Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Đề bài: Áp dụng mô hình 5 nhân tố trong phân tích ngành để đánh giá về ngành dệt

may/thép/thực phẩm-đồ uống/dầu khí trong năm 2022 tại Việt Nam. Cho ví dụ cụ
thể
Mô hình 5 nhân tố áp lực cạnh tranh là một mô hình có thể giúp các doanh nghiệp có
được một cái nhìn khái quát hơn, phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
và từ đó đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp. Và 5 áp lực cạnh tranh bao gồm: Sự
cạnh tranh trong ngành, đối thủ cạnh tranh tiềm năng, quyền thương lượng từ nhà cung
cấp, quyền thương lượng của khách hàng, sản phẩm thay thế.
Đầu tiên là sự cạnh tranh trong ngành là áp lực từ các cá nhân, tổ chức cùng sản xuất một
loại hình sản phẩm, phục vụ cùng một phân khúc khách hàng. Điển hình là Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam (Petrovietnam), năm 2022 ngành dầu khí đang phát triển mạnh mẽ, các đối
thủ cạnh tranh từ các công ty quốc tế, công ty đa quốc gia và cả các doanh nghiệp tư nhân
cũng đang làm việc liên tục để đổi mới, chuyên môn hóa và xây dựng chiến lược cạnh
tranh để thu hút các khách hàng như các công ty năng lượng, dầu mỏ, vận tải...Do đó,
Petrovietnam đã tạo ra những dịch vụ mang thương hiệu riêng của mình để thu hút và giữ
sự trung thành của khách hàng như dịch vụ xây dựng, cung cấp hóa chất, bảo trì thiết bị...
Thứ hai là đối thủ cạnh tranh tiềm năng là cá nhân hoặc tổ chức chưa cạnh tranh trong
cùng một ngành nhưng có khả năng sẽ gia nhập ngành để cạnh tranh khi có cơ hội. Và
mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Petrovietnam chỉ ở mức trung bình. Để
ngăn chặn đối thủ cạnh tranh tìm ẩn thì Petrovietnam đã tạo ra các rào cản để ngăn chặn
sự tham gia, điển hình như chiếm ưu thế về chi phí bao gồm chi phí công nghệ, nhân sự,
nguyên vật liệu...Bởi vì tập đoàn đã tạo được uy tín thương hiệu, chất lượng hàng hóa
dịch vụ, mở rộng kênh phân phối nên làm cho khách hàng tin tưởng nhiều hơn vào
Petrovietnam.
Thứ ba là quyền thương lượng từ nhà cung cấp là các cá nhân, tổ chức cung ứng hàng
hóa trên thị trường. Các nhà cung ứng có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp khi chi phí
chuyển đổi nguyên liệu cao, nguyên vật liệu khan hiếm. Các nhà cung cấp quốc tế có thể
tạo áp lực về giá và điều kiện giao dịch. Điều này có thể làm tăng chi phí làm ảnh hưởng
đến lợi nhuận và giá xăng dầu tăng mạnh trong nền kinh tế Việt Nam.
Thứ tư là quyền thương lượng của khách hàng và khách hàng chính là người tiêu dùng
cuối cùng và là người tác động đến khả cạnh tranh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp
muốn thành công thì cần đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Đối với các khách hàng
lớn của Petrovietnam như các công ty cần nhập khẩu lượng dầu khí, máy móc với số
lượng lớn họ sẽ đặt áp lực để doanh nghiệp cung cấp sản phẩm tốt hơn, giá cả thấp hơn.
Thứ năm là sản phẩm thay thế là các sản phẩm dịch vụ có thể thay thế sản phẩm dịch vụ
khác có sự tương đồng về giá trị lợi ích và công dụng. Điển hình như các sản phẩm có thể
thay thế xăng dầu như năng lượng điện, năng lượng tái tạo...

You might also like