Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN
PHIÊN TÒA PHÚC THẨM

Vào : 13 giờ 30 phút, ngày 11 tháng 3 năm 2019


Tại : trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.
Mở phiên toà để xét xử phúc thẩm vụ án dân sự thụ lý số 254/2018/TLPT-DS.
Ngày 03 tháng 12 năm 2018 về tranh chấp đòi quyền sử dụng đất, yêu cầu hủy
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và yêu cầu bồi thường thiệt hại giữa các
đương sự.
Vụ án được xét xử công khai.

Những người tham gia tố tụng:

Nguyên đơn: Ông Nguyễn Hữu Kiên, sinh năm 1941

Địa chỉ: xóm Cộng Hòa, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội.

Bị Đơn: Ông Nguyễn Hữu Xay, sinh năm 1933

Địa chỉ: xóm Cộng Hòa, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Người đại diện theo ủy quyền của ông Xay: ông Nguyễn Hữu Nguyên, sinh năm
1969

Địa chỉ: xóm Cộng Hòa, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì

Địa chỉ: trụ sở thị trấn Vân Điển, TP. Hà Nội

Người đại diện theo pháp luật: ông Vũ Văn Nhàn, chủ tịch ủy ban nhân dân
huyện.

Người đại diện theo ủy quyền của ông Nhàn: ông Nguyễn Văn Cường, chuyên
viên phòng tài nguyên môi trường huyện Thanh Trì.
Bà Nguyễn Thị Huấn, sinh năm 1947

1
Địa chỉ: Khu 5B, mẫu Na Dương, huyện Lục Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Bà Lưu Thị Hòa, sinh năm 1948

Địa chỉ: xóm Cầu, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.

Ông Lưu Viết Hiếu

Địa chỉ: xóm Cộng Hòa, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Bà Lưu Thị Nga

Địa chỉ: xóm Cộng Hòa, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Ông Lưu Viết Hân

Địa chỉ: xóm Cộng Hòa, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Bà Lưu Thị Tám, sinh năm 1968 Địa chỉ: ngõ 24, đội 3, xóm Đình Phe, xã Tạ
Thanh Oai, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Dụ, sinh năm 1954

Địa chỉ: xóm Cộng Hòa, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Luân, sinh năm 1963

Địa chỉ: xóm Cộng Hòa, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Tí , sinh năm 1965

Địa chỉ: xóm Cộng Hòa, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Ông Nguyễn Hữu Nguyên, sinh năm 1969

Địa chỉ: xóm Cộng Hòa, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Bà Tưởng Thị Vượng, sinh năm 1963

Địa chỉ: xóm Cộng Hòa, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Cháu Nguyễn Hữu Thắng, sinh năm 1994

Địa chỉ: xóm Cộng Hòa, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Cháu Nguyễn Thu Trang, sinh năm 2001

Địa chỉ: xóm Cộng Hòa, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

2
Cháu Nguyễn Hữu Đức, sinh năm 2002

Địa chỉ: xóm Cộng Hòa, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Những người tiến hành tố tụng:


Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: Ông Mai Tiến Dũng Các
Thẩm phán: Ông Đỗ Minh Hoàng
Bà Ngô Thị Thu Thiện
Thư ký phiên toà ghi biên bản phiên tòa: Bà Định Thị Thu Hương – Thẩm tra
viên của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tham gia phiên toà Bà
Nguyễn Mai Thanh - Kiểm sát viên.

Phần thủ tục bắt đầu phiên toà:


Chủ toạ phiên toà tuyên bố khai mạc phiên toà và đọc quyết định đưa vụ án ra
xét xử.
Thư ký phiên tòa báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những
người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và lý do vắng
mặt.
Chủ toạ phiên toà kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên toà
theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và kiểm tra căn cước của đương sự; phổ
biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng
khác tại phiên toà.
Chủ toạ phiên toà giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng.
Chủ toạ phiên toà hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến
hành tố tụng xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên ,
Thư ký phiên tòa.
Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người
chưa thành niên.

IV. Tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm

Chủ tọa tóm tắt lại nội dung bản án và quyết định sơ thẩm, nội dung của đơn
kháng cáo. Các đương sự nghe rõ và xác nhận nội dung bản án sơ thẩm, nội
dung đơn kháng cáo vừa công bố là đúng.

Trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Kiểm
sát viên tại phiên tòa

