Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

BÀI TẬP CHƯƠNG 2 – CUNG CÀU

C1. Cung cầu sản phẩm Y có dạng: 𝑃𝑠 = −43 + 2𝑄 và 𝑃𝐷 = 26 − 0.4𝑄


Trong đó Q tính bằng kg , P tính bằng nghìn đồng
1. Xác định giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm Y
2. Giả sử lượng cầu giảm 1 tấn ở mọi mức giá, khi đó giá thị trường thay đổi như thế
nào?
3. Vẽ đồ thị minh hoạ
C2. Có biểu cầu về thị trường khoai tây bao gồm 3 cá nhân như sau:
Giá (nghìn đồng/kg) Lượng cầu của Linh Lượng cầu của Lượng cầu của Uyên
(tấn) Hương (tấn) (Tấn)
4 9 12 7.5
6 8 10 6
8 7 8 4.5
10 6 6 3
Hãy xác định lượng cầu khoai tây của thị trường này và vẽ đồ thị minh hoạ

C3. Có biểu cung và cầu đối với sản phẩm Z như sau:
Giá (nghìn đồng /kg) Lượng cầu (tấn) Lương cung (tấn)
100 1000 300
120 800 400
140 600 500
160 400 600
180 200 700

1. Xác định phương trình cung – cầu . Vẽ đồ thị minh hoạ


2. Tính gía và sản lượng cân bằng
3. Nếu lượng cung tại mọi mức giá giảm 100 sản phẩm. Giá cân bằng mới như thế
nào
4. Vẽ đồ thị minh hoạ

C4. Hàm cung và hàm cầu của loại sản phẩm M như sau:
Cung: Q = 9P - 45
Cầu: P = 60 – 0.5Q
Với P tính bằng đơn vị nghìn/kg và Q tính theo đơn vị tấn
1. Tính giá và lượng cân bằng của sản phẩm M trên thị trường
2. Tính tổng doanh thu cho sản phẩm M
3. Sản phẩm có sự cải tiến làm cho lượng cầu sản phẩm M tăng 16.5 tấn ở mọi mức giá thì
tác động của việc tăng cầu này tới giá là bao nhiêu
4. Vẽ đồ thị minh hoạ

C5. Hàm cầu về sản phẩm Z trên thị trường được cho bởi hàm số: Pd = 50 – Q, và hàm số cung
sản phẩm được cho bởi hàm số Ps = 12.5 +2Q trong đó Q là sản lượng tính bằng đơn vị, P tính
bằng $
1. Tính giá và lượng cân bằng của sản phẩm Z
2. Giả sử nhờ quảng cáo, lượng cầu tại mỗi mức giá tăng lên 10%. Giá và sản lượng cân
bằng trên thị trường là bao nhiêu.
3. Minh hoạ các kết quả trên bằng đồ thị

C6. Có biểu cung cầu đối với mặt hàng quạt Panasonic trên thị trường như sau:
Giá (Trăm nghìn) Cung ( trăm chiếc) Cầu (trăm chiếc)
12 4 9
14 5 8
16 6 7
18 7 6
20 8 5

1. Xác định phương trình cung cầu. Vẽ đồ thị minh hoạ. Tính giá và sản lượng cân bằng
2. Khủng hoảng kinh tế làm giảm lượng cầu tại mọi mức giá 100 chiếc. Giá cân bằng mới
như thế nào. Vẽ đồ thị minh hoạ
3. Để khuyến khích sản xuất trong nước, chính phủ đánh thuế 100 nghìn đồng trên 100
chiếc quạt bán ra. Tính giá và lượng cân bằng mới.

