Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

KHOA Y
BỘ MÔN MÔ PHÔI

THỰC TẬP

MÔ PHÔI

Họ tên: …………………………………………………………...

MSSV: …………………………………………………………...

Nhóm: ……………………. Lớp: ……………………………...

Năm học: ………………………………………………………..

LƯU HÀNH NỘI BỘ


BÀI MỞ ĐẦU
MỤC TIÊU CHUNG PHẦN THỰC TẬP
- Mô tả được cấu trúc vi thể của các tiêu bản được học trong các buổi thực tập.
- Chú thích được các chi tiết của hình ảnh cấu tạo vi thể của các bài đã học trong giáo
trình thực tập.
- Chẩn đoán đúng các loại tế bào, cấu trúc và cơ quan khi đọc tiêu bản trên kính hiển vi
quang học hoặc khi xem hình ảnh vi thể.
NỘI DUNG MỖI BUỔI THỰC TẬP
- Kiểm tra nội dung lý thuyết có liên quan đến bài thực tập.
- Hướng dẫn quan sát tiêu bản mẫu qua kính hiển vi truyền hình.
- Tự quan sát tiêu bản qua kính hiển vi.
- Tổng kết, giải đáp thắc mắc và cho bài tập.
KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Các bước sử dụng kính hiển vi:
- Xoay vật kính X4 vào vị trí soi.
- Đặt tiêu bản vào bàn kính, bật và chỉnh đèn.
- Chỉnh ốc xê dịch tiêu bản vào đúng tâm nguồn sáng.
- Chỉnh ốc đại cấp chỉnh tiêu cự và quan sát.
- Cần quan sát tiêu bản ở vật kính nhỏ trước, chuyển lên vật kính lớn hơn từng bước
(X4  X10  X40) và trước khi chuyển thì chỉnh đối tượng cần quan sát vào giữa quan
trường.
- Ở vật kính X40 chỉ sử dụng ốc vi cấp (không sử dụng ốc đại cấp).
* Một số thao tác sai thường mắc phải: đặt tiêu bản ngược, mẫu vật quan sát chưa đúng
tâm nguồn sáng, sử dụng ốc đại cấp ở vật kính X40.
* Sinh viên không được mở, tháo lắp kính; không tự ý lau chùi các bộ phận quang học
và bề mặt thủy tinh của kính.
Thị kính

Thân kính
Vật kính
Bàn để tiên bản
Nút chỉnh đèn
Ốc xê dịch tiêu bản Ốc đại cấp
Ốc vi cấp

Hình ảnh kính hiển vi quang học


BÀI 1 BIỂU MÔ

MỤC TIÊU
- Chẩn đoán đúng các loại biểu mô thường gặp và các loại tế bào của các biểu mô đó.
- Phân biệt được các lớp cấu tạo của các loại biểu mô tầng.
- Chú thích đầy đủ các chi tiết của hình ảnh vi thể trong bài.

NỘI DUNG
1. Biểu mô lát đơn
Quan sát ở vùng vỏ của thận, biểu mô lát đơn gồm một lớp tế bào dẹt (lát) tạo thành lá
ngoài bao Bowman của tiểu cầu thận, nhân tế bào hình thoi bắt màu base đậm.
2. Biểu mô vuông đơn và trụ đơn
Quan sát ở vùng tủy của thận, đoạn đầu ống góp cấu tạo bởi biểu mô vuông đơn gồm 1
lớp tế bào hình khối vuông tựa trên màng đáy, nhân nằm giữa tế bào. Vào sâu vùng tủy,
đoạn cuối ống góp cấu tạo bởi biểu mô trụ đơn gồm 1 lớp tế bào hình trụ tựa trên màng
đáy, nhân lệch về cực đáy tế bào.
3. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
Quan sát tiêu bản khí quản, biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển gồm 8 loại tế bào
nhưng chỉ có 02 loại có thể phân biệt rõ:
- Tế bào trụ có lông chuyển: chiếm đa số.
- Tế bào đài (hình ly): phần cực ngọn không bắt màu hoặc bắt màu xanh lơ (tùy theo
phương pháp nhuộm).
4. Biểu mô lát tầng không sừng hóa
Quan sát tiêu bản thực quản, biểu mô này gồm 3 lớp:
- Lớp sinh sản (lớp đáy): gồm một hàng tế bào hình khối vuông hay trụ thấp tựa trên
màng đáy.
- Lớp trung gian: gồm nhiều hàng tế bào hình đa diện.
- Lớp bề mặt: gồm vài hàng tế bào dẹt còn nhân.
5. Biểu mô lát tầng sừng hóa
Phủ bề mặt của da, gồm 5 lớp từ màng đáy lên bề mặt là:
- Lớp sinh sản (lớp đáy): gồm một hàng tế bào hình khối vuông hay trụ thấp tựa trên
màng đáy.
- Lớp Malpighi (lớp gai, lớp sợi): gồm nhiều hàng tế bào hình đa diện, nhân hình cầu
bắt màu base nhạt, nằm giữa tế bào.
- Lớp hạt: gồm vài hàng tế bào hình thoi, trong bào tương có nhiều hạt keratohyalin
bắt màu base đậm.
- Lớp bóng: tế bào bị thoái hóa và không phân biệt được ranh giới giữa các tế bào,
bào tương bắt màu khá đồng nhất, không thấy nhân, chỉ quan sát được lớp bóng ở da
dày.
- Lớp sừng: ngoài cùng, không còn hình thể tế bào mà chỉ còn những lá sừng chồng
chất lên nhau, bắt màu không đồng nhất.
6. Biểu mô đa dạng tầng
Quan sát tiêu bản niệu quản, biểu mô đa dạng tầng (biểu mô chuyển dạng) gồm nhiều lớp
tế bào có khả năng thay đổi hình dáng, các tế bào ở bề mặt biểu mô có nhiều hình dạng
khác nhau.
BÀI 2 MÔ LIÊN KẾT

