nhở, răn đe hay xử phạt theo đúng phép công về
việc vi phạm nếu bước chân vào thềm cấm hay cố ý kéo bè kết cánh, “đi cửa sau”,...
Bên cạnh đó cũng cần công tư phân minh, làm gương và không để những trường hợp
tương tự xảy ra. Ở đây, Trần Thủ Độ không chỉ cần quản trị cá nhân bản thân ông mà
còn cần quan tâm đến hành vi và tư tưởng của người nhà ông.

3.2.2.3 Quyền lực chính trị

Trong câu chuyện được nhắc đến đối với Lý Văn Lang, việc Trần Thủ Độ xử lý
và đưa ra hình phạt, tuy có thể nói ông đã thực thi đúng trách nhiệm và công tư phân
minh trong việc ban chức quan. Tuy nhiên việc ứng xử với hành động của Linh Từ Quốc
mẫu chưa thỏa đáng cũng đem đến những lời đàm tiếu, gây nên ảnh hưởng xấu lan rộng
đối với danh tiếng và uy tín của ông đối với dân chúng. Vì thế, thiết nghĩ không chỉ xử
lý mỗi Lý Văn Lang mà ông cần công khai thực hư câu chuyện, một cách rõ ràng và
minh bạch, cần có một câu trả lời thỏa đáng cho dân chúng. Đối với Linh Từ Quốc mẫu,
vì nghĩa vợ chồng, thanh danh của Thái sư và hoàng tộc, ông nên đưa ra lời nhắc nhở,
khiển trách vợ cần hành xử đúng mực, không can dự vào việc triều chính, việc quan.
Đồng thời cũng cần bày tỏ rõ lập trường của bản thân công tư phân minh trong công
việc, chọn lựa người có tài và đức cho dân chúng. Bên cạnh đó việc xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp với các cấp dưới, với dân chúng cũng cần được chú trọng. Tạo ra những giá
trị to lớn cho đất nước, đồng thời khuyến khích khen thưởng lớn và tuyên dương đối với
các cá nhân trung thành, hoàn thành tốt nghĩa vụ, nhằm khích lệ tinh thần và xây dựng
hình ảnh tích cực với cấp dưới và dân chúng.

Tóm tắt chương 3: Tóm lại, có thể thấy Trần Thủ Độ đã có hành động xử lý vi phạm
theo từng trường hợp, nhưng vẫn chưa đủ và chưa thuyết phục được mọi người, đặc biệt
là gây ấn tượng không tốt với lòng tin của dân chúng. Vì thế, đối với Trần Thủ Độ nói
riêng và các nhà lãnh đạo nói chung cần đưa ra những giải pháp kịp thời để thúc đẩy ưu
21

điểm của quyền lực và khắc phục những hạn chế mà quyền lực mang đến từ những bài
học kinh nghiệm của những người đi trước và của câu chuyện chính bản thân mình.
22

KẾT LUẬN

Trần Thủ Độ sở hữu quyền lực vị trí tối cao trong cả triều đình lẫn quân đội nhưng
vẫn luôn duy trì tính cách công bằng, chính trực nên được dân chúng ủng hộ và tin
tưởng. Điển hình là việc ông không lạm quyền để Lý Văn Lang thành công “đi cửa sau”,
còn trừng phạt hắn không nhẹ để răn đe cho những kẻ ôm tâm tư bất chính giống vậy.

Bên cạnh đó, ông cũng là người bản lĩnh, tự tin và đáng tin cậy, nhờ đó mọi người
đều tâm phục khẩu phục với quyền lực cá nhân của ông. Không phụ sự ủng hộ của mọi
người, ông đã điềm tĩnh lắng nghe lời kể của hai phía là vợ ông và Quân hiệu trong câu
chuyện Quân hiệu ngăn vợ ông vào cửa cấm, từ đó mới đưa ra phương thức xử lý phù
hợp.

Đồng thời ông đã khéo léo sử dụng quyền lực chính trị để xây dựng và duy trì mối
quan hệ với quần thần dưới trướng và bề tôi của ông. Thông qua việc khen thưởng công
khai cho người Quân hiệu kiên trì tuân theo kỷ cương phép nước dù khiến vợ ông không
vui, ông đã thu được sự bái phục và quy thuận của trung thần. Hơn nữa, vị Thái sư này
cũng được quân lính của mình tin tưởng đến mức sẵn sàng bẩm lại chuyện một số dân
chúng có lời bàn tán không hay về mình, dù người lính đó biết bản thân có thể sẽ bị
trách phạt vì làm Thái sư phật lòng.

Tuy nhiên, Trần Thủ Độ không đưa ra bất cứ trừng phạt công khai nào cho vợ ông
- Linh Từ Quốc mẫu, khi bà ấy vi phạm kỷ cương phép nước. Đây là một lỗ hổng trong
kỹ năng lãnh đạo quyền hạn và quyền lực của ông. Nhưng có lẽ nó sẽ mang lại một bài
học khá hay cho các nhà lãnh đạo rằng khi đã nắm quyền thì hãy quản lý tư tưởng của
người thân để họ không ỷ vào mình mà làm điều sai trái; cũng như hãy đem lại lợi ích
lớn hơn cho tổ chức để làm lu mờ phần nào ấn tượng không hay của mọi người đối với
bản thân.

Qua bài phân tích trên, nhóm hi vọng những nhà lãnh đạo hiện tại và tương lai có
thể học hỏi được những điều tích cực và cách khắc phục tiêu cực về kỹ năng lãnh đạo
quyền hạn và quyền lực thông qua câu chuyện của Thái sư Trần Thủ Độ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. (1998). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

2. Greene, R. (n.d.). 48 Nguyên tắc chủ chốt của quyền lực. Nhà xuất bản Trẻ.

3. Tú, H. T. (2021). Tâm lý và Nghệ thuật lãnh đạo. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
HCM.

You might also like