C7. Cung cầu của sản phẩm được cho bởi hàm số như sau:
Phương trình cung: Qs = P -20
Phương trình cầu: Qd = 120 – P
Trong đó giá mang đơn vị nghìn đồng, Q mang đơn vị sản phẩm.
1. Tính giá và sản lượng cân bằng. Vẽ đồ thị minh hoạ
2. Nếu chính phủ áp đặt mức giá trần P1 = 50 nghìn đồng thì điều gì sẽ xảy ra?
3. Nếu chính phủ áp đặt mức giá sàn P2 = 80 nghìn đồng thì điều gì sẽ xảy ra?
4. Vẽ đồ thị minh hoa các kết quả trong các trường hợp trên

:
C8. Cung cầu của sản phẩm B được cho bởi biểu cung cầu như sau:
Giá (nghìn đồng) Cung (kg) Cầu (kg)
17 30 66
21 40 58
35 75 30
37 80 26
45 100 10
1. Xác định phương trình cung, cầu
2. Nếu chính phủ đánh thuế 1.8 nghìn đồng/kg, thì giá mới sẽ là bao nhiêu? Thuế tác động
đến người mua và người bán như thế nào?
3. Vẽ đồ thị minh hoạ tác động của thuế
4. Nếu chính phủ trợ cấp 1.8 nghìn đồng/ kg sản phẩm bán ra, giá mới sẽ là bao nhiêu? Mỗi
bên sẽ được hưởng bao nhiêu trợ cấp?

C9. Biểu cầu về hàng hoá A như sau:

Giá (nghìn đồng) Lượng cầu (Tấn)


1 7
2 6
3 5
4 4
5 3
6 2
1. Viết phương trình cầu của loại hàng hoá trên
2. Tính hệ số co giãn cầu tại các mức giá 1, 2, 3, 4, 5, 6
3. Tính hệ số co giãn khoảng của cầu theo giá khi giá tăng từ 1 đến 4

C10. Lượng cung của hàng hoá X ở các mức giá khác nhau như sau:

P ( nghìn đồng) Lương cung (Chiếc)


10 40
12 50
14 60
16 70
18 80
20 90

1. Tính co giãn cung theo các mức giá 10, 12 , 16 và 20


2. Co giãn cung theo giá khi giá thay đổi từ 14 đến 20

C11. Phương trình hàm cầu hàng hoá X là P = -5Q + 150


1. Tại mức giá nào độ co giãn bằng -1
2. Tại những mức giá nào độ co giãn có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 1
3. Tại những mức giá nào độ co giãn có giá trị tuyệt đối lớn hơn 1

C12. Bảng sau cho biết tổng thu nhập để chi tiêu đối với 4 loại hàng hoá A,B,C,D của 1 hộ gia
đình. Giả định của các hàng hoá đó không thay đổi trong thời gian xem xét.
Mức chi tiêu năm thứ 1 Mức chi tiêu năm thứ 2
Hàng hoá A 30 triệu đồng 50 triệu đồng
Hàng Hoá B 30 triệu đồng 70 triệu đồng
Hàng hoá C 25 triệu đồng 20 triệu đồng
Hàng hoá D 15 triệu đồng 60 triệu đồng

Biết rằng tổng thu nhập năm thứ 1 là 100 triệu đồng, năm thứ 2 là 200 triệu đồng.
1. Tính co giãn theo thu nhập đối với mỗi loại hàng hoá.
2. Những hàng hoá nào sau đây là hàng hoá thông thường? Những hàng hoá nào là hàng
hoá thứ cấp? Vì sao?

C13. Lượng cầu về cam khi giá dưa hấu được thay đổi được cho ở biểu sau:

P dưa hấu ( nghìn đồng /kg) Q cam (tấn)


5 20
6 23
7 25
8 28
9 30

1. Tính co giãn chéo giữa cầu về cam và dưa hấu khi giá dưa hấu thay đổi từ 5 đến 6 nghìn
đồng/kg? Từ 6 lên 8 nghìn đồng/kg
2. Mối quan hệ giữa cam và dưa hấu

C14. Hệ số co giãn theo giá và hệ số co giãn chéo giữa thực phẩm. rượu và bia ở thành phố X
được cho ở bảng sau: 2

Phần trăm thay đổi Đối với 1% thay đổi giá của
lượng cầu của Thực phẩm Rượu Bia
Thực phẩm -0.25 0.06 0.01
Rượu -0.13 -1.2 0.27
Bia 0.07 0.41 -0.85

1. Có mối liên quan nào giữa thực phẩm và 2 hàng hoá kia hay không?
2. Đường càu về rượu có bị ảnh hưởng gì không khi giá của thực phẩm tăng? Giá bia tăng?