MỤC TIÊU
- Chẩn đoán đúng các loại tế bào, cấu trúc có trong mô liên kết chính thức, mô sụn và
mô xương.
- Phân biệt được các giai đoạn cốt hóa của đĩa sụn đầu xương.
- Chú thích đầy đủ các chi tiết của hình ảnh vi thể trong bài.

NỘI DUNG
1. Mô liên kết chính thức
Quan sát tầng chân bì và hạ bì da.
1.1. Tế bào liên kết
- Tế bào sợi: có khắp nơi trong mô liên kết, bào tương không rất nhạt màu. Nhân hình
thoi, bắt màu bazơ đậm.
- Tế bào nội mô: lợp lòng mạch máu và mạch bạch huyết. Bào tương rất mỏng, nhạt
màu. Nhân hình thoi, lồi vào lòng mạch.
- Tế bào mỡ: thường tập trung thành các tiểu thùy mỡ, tế bào hình cầu hoặc đa diện lớn, không
bắt màu nhuộm, nhân dẹt nằm sát màng tế bào.
1.2. Sợi liên kết
- Sợi collagen: đường kính to, bắt màu acid nhạt, số lượng nhiều
- Sợi chun: nhỏ, bắt màu bazơ, hơi ngoằn nghèo
2. Mô sụn
- Chất căn bản sụn: bắt màu bazơ, khá đồng nhất.
- Sụn trong (sụn nghỉ): gồm những tế bào sụn nằm trong ổ sụn, được phân bố đều
trong chất căn bản.
- Sụn xếp hàng (sụn tăng sinh): là các dãy tế bào sụn tăng sinh theo kiểu trục.
- Sụn phì đại (sụn trưởng thành): là sụn gia tăng kích thước.
- Sụn ngấm canxi: chỉ còn chất căn bản sụn ngấm canxi, các tế bào sụn đã chết.
3. Mô xương
- Xương trong sụn: nằm lơ lửng trong tủy xương, được tạo gián tiếp từ mô sụn.
- Màng xương: lớp mô xơ bọc ngoài thân xương.
- Xương cốt mạc: nằm sát màng xương.
- Hệ thống Haver: gồm các lá xương đồng tâm xếp vòng quanh ống Haver.
- Đại bào: nằm lơ lửng trong tủy xương, tế bào lớn, hình cầu. Có một nhân chia làm
nhiều thuỳ.
- Các loại tế bào thuộc mô xương
+ Cốt bào (tế bào xương): nằm trong ổ xương trên các lá xương.
+ Tạo cốt bào: xếp thành lớp nằm sát rìa miếng xương đang hình thành. Hình trụ,
khối vuông hoặc dẹt. Bào tương rất nhạt, nhân méo mó.
+ Huỷ cốt bào: thường nằm gần miếng xương đang bị phá hủy. Tế bào lớn, nhiều hình
dạng khác nhau, có nhiều nhân.
BÀI 3 MÔ CƠ

MỤC TIÊU
- Chẩn đoán phân biệt được hình thái vi thể cắt ngang và cắt dọc của 3 loại cơ: cơ vân,
cơ trơn và cơ tim.
- Chú thích đầy đủ các chi tiết của hình ảnh vi thể trong bài.
NỘI DUNG
1. Cơ trơn
- Cơ trơn cắt dọc: tế bào hình thoi, nhân bầu dục nằm giữa tế bào.
- Cơ trơn cắt ngang: sợi cơ hình tròn, bầu dục hoặc đa diện kích thước không đều, có
thể thấy nhân nằm ở giữa tế bào hoặc không thấy.
2. Cơ vân
- Cơ vân cắt dọc: tế bào hình trụ dài, xếp sát nhau, có những vân ngang là các vân sáng
và vân tối xen kẽ nhau; mỗi tế bào có nhiều nhân nằm ở 2 bên rìa tế bào.
- Cơ vân cắt ngang: hình tròn hoặc đa diện không đều, có vài nhân nằm ở rìa tế bào
hoặc không thấy.
3. Cơ tim
- Cơ tim cắt dọc: tế bào hình trụ chia nhánh, có vân ngang, có một hoặc hai nhân nằm
giữa tế bào, các tế bào nối với nhau bởi vạch bậc thang. Xen kẽ với các tế bào có các lổ
lưới chứa mô liên kết và mạch máu.
- Cơ tim cắt ngang: các hình tròn hoặc đa diện với nhiều kích thước khác nhau, có thể
thấy nhân nằm giữa tế bào hoặc không thấy.