3
Ông Kiên: trình bày nội dung, lý do, yêu cầu kháng cáo của ông. Yêu cầu tòa án
xem xét, thứ nhất là đòi lại quyền sử dụng đất được bố mẹ cho là 58,5m vuông.
Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa số 70 bản đồ 04 có diện tích 117m
vuông tại xóm Cộng Hòa đứng tên ông Nguyễn Hữu Xay vì đây là đất của bố
mẹ tôi chứ không phải của ông Xay. Buộc ông Xay phải bồi thường 28 triệu 195
nghìn đồng - Chủ tọa: hỏi đại diện ủy quyền của ông Xay là anh Nguyên về vẫn
giữ nguyên nội dung kháng cáo, và yêu cầu luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho ông Xay trình bày về nội dung kháng cáo của ông Xay.
Luật sư Lâm: trình bày tóm tắt nội dung kháng cáo, và vẫn giữ nguyên nội dung
kháng cáo là kháng cáo toàn bộ bản án. Đồng thời, yêu cầu tòa bát bỏ cái yêu
cầu khởi kiện của ông Nguyễn Hữu Kiên.
-Chủ tọa: hỏi anh Nguyên có yêu cầu bổ sung nội dung kháng cáo của ông Xay
mà luật sư vừa trình bày hay không.
Ông Nguyên: không có bổ sung thêm. - Chủ tọa: mời bà Huấn trình bày nội
dung kháng cáo và các căn cứ cho việc kháng cáo của mình đối với bản án sơ
thẩm.
Bà Huấn: trình bày nội dung, lý do kháng cáo của mình. Đề nghị tòa án xét lại,
đất phải chia làm 5 người chứ không chia cho 2 người được.
Chủ tọa: mời chị Nga trình bày nội dung kháng cáo và các căn cứ cho việc kháng
cáo của mình đối với bản án sơ thẩm.
Chị Nga: trình bày nội dung, lý do kháng cáo của mình. Đề nghị tòa án chia đất
cho 5 người con.
Chủ tọa: mời chị Tám trình bày nội dung kháng cáo và các căn cứ cho việc
kháng cáo của mình đối với bản án sơ thẩm.
Chi Tám: trình bày nội dung, lý do kháng cáo của mình. Đề nghị tòa án chia đất
cho 5 người con.
-Chủ tọa: mời chị Dụ trình bày nội dung kháng cáo và các căn cứ cho việc kháng
cáo của mình đối với bản án sơ thẩm.
Chi Dụ: trình bày nội dung, lý do kháng cáo của mình. Đề nghị tòa án chia đất
cho 5 người con.
Chủ tọa: mời chị Luân trình bày nội dung kháng cáo và các căn cứ cho việc
kháng cáo của mình đối với bản án sơ thẩm.
Chi Luân: trình bày nội dung, lý do kháng cáo của mình. Đề nghị tòa án là không
thống nhất chia đất.
Chủ tọa: hỏi ông Kiên có ý kiến như thế nào về các nội dung kháng cáo của bị
đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

4
Ông Kiên: trình bày nội dung, quan điểm, ý kiến của mình về các nội dung kháng
cáo của bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Chủ tọa hỏi luật sư có ý kiến như thế nào về nguyên đơn với các đương sự khác.
Luật sư Lâm: trình bày ý kiến của mình.
Chủ tọa hỏi các đương sự có ý kiến gì với kháng cáo của nguyên đơn và bị đơn
không. Các đương sự nghe rõ và đều xác nhận là không có ý kiến.
Thủ tục hỏi và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng tại phiên toà:
Chủ tọa khái quát, phổ biến về phần hỏi cho nguyên đơn và các đương sự nghe,
cũng như cho nguyên đơn biết quyền đặt câu hỏi cho các đương sự. Chủ tọa
hướng dẫn cho nguyên đơn cách trình bày đặt câu hỏi.
Ông Kiên hỏi ông Nguyên
Ông Kiên: Năm 1972 tôi làm nhà, vậy hỏi bị đơn thỏa thuận đưa tiền và gạch
cho tôi vào thời điểm nào?
Ông Nguyên: Vào khoảng năm 1970.
Ông Kiên (nguyên đơn): Năm 1972 tôi làm nhà, trong đó tôi với ông Xay đã có
bất hòa, mâu thuẫn dẫn đến tuyệt tình. Năm 1963 tôi mua đất, năm 1972 tôi làm
nhà, còn lại đất và nhà. Vậy đưa gạch và đưa tiền thời điểm nào, lấy căn cứ nào
để chứng minh?
Ông Nguyên (người đại diện theo ủy quyền của ông Xay): Việc đưa tiền vào
khoảng năm 1970, nhưng không có ai làm chứng.
Ông Nguyên hỏi ông Kiên
Ông Nguyên: Tại sao ông Kiên để lại đất của ông từ cái lúc ông rời đi vào năm
1972 nhưng đến bây giờ ông mới hỏi đến và ông kiện?
Ông Kiên: Năm 1972 tôi làm nhà xong và lý do là nhà tôi đông con, tôi làm nhà
xong và tôi đến thửa đất mới. Còn lại nhà và đất của tôi được bố mẹ cho, tôi
khóa cửa để đó đến khi các con tôi trưởng thành và lấy vợ, tôi sẽ cho các con tôi
sử dụng và quản lý.
Ông Nguyên: Cùng cho đất cho ông mà sao gia đình tôi ông Nguyễn Hữu Xay
đã làm trà năm 1978, làm sổ đỏ năm 1983 là cái thứ hai, thay sổ đỏ năm 2003
là cái thứ ba mà ông không ý kiến gì?
Ông Kiên : Năm 1978 gia đình tôi ổn định tại thửa đất mà vợ chồng tôi mua,
còn đất của tôi, tôi khóa cửa tạm thời tôi để đó. Năm 1978 ông xay vô cớ phá
nhà và chiếm đoạt nhà và đất của tôi, lúc đó tôi gay gắt và nói ông Xay không
được phá nhà và đất của tôi thì ông Xay có trả lời “mày đi không ở thì tao ở”,
nếu tôi đánh ông ấy thì tôi vi phạm pháp luật. Từ 1978 đến nay tôi phải thường
xuyên ra đòi đất và nhà. Có phải việc mà tôi đông con thì tôi có thể thỏa thuận
cho các ông đâu.

5
Luật sư Lâm hỏi ông Kiên
Luật sư Lâm: Khi bố mẹ ông cho đất thì có giấy tờ gì để chứng minh hay không?
Ông Kiên: Chỉ cho bằng miệng, không có giấy tờ gì. Ông Xay không có và tôi
cũng không có.
Luật sư Lâm: Yêu cầu bồi thường đòi thiệt hại thì ông có căn cứ gì để chứng
minh thiệt hại đưa ra để hội đồng xem xét hay không?
Ông Kiên: Có căn cứ. Nhà gắn liền với đất, có nhà thì tôi mới sinh con đẻ cái,
có nhà mới tồn tại đến ngày nay. Trong đó, tòa đã xác nhận trong bản án, có cơ
sở là có nhà.
Luật sư Lâm: Căn cứ ông đòi bồi thường thiệt hại là ông bảo có nhà rồi. Thế nhà
đấy ông xây như thế nào, vật liệu như thế nào, bao nhiêu tiền, đơn giá, các căn
cứ đấy ông đã đưa cho hội đồng xét xử chưa?
Ông Kiên: Khi nộp đơn khởi kiện thì đã có đầy đủ tài liệu, hồ sơ kèm theo để
chứng minh mà tôi đã gửi cho Tòa án Thanh Trì.
Luật sư Lâm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở địa phương Hữu
Hòa thì có đưa các phương tiện công chúng như loa của xã của thôn không?
Ông Kiên :Tôi không được biết.
Luật sư Lâm :Có việc gia đình ông Xay đã gánh gạch sang nhà ông 3000 gạch,
và có việc đưa 200 nghìn đồng không?
Ông Kiên (nguyên đơn): Khẳng định là không có.

Luật sư Lâm hỏi chị Nguyễn Thị Nga


Luật sư Lâm: Tại phiên tòa lần trước, chị khai là chị có nhìn thấy các chị em con
của ông Xay là gánh gạch sang nhà ông Kiên thì cái việc ấy có thật hay không?
Chị Nga: Có ạ.

Chủ tọa hỏi ông Kiên


Chủ tọa: Ông trình bày rõ họ, tên của bố mẹ, năm chết và huyết thống của gia
đình ông.
Ông Kiên: Bố tôi là Nguyễn Hữu Tít, chết năm 1951, mẹ tôi là Nguyễn Thị Thi,
chết năm 1974. Bố mẹ tôi có được 5 người con, một là Nguyễn Thị Tị, hai là
Nguyễn Thị Tẹo, ba là Nguyễn Hữu Xay, bốn là Nguyễn Thị Huấn, năm là tôi
Nguyễn Hữu Kiên.
Chủ tọa: Sinh thời bố mẹ ông để lại tài sản gì?

6
Ông Kiên: Các cụ để lại 1 thửa đất 117m vuông từ bản đồ 04, thửa số 70.
Chủ tọa: Sinh thời bố mẹ ông để lại trên đất đó là tài sản gì?
Ông Kiên : Để lại 4 gian nhà trên là ông Xay ở trên này, ông làm nhà máy bằng,
còn nhà ngang là nhà bếp khi bố mẹ tôi cho một nửa thì tôi và mẹ tôi ở thì tôi
có làm 3 gian nhà.
Chủ tọa: Theo ông thì thửa đất 117m vuông ông Tít và bà Thi đã cho hai anh em
của ông hay là cho tất cả con cái? Ông Kiên: Cho hai anh em.
Chủ tọa: Cho ông bao nhiêu mét vuông?
Ông Kiên: Cho tôi 58,5m vuông.
Chủ tọa: Khi bố ông mất thì có để lại di chúc gì không? Ông
Kiên : Không để lại gì.
Chủ tọa: Cho đất có giấy tờ gì không?
Ông Kiên : Cho bằng miệng.
Chủ tọa: anh em ông có 5 người thì có văn bản thỏa thuận là nhất trí với việc
phân chia đất cho ông một nửa, cho ông Xay một nửa không? Ông Kiên : Không
có.
Chủ tọa: Hiện trạng tại thời điển mà cái nhà bếp đó ông xây lên là như thế nào?
Ông Kiên : Tôi xây 3 gian nhà cấp 4, xây tường gạch xung quanh, khung xương
bằng tre.
Chủ tọa: Theo ông thì giá trị của cái nhà đó là bao nhiêu tiền? Ông
Kiên : 28 triệu 195 nghìn đồng.
Chủ tọa: Ông xây nhà năm nào?
Ông Kiên: trước năm 1962.
Chủ tọa: Tiền đâu mà ông xây?
Ông Kiên : Tôi đi bộ đội.
Chủ tọa: Vợ chồng của ông ở đất đó tới thời gian nào thì vợ chồng và các con
ông không còn ở nữa?
Ông Kiên: Đến năm 1972.
Chủ tọa: Năm 1972 ông ra diện tích đất mới mà ông mua thì diện tích đất mới
mà ông mua có gần với đất của các cụ để lại không? Ông Kiên : Không.
Chủ tọa: Cái diện tích đất mà ông không sử dụng nữa thì ai sử dụng? Ông
Kiên : Ông Xay phá nhà của tôi.
Chủ tọa: Năm nào ông Xay phá?
Ông Kiên: 1978.
7
Chủ tọa: Khi ông Xay phá thì ông có biết không? Ông
Kiên: Có và tôi đã ngăn chặn.
Chủ tọa: Ngăn chặn như thế nào?
Ông Kiên : Tôi kêu dừng lại ngay, tại sao ông phá nhà của tôi.
Chủ tọa: Ông có gửi đơn đến các cơ quan như ủy ban nhân dân xã hay không?
Ông Kiên: Không làm đơn.
Chủ tọa: Từ 1978 đến 2010 là ông Xay lại phá đi để xây dựng lại thì ông có biết
không? Và ông dùng biện pháp gì để ngăn chặn?
Ông Kiên: Tôi có biết. Lúc đó nên tôi mới ngăn chặn kiên quyết không cho ông
làm và đòi đất.
Chủ tọa: Diện tích đất mà ông khởi kiện đòi với ông Xây và trên đó là có căn
nhà, thì trên nền đất đó còn công trình, tài sản gì của ông không?
Ông Kiên: Còn bức tường đầu hồi còn sót lại là tang vật của miếng đất của tôi.
Chủ tọa: Vấn đề ông yêu cầu là ông kháng cáo là tòa án cấp sơ thẩm không cho
ông tranh luận tại phiên tòa thì ông trình bày về nội dung đó ngắn gọn.
Ông Kiên : Trình bày nội dung của mình.

Chủ tọa hỏi ông Nguyên


Chủ tọa: Những huyết thống, diện tích đất mà ông Kiên đã trình bày, ông có
nhất trí không?
Ông Nguyên: Nhất trí.
Chủ tọa: Cái diện tích đất đó theo ông là các cụ đã phân chia cho bố ông với ông
Kiên hay là chỉ chia cho bố của ông thôi?
Ông Nguyên: Các cụ chưa phân chia, nhưng khi ông Kiên rời đi thì đã phân
chia.
Chủ tọa: Có thỏa thuận nào giữa ông Xay và ông Kiên về việc thỏa thuận để cho
ông Xay sử dụng toàn bộ diện tích đất đó và ông Xay trả cho ông Kiên 200 đồng
và 3000 viên gạch, chứng cứ đó là bằng văn bản, hoặc tài liệu gì có không?
Ông Nguyên: Không có ai làm chứng. Chỉ có 2 bà chị là bà Dụ và bà Luân là
mua gạch của bà Tề gánh trả cho ông Kiên.
Chủ Tọa: Sao ông biết có sự thỏa thuận giữa ông Kiên và ông Xay là ông Xay
trả cho ông Kiên như thế?
Ông Nguyên : Bố tôi nói lại cho tôi nghe.

Chủ Tọa hỏi bà Huấn

8
Chủ tọa: Bà ở tới thời điểm nào thì bà không ở trên đất đó nữa?
Bà Huấn: Tôi ở đến 1958.
Chủ tọa: Khi bố mẹ bà chết thì có để lại di chúc gì không?
Bà Huấn: Không có để lại di chúc.
Chủ tọa: Các anh em của bà có thỏa thuận với nhau về việc để lại diện tích đất
117m vuông cho ông Kiên với ông Xay sử dụng hay không?
Bà Huấn: Không.
Chủ tọa: Bà có biết việc ông Xay trả cho ông Kiên 3000 viên gạch để ông Xay
được sử dụng toàn bộ 117m vuông không?
Bà Huấn: Tôi không biết.
Chủ tọa: Bà có yêu cầu được chia đất theo pháp luật không, hay để cho ông Kiên
hay ông Xay?
Bà Huấn: Tôi yêu cầu được chia làm 5 người.

Chủ tọa hỏi chị Nga


Chủ tọa: Chị có biết là diện tích đất được chia cho ông Kiên với ông Xay chưa?
Chị Nga: Tôi không biết.
Chủ tọa: Chị có biết là ông Kiên với ông Xay thỏa thuận với nhau về việc chuyển
gạch và chuyển tiền không?
Chị Nga: Tôi chỉ nghe ông Xay nói là có chuyển.
Chủ tọa: Theo chị thì diện tích đất đó được chia chưa?
Chị: Chưa được chia.
Chủ tọa: Giữa mẹ chị với các anh em của mẹ chị thì có thỏa thuận với nhau về
việc để lại một phần hai diện tích đất cho ông Kiên với ông Xay hay để lại toàn
bộ diện tích đất cho ông Xay sử dụng hay không?
Chị Nga: Không.
Chủ tọa: Nguyện vọng kháng cáo của chị là như thế nào?
Chị Nga :Nguyện vọng chỉ được chia cho 5 người.

Chủ tọa hỏi chị Tám


Chủ tọa: Chị kháng cáo về nội dung là mất quyền lợi của gia đình nhà chị đúng
không?
Chị Tám : Vâng.

9
Chủ tọa: Theo chị thì diện tích đất 117m vuông có được chia hay chưa?
Chị Tám : Tôi không biết.

Chủ tọa hỏi chị Dụ


Chủ tọa: Quan điểm của chị là kháng cáo như thế nào?
Chị Dụ: Không chia để cho bố tôi là ông Xay.
Chủ tọa: Trong quá trình đưa 200 đồng và 3000 viên gạch của ông Xay cho ông
Kiên thì chị là con gái của ông Xay, chị có biết sự việc đó không?
Chị Tám: Tôi có biết.

Chủ tòa hỏi chị Luân


Chủ tọa: Về nguyện vọng kháng cáo chị yêu cầu như thế nào? Chị
Luân: Diện tích đất đấy là của bố tôi.

Thẩm phán Thu Thiện hỏi ông Nguyên


Thẩm phán Thiện: Ông Xay làm bộ thủ tục đề nghị chính quyền địa phương cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất hiện đang có tranh chấp vào năm nào
ông nhớ không?
Ông Nguyên: Năm 1993.
Thẩm phán Thiện: Đến năm nào thì được nhận giấy chứng nhận?
Ông Nguyên: Năm 1994.
Thẩm phán Thiện: Giấy chứng nhận đó cấp cho hộ gia đình ông Xay hay chỉ
riêng cho vợ chồng ông Xay hay là chỉ cấp riêng cho ông Xay?
Ông Nguyên: Cấp cho hộ gia đình ông Xay gồm vợ chồng ông Xay và các con.
Thẩm phán Thiện: Ông có biết là diện tích được cấp là bao nhiêu mét vuông
không?
Ông Nguyên: Năm 1993 là 135m vuông.
Thẩm phán Thiện: 135 mét hay là 117 mét?
Ông Nguyên : 117 mét là sau này năm 2002 mới là 117 mét.
Thẩm phán Thiện: Đất bị thiếu đi hay như thế nào? Ông
Nguyên: Do đường làng người ta xay lấn vào.
Thẩm phán Thiện: Ông có biết trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận thì có tài
liệu nào không?

10
Ông Nguyên: Có một đơn xin cấp giấy chứng nhận của gia đình ông Xay, có
xác nhận của chính quyền địa phương và chữ kí của những hộ liền kề.
Thẩm phán Thiện: Giữa anh em của ông Xay có thỏa thuận với nhau bằng văn
bản về việc để cho hộ ông Xay đề nghị chính quyền địa phương cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng hay không?
Ông Nguyên : Không.

Thẩm phán Minh Hoàng hỏi ông Kiên


Thẩm phán Hoàng: Ông trình bày lại rõ diện tích đất là 58,5m vuông mà ông
đòi, thì ông đã được đứng tên trong quy chủ hoặc là đứng tên kê khai quyền sử
dụng đất của thửa đất này trong bất cứ một cơ quan thẩm quyền nào chưa? Ông
Kiên: Có kê khai. Nhưng không được đứng tên.
Thẩm phán Hoàng: Việc khẳng định chia đất cho ông với ông Xay, thì mẹ ông
phân chia hay là cả bố mẹ ông?
Ông Kiên: Chỉ có mẹ phân chia.

Thẩm phán Minh Hoàng hỏi bà Huấn


Thẩm phán Hoàng: Tại tòa cấp sơ thẩm, bà có tham gia phiên tòa, thì có bao giờ
bà đòi quyền thừa kế chia tài sản này cho 5 người con của cụ Tít và cụ Thi hay
không?
Bà Huấn : Không.
Thẩm phán Hoàng: Lý do gì mà bà không đề nghị?
Bà Huấn: Tôi chỉ nghĩ rằng 2 người con trai được, nay tôi mới biết là có cả con
gái cùng được nên tôi mới đề nghị.

Kiểm sát viên Mai Thanh hỏi ông Kiên


Kiểm sát viên Thanh: Ông xác định lại diện tích nhà đất của bố mẹ ông để lại là
bao nhiêu mét?
Ông Kiên: 117m vuông.
Kiểm sát viên Thanh: Ông đòi trên cơ sở sổ đỏ được cấp cho ông xay xác định
là 117m vuông, thì ông đòi và ông được một nửa, tự bản thân ông chia đôi ra
cho 2 anh em là 58,5m vuông chứ ông cũng không xác định cụ thể là bao nhiêu
đúng không?
Ông Kiên : Đó là hiện trạng thực tế.
Kiểm sát viên Thanh: Theo như ông trình bày thì năm 1960 ông đi bộ đội, thế
năm 1962 ông kết hôn và ra quân, thế ông xây cái nhà đó là như thế nào?

11
Ông Kiên (nguyên đơn): Đến năm 1962 thì mẹ tôi lấy vợ cho tôi, trước là nhà
tôi có cái bếp, sau đó là tôi và mẹ làm 3 gian nhà.
Kiểm sát viên Thanh: Mẹ ông cho 2 anh em ở trên thửa đất đấy thì lý do làm sao
mà đất của ông mà ông không đứng ra thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước về
quyền sử dụng đất ?
Ông Kiên: Ông Xay cướp tài sản của tôi và ông ra ông đóng cửa cổng không
cho tôi vào. Cái thứ hai, cán bộ đến kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, trong đó tôi có kê khai thửa đất mà bố mẹ tôi cho là 58,5m vuông. Nhưng
hiện nay, cán bộ nói là ông Xay kê khai cả rồi, thì theo luật thì ông sử dụng đất
đó, ông phải có nghĩa vụ đóng với nhà nước về thuế, đó là quy định của nhà
nước.
Kiểm sát viên Thanh: Khi được mẹ ông cho thì ông có đi ra các cơ quan có thẩm
quyền để kê khai cũng như thông báo với hợp tác xã hay ủy ban nhân dân xã về
việc là ông được mẹ ông cho đấy chưa?
Ông Kiên : Tôi không có thông báo.

Kiểm sát viên Mai Thanh hỏi ông Nguyên


Kiểm sát viên Thanh: Ông cho biết là khi bố ông kê khai quyền sử dụng đất do
bố ông đứng tên thì có bàn bạc với các anh em trong gia đình không? Ông
Nguyên: Không ạ.
Kiểm sát viên Thanh: Bố anh đóng thuế từ thời điểm nào? Ông
Nguyên: Từ khi làm quyền sử dụng đất.
Kiểm sát viên Thanh: Do nhà nước được miễn nên bố anh mới đóng toàn bộ hay
như thế nào?
Ông Nguyên: Từ năm 1993 đến năm mà anh tôi là anh Nguyễn Hữu Huân mất
thì nhà nước miễn thuế nhà đất.
Kiểm sát viên: Diện tích nhà đất mà như ông Kiên trình bày là ông ấy xây thì có
đúng là ông Kiên xây không hay bố mẹ của ông xây, bố mẹ ông có tài liệu gì
chứng minh là nhà đất từ trước năm 1978 cũng như là ông Kiên nói là ông Kiên
xây trước năm 1960 với 1962 thì ai là người xây?
Ông Nguyên: Ông Kiên không làm gì cả vì ông ấy đi bộ đội, nhà do bố tôi xây.
Kiểm sát viên Thanh: Ông có tài liệu chứng minh hay chỉ là lời trình bày? Ông
Nguyên: Chỉ là lời trình bày.

Kiểm sát viên Mai Thanh hỏi bà Huấn

12
Kiểm sát viên Thanh: Năm 1958 bà mới thoát ly, thì bà cho biết diện tích nhà
đất mà các bên đang tranh chấp, thì cái gian nhà mà vợ chồng ông Kiên ở là do
ai xây?
Bà Huấn: Tôi để lại tiền nông cho mẹ tôi để tu tạo nhà cửa chứ ông Kiên lúc đó
còn đi học.
Kiểm sát viên Thanh: Năm xây nhà là năm nào? Bà
Huấn:1960.
Kiểm sát viên Thanh: Bà hãy nói rõ quyền lợi của bà bị ảnh hưởng sau khi cấp
sơ thẩm xét xử không?
Bà Huấn: Tôi chỉ yêu cầu nếu không hòa thuận thì chia làm 5 người.

Kiểm sát viên Mai Thanh hỏi chị Nga


Kiểm sát viên Thanh: Chị có mâu thuẫn gì với ông Kiên và ông Xay hay không?
Chị Nga: Tôi không có mâu thuẫn gì.
Kiểm sát viên Thanh: Chị có khẳng định là di sản của cụ Tít và cụ Thi là đã được
chia hoặc tặng cho 2 ông là ông Xay và ông Kiên chưa?
Chị Nga: Chưa có cái gì cả.
.

Tranh luận tại phiên toà:

Ông Kiên:
Vẫn là nội dung và tình tiết đó, ở trong thoả thuận 200 đồng và 3000 viên gạch.
Nếu có thỏa thuận rồi thì không có một phiên toà này.
Có thể khẳng định quan điểm nếu thỏa thuận khác như bị đơn trình bày thì không
bao giờ có việc tôi kháng cáo và khởi kiện. Thỏa thuận giữa tôi và ông Xay trước
tiên và sau này là tôi khẳng định không bao giờ có thoả thuận.
Bà Khích khai báo cái thứ nhất báo cáo cung cấp vào khoảng năm 1980 ông Xay
có lên nhà tôi mua 3000 viên gạch và có nói là trả cho ông Kiên khi gia đình tôi
trả được khoảng mấy trăm viên gạch cho ông Xay thấy ông Xay trao đổi là gạch
xấu thì tôi bảo ông Xay kêu ông Kiên xấu thì lên chọn gạch và mua gạch đẹp thì
lấy xấu bỏ lại. Vì tôi không nhìn thấy ông Kiên đi cùng ông Xay lên chọn gạch.
Tại hội nghị chủ trị hội nghị là ông chủ tịch uỷ ban nhân dân xã có hỏi bà khịch
là tại sao ông Xay lại còn gian dối giấy biên nhận. Giấy chứng nhận ngày
13/4/2012 có xác nhận là 2 ông đi cùng lên chọn gạch mua gạch, bà khịch cung
cấp chữ viết và nội dung trong giấy chứng nhận 13/4/2012 là không phải là do
tôi viết mà là cháu viết bảo tôi kí vào, không đọc lại cho tôi nghe.

13
Qua đó tôi khẳng định là không có việc thoả thuận này, đây là gian dối không có
thật. Tôi vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo của tôi

Luật sư Lâm:

Qua nghiên cứu hồ sơ và phần trình bày của nguyên đơn thì tôi thấy bản án sơ
thẩm không đánh giá khách quan. Vì ở đây nguyên đơn là người đưa ra quyền
đòi sử dụng đất. Nhưng nguyên đơn không xuất trình được bất cứ tài liệu nào
chứng minh mình là chủ của quyền sử dụng đất đó để đòi. Thế nhưng bản án
cấp sơ thẩm đã đánh giá và chia cho hai ông như bản án đã tuyên là không đúng.

Đối với hồ sơ trong vụ án tôi cũng không thấy đuợc là hồ sơ nào chứng minh
được cái quyền sử dụng đất mà ông Kiên đã đòi trước đây là của ông Kiên. Mà
không chứng minh được quyền sử dụng của mà đi đòi tòa tuyên chấp nhận yêu
cầu đó là vi phạm pháp luật. Chính vì căn cứ trên nên tôi đề nghị hội đồng xét
xử xem xét.

Ông Nguyên: Tôi không có bổ sung ý kiến gì thêm.

Bà Huấn: Tôi không có ý kiến gì thêm.

Chị Nga: Tôi không có ý kiến gì thêm.

Chị Tám: Tôi không có ý kiến gì thêm.

Chị Luân: Tôi không có ý kiến gì thêm.

Chị Tí: Tôi không có ý kiến gì thêm.

Chị Phượng: Tôi không có ý kiến.

Anh Thắng: Tôi không có ý kiến

Ông Kiên đói đáp lại với Luật sư Lâm:

Ông Kiên : Vừa rồi ý kiến của luật sư phát biểu là không có căn cứ. Dựa trên cơ
sở nào mà phán quyết của tòa án sơ thẩm, phải có căn cứ có cơ sở phát biểu mới
có những hồ sơ chứng cứ.

Cụ thể là ủy ban nhân dân xã là nguồn gốc của vụ án. Qua những tranh tụng và
biên bản hòa giải. Điều đó thể hiện có ông Xay và có tôi. Vì đó luật sư đưa ra là
không có căn cứ nào để chứng minh được cái việc một nửa thửa đất của tôi. Sự
phát biểu vừa rồi của luật sư là vô căn cứ, không có giá trị.

Tôi có căn cứ, ông Xay không có giấy tờ và tôi cũng không có giấy tờ được ủy

14
quyền hoặc là được cho, được cấp, được chia. Có cơ sở tôi đòi 58,5m vuông
được bố mẹ tôi cho. Được thể hiện qua các biên bản hòa giải. Nguồn gốc thửa
đất này là của bố mẹ tôi, tôi và ông Xay là cùng bố cùng mẹ sinh ra. Bố mẹ tôi
đã cho và định hình giữa hai người. Đó là thực trạng đó diễn ra giữa hai bên.
Cái này trên cơ sở hòa giải tại ủy ban nhân dân xã, có đủ các ban ngành nói
chung, có cả cán bộ tài nguyên môi trường, có cả thanh tra huyện tham dự đều
khẳng định dựa trên cơ sở nguồn gốc thửa đất là của bố mẹ để lại. Vì vậy khởi
kiện của tôi là có căn cứ.

Phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa:


Như vậy có thể khẳng định là tài sản của các cụ để lại là chưa được chia cũng
như là chưa được tặng cho ai. Việc ông Kiên khai là đã được các cụ cho và cũng
như cũng không xuất trình được tài liệu chứng minh cũng như ông Xay khẳng
định rằng là có cái việc mình đã trả 200 đồng và 3000 viên gạch trong xây để đổi
lại được lấy toàn bộ thửa đất đấy và cũng như là nói rằng có anh chị em trong gia
đình thống nhất cho ông được sử dụng toàn bộ thửa đất song cũng không có tài
liệu để chứng minh ngoài lời khai cũng như là tại phiên toà hôm nay là còn một
bà con gái là bà Huấn cũng xác định là việc không có cái việc bố mẹ ông bà là
phân định chia. Mặt khác, nếu như có cái việc chia thì một mình cụ Thi cũng
không thể phân định được bởi vì đây là di sản có cả phần của ông Tít mà ông thì
chết trước không để lại di chúc. Do đó không có căn cứ để xác định cái việc ông
Kiên khởi kiện đòi cái quyển sử dụng một phần hai thửa đất là không có cơ sở là
không có căn cứ để khởi kiện. Do đó mà tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận một
phần yêu cầu của ông Kiên về việc xác định cho Kiên được quyền sử dụng một
phần hai thửa đất là không có cơ sở. Nguyên đơn thì lại yêu cầu đòi tài sản trên
cơ sở được bố mẹ là được bà Thi tặng cho nhưng cũng không cung cấp được tài
liệu chứng minh chứng cứ cho yêu cầu của mình nên cần bát yêu cầu này của
nguyên đơn.
Kháng cáo của ông Kiên về việc tòa án chia cho ông 30 mét là không đúng và
ông phải yêu cầu đòi là 58,5 mét vuông không được chấp nhận và đối với kháng
cáo của ông Xay về việc ông xác định toàn bộ nhà đất đang tranh chấp là thuộc
quyền sử hữu của ông như ông cũng không có tài liệu chứng minh được tặng cho
cũng như là có văn bản thỏa thuận thống nhất của các anh em cho ông được toàn
quyền sử dụng. Tại phiên tòa hôm nay thì phía gia đình bị đơn cho rằng có cái
việc là bà Tề là người đã xác nhận cái việc là có chuyển gạch và có bán gạch cho
Kiên xây nhà và những năm 1972 nhưng theo như biên bản hòa giải thì thể hiện
là thời điểm mà bà Tề khai là vào năm 1980. Nhưng diện tích đất tranh chấp mà
ông Kiên xây nhà là vào năm 1972 sau đó không có tài liệu cũng như không có
căn cứ để chấp nhận được cái việc các đương sự đưa ra là đã đưa cho ông Kiên
200 đồng và 3000 viên gạch. Vì vậy kháng cáo của ông về việc xác định cái phần
quyền của ông đối với toàn bộ thửa đất cũng không có căn cứ chấp nhận.

15
Đối với yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì như phân tích trên
thì do xác định di sản thừa kế của hai cụ Tít và cụ Thi là chưa được chia nên việc
ông Xay tự ý kê khai tiền quyền sử dụng đất và đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là không đúng quy định của pháp luật. Vì vậy cấp sơ thẩm đã
hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Xay đã đuợc ủy ban nhân
dân huyện Thanh Trì cấp năm 2003 là đúng pháp luật và có căn cứ nên phần này
cần đuợc giữ nguyên.
Đối với kháng cáo của ông Kiên về phần toà án sơ thẩm không cho ông được
tranh tụng tại tòa thì tôi nhận thấy tại biên bản phiên tòa sơ thẩm đã thể hiện ông
đã được trình bày và phần hỏi ông không hỏi và phần kết thúc phần hỏi đến phần
tranh luận ông đã bát bỏ toàn bộ cái phần tranh luận của bị đơn và đề nghị tòa án
căn cứ pháp luật giải quyết theo quy định. Như vậy có cơ sở để khẳng định tại
phiên toà cấp sơ thẩm ông đã được tranh tụng theo đúng quy định của luật tố tụng
dân sự nên kháng cáo của ông về phần này cũng không được chấp nhận Kháng
cáo của ông Kiên về việc buộc ông Xay phải bồi thường 28.195.000 đồng giá trị
ngôi nhà tranh vách đất mà ông
Xay đã phá thì chúng tôi thấy rằng ông Kiên thì cũng không có tài liệu chứng
minh ngôi nhà này là do ông Xay. Do đó không có căn cứ để xác định là cái nhà
đấy vào cái thời điểm truớc năm 1962 là ông xây dựng. Hơn thế nữa nếu như ông
có tài liệu chứng minh việc ông đã xây dựng nhà đó thì năm 1978 khi mà ông
Xay phá cái nhà này thì ông cũng không có ý kiến gì. Các đương sự tài liệu có
trong hồ sơ thì cũng thể hiện là cũng khẳng định cái việc là ông không có phản
ứng gì như xã cũng không thu nhận được tài liệu gì để thể hiện việc ông phản đối
cái việc ông Xay phá nhà điều đó thể hiện là mặc nhiên ông đồng ý. Và mặt khác
là tại thời điểm xét xử thì cái nhà tranh vách đất này không còn. Do đó cũng
không có căn cứ để tiến hành xem xét thẩm định, định giá giá trị tài sản nên tòa
án cấp sơ thẩm không chấp nhận cái yêu cầu khởi kiện của ông là có căn cứ thì
vậy kháng cáo của ông cũng không được chấp nhận.
Đối với kháng cáo của những người có quyền và lợi ích liên quan như phân tích
trên thì thể hiện tài sản là có của ông thể hiện là của cụ Tít và cụ Thi là chưa chia.
Do đó mà kháng cáo của những người có quyền lợi cá nhân có liên quan như bà
Huấn, chị Nga, chị Hoa, chị Tám và các con của Dụ là chị Nguyên, chị Dụ và chị
Luân là được chấp nhận.
Về án phí xét thấy ông Kiên và ông Xay thì đều đã trên 70 tuổi thì căn cứ theo
nghị quyết 326 về án phí thì các ông thuộc đối tượng được miễn giảm án phí. Từ
phân tích trên thì đề nghị hội đồng xét xử theo hướng. Đầu tiên, bát yêu cầu khởi
kiện của ông Kiên buộc ông Xay trả lại 58,5 mét vuông đất thuộc thửa đất số 70
tờ bản đồ số 04 thuộc xóm Cộng Hòa, Thanh Trì, Hà Nội . Bát yêu cầu đòi bồi
thường 28.195.000₫ của ông Kiên đối với ông Xay. Miễn giảm án phí đối với
ông Kiên và ông Xay vì đã trên 70 tuổi và giữ nguyên phần quyết định hủy giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Xay đã được ủy ban nhân dân huyện
Thanh Trì cấp năm 2003.

16
Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án.

Chủ tọa cho mọi người tạm nghỉ để Hội đồng xét xử vào Nghị án.

Hội đồng xét xử vào phòng xử án và tuyên án:


Trình bày phân tích nội dung.
Sau khi Nghị án, Chủ tọa thay mặt Hội đồng xét xử tuyên án: Chấp nhận yêu
cầu một phần khởi kiện của ông Nguyễn Hữu Kiên. án bát yêu cầu khởi kiện đòi
quyền sử dụng 58,5 mét vuông của ông Kiên thuộc thửa số 70 tại bản đồ 04 tại
xóm Cộng Hòa, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Hủy cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số W982665 năm 2003 mang tên Nguyễn Hữu Xay đối
với thửa số 70 tại bản đồ 04 diện tích 117 mét vuông tại xóm Cộng Hòa, xã Hữu
Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Bát yêu cầu đòi bồi thường 28.195.000Đ của
ông Kiên đối với ông Xay. Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho ông Kiên và ông
Xay.
Phiên toà kết thúc vào hồi 16 giờ 53 phút ngày 11 tháng 3 năm 2019.

THƯ KÝ TÒA ÁN THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA


GHI BIÊN BẢN PHIÊN TOÀ Dũng
Hương
Mai Tiến Dũng
Định Thị Thu Hương

17

You might also like