C15. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá của cầu theo giá của các mặt hàng thịt bò, áo sơ mi và
quạt biết rằng:
1. Thịt bò giá ban đầu 70 nghìn/kg thì bán được 116,250 kg. Khi hạ giá 5 nghìn/kg thì bán
thêm được 7,500kg
2. Áo sơ mi giá ban đầu là 170 nghìn /chiếc thì bán được 197,500 chiếc. Khi hạ giá xuống
còn 150 nghìn đồng/chiếc thì bán tăng thêm 5000 chiếc
3. Quạt giá bán ban đầu là 800 nghìn/chiếc thì bán được 9950 chiếc. Khi hạ giá 100 nghìn
thì bán tăng thêm được 100 chiếc.

C16.Biểu sau cho biết lượng cầu hàng hoá X khi thu nhập thay đổi:

Thu nhập 2 2.2 2.4 2.6 2.8 3


(triệu
đồng)
Lượng cầu 10 11 12 13 14 15
(Chiếc)

1. Tính co giãn cầu theo thu nhập khi thu nhập tăng từ 2 lên 2.6 triệu đồng và khi thu nhập
tăng từ 2.6 triệu đồng lên 3 triệu
2. Đây là hàng hoá thông thường hay thứ cấp?

C17. Một công ty ước lượng được hàm cầu đối với một sản phẩm của mình như sau:
QX = 1000 – 0.5PY
Trong đó Qx là lượng cầu đối với hàng hoá X do công ty trên cung cấp, Py là giá của sản phẩm
Y trên thị trường. X và Y là 2 sản phẩm liên quan đến nhau.
1. X và Y là hai sản phẩm thay thế hay bổ sung?
2. Hãy xác định hệ số co giãn theo giá chéo của cầu hàng hoá X khi giá Y thay đổi trong
khoảng từ 80 lên 100.

C18. Một công ty xác định được hệ số co giãn của 1 loại thép họ bán theo thu nhập EDI = 1. Bộ
phận nghiên cứu thị trường cho rằng thu nhập năm tới bình quân trên đầu người tăng 4%.
1. Nếu lượng thép của công ty bán đuọc năm nay là 1200 tấn thì năm tới hãng có thể bán ra
được bao nhiêu?
2. Nếu lượng thép của công ty bán được năm nay là 1500 tấn thì năm tới hãng có thể bán ra
được bao nhiêu?
BÀI TẬP CHƯƠNG 3: HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

1. Một người tiêu dùng có mức lương là 9 triệu đồng. Người đó muốn chi tiêu vào hai mặt hàng hoá
chính là A và B với mức giá của 2 mặt hàng lần lượt là 300.000 đồng và 100.000 đồng.
a. Hãy viết phương trình và minh hoạ đường ngân sách cho người tiêu dùng
b. Nếu giá hàng hoá giảm 50% thì đường ngân sách mới như thế nào?
c. Nếu mức lương tăng gấp đôi thì đường ngân sách mới như nào?
2. Hàm lợi ích của một người tiêu dùng với 2 mặt hàng X và Y: U(X,Y) = 10X.Y
a. Giả sử người này đang tiêu dùng 5 đơn vị hàng hoá X và 6 đơn vị hàng hoá Y. Nếu việc tiêu
dùng hàng hoá X tăng lên thành 10 đơn vị thì người này cần phải hi sinh bao nhiêu đơn vị
hàng hoá Y để thoả mãn mức tiêu dùng như cũ?
b. Cho 3 tập hợp hàng hoá (X,Y) như sau: X=10 và Y=5 ; X =4 và Y=15; X=5 và Y=11. Người
tiêu dùng sẽ lựa chọn tập hợp hàng hoá nào để đạt được mức lợi ích cao nhất.
c. Xét 2 tập hợp sau X=20 và Y=3; X=15 và Y=4. Người này có bàng quan giữa hai tập hợp
hàng hoá này hay không?
3. Lợi ích của một công ty trong việc tiêu thụ đường và bột mỳ được thể hiên dưới bảng sau:

Lượng đường (tấn) 10 20 30 40 50 60


Tổng lợi ích 200 360 500 720 800
Lợi ích cận biên 120
Bảng 1: Lợi ích từ việc tiêu thụ đường

Lượng bột mỳ (tấn) 10 20 30 40 50 60


Tổng lợi ích 140 260 440 510 570
Lợi ích cận biên 100
Bảng 2: Lợi ích từ việc tiêu thụ bột mỳ

a. Hoàn thành số liệu trong 2 bảng trên


b. Nếu giá của đường là 100 USD/1 tấn và bột mỳ là 80 USD/1tấn. Hãy tính lợi ích cận biên trên 1
USD bỏ ra (MU/P) từ số liệu trên.
4. Hàng tháng, một người tiêu dùng dành 4 triệu đồng để mua thịt và khoai tây với giá tương ứng
của 2 mặt hàng là 80.000 đồng/kg và 20.000 đồng/kg
a. Xây dựng phương trình đường ngân sách
b. Hàm lợi ích của người tiêu dùng này TU = 5.X.Y. Tính lượng thịt và khoai tây người tiêu
dùng sẽ mua để tối đa hoá lợi ích.
c. Nếu giá khoai tây tăng gấp đôi thì lựa chọn của người tiêu dùng sẽ thay đổi như thế nào?
5. Một người có tiêu dùng thu nhập là 600 USD dùng để mua hai hàng hoá X và Y với giá tương
ứng PX=30, PY=10, với hàm tổng lợi ích TU=XY.
a. Viết phương trình đường ngân sách. Có nhận xét gì về các giỏ hàng hoá (X=10; Y=20), (X=20;
Y=10) và (X=15;Y=15)
b. Tính MUX; MUY và MRSX/Y
c. Xác định lượng hàng hoá X và Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hoá lợi ích.

6. Giả sử một cá nhân tiêu dùng hai hàng hóa là X và Y với hàm tổng độ thỏa dụng được cho như
sau
U = X×Y
Ban đầu người này tiêu dùng tổ hợp hàng hóa X = 5 và Y = 12. Nếu người này tăng tiêu dùng
hàng hóa X lên 6 đơn vị thì bao nhiêu đơn vị hàng hóa Y được tiêu dùng để duy trì cùng một
mức độ thỏa dụng như trước?
Trong mỗi cặp dưới đây, tổ hợp hàng hóa nào được lựa chọn hơn?
Tổ hợp A: X = 7 và Y = 7 hay tổ hợp B: X = 6 và Y = 8
Tổ hợp C: X = 8 và Y = 12 hay tổ hợp D: X = 16 và Y = 6

7. Bạn có thu nhập là $20 và chi tiêu cho 2 hàng hóa là Coca và bánh. Giá của Coca là $4 và giá của
bánh là $5.
Vẽ đường giới hạn ngân sách của bạn.
Vẽ đường giới hạn ngân sách khi thu nhập của bạn tăng10%.
Vẽ đường giới hạn ngân sách khi thu nhập của bạn tăng 10% và giá của Coca tăng 10%.
Vẽ đường giới hạn ngân sách khi giá của Coca và bánh đều tăng 10%.