BÀI 4 THẦN KINH – MẠCH MÁU

MỤC TIÊU
- Chẩn đoán đúng các loại nơron và cấu trúc ở tủy sống và tiểu não.
- Nhận diện được các chi tiết vi thể của dây thần kinh ngoại biên.
- Phân biệt được cấu trúc vi thể của động mạch và tĩnh mạch.
- Nhận diện được các lớp cấu trúc của động mạch: áo ngoài, áo giữa, áo trong.
- Chú thích đầy đủ các chi tiết của hình ảnh vi thể trong bài.

NỘI DUNG
1. Tủy sống
Tủy sống cắt ngang có hình bầu dục, chất xám nằm ở giữa, chất trắng bao xung quanh
bên ngoài.
- Chất xám: có hình cánh bướm, 2 sừng trước lớn và 2 sừng sau nhỏ và dài hơn, ở giữa
chất xám có ống trung tâm (ống nội tủy).
+ Chất xám sừng trước: có các tế bào nơron vận động, kích thước lớn, bào tương có
nhiều thể Nissl đậm màu, nhân sáng, hạt nhân rõ.
+ Chất xám sừng sau: có các tế bào nơron cảm giác, nhỏ.
- Chất trắng: nhiều sợi thần kinh có myelin và tế bào thần kinh đệm.
Mỗi sợi thần kinh có myelin gồm: trụ trục ở giữa được bao quanh bởi bao myelin sáng
màu và bao màng tế bào Schwann ngoài cùng.
2. Tiểu não
Quan sát một lá tiểu não, ta thấy rõ hai phần: vỏ chất xám bao phía ngoài, chất trắng
phía trong.
2.1. Chất xám vỏ tiểu não
Chia 3 lớp từ ngoài vào trong:
- Lớp phân tử: nhạt màu, chứa các sợi thần kinh không myelin và một số tế bào kích
thước nhỏ nằm rãi rác.
- Lớp tế bào Purkinje: là một hàng các tế bào nơron sắp xếp thưa thớt nhau. Các tế bào
Purkinje rất lớn, có hình trái lê.
- Lớp hạt: chứa nhiều nơron bắt màu đậm.
2.2. Chất trắng tiểu não: là tập hợp những sợi thần kinh có myelin.
3. Dây thần kinh ngoại biên
- Mỗi dây thần kinh bao gồm nhiều bó sợi thần kinh.
- Bao ngoài dây thần kinh: là bao liên kết đặc.
- Bó sợi thần kinh: được bọc ngoài bởi bao bó thần kinh, phần mô liên kết thưa nằm xen
kẽ với các sợi thần kinh có myelin được gọi là mô nội thần kinh.
4. Đặc điểm giống nhau của động mạch và tĩnh mạch
Đều có cấu tạo gồm 3 lớp áo:
- Áo ngoài: mô liên kết thưa
- Áo giữa: cơ trơn và sợi chun
- Áo trong: lớp tế bào nội mô và lớp dưới nội mô.
5. Đặc điểm khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch
Động mạch Tĩnh mạch
- Thành dày - Thành mỏng
- Hình dạng thường tròn đều - Hình dạng thường méo mó
- Có màng ngăn chun trong - Không có
- Áo giữa dày hơn áo ngoài - Áo giữa mỏng hơn áo ngoài
- Có thể có màng ngăn chun ngoài. - Không có
- Áo giữa chủ yếu chứa sợi chun và cơ - Áo giữa có mô liên kết xen kẽ với các
trơn. bó cơ trơn.
BÀI 5 HỆ HÔ HẤP
MỤC TIÊU
- Chẩn đoán đúng các loại tế bào, cấu trúc có ở khí quản và phổi .
- Phân biệt được hình ảnh vi thể các loại phế quản, tiểu phế quản và phế nang.
- Chú thích đầy đủ các chi tiết của hình ảnh vi thể trong bài.

NỘI DUNG
1. Khí quản
- Khí quản cắt ngang có lòng ống rộng, tròn đều.
- Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển.
- Tầng dưới niêm có nhiều tuyến nhày.
- Vòng sụn hình chữ C, 2 đầu tự do của chữ C quay về phía thực quản.
2. Phổi
- Phế quản gian tiểu thuỳ
Ống lớn, lòng rộng, biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển, có các bó cơ trơn tạo thành
vòng cơ Reissessen, lớp đệm có các tuyến nhày nhỏ, bên ngoài có thêm những mảnh sụn
bao xung quanh.
- Tiểu phế quản chính thức
Khá lớn, lòng ống thường nhăn nheo hình khế, biểu mô trụ đơn có lông chuyển, vòng
cơ Reissessen rất rõ và dày.
- Tiểu phế quản tận
Ống nhỏ, lòng tương đối tròn đều, biểu mô vuông đơn có hoặc không có long chuyển,
cơ trơn rải rác không tạo thành vòng cơ.
- Tiểu phế quản hô hấp
Kích thước nhỏ, có khoảng mở vào các ống phế nang và phế nang, biểu mô giống tiểu
phế quản tận, thành ống rất ít cơ trơn.
- Ống phế nang
Biểu mô vuông đơn không liên tục, nối tiếp từ các tiểu phế quản hô hấp và mở vào rất
nhiều phế nang.
- Phế nang
Là những túi rỗng, nhiều hình dạng, thành mỏng không đều.
- Nhánh động mạch phổi:
+ Thường đi kèm với các phế quản, tiểu phế quản.
+ Tròn đều, thành dày, thấy rõ lớp tế bào nội mô.
BÀI 6 HỆ NỘI TIẾT
MỤC TIÊU
- Chẩn đoán phân biệt được các tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng
thận, tuyến tụy.
- Nhận diện được các loại tế bào và cấu trúc trong các tuyến nội tiết trên.
- Chú thích đầy đủ các chi tiết của hình ảnh vi thể trong bài.
NỘI DUNG
1. Tuyến yên
Trên tiêu bản tuyến yên, thùy trước (thùy tuyến) đậm màu hơn thùy sau (thùy thần kinh).
1.1. Thùy trước
- Tế bào ưa acid: hình bầu dục hay hình cầu, bào tương bắt màu acid (hồng đỏ).
- Tế bào ưa bazơ: lớn hơn tế bào ưa acid, bào tương bắt màu bazơ (xanh sẫm).
- Tế bào kỵ màu: bào tương nhạt màu.
1.2. Thùy sau
Có chứa các tế bào thần kinh đệm, những sợi trục của các nơron thuộc vùng dưới đồi.
Các thể Herring là những khối hình bầu dục hoặc hình cầu, nhạt màu.
2. Tuyến giáp
Là tuyến nội tiết kiểu túi, mỗi túi là một nang tuyến. Nang tuyến giáp thường có biểu
mô vuông đơn. Lòng nang có chứa dịch keo giáp.
- Tế bào nang: hình khối vuông (có thể hình trụ hoặc dẹt), nhân hình cầu nằm giữa tế
bào, có nhiều vi nhung mao ngắn.
- Tế bào cận nang: kích thước lớn và nhạt hơn tế bào nang tuyến, nằm thành từng đám
bên ngoài nang tuyến hoặc rải rác cùng hàng với các tế bào nang.
- Mạch máu: phân bố ở mô liên kết xen kẽ với các nang tuyến.
3. Tuyến thượng thận
3.1. Tuyến thượng thận vỏ
Là tuyến nội tiết kiểu lưới, các tế bào chế tiết nằm xen kẽ với các mao mạch có lổ thủng,
gồm 3 lớp từ ngoài vào:
- Vùng cung: nằm ngay sát vỏ xơ, các tế bào tiết corticoid khoáng có hình trụ cao, tập
trung thành cuộn hoặc cung, nhân tế bào hình cầu.
- Vùng bó: dày nhất, gồm các dây tế bào tiết corticoid đường xếp song song nhau, tế
bào lớn có hình đa diện, nhân nằm giữa tế bào, bào tương sáng màu.
- Vùng lưới: các tế bào tiết androgen có hình đa diện, nhỏ hơn hai vùng trên và bắt màu
sẫm. Các dây tế bào xếp theo các hướng khác nhau xen kẽ với các mao mạch tạo thành
mạng lưới.
3.2. Tuyến thượng thận tủy
- Cấu tạo bởi những dây tế bào ngắn nối với nhau thành lưới xen kẻ với các mao mạch
kiểu xoang hay tĩnh mạch nhỏ.
- Tế bào hình đa diện, lớn và sáng màu hơn tế bào vùng lưới vỏ thượng thận. Các tế bào
chế tiết adrenalin sáng màu hơn các tế bào chế tiết noradrenalin.
4. Tuyến tụy
4.1. Tụy ngoại tiết
- Nang tuyến: hình túi, trên mặt cắt ngang thành nang có khoảng 8-12 tế bào nang tuyến
và một vài tế bào trung tâm nang tuyến.
+ Tế bào nang tuyến: hình tháp, nhân hình cầu nằm lệch đáy.
+ Tế bào trung tâm nang tuyến (tế bào ống): hơi dẹt, bào tương sáng màu, nhân thẫm
màu có hình bầu dục.
- Ống bài xuất
+ Ống bài xuất trong tiểu thùy: biểu mô vuông đơn.
+ Ống bài xuất gian tiểu thùy: biểu mô trụ đơn, xung quanh có nhiều mô liên kết.
4.2. Tụy nội tiết (tiểu đảo Langerhans)
Là các đám tế bào nằm xen kẽ với các nang tuyến, thường có nhiều ở đuôi tụy. Các tế
bào tụy nội tiết nối với nhau thành những dây tế bào xếp xen kẽ với các mao mạch có lỗ
thủng.

BÀI 7 HỆ TIÊU HÓA

MỤC TIÊU
- Phân biệt được cấu tạo vi thể các đoạn của ống tiêu hóa chính thức.
- Nhận diện được các loại tế bào và các lớp cấu tạo của 4 tầng mô ở mỗi đoạn ống tiêu
hóa.
- Chẩn đoán đúng các loại tế bào và cấu trúc đặc trưng ở các tuyến tiêu hóa.
- Chú thích đầy đủ các chi tiết của hình ảnh vi thể trong bài.
NỘI DUNG
1. Ống tiêu hóa chính thức
1.1. Đặc điểm chung
Có 4 tầng mô từ lòng ống ra ngoài:
- Tầng niêm mạc có 3 lớp: lớp biểu mô, lớp đệm và lớp cơ niêm.
- Tầng dưới niêm: mô liên kết thưa có nhiều mạch máu.
- Tầng cơ thường có 2 lớp cơ trơn: trong vòng, ngoài dọc (riêng ở dạy dày có 3 lớp).
Đoạn đầu thực quản và đoạn ống hậu môn có cơ vân. Giữa các lớp cơ trơn ở dạ dày và ở
ruột non, có thể thấy đám rối thần kinh Auerbach.
- Tầng vỏ ngoài của dạ dày và các đoạn ruột là lá tạng phúc mạc.
Ngoài ra, ở từng đoạn của ống tiêu hóa còn có các đặc điểm riêng được trình bày trong
các phần tiếp sau của bài này.
1.2. Thực quản
- Lòng ống nhăn nheo.
- Biểu mô lát tầng không sừng hóa.
- Tầng dưới niêm có các tuyến thực quản chính thức tiết nhầy.
1.3. Dạ dày
1.3.1. Tầng niêm mạc
- Biểu mô trụ đơn chế tiết nhầy không có tế bào dài.
- Lớp đệm là mô liên kết thưa chứa các tuyến đáy vị. Tuyến đáy vị là tuyến ống thẳng
chia nhánh, có 04 loại tế bào nhưng chỉ nhận diện được 02 loại bằng kính hiển vi quang
học:
+ Tế bào chính (tế bào sinh men): hình khối vuông, bào tương bắt màu rất nhạt, chỉ
thấy rõ nhân tế bào.
+ Tế bào viền (tế bào thành): hình cầu, lớn hơn tế bào chính, bào tương bắt màu acid,
nhân hình cầu nằm giữa tế bào.
1.3.2. Tầng cơ
Có 3 lớp cơ trơn, lớp cơ xiên (cơ chéo) ở trong cùng.
1.4. Hỗng tràng
1.4.1. Tầng niêm mạc
- Biểu mô trụ đơn gồm 3 loại tế bào:
+ TB đài (hình ly)
+ TB mâm khía (hấp thu)
+ TB nội tiết đường ruột (không nhận diện được dưới kính hiển vi quang học)
- Lớp đệm là mô liên kết thưa chứa các tuyến Lieberkuhn. Tuyến Lieberkuhn là tuyến
ống thẳng, có 3 loại tế bào giống ở biểu mô và các tế bào Paneth nằm ở đáy tuyến.
- Nhung mao: do lớp đệm đội lớp biểu mô lên tạo thành.
- Van ruột (van ngang): do tầng dưới niêm đội tầng niêm mạc lên tạo thành.
1.4.2. Tầng cơ
Trên tiêu bản hỗng tràng cắt ngang sẽ thấy 2 lớp cơ: lớp trong là cơ trơn cắt dọc, lớp
ngoài là cơ trơn cắt ngang.
1.5. Ruột thừa
- Lòng ống thường nhăn theo.
- Biểu mô trụ đơn giống biểu mô của các đoạn ruột khác.
- Nang bạch huyết: phát triển từ lớp đệm của tầng niêm mạc, lấn xuống tầng dưới niêm
làm đứt đoạn cơ niêm.
- Lớp đệm chứa các tuyến Lieberkuhn ngắn, có nhiều tế bào đài.
- Tầng cơ mỏng.
2. Tuyến tiêu hóa
2.1. Gan
2.1.1. Tiểu thuỳ gan
- Tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ: nằm giữa tiểu thùy gan, thành mỏng, thấy rõ tế bào
nội mô.
- Bè Remak (bè dây tế bào gan): gồm những tế bào gan hình khối vuông hoặc đa diện
liên kết với nhau thành dãy.
- Mao mạch nan hoa (mao mạch trong tiểu thùy): nằm xen kẽ với bè Remak, hội tụ về
tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy.
- Tế bào nội mô: nằm ép sát thành mao mạch nan hoa và tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy.
- Tế bào Kupffer: to hơn tế bào nội mô, nằm trong lòng mao mạch nan hoa.
2.1.2. Khoảng cửa
Là khoảng mô liên kết ở góc ngoài các tiểu thùy gan, có chứa:
- Nhánh của động mạch gan: thành dày, lòng hẹp.
- Nhánh của tĩnh mạch cửa: thành mỏng, lòng rộng.
- Ống mật: biểu mô vuông đơn hoặc trụ đơn, thường thấy nhân tế bào xếp thành hình
vòng chuỗi.
2.2. Tuyến nước bọt
Là các tuyến túi kiểu chùm nho (túi) là nang dịch loãng, nang nhầy và nang pha.
2.2.1. Phần chế tiết
- Nang dịch loãng: hình cầu, lòng hẹp, thành dày. Các tế bào tiết dịch loãng có hình
tháp, bắt màu đậm, nhân hình cầu nằm ở 1/3 dưới tế bào. Phía trong màng đáy có các tế
bào cơ biểu mô bao ngoài cực đáy tế bào chế tiết.
- Nang nhầy: hình túi hoặc ống túi, lòng nang tuyến rộng. Các tế bào tiết nhầy có hình
khối vuông hoặc trụ, sáng màu, nhân bầu dục hơi dẹt nằm lệch về cực đáy.
- Nang pha: gồm có một phần nang tiết dịch loãng ôm lấy nang tiết nhầy. Phần nang
tiết dịch loãng gọi là liềm Gianuzzi.
2.2.2. Phần bài xuất
- Các ống bài xuất trong tiểu thùy: nhỏ, biểu mô vuông đơn, ống vân có biểu mô trụ
đơn.
- Ống bài xuất gian tiểu thùy: biểu mô vuông tầng hay trụ tầng, xung quanh ống có
nhiều mô liên kết.
- Ống bài xuất cái: biểu mô lát tầng không sừng hóa.

BÀI 8 HỆ TIẾT NIỆU

MỤC TIÊU
- Chẩn đoán phân biệt được cấu tạo vi thể của các đoạn trong hệ ống sinh niệu của thận.
- Nhận diện được các loại tế bào và cấu trúc đặc trưng ở nhu mô vùng vỏ và vùng tủy
thận.
- Phân biệt được các lớp cấu trúc của niệu quản.
- Chú thích đầy đủ các chi tiết của hình ảnh vi thể trong bài.

NỘI DUNG
1. Thận
1.1. Vùng vỏ
Là vùng bên ngoài, đậm màu, có nhiều tiểu cầu thận.
- Tiểu cầu thận: gồm bao Bowman (biểu mô lát đơn), khoang Bowman, chùm mao
mạch Malpiphi.
- Ống lượn gần: chiếm đa số, đậm màu, lòng hẹp, thành dày được lót bởi 1 lớp tế bào
hình tháp.
- Ống lượn xa: số lượng ít hơn, nhạt màu, lòng rộng, thành mỏng hơn ống lượn gần,
được lót bởi biểu mô vuông đơn.
- Tháp Ferrein (tia tủy): là các bó ống nằm xen kẽ với các tiểu cầu thận và các ống
lượn. Các ống của tia tủy là đoạn đầu ống góp và phần dày của quai Henle.
- Vết đặc: là một phần đặc biệt của ống lượn xa nằm kẹp giữa tiểu động mạch vào và
ra của tiểu cầu thận, phần thành ống phía tiếp giáp với tiểu cầu thận các tế bào dày đặc hơn
phía đối diện.
1.2. Vùng tủy
Là vùng bên trong, nhạt màu hơn vùng vỏ, không có tiểu cầu thận. Phần mô liên kết
nằm xen kẽ với các ống thận (mô kẽ thận) có chứa nhiều mao mạch.
- Ống góp: lớn, biểu mô vuông đơn hoặc trụ đơn.
- Quai Henle: nhỏ, nằm xen kẽ với các ống góp, biểu mô lát đơn hoặc vuông đơn không
đều.
2. Niệu quản
- Niêm mạc: biểu mô đa dạng tầng, lòng ống nhăn nheo hình khế.
- Tầng cơ niệu quản có 2 lớp: trong dọc, ngoài vòng. Ở nửa dưới niệu quản, bên ngoài
lớp cơ vòng còn có thêm một lớp cơ dọc nữa.
- Vỏ ngoài: là một màng xơ liên tục với vỏ xơ của thận.
BÀI 9 HỆ SINH DỤC
MỤC TIÊU
- Chẩn đoán đúng các tế bào và cấu trúc của tinh hoàn.
- Phân biệt được các loại tế bào nang, các loại nang trứng và các cấu trúc khác của cơ
quan buồng trứng.
- Nhận diện được các cấu trúc trong niêm mạc tử cung trước kinh và sau kinh.
- Chú thích đầy đủ các chi tiết của hình ảnh vi thể trong bài.

NỘI DUNG
1. Tinh hoàn
1.1. Ống sinh tinh
Ống sinh tinh được lợp bởi biểu mô tinh gồm 2 dòng tế bào:
- Tế bào dòng tinh
+ Tinh nguyên bào: nằm gần sát màng đáy, tròn, nhỏ.
+ Tinh bào: lớn hơn, nhân xù xì, nằm sâu trong lòng ống hơn tinh nguyên bào.
+ Tiền tinh trùng (tinh tử): tròn, nhỏ, nhạt màu, nằm ở giữa ống sinh tinh.
+ Tinh trùng: hình dấu phẩy, đậm màu, ở giữa lòng ống.
- Tế bào Sertoli: số lượng rất ít, bào tương rất nhạt, nhân lớn hình bầu dục hoặc hình
tam giác, sáng màu, có 1 hoặc 2 hạt nhân.
1.2. Tuyến kẽ
Tuyến kẽ là tuyến nội tiết kiểu tản mác, nằm xen kẽ với các ống sinh tinh. Gồm các tế
bào Leydig (tế bào kẽ) và mạch máu.
1.3. Lưới tinh hoàn (lưới Haller)
Là các đường ống đi xuyên qua thể Highmore, lòng của lưới tinh hoàn được lót bởi
biểu mô vuông đơn.
1.4. Ống mào tinh
Ống mào tinh nằm bên ngoài màng trắng tinh hoàn, biểu mô trụ giả tầng có lông giả,
chứa rất nhiều tinh trùng.
2. Buồng trứng
Được bao ngoài bởi biểu mô mầm. Nhu mô buồng trứng chia làm 2 vùng không có giới
hạn rõ rệt:
2.1. Vùng vỏ buồng trứng
- Màng trắng: lớp mô liên kết đặc nằm dưới biểu mô mầm.
- Lớp đệm vỏ: chứa các nang trứng, mỗi nang trứng gồm có nhiều tế bào nang bao
quanh một noãn.
+ Nang trứng nguyên thủy: nhỏ, nằm thành đám sát dưới màng trắng, có một hàng
tế bào nang dẹt.
+ Nang trứng sơ cấp: có một hàng tế bào nang vuông, màng trong suốt bắt đầu xuất
hiện.
+ Nang trứng thứ cấp đặc: có từ hai hàng tế bào nang vuông trở lên, màng trong
suốt rõ.
+ Nang trứng thứ cấp có hốc: bắt đầu xuất hiện các hốc.
+ Nang trứng chín: hiếm thấy được trong tiêu bản.
+ Nang trứng thoái triển: noãn thu nhỏ, màng trong suốt méo mó, các tế bào nang
thoái hóa và rời rạc.
+ Hoàng thể (thể vàng): là tuyến nội tiết tạm thời, các tế bào tiết hormon sinh dục
nữ lớn, sáng màu.
2.2. Vùng tuỷ buồng trứng
- Mạch bạch huyết: lòng rộng, thành mỏng, đôi khi thấy van.
- Động mạch xoắn (động mạch lò xo): là các tiểu động mạch, lòng hẹp, thành dày, tế
bào nội mô khá to lồi vào lòng mạch.
3. Niêm mạc tử cung
- Biểu mô tử cung: là biểu mô trụ đơn có các tế bào có lông chuyển và tế bào chế tiết.
- Lớp đệm: là mô liên kết thưa chứa tuyến tử cung và mạch máu.
Tuyến tử cung sau kinh là những ống thẳng, sau đó cong queo dần. Đến giai đoạn sau, các
tuyến tử cung trước kinh đã trở nên cong queo, các mạch máu dày đặc hơn và cũng cong
queo.

BÀI 10
CÁC CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ MIỄN DỊCH
MỤC TIÊU
- Phân biệt được cấu tạo vi thể các cơ quan: hạch bạch huyết, lách và tuyến ức.
- Chẩn đoán đúng các loại tế bào và cấu trúc có trong các cơ quan trên.
- Chú thích đầy đủ các chi tiết của hình ảnh vi thể trong bài.

NỘI DUNG
1. Hạch bạch huyết
1.1. Mô liên kết chống đỡ
- Vỏ xơ: bao ngoài cùng.
- Vách xơ: xuất phát từ vỏ xơ đi vào đến hết vùng nhu mô vỏ.
- Dây xơ : dãy mô liên kết ở vùng tủy, nối tiếp từ vách xơ.
1.2. Nhu mô
Nhìn thấy 2 vùng khá rõ: vùng vỏ đậm màu có các nang bạch huyết, vùng tủy nhạt màu
có các dây nang (dây tủy).
- Nang bạch huyết: nằm ở vùng vỏ, chủ yếu là tế bào lympho bám vào mô lưới, gồm 2
phần:
+ Trung tâm sáng (trung tâm sinh sản, trung tâm phản ứng).
+ Ngoại vi tối.
- Dây nang: là những dãy tế bào lympho, đại thực bào, tương bào,… nằm ở vùng tủy,
nối tiếp từ các nang bạch huyết.
1.3. Đường đi của bạch huyết
- Mạch bạch huyết đến (bạch huyết quản đến): đi xuyên qua vỏ xơ.
- Xoang dưới vỏ: là khoảng trống giữa vỏ xơ và nang bạch huyết.
- Xoang quanh nang: là khoảng trống giữa vách xơ và nang bạch huyết hoặc giữa 2
nang bạch huyết.
- Hang bạch huyết (xoang tuỷ): ở vùng tủy, là những khoảng trống nằm xen kẽ với các
dây nang và dây xơ.
- Mạch bạch huyết đi (bạch huyết quản đi): nằm ở rốn hạch.
2. Lách
2.1. Mô liên kết chống đỡ
- Vỏ xơ: bao ngoài cùng, là mô liên kết dày hơn ở hạch.
- Vách xơ: xuất phát từ vỏ xơ, đi sâu vào nhu mô lách, chúng thường có phân nhánh
hoặc gồ ghề. Một số vách xơ có chứa mạch máu gọi là vách xơ chứa mạch máu.
- Dây xơ: suông 2 đầu, phân bố ở nhu mô lách, nhỏ hơn vách xơ.
2.2. Nhu mô
Nhu mô lách gồm các khối tủy trắng xen kẽ với tủy đỏ.
- Tủy trắng (tiểu thể lách, tiểu thể Malpighi)
+ Khối tế bào lympho tập trung lại có hình ảnh giống như nang bạch huyết.
+ Một hoặc vài động mạch trung tâm.
- Tủy đỏ
+ Dây Billroth: gồm nhiều loại tế bào nằm trên mô lưới.
+ Xoang tĩnh mạch: là các mao mạch kiểu xoang nằm xen kẽ với dây Billroth.
3. Tuyến ức
Có 2 thùy, mỗi thùy có bao liên kết mỏng gọi là vỏ xơ. Vỏ xơ chia nhánh tạo ra các
vách xơ đi vào nhu mô và chia mỗi thùy thành những tiểu thùy nhỏ hơn. Mỗi tiểu thùy gồm
2 vùng:
- Vùng vỏ: sẫm màu, có nhiều tế bào lympho T, tế bào lưới biểu mô, đại thực bào, mạch
máu…
- Vùng tủy: ít lympho bào, sáng màu, có các tiểu thể Hassall là một đám tế bào lưới biểu
mô dẹt đã thoái hóa xếp đồng tâm

BÀI 11 DA

MỤC TIÊU
- Chẩn đoán đúng các loại tế bào và cấu trúc có trong các tầng mô của da.
- Phân biệt được cấu trúc vi thể của da dày và da mỏng.
- Chú thích đầy đủ các chi tiết của hình ảnh vi thể trong bài.

NỘI DUNG
1. Biểu bì
Biểu mô lát tầng sừng hóa (xem bài 1).
2. Chân bì
2.1. Nhú chân bì
Nhú chân bì cấu tạo bởi mô liên kết thưa, có chứa:
- Mao mạch.
- Tiểu thể thần kinh Meissner: hình bầu dục, có các tế bào Schwann nằm ngang.
2.2. Chân bì thực sự (lớp lưới)
Là mô liên kết đặc, có thể thấy các tuyến mồ hôi và mạch máu. Ở chân bì da mỏng còn
có nang lông và tuyến bã.
- Nang lông: là cấu trúc bao ngoài chân lông.
- Tuyến bã: tuyến ngoại tiết kiểu túi với ống bài xuất ngắn đổ vào nang lông. Tuyến bã
có 2 loại tế bào:
+ Tế bào sinh sản: nhỏ hơn, đậm màu, nằm sát thành tuyến.
+ Tế bào tuyến bã: lớn hơn, sáng màu, nằm lệch dần vào giữa lòng tuyến, nhân teo
dần.

3. Hạ bì
- Tuyến mồ hôi gồm 2 phần:
+ Tiểu cầu mồ hôi (phần chế tiết): biểu mô vuông đơn.
+ Ống bài xuất : biểu mô vuông tầng.
- Tiểu thùy mỡ (mô mỡ): gồm nhiều tế bào mỡ hình cầu hoặc đa diện, kích thước lớn.
- Tiểu thể thần kinh Pacini: nhiều lớp nguyên bào sợi xếp thành hình đồng tâm quanh
đầu tận cùng dây thần kinh.
- Các mạch máu ở hạ bì thường lớn hơn ở chân bì

You might also like