Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

Bài tập lớn cuối kỳ


MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Sinh viên: ĐOÀN THỊ HÀ VY


Ngày sinh: 11/01/2003
Mã sinh viên: 21050565
Học phần: Quản trị Tài chính Quốc tế.
Học kỳ: I Năm học: 2023-2024
Hệ đào tạo: Chính quy
Mã học phần: INE 3006
Số tín chỉ:3
Giảng viên hướng dẫn: Trần Việt Dung

Hà Nội - 2023
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Kinh Tế- ĐHQGHN, tôi đã
hoàn thành bài tập lớn học phần quản trị tài chính quốc tế. Để có được thành quả
này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Việt Dung đã nhiệt tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Sau khi kết thúc môn học, tôi đã học
hỏi và tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm quý báu từ cô.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm 2023


Đoàn Thị Hà Vy
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài tập lớn là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được hoàn
thành dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Việt Dung. Các số liệu, kết quả trong bài
hoàn toàn trung thực, có cơ sở và nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin cam đoan và chịu
trách nhiệm về lời cam đoan này.

Hà nội, tháng 12 năm 2023

Đoàn Thị Hà Vy
Bài 1 (2.5 điểm): Bạn đã học xong học phần Quản trị Tài chính quốc tế. Hãy
viết về một số vấn đề mà bạn nhận thấy là quan trọng hay hữu ích từ học phần
này. Mô tả vấn đề này và giải thích tại sao những vấn đề này lại quan trọng và
hữu ích với bạn. Những vấn đề này có thể được sử dụng như thế nào trong
thực tế hay công việc của bạn ở hiện tại và trong tương lai?

Bài làm
- Trong suốt quá trình học tập môn Quản trị tài chính quốc tế, em nhận thấy có
hai vấn đề mà em thấy chú trọng nhất. Một là, quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái.
Hai là, dự báo tỷ giá hối đoái.
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc biệt
là rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá còn được là gọi là rủi ro tiền tệ, rủi ro ngoại hối, rủi ro
tỷ giá hối đoái. Đây là loại rủi ro đề cập đến những tổn thất mà một giao dịch tài
chính quốc tế có thể phải chịu do biến động tiền tệ, nó mô tả khả năng giá trị đầu tư
có thể giảm do thay đổi giá trị tương đối của các loại tiền tệ liên quan. Rủi ro tỷ giá
hối đoái cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của doanh nghiệp khi kinh
doanh quốc tế. Hiện nay, diễn biến tỷ giá đang có nhiều biến động, đòi hỏi các nhà
xuất khẩu/ nhập khẩu và các nhà doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế
cần phải càng chú trọng vào quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái. Do vậy, việc dự báo và
quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái rất quan trọng.
*Vấn đề 1: Dự báo tỷ giá hối đoái
- Tầm quan trọng của dự báo tỷ giá hối đoái
+ Dự báo tỷ giá hối đoái sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định:
phòng ngừa rủi ro, tài trợ ngắn hạn, chuyển thu nhập, nhận tài trợ bằng ngoại
tệ… sao cho hợp lý để tăng dòng thu nhập, giảm chi phí vốn để hướng đến
mục tiêu cuối cùng là tăng giá trị công ty.
+ Dự báo tỷ giá hối đoái chính xác giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư lập kế
hoạch tài chính tốt hơn. Họ có thể ước tính các dòng tiền trong tương lai và
tính toán các chiến lược đầu tư hiệu quả hơn.
+ Dự báo tỷ giá hối đoái giúp các nhà đầu tư đầu tư vào tiền tệ. Họ có thể mua
hoặc bán tiền tệ để hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Qua học phần này, em biết được một số kỹ thuật để dự báo như
+ Dự báo kỹ thuật : dự báo kỹ thuật là việc sử dụng các số liệu về tỷ giá trong
quá khứ để dự báo tỷ giá trong tương lai. Ví dụ: sử dụng phương pháp phân
tích chuỗi thời gian. Mô hình này chỉ tập trung vào dự báo tỷ giá trong ngắn
hạn, không chỉ ra biên độ biến động của tỷ giá.
+ Dự báo cơ bản: Dự báo cơ bản là phương pháp dự báo tỷ giá dựa trên quan
hệ giữa các biến số kinh tế và tỷ giá hối đoái. Ví dụ: Sử dụng hàm hồi quy,
sử dụng PPP.
+ Dự báo dựa trên thị trường: Dự báo dựa vào thị trường: Sử dụng các chỉ số
thị trường để dự báo tỷ giá. Ví dụ: tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn.
+ Phương pháp dự báo tổng hợp: phương pháp dự báo tổng hợp sử dụng phối
hợp các phương pháp dự báo. Kết quả dự báo là bình quân gia quyền của các
kết quả thu được từ các phương pháp dự báo.
- Ý nghĩa thực tế của quản trị rủi ro tỷ giá:
+ Ví dụ, các công ty xuất nhập khẩu nguyên liệu từ Việt Nam dự báo rằng
trong thời gian tới đồng Việt Nam sẽ lên giá so với đồng tiền của công ty
xuất nhập khẩu. Họ sẽ tránh việc giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao bằng
cách mua nhiều nguyên liệu để dự trữ hơn hoặc dùng các bảo hiểm rủi ro
giao dịch như hợp đồng quyền chọn…
+ Em có thể ứng dụng dự báo tỷ giá hối đoái để tính toán, lên kế hoạch cho các
chi phí mua các sản phẩm hoặc đi du lịch ở nước ngoài sao cho hợp lý và tiết
kiệm nhất.
*Vấn đề 2: Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái
- Khái niệm quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái: là quá trình tiếp cận một cách khoa
học, toàn diện nhằm nhận biết, định lượng những tổn thất đang và sẽ xảy ra
do biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái gây ra, để từ đó có thể kiểm soát,
phòng ngừa rủi ro tỷ giá và giảm thiểu tổn thất, thông qua việc lập nên các
chính sách, chiến lược hoạt động và sử dụng các công cụ phòng ngừa, hạn
chế rủi ro tỷ giá.
- Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái bao gồm 3 loại quản trị: Quản trị rủi ro giao
dịch; Quản trị rủi ro kinh tế và Quản trị rủi ro chuyển đổi
- Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái:
+ Quản trị rủi ro tỷ giá góp phần giảm thiểu chi phí hoạt động và hạn chế tổn
thất cho doanh nghiệp, từ đó tối đa hóa lợi nhuận và giá trị cổ đông
+ Quản trị rủi ro góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình hình tài chính,
ngăn ngừa nguy cơ phá sản và gia tăng uy tín.
+ Quản trị rủi ro tỷ giá tốt giúp phát hiện kịp thời những nguyên nhân có thể
gây nên rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, từ đó doanh nghiệp
những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro thích hợp
- Qua học phần này, em biết được một số cách để quản trị rủi ro tỷ giá bằng
các biện pháp bảo hiểm rủi ro giao dịch như:
+ Bảo hiểm bằng hợp đồng quyền chọn
+ Bảo hiểm bằng hợp đồng tương lai
+ Bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn
+ Bảo hiểm bằng thị trường tiền tệ
- Ví dụ cho thấy tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro tỷ giá:
Khi một công ty nước singapore đầu tư vào thị trường Việt Nam, công ty đó phải bỏ
vốn ra bằng ngoại tệ để xây dựng công ty, tuyển dụng nhân sự, thiết lập hệ thống chi
nhánh tại Việt Nam. Doanh thu mà công ty thu được cũng bằng VNĐ. Do đó, công
ty phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Nếu SGD (đô Singapore) lên giá so với VND thì
chi phí vận hành của shopee gia tăng tương đối so với doanh thu và ngược lại. Do
đó công ty lựa chọn biện pháp bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng quyền chọn.
Do nắm giữ quyền chọn, công ty sẽ không thực hiện quyền chọn nếu tỷ giá biến
động không theo dự báo. Nếu tỷ giá thay đổi theo đúng dự báo, hợp đồng quyền
chọn là công cụ bảo hiểm hữu hiệu cho công ty
- Ý nghĩa thực tế của quản trị rủi ro tỷ giá:
+ Về công việc trong tương lai: em hy vọng sẽ làm việc trong lĩnh vực tài
chính và quản lý rủi ro. Em tin rằng kỹ năng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái
của tôi sẽ là một tài sản có giá trị trong lĩnh vực này. Ví dụ, em có thể làm
việc cho một ngân hàng đầu tư hoặc một công ty quản lý rủi ro, nơi em làm
việc sẽ có thể sử dụng chuyên môn của mình để giúp các khách hàng bảo vệ
mình khỏi những biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái.

Bài 2 (2.0 điểm): Công ty Princess Cruise (PCC) đã mua một con tàu từ
Mitsubishi Heavy Industry. PCC nợ Mitsubishi Heavy Industry 500 triệu JPY
trong một năm. Tỷ giá giao ngay hiện tại là 142,07 JPY/USD và tỷ giá kỳ hạn
một năm là 141,xy JPY/USD (với xy là số thứ tự của sinh viên trong danh sách
lớp). Lãi suất ở Nhật Bản và Mỹ lần lượt là 1% và 5,5% một năm. Quyền chọn
mua đồng JPY thời hạn một năm có giá quyền chọn là 7155 USD mỗi 1 triệu
Yên, phí quyền chọn là 100 USD mỗi 1 triệu Yên
Công ty dự kiến một số phương án phòng ngừa rủi ro tỷ giá như sau:
Phương án 1: Dùng USD có sẵn trong tài khoản để mua JPY, đầu tư JPY trong 1
năm để có đủ 500 triệu JPY trả nợ.

Phương án 2: Mua quyền chọn mua JPY. Quyền chọn chỉ được thực hiện vào ngày
hết hạn hợp đồng. Giả sử tỷ giá kỳ hạn là yếu tố dự đoán tốt nhất về tỷ giá giao
ngay trong tương lai.

Phương án 3: Thỏa thuận với ngân hàng mua kỳ hạn JPY.


Câu hỏi:
2.1. Hãy xác định chi phí bằng USD để trả nợ 500 triệu JPY trong từng
phương án.
2.2. Công ty nên lựa chọn phương án nào? (Gợi ý: sinh viên có thể tự đề xuất
thêm phương án phù hợp).
Bài làm

● Tóm tắt đề bài: PCC nợ Mitsubishi 500 JPY trong 1 năm

Tỷ giá giao ngay (S) =142,07 JPY/USD

Tỷ giá kỳ hạn 1 năm (SF) =141,42 JPY/USD

Lãi suất ở Nhật Bản: r = 1%/ năm

Lãi suất ở Mỹ: r = 5,5%/ năm


Giá quyền chọn mua (E)= 0,007155 USD/JPY

Phí quyền chọn mua (P)=0,0001 USD/JPY

2.1.

Phương án 1: Dùng USD có sẵn trong tài khoản để mua JPY, đầu tư JPY trong 1
năm để có đủ 500 triệu JPY trả nợ.

- Dùng USD có sẵn trong tài khoản để mua JPY với tỷ giá giao ngay (S)
=142,07 JPY/USD. Sau đó gửi JPY ở ngân hàng với lãi suất 1%/ năm. Khi
đến hạn, rút gốc ra để trả lãi.

- Chi phí bằng USD để trả nợ 500 triệu JPY trong từng phương án là:
PV JPY*(1+rNB)^n = FVJPY
=> PVUSD*S*(1+rNB)^1 = FVJPY
=> PVUSD = 500.000.000/[142,07 *(1+1%)]
=> PVUSD = 3.484.546,385 ( USD)
Vậy PCC phải mất 3.484.546,385 USD để trả nợ 500 triệu JPY trong vòng 1 năm.

Phương án 2: Mua quyền chọn mua JPY. Quyền chọn chỉ được thực hiện vào ngày
hết hạn hợp đồng. Giả sử tỷ giá kỳ hạn là yếu tố dự đoán tốt nhất về tỷ giá giao
ngay trong tương lai.

PCC ký hợp đồng mua quyền chọn mua JPY theo tỷ giá là 0,007155 USD/JPY với
Phí quyền chọn mua (P)=0,0001 USD/JPY. Chi phí giao dịch quyền chọn là:
500*(7155+100) = 3.627.500 (USD)

Giá trị hiện tại của số tiền mà PCC phải bỏ ra mua kỳ hạn là:

PV= FV/(1+5%)= 3.627.500/(1+5,5%)= 3.438.388,63(USD)

Phương án 3: Thỏa thuận với ngân hàng mua kỳ hạn JPY.


Ta có: Công ty mua kỳ hạn 500 triệu JPY của ngân hàng với Forward rate (Sf) =
141,42 JPY/USD

Số chi phí mà PCC phải bỏ là 500.000.000 / 141,42= 3.535.567,812 (USD) để mua


kỳ hạn 500 triệu JPY của ngân hàng để trả nợ sau 1 năm.

Giá trị hiện tại của số tiền mà PCC phải bỏ ra mua kỳ hạn là

3.535.567,812/ (1+5,5%)= 3.351.249,111(USD)

2.2. Công ty nên sử dụng phương án 3 bởi vì phương án 3 có chi phí thấp nhất.

Bài 3 (3.5 điểm): Công ty Sensient Technologies (ST) là một công ty Hoa Kỳ
đang có kế hoạch tăng doanh số trên thị trường trong nước và thâm nhập vào
thị trường Malaysia thông qua việc thành lập một chi nhánh ở nước này. Hiện
tại, công ty chưa có bất kỳ một hoạt động kinh doanh quốc tế nào. Sản phẩm
của công ty cũng không có các sản phẩm thay thế trên thị trường Mỹ và thị
trường Malaysia. Sản phẩm sản xuất tại chi nhánh ở Malaysia dự định được
bán trên thị trường Malaysia và xuất khẩu về Mỹ. Công ty cũng xem xét sử
dụng một phần nguyên vật liệu tại Malaysia bên cạnh nguyên vật liệu từ Mỹ
cho hoạt động sản xuất của chi nhánh đặt tại nước này. Tác động của việc xuất
khẩu sản phẩm từ chi nhánh ở Malaysia về Mỹ tới doanh số của công ty tại Mỹ
là không đáng kể. Sản phẩm của chi nhánh ở Malaysia xuất khẩu về Mỹ và
nguyên vật liệu mà chi nhánh nhập khẩu từ Mỹ đều được định giá bằng đô-la
Mỹ.

Số vốn đầu tư ban đầu dự tính là 10 triệu đô-la Mỹ và được tài trợ hoàn toàn
từ công ty mẹ ở Mỹ. Việc đầu tư sẽ được thực hiện trong một năm. Chi nhánh
tại nước ngoài sẽ bắt đầu đi vào hoạt động ngay sau khi kết thúc đầu tư và
hoạt động trong bốn năm. Công ty dự định sẽ chấm dứt hoạt động và bán lại
nhà máy vào cuối năm thứ tư. Sản lượng của chi nhánh tại nước ngoài được dự
tính là 100.000 đơn vị mỗi năm và ổn định trong suốt thời gian hoạt động của
chi nhánh. Dòng tiền mặt ròng của chi nhánh ở nước ngoài được chuyển về Mỹ
vào cuối mỗi năm. Giả thiết là không có thuế đánh vào lợi nhuận chuyển về Mỹ
và thuế suất thu nhập công ty là 25%. Công ty cũng đưa ra các ước tính về
khối lượng hàng bán, giá sản phẩm, chi phí biến đổi tính trên mỗi đơn vị sản
lượng và các loại chi phí khác, ổn định trong thời gian hoạt động của nhà máy
như sau:

- Khối lượng hàng bán tại Mỹ hàng năm: 40.000 đơn vị sản phẩm

- Giá bán sản phẩm ở Mỹ: 100 USD/1 sản phẩm

- Khối lượng hàng bán tại Malaysia hàng năm: 60.000 đơn vị sản phẩm

- Giá bán sản phẩm ở Malaysia: 450 MYR/1 sản phẩm

- Chi phí nhập khẩu (nguyên liệu) từ Mỹ: 13,2 USD/1 sản phẩm

- Chi phí biến đổi bình quân tại Malaysia: 200 MYR/1 sản phẩm

- Khấu hao tài sản cố định hàng năm: 8 triệu MYR

- Chi phí cố định hàng năm: 5 triệu MYR

- Giá trị thanh lý vào năm cuối: 30 triệu MYR

Tỷ giá hối đoái được dự báo cho năm đầu khi chi nhánh đi vào hoạt động là 0,242
USD/MYR và ổn định trong suốt thời gian hoạt động của chi nhánh.

Với các thông tin trên, hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:

3.1. (1.0 điểm) Hãy xác định doanh số, chi phí và dòng tiền mặt ròng của dự án
và điền số liệu vào bảng dưới đây. (Lưu ý: Điền số liệu vào bảng 3.1 và giải
thích ngắn gọn về cách tính các chỉ tiêu.)

Bài làm

Bảng 3.1: Dòng tiền mặt dự kiến của chi nhánh ở nước ngoài

Chỉ tiêu Đơn vị Năm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4


0

(1)Doanh thu bán hàng tại


Malaysia = Sản phẩm* giá MYR 27,000, 27,000, 27,000,0 27,000,
= 60,000*450 000 000 00 000
(2)Doanh thu bán hàng tại
Mỹ = Sản phẩm* giá= USD 4,000,0 4,000,0 4,000,00 4,000,0
40,000*100 00 00 0 00

(3)Doanh thu bán hàng tại MYR 16,528, 16,528, 16,528,9 16,528,
Mỹ 926 926 26 926
( đổi tỷ giá 0.242
USD/MYR )

(4)Tổng doanh thu MYR 43,528, 43,528, 43,528,9 43,528,


=(1)+(3) 926 926 26 926

(5)Tổng chi phí nhập khẩu USD 1,320,0 1,320,0 1,320,00 1,320,0
từ Mỹ= 13.2*100,000 00 00 0 00

(6)Tổng chi phí nhập khẩu MYR 5,454,5 5,454,5 5,454,54 5,454,5
từ Mỹ ( đổi tỷ giá 0.242 45 45 5 45
USD/MYR )

(7)Tổng chi phí biến đổi tại MYR 20,000, 20,000, 20,000,0 20,000,
Malaysia = 200*1000 000 000 00 000

(8)Tổng chi phí cố định MYR 13,000, 13,000, 13,000,0 13,000,


của chi nhánh tại 000 000 00 000
Malaysia=5.000.000+8.000
.000

(9)Tổng chi phí = MYR 38,454, 38,454, 38,454,5 38,454,


(6)+(7)+(8) 545 545 45 545

(10)Lợi nhuận trước thuế= MYR 5,074,3 5,074,3 5,074,38 5,074,3


(4)-(9) 80 80 0 80

(11)Lợi nhuận sau MYR 3,805,7 3,805,7 3,805,78 3,805,7


thuế=(10)*(1-25%) 85 85 5 85

(12)Giá trị thanh lý MYR 30,000,


000

Dòng tiền chuyển về công MYR 11,805, 11,805, 11,805,7 41,805,


ty mẹ= Khấu hao 785 785 85 785
+(11)+(12)
Dòng tiền chuyển về công USD 2,857,0 2,857,0 2,857,00 10,117,
ty mẹ ( đổi tỷ giá 0.242 00 00 0 000
USD/MYR )

3.2. (1.5 điểm) Giả thiết 75% số vốn đầu tư ban đầu của công ty ST được tài trợ
từ vốn chủ sở hữu, và 25% còn lại được tài trợ thông qua vay nợ tại Mỹ với
lãi suất 8% trước thuế. Biết rằng lợi suất bình quân hàng năm của thị trường
chứng khoán Mỹ là 15%. Lãi suất phi rủi ro ở Mỹ là 5%, và hệ số beta của
công ty là 1.3. Công ty ST tại Mỹ chịu thuế thu nhập với thuế suất 25%. Các
dự án đề xuất ở nước ngoài đều có mức rủi ro tương đối thấp, và công ty xác
định mức lợi nhuận yêu cầu của dự án tại Malaysia bằng chi phí sử dụng vốn
bình quân của công ty cộng thêm 3%.

Hãy tính chi phí vốn sử dụng vốn bình quân của công ty ST và giá trị hiện tại ròng (NPV)
của dự án tại Malaysia. Điền số liệu về giá trị hiện tại theo mẫu bảng dưới đây. Từ kết quả
tính toán, liệu dự án xây dựng nhà máy tại nước ngoài có thể được chấp thuận hay không?
(Lưu ý: Trình bày cụ thể cách tính chi phí sử dụng vốn bình quân. Làm tròn giá trị hiện tại
ròng và chi phí vốn đến phần nguyên, tức là không có chữ số thập phân sau dấu phẩy).

Bài làm

Chỉ tiêu Giá trị

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu We 75%

Tỷ trọng vốn nợ Wd 25%

rd 8%

Lãi suất thị trường rm 15%

Lãi suất phi rủi ro rf 5%

beta 1.3

TNDN: T 25%

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Ke): Rf + Beta x (Rm – Rf) =
5%+1.3*(15%-5%)=18%
Chi phí sử dụng vốn bình quân Wacc= ke*we+rd(1-T)*wd= 18%*75%+
8%*(1-25%)*25%= 15 %

Mức lợi nhuận yêu cầu của dự án tại Malaysia bằng chi phí sử dụng vốn bình quân
của công ty cộng thêm 3% là 15%+3%= 18%

Bảng 3.2: Giá trị hiện tại của dòng tiền mặt ròng

Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4


Giá trị dòng tiền mặt ròng 2,857,00 2,857,00 2,857,00 10,117,0
(USD) 0 0 0 00

Giá trị hiện tại của dòng tiền


ròng (PV) (USD) 2,421,18 2,051,85 1,738,85 5,218,23
6 3 8 6
Vốn đầu tư ban đầu (USD)
-10,000,
000
Giá trị hiện tại của dòng tiền
ròng lũy kế (NPV) (USD) (7,578,8 (5,526,9 (3,788,1 1,430,13
14) 61) 02) 4

Do dự án xây dựng nhà máy tại nước ngoài có NPV > 0 ⟹ Dự án này nên được chấp
thuận

3.3. (1.0 điểm) Công ty ST dự định tỷ giá ổn định trong suốt 4 năm thực hiện
dự án tại Malaysia. Tuy nhiên, do không thực sự chắc chắn về giả định này
nên công ty ST đang cân nhắc bảo hiểm một phần dòng tiền từ dự án ở
Malaysia chuyển về công ty mẹ (5 triệu MYR) trên thị trường kỳ hạn với tỷ
giá kỳ hạn là F = 0.2 USD/MYR trong 4 năm. Số tiền còn lại trong dòng
tiền từ dự án chuyển về sẽ không được bảo hiểm. Phương án này có ảnh
hưởng như thế nào đến NPV của dự án? Hãy tư vấn cho công ty ST.

Bài làm

- Biến động tỷ giá USD/MYR sẽ có tác tới dòng tiền mặt ròng chuyển về công
ty mẹ:
+ TH: tỷ giá USD/MYR giảm hay MYR tăng giá - USD giảm giá. Tỷ giá
USD/MYR = 0.25
Bảng 3.3:1 Giá trị hiện tại của dòng tiền mặt ròng

Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4


Giá trị dòng tiền mặt ròng
(USD) 2,635,00 2,635,00 2,635,00 10,135,0
0 0 0 00
Giá trị hiện tại của dòng tiền
ròng (PV) (USD) 2,233,05 1,892,41 1,603,74 5,227,52
1 6 2 0
Vốn đầu tư ban đầu (USD)
-10,000,
000
Giá trị hiện tại của dòng tiền
ròng lũy kế (NPV) (USD) (7,766,9 (5,874,5 (4,270,7
49.15) 33) 91) 956,729

+ TH: tỷ giá USD/MYR tăng hay MYR giảm giá - USD tăng giá. Tỷ giá
USD/MYR = 0.19

Bảng 3.3:1 Giá trị hiện tại của dòng tiền mặt ròng

Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4


Giá trị dòng tiền mặt ròng
(USD) 2,725,00 2,725,00 2,725,00 8,425,00
0 0 0 0
Giá trị hiện tại của dòng tiền
ròng (PV) (USD) 2,309,32 1,957,05 1,658,51 4,345,52
2 3 9 1
Vốn đầu tư ban đầu (USD)
-10,000,
000
Giá trị hiện tại của dòng tiền
ròng lũy kế (NPV) (USD) (7,690,6 (5,733,6 (4,075,1
77.97) 25) 06) 270,415
- Cả hai trường hợp NPV đều nhỏ hơn khi không sử dụng bảo hiểm kỳ hạn.
Do đó, công ty ST không nên mua bảo hiểm một phần dòng tiền từ dự án ở
Malaysia chuyển về công ty mẹ (5 triệu MYR) trên thị trường kỳ hạn với tỷ
giá kỳ hạn là F = 0.2 USD/MYR trong 4 năm.

3.4. (0.5 điểm) Công ty ST cũng đang cân nhắc chuyển một phần vốn vay
mượn tại Mỹ sang vay mượn tại Malaysia. Từ phương diện rủi ro ngoại tệ,
hãy thảo luận về những bất lợi và lợi thế của việc vay mượn tại nước đặt chi
nhánh thay vì vay tại Mỹ. Theo bạn, ngay cả khi lãi vay ở nước ngoài thấp
hơn lãi vay ở Mỹ, chi phí vay mượn ở nước ngoài tính bằng đô-la có nhất
thiết thấp hơn chi phí vay mượn tại Mỹ hay không. Giải thích và nêu ví dụ
cụ thể.

Bài làm

- Những bất lợi và lợi thế của việc vay mượn tại Malaysia thay vì vay tại Mỹ

* Ưu điểm:

+ Việc vay bằng đồng MYR có thể hiệu quả hơn về mặt chi phí thay vì chuyển
tiền mặt thành USD để trả lại khoản vay từ trụ sở chính ở Mỹ. Nếu công ty
dự đoán rằng đồng MYR sẽ tăng giá so với đồng USD, thì việc vay bằng
đồng MYR sẽ cho phép công ty hoàn trả khoản vay với ít USD hơn.
+ Nếu công ty con ở malaysia tạo ra phần lớn doanh thu bằng đồng MYR, thì
việc vay bằng đồng MYR sẽ cung cấp một hàng rào tự nhiên chống lại rủi ro
ngoại tệ, vì dòng tiền của công ty con sẽ tăng lên khi đồng MYR tăng giá,
điều này có thể giúp bù đắp chi phí cao hơn của khoản vay bằng đồng USD.
+ Vay bằng ngoại tệ có thể mang lại lợi ích đa dạng hóa , giảm rủi ro tỷ giá,
điều này có thể giúp giảm thiểu tác động của việc đồng USD mất giá đáng
kể.
+ Nếu công ty có tầm nhìn dài hạn về hoạt động của mình ở Malaysia và dự
kiến sẽ tạo ra dòng tiền đáng kể bằng đồng MYR theo thời gian, thì việc vay
bằng đồng MYR có thể có lợi hơn để khớp đồng tiền của khoản vay với đồng
tiền của tiền mặt trong tương lai của công ty con.

*Nhược điểm:
+ Khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay: Công ty có thể gặp khó khăn trong
việc tiếp cận vốn vay ở nước ngoài, đặc biệt là nếu công ty không có lịch sử
tín dụng ở nước đó.
+ Nếu đồng MYR mất giá so với USD, công ty sẽ phải trả nhiều USD hơn để
trả khoản vay từ công ty con ở Malaysia. Công ty có thể phải đối mặt với chi
phí bổ sung và gánh nặng hành chính liên quan đến việc vay từ một công ty
con ở nước ngoài.
+ Việc vay bằng ngoại tệ cũng có thể khiến công ty gặp thêm rủi ro pháp lý và
quy định, vì các điều khoản và điều kiện của khoản vay có thể tuân theo các
luật và quy định nước ngoài mà công ty không quen thuộc.
+ Vay bằng ngoại tệ có thể làm tăng chi phí vay, vì công ty cần tính đến rủi ro
tỷ giá hối đoái và có thể phải trả phí bảo hiểm để bù đắp cho rủi ro ngoại tệ
hoặc sử dụng hợp hợp đồng phái sinh như hợp đồng tương lai tiền tệ, quyền
chọn hoặc kỳ hạn, để giảm thiểu rủi ro ngoại tệ, vốn có thể làm tăng thêm chi
phí vay mượn.
+ Vay bằng ngoại tệ có thể khiến công ty gặp rủi ro tín dụng bổ sung, chẳng
hạn như rủi ro vỡ nợ của công ty con ở Malaysia hoặc rủi ro bất ổn chính trị
ở Malaysia

* Ngay cả khi lãi vay ở malaysia thấp hơn lãi vay ở Mỹ, chi phí vay mượn ở Malay
tính bằng USD không nhất thiết thấp hơn chi phí vay mượn tại Mỹ. Bởi vì:Biến
động tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cung cầu thị trường ngoại tệ,
lạm phát, chính sách tiền tệ mỗi nước, các yếu tố chính trị,… mà không chỉ phụ
thuộc vào mỗi chi phí vay mượn (lãi suất)

- Ví dụ: MYR/USD giao ngay = 1,2 ; Lãi suất Malay = 5%/năm

Lãi suất USD = 6%/năm.

Nếu chỉ tính yếu tố lãi suất, MYR/USD sau 1 năm: 1,2*5%= 1,19

Tuy nhiên, MYR/USD sau 1 năm có thể tăng mà không giảm có thể do một yếu tố
nào đó nêu trên (ví dụ như do yếu tố chính trị tác động) khiến Malay hút MYR ra
khỏi thị trường hối đoái, dẫn đến MYR tăng giá so với đồng USD. Giả sử tỷ giá
MYR/USD sau 1 năm tăng và bằng 1,3 thì lợi nhuận chuyển về công ty mẹ ở Mỹ sẽ
giảm đi
Bài 4 (2.0 điểm): Lựa chọn 01 công ty trong danh sách các công ty lớn nhất toàn cầu
theo xếp hạng của Forbes (lưu ý không lựa chọn công ty trùng nhau). Link truy cập
https://www.forbes.com/lists/global2000/#42a03d3c5ac0)

4.1. Giới thiệu tổng quan về công ty và dựa vào các báo cáo của công ty được lựa
chọn, hãy phân tích và bình luận về hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty trong
thời gian qua.

4.2. Lựa chọn 1 trong 2 ý sau để trả lời:


1) Biến động tỷ giá hối đoái trong thời gian vừa qua có ảnh hưởng như thế
nào đến hoạt động của công ty? Công ty đã thực hiện những biện pháp gì để
quản trị những rủi ro tỷ giá mà công ty phải đối mặt. Hãy đánh giá mức độ
hiệu quả của các biện pháp đó?
2) Phân tích các rủi ro quốc gia mà công ty này gặp phải khi thâm nhập vào
một thị trường nước ngoài? Công ty đã thực hiện những biện pháp gì để quản
trị những rủi ro quốc gia mà công ty phải đối mặt. Hãy đánh giá mức độ hiệu
quả của các biện pháp đó?

Bài làm
- Tổng quan về Tập đoàn Mercedes-Benz: là một trong những hãng sản xuất
xe ô tô, xe buýt, xe tải danh tiếng trên thế giới. Hãng được xem là một trong
những hãng sản xuất xe hơi lâu đời nhất còn tồn tại đến ngày nay.
Mercedes-Benz là một công ty toàn cầu với hoạt động kinh doanh tại hơn
200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Công ty có hơn 170.000 nhân viên trên toàn
thế giới. Các thị trường nước ngoài quan trọng nhất của Mercedes-Benz là
Trung Quốc, Đức, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Nhật Bản. Công ty có bán
chạy nhất thế giới, với thị phần toàn cầu là 19%.
+Tên chính thức: Mercedes-Benz Group AG
+Trụ sở chính: Stuttgart, Đức
+Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất và bán ô tô, xe tải, xe van, xe buýt
+Thành lập: Năm 1926
+Thương hiệu: Mercedes-Benz, Mercedes-AMG, Mercedes-Maybach, Smart
- Dựa vào các báo cáo của công ty được lựa chọn, hãy phân tích và bình
luận về hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty trong thời gian qua:
+ Hoạt động kinh doanh quốc tế của Mercedes-Benz đã thanh công trong thời
gian qua. Công ty đã đạt được mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ ở nhiều
thị trường nước ngoài. Doanh số bán xe Mercedes-Benz ở Trung Quốc, thị
trường ô tô lớn nhất thế giới, đã tăng mạnh trong năm 2022.
+ Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022 của Mercedes-Benz công bố
ngày 17/2, doanh thu cả năm đạt khoảng 160 tỷ USD, tăng 12% so với cùng
kỳ năm trước đó. Đáng chú ý, lợi nhuận ròng ghi nhận một sự tăng trưởng
đột phá 34%, lên 15,7 tỷ USD.
+ Công ty tham gia chương trình Giấy thương mại đa tiền tệ (“CP”) trị giá 15
tỷ euro và trong chương trình “ Universal Registration “ để tài trợ nợ cho các
công cụ trên Thị trường Trái phiếu Liên ngân hàng Trung Quốc. Tại thị
trường Trung Quốc, Công ty đã phát hành ba trái phiếu Panda với tổng khối
lượng là 6,5 tỷ CNY.
- Biến động tỷ giá hối đoái trong thời gian vừa qua có ảnh hưởng như thế nào
đến hoạt động của công ty:
+ Tính chất toàn cầu của hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Mercedes-Benz
khiến dòng tiền gặp rủi ro phát sinh từ sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Những rủi ro này chủ yếu liên quan đến biến động giữa đồng euro và đồng
đô la Mỹ, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, bảng Anh và các loại tiền tệ
khác như tiền tệ của các thị trường tăng trưởng.
+ Công ty phải chịu một rủi ro ngoại tệ nhỏ đối với các trạng thái tiền mặt liên
tập đoàn được ghi nhận theo tỷ giá hối đoái áp dụng vào ngày kết thúc kỳ kế
toán. Cụ thể công ty đã hưởng phần lãi 3.044 triệu euro.
+ Hình 4.2.1: Các khoản phải thu của Mercedes 2022
+ Năm 2022, chi tiết đơn hàng lỗ 696 nghìn euro do chênh lệch tỷ giá hối đoái
làm giảm nhẹ kết quả tài chính như ở khoản mục chi phí và thu nhập tài
chính khác trong bảng báo cáo thu nhập dưới đây
Hình 4.2.2: Báo cáo thu nhập của Mercedes 2022

+
- Công ty đã thực hiện những biện pháp gì để quản trị những rủi ro tỷ giá như
là:
+ Công ty đã thường xuyên giám sát và dự báo tỷ giá để tạo cơ sở cho các
quyết định phòng ngừa rủi ro, bao gồm việc lựa chọn các công cụ phòng
ngừa rủi ro và xác định khối lượng phòng ngừa rủi ro cũng như các khoảng
thời gian tương ứng. Do đó, công ty đã trