HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

You might also like

Download as rtf, pdf, or txt
Download as rtf, pdf, or txt
You are on page 1of 2

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

- Hội nhập kinh tế toàn cầu


 Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT)
o Ra đời vào năm 1947 với 23 quốc gia thành viên
o 1947-1980, quy mô thương mại thế giới tăng lên 20 lần
o Từ 1980 GATT bắt đầu đối mặt với những áp lực bảo hộ mậu
dịch mới
o Tiến hành vòng đàm phán Uruguay vào năm 1986
 Tổ chức thương mại thế giới WTO
o Ra đời vào ngày 01/01/1995. Một yếu tố cơ bản của WTO được
kế thừa từ GATT là nguyên tắc không phân biệt đối xử
o 1999 tiến hành vòng đàm phán thiên niên kỷ tại Seatle (Mỹ). Mục
tiêu chính là đạt tới thỏa thuận giữa các nước thành viên về việc
giảm bớt các rào cản đối với thương mại
o Đến cuối năm 2001, một vòng đàm phán mới lại được tiến hành
tại Doha (Qatar) để tiếp tục thảo luận về những vấn đề mà vòng
đàm phán tại Seatle (Mỹ) chưa giải quyết được
- Hội nhập kinh tế khu vực
 Các cấp độ hội nhập kinh tế khu vực
Hội nhập kinh tế khu vực theo mức độ tăng dần gồm có: khu vực mậu
dịch tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh kinh tế, và
liên minh chính trị toàn diện.
o Khu vực mậu dịch tự do: Trong khu vực mậu dịch tự do, tất cả
hàng rào đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các
quốc gia thành viên sẽ bị dỡ bỏ
o Liên minh thuế quan: Là bước tiếp theo trên con đường hội
nhập hoàn toàn kinh tế và chính trị
o Thị trường chung: Trong một thị trường chung, không có bất kỳ
rào cản thương mại nào giữa các quốc gia thành viên
o Liên minh kinh tế: Là một nhóm các quốc gia cam kết loại bỏ
các rào cản thương mại đối với dòng chảy tự do của hàng hóa,
dịch vụ và các nguồn lực sản xuất
o Liên minh chính trị: Quá trình tiến tới liên minh kinh tế đòi hỏi
phải có sự phối hợp hiệu quả bộ máy quản lý và điều hành ở
các quốc gia thành viên
 Một số ví dụ về hội nhập kinh tế khu vực
o Hội nhập kinh tế khu vực ở châu Âu
 Liên minh Châu Âu (EU)
 Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu (EFTA)
o Hội nhập kinh tế khu vực tại Châu Mỹ
 Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ
 Cộng đồng Andean
 Mercosur
 Thị trường chung Trung Mỹ, Cafta và CARICOM
 Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ (ETAA)
o Hội nhập kinh tế khu vực ở các nơi khác
 Hiệp hội các Qụốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
 Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
 Các khối thương mại khu vực tại châu Phi
- Hội nhập kinh tế
 Khái niệm hội nhập kinh tế
Hội nhập kinh tế là quá trình gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế
giữa các quốc gia trên thế giới trên cơ sở xóa bỏ các rào cản thương
mại và đầu tư
 Tác động của hội nhập kinh tế
o Tác động của hội nhập kinh tế toàn cầu
1. Hội nhập kinh tế toàn cầu giúp thúc đẩy thương mại và đầu tư
trên phạm vi toàn cầu
2. Các quy định của WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham
gia thương mại quốc tế
3. Tranh chấp thương mại có thể được giải quyết một cách hiệu
quả giữa các thành viên WTO
o Tác động của hội nhập kinh tế khu vực
 Tác động tích cực
 Gia tăng quy mô sản xuất, thương mại và tiêu dùng
 Sự đồng thuận và mức độ hợp tác chính trị cao hơn
 Tiết kiệm được chi phí quản lý, cải thiện điều kiện thương
mại của các khối liên kết với phần còn lại của thế giới, giảm
bớt hoặc xóa bỏ tình trạng độc quyền trên thị trường, gia tăng
mức độ cạnh tranh…
 Tác động tiêu cực
 Sự gia tăng quy mô thương mại giữa các quốc gia thành viên
trong khối liên kết đi liền với sự giảm sút quy mô thương mại
giữa các thành viên trong khối với các quốc gia ngoài khối
 Gia tăng rào cản trong thương mại quốc tế
 Các khối liên kết kinh tế khu vực hình thành có thể dẫn đến
trạng mất việc làm ở các nước thành viên
 Hội nhập kinh tế đòi hỏi các quốc gia thành viên hy sinh một
phần chủ quyền của mình
 Trong một số trường hợp có thể làm xói mòn, phai nhạt đi
truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc của các quốc gia
trong khối liên kết.

You might also like