Bài

X = 1 và Y

X X X Y Y Y
T L

T = L =
T T L L
BÀI TẬP CHƯƠNG 4. CHI PHÍ VÀ SẢN XUẤT
Phần I
Bài 1:
 Jim điều hành một doanh nghiệp sản xuất đồ gốm. Anh ta thuê công nhân với mức lương
$12000 một năm, trả tiền thuê nhà xưởng $5000 và chi tiêu $20000 mua nguyên vật liệu.
Anh ta đầu tư $40000 tiền của mình vào máy móc, số tiền này nếu gửi vào ngân hàng có
thể kiếm được $4000 một năm. Jim cũng nhận được lời mời làm việc ở doanh nghiệp khác
với mức lương $15000 một năm. Tổng doanh thu một năm của doanh nghiệp này là
$72000.
a. Tính lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp.
b. Tính lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp.
BÀi 2:
 Hoàn thiện bảng sau
L Q MPL APL
0 0 ______ ______
1 15 ______ ______
2 34 ______ ______
3 51 ______ ______
4 65 ______ ______
5 74 ______ ______
6 80 ______ ______
7 83 ______ ______
8 82 ______ ______
BÀi 4:
Một doanh nghiệp sử dụng hai đầu vào là vốn K và lao động L để sản xuất hàng hóa. Lao
động được thuê với mức tiền công w và vốn được thuê với mức tiền thuê r. Hiện tại MPK =
10, MPL = 8, w = 4 và r = 6.
a. Doanh nghiệp đã sử dụng tổ hợp đầu vào tối ưu giữa vốn và lao động chưa?
b. Để đạt được tổ hợp đầu vào tối ưu doanh nghiệp nên thay đổi số lượng sử dụng vốn và lao
động như thế nào?
BÀi 5:
Một doanh nghiệp sử dụng 2 yếu tố sản xuất vốn K và lao động L. Hàm sản xuất của doanh nghiệp
là: Q = 100KL. Gọi giá vốn là r và lương trả cho lao động là w
a. Doanh nghiệp có hiệu suất tăng, giảm hay không đổi gtheo quy mô
b. Chi phí tối thiểu để sản xuất 10. 000 đơn vị sản phẩm là bao nhiêu nếu w=30 và r=120
c. Nếu giá của các yếu tố sản xuất thay đổi thành w =20 và r =80, thì chi phí tối thiểu để
sản xuất 10.000 đơn vị sả n phẩm là bao nhiêu?
Phần II

Câu 1. Bảng dưới đây là một ví dụ về hàm sản xuất với hai yếu tố đầu vào là vốn (K) và lao động (L)

Vốn (K) Sản lượng


6 10 24 31 36 40 39
5 12 28 36 40 42 40
4 12 28 36 40 40 36
3 10 23 33 36 36 33
2 7 18 28 30 30 28
1 3 8 12 14 14 12
Lao động (L) 1 2 3 4 5 6
a. Hãy cho biết hàm sản xuất trên thể hiện hiệu suất tăng, giảm hay không đổi theo quy mô
khi hãng tăng số lượng đầu vào từ (2L, 2K) lên (4L,4K) và từ (2L,4K) lên (3L,6K)
b. Giả sử K = 2, hãy tính năng suất bình quân, năng suất cận biên của lao động theo sản lượng.
Câu 2. Trong ngắn hạn , giả sử một nhà máy sản xuất bàn ghế có máy móc thiết bị là cố định. Biết
rằng khi số người lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất tăng từ 1 lên 7 thì số ghế sản
xuất được thay đổi như sau: 10, 17, 22, 25, 26, 25, 23.
a. Xác định năng suất cận biên và năng suất bình quân của lao động
b. Quá trình sản xuất này có phản ánh quy luật năng suất cận biên giảm dần đối với lao động
không?
c. Tại sao năng suất cận biên của lao động có thể có giá trị âm?

Câu 3. Cho bảng số liệu sau về quá trình sản xuất của một doanh nghiệp

L Q APL MPL
0 0
1 150
2 250
3 600
4 190
5 150
6 -10
a. Điền vào các ô trống trong bảng
b. Tại mức lao động nào xuất hiện năng suất cận biên giảm dần.
c. Hãy cho biết mối quan hệ giữa năng suất cận biên và năng suất bình quân theo số liệu ở
bảng trên
Câu 4. Cho số liệu về chi phí của một cửa hàng bán bánh như sau:

Q TC VC ATC AVC MC AFC


0
1 50 300
2 40
3 420
4 450
5 490
6 50

a. Hoàn thành bảng dữ liệu trên


b. Hãy nhận xét về sự thay đổi của các chi phí ngắn hạn

Câu 5. Ông Nam, một luận sư làm việc cho công ty luật quốc tế với mức lương thu nhập $60.000
một năm. Ông dự tính mở công ty tư vấn luật riêng của mình. Chi phí dự kiến trong 1 năm như
sau:
- Tiền thuê văn phòng: $10.000
- Tiền thuê thư ký văn phòng: $20.000
- Trang thiết bị: $15.000
- Tiền điện nước: $5.000
Doanh thu của văn phòng dự kiến là $100.000 mỗi năm.
a. Xác định chi phí kế toán, chi phí kinh tế của việc mở công ty riêng
b. Ông Nam có nên mở công ty riêng hay không?

Câu 6: Một doanh nghiệp sản xuất kẹo đang xem xét lựa chọn trong 3 công nghệ sản xuất, mỗi
công nghệ sử dụng các kết hợp khác nhau giữa vốn (K) và lao động (L) được biểu thị qua bảng sau:
Q (tấn/ngày) Công nghệ A Công nghệ B Công nghệ C
L K L K L K
1 9 2 6 4 4 6
2 19 3 10 8 8 10
3 29 4 14 12 12 14
4 41 5 18 16 16 19
5 59 6 24 22 20 25
6 85 7 33 29 24 32
7 120 8 45 38 29 40
Giả sử lương lao động là 200 nghìn đồng/ người/ tuần và giá của vốn là 400 nghìn đồng /đơn vị/
tuần.
a. Xác định tổng chi phí tương ứng với từng mức sản phẩm
b. Với mỗi mức sản lượng doanh nghiệp sẽ lựa chọn công nghệ sản xuất nào?

Câu 7. Giả sử một doanh nghiệp có hàm cầu đối với sản phẩm của mình là:
P = 100 – 0,01Q
Hàm tổng chi phí của doanh nghiệp là: TC = 50Q + 30.000
a. Hãy viết phương trình biểu diễn các đường VC, AVC, FC, AFC, ATC, MC và MR của
doanh nghiệp
b. Xác định sản lượng, giá bán và lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp
c. Nếu doanh nghiệp phải chịu thuế T = 10 trên 1 sp, doanh nghiệp sẽ thay đổi quyết định
sản xuất như thế nào?
d. Nếu doanh nghiệp phải chịu mức thuế cố định T = 5000 thì sé thay đổi quyết định sản
xuất như thế nào?
BÀI TẬP CHƯƠNG 5 – CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO

1. Chi phí tính bằng $ của một hãng cạnh tranh hoàn hảo như sau:
Sản lượng Tổng chi phí Chi phí biến Tổng chi phí Chi phí biến Chi phí cận
đổi trung bình đổi trung biên
bình
0 100
1 150
2 190
3 240
4 300
5 380
6 480
a. Hoàn thành bảng số liệu trên
b. Hãng sẽ sản xuất ra bao nhiêu nếu giá thị trường của một sản phẩm là $80?
c. Hãng sẽ sản xuất ra bao nhiêu nếu giá thị trường của một sản phẩm là $75?
d. Hãng sẽ sản xuất ra bao nhiêu nếu giá thị trường của một sản phẩm là $50?
e. Hãng sẽ sản xuất ra bao nhiêu nếu giá thị trường của một sản phẩm là $40?
2. Hàm tổng chi phí của 1 doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là
TC = Q2 + Q + 100
a. Viết phương trình biểu diễn các hàm chi phí ngắn hạn FC, AVC, MC của doanh nghiệp
b. Doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận nếu giá bán trên
thị trường là $27? Tính lợi nhuận
c. Xác định mức giá và sản lượng hoà vốn của doanh nghiệp

3. Giả sử có 1000 doanh nghiệp giống hệt nhau, mỗi doanh nghiệp có đường chi phí cận
biên ngắn hạn là MC =q -5. Hàm cầu thị trường là Q =20000 – 500P
Trong đó giá và chi phí cận biên tính bằng $, sản lượng tính bằng chiếc
a. Viết phương trình đường cung của doanh nghiệp
b. Viết phương trình đường cung của thị trường
c. Xác định giá và sản lượng cân bằng của thị trường

4. Hàm tổng chi phí của 1 doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là
TC = Q2 + Q + 100
a. Viết phương trình biểu diễn các hàm chi phí ngắn hạn FC, AVC, MC của doanh nghiệp
b. Doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận nếu giá bán
trên thị trường là $27? Tính lợi nhuận
c. Xác định mức giá và sản lượng hoà vốn của doanh nghiệp
d. Khi giá thị trường là $9 thì doanh nghiệp có nên sản xuất tiếp hay không?

5. Một hãng sản xuất sp X sẽ hoà vốn ở mức giá 21 nghìn đồng. Chi phí biến đổi của hãng là
VC =2q2+q (nghìn đồng).
a. Tính chi phí cố định của hãng
b. Đường cung của hãng là gì?
c. Với mức giá P=30 nghìn đồng, hãng sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào và thu được lợi
nhuận là bao nhiêu?
d. Tính mức giá đóng cửa

6. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có các chi phí FC=4 và AVC =q+1. Hãng có thể bán mọi
sản lượng ở giá thị trường P*=7
a. Quyết định sản xuất của hãng là gì?
b. Mức giá và sản lượng hoà vốn của hãng là bao nhiêu?
c. Khi nào hãng phải đóng cửa sản xuất
d. Viết phương trình đường cung của hãng.
BÀI TẬP CHƯƠNG 5 – 6
Bài 1. Chi phí của nhà máy sản xuất quần áo trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo được cho
ở bảng sau:
Sản lượng (chục bộ/giờ) Q Chi phí (triệu đồng)
0 10
1 21
2 30
3 41
5 79
6 106

a. Tính chi phí cận biên, chi phí biến đổi và chi phí biển đổi bình quân của nhà máy?
b. Tại sản lượng bằng bao nhiêu nhà máy quyết định đóng cửa?
c. Nếu giá của 1 chục bộ quần áo là 14 triệu đồng thì sản lượng đối đa hoá lợi nhậun và lợi
nhuận tối đa hoá là bao nhiêu?

Bài 2. Chi phí tính bằng $ của một hãng cạnh tranh hoàn hảo như sau: CH
Sản lượng Tổng chi Chi phí biến Tổng chi Chi phí biến Chi phí cận
phí đổi phí trung đổi trung biên
bình bình
0 100
1 150
2 190
3 240
4 300
5 380
6 480
a. Hoàn thành bảng số liệu trên
b. Hãng sẽ sản xuất ra bao nhiêu nếu giá thị trường của một sản phẩm là $80?
c. Hãng sẽ sản xuất ra bao nhiêu nếu giá thị trường của một sản phẩm là $75?
d. Hãng sẽ sản xuất ra bao nhiêu nếu giá thị trường của một sản phẩm là $50?
e. Hãng sẽ sản xuất ra bao nhiêu nếu giá thị trường của một sản phẩm là $40?

Bài 3. Giả sử có 1000 doanh nghiệp giống hệt nhau, mỗi doanh nghiệp có đường chi phí
cận biên ngắn hạn là MC =q -5. Hàm cầu thị trường là Q =20000 – 500P
Trong đó giá và chi phí cận biên tính bằng $, sản lượng tính bằng chiếc
a. Viết phương trình đường cung của doanh nghiệp
b. Viết phương trình đường cung của thị trường
c. Xác định giá và sản lượng cân bằng của thị trường

Bài 4. Hàm tổng chi phí của 1 doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là
TC = Q2 + Q + 100
a. Viết phương trình biểu diễn các hàm chi phí ngắn hạn FC, AVC, MC của doanh
nghiệp
b. Doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận nếu giá bán
trên thị trường là $27? Tính lợi nhuận
c. Xác định mức giá và sản lượng hoà vốn của doanh nghiệp

Bài 5. Doanh nghiệp độc quyền A gặp biểu cầu sau về sản phẩm của doanh nghiệp:

Giá (nghìn / đơn vị) Lượng cầu (nghìn đồng)


10 0
8 1
6 2
4 3
2 4
9 5
Doanh nghiệp có tổng chi phí như sau:
Lượng sản xuất (nghìn đơn vị) Tổng chi phí (triệu đồng)
0 1
1 3
2 7
3 13
4 21
5 31
a. Tính tổng doanh thu, doanh thu cận biên của doanh nghiệp
b. Tính chi phí cận biên
c. Để tối đa hoá lợi nhuận hãng sẽ sản xuất ở mức giá nào? Lợi nhuận thu được là bao
nhiêu?

Bài 6. Một doanh nghiệp độc quyền có đường cầu về sản của mình là P =100 -Q. Doanh
nghiệp này có hàm tổng chi phí là TC =Q2 + 3Q + 500
Trong đó giá và chi phí tính bằng $, sản lượng tính bằng chiếc
a. Viết hàm doanh thu cận biên
b. Viết hàm chi phí cận biên
c. Xác định giá và sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận
Luyện tập chương 7,8
Bài 1
Một doanh nghiệp bán sản phẩm của mình trên một thị trường canh tranh hoàn hảo với mức giá 10$/ 1 đơn vị
sản phẩm.
Giả định doanh nghiệp có thể thuê mua bất cứ lượng lao động nào với mức lương là 80$/ 1 đơn vị lao động.
Tình hình sản xuất của doanh nghiệp minh hoạ trong bảng lương dưới đây:

Lượng lao 0 10 20 30 40 50 60
động (L)
Sản lượng 0 240 440 600 720 800 840
(Q)

1. Xác định năng suất cận biên và sản phẩm doanh thu cận biên tương ứng
2. Để sử dụng tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp nên sử dụng bao nhiêu lao động và mức sản lượng
sản xuất là bao nhiêu?
3. Giả sử chi phí cố định là $2000, hãy xác định lợi nhuận của doanh nghiệp?
Bài 2
Giả sử tiền lương là $16/h và giá bán hàng hoá trên thị trường là $2. Bảng sau thể hiện quá trình sản xuất theo
lao động

Lượng lao 0 1 2 3 4 5 6
động (L)
Sản lượng 0 20 35 47 57 65 70
(Q)

1. Xác định mức lao động tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp
2. Giả sử giá bán hàng hoá không đổi nhưng tiền lương tăng lên $20/h. Xác định lại mức lao động tối
đa hoá lợi nhuận
3. Giả sử giá bán hàng hoá tăng lên $3.2 nhưng tiền không đổi, giữ ở mức $16/h. Xác định lại mức lao
động tối đa hoá lợi nhuận
4. Giả sử giá bán và tiền lương không đổi nhưng do tiến bộ công nghệ nên sản lượng tăng 60%. Xác
định lại mức lao động tối đa hoá lợi nhuận
Bài 3

Giả sử hàm cầu sản xuất của một doanh nghiệp là:
Q = 360L – 3L2
Trong đó, Q là số lượng sản phẩm mỗi ngày, L là số lượng lao động mỗi ngày

1. Xây dựng đường cầu lao động của doanh nghiệp nếu nó bán sản phẩm của mình trên một thị
trường cạnh tranh hoàn hảo với mức giá $5/sp
2. Doanh nghiệp sẽ thuê bao nhiêu lao động mỗi ngày tương ứng với các mức tiền lương $150 và
$300?
Bài 4

Giả sử thị trường lao động của một ngành có hàm cung và cầu như sau:

SL: L = 30w – 50

DL: L = 500 -25w

Trong đó w là tiền lương mỗi giờ lao động và L là số lượng lao động

1. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường lao động ngành này G
2. Giả sử chính phủ quy định mức tiền lương tối thiểu là $14/h. Xác định lượng lao động thất nghiệp
và so sánh tổng thu nhập của người lao động trước và sau khi có chính sách tiền lương tối thiểu.

You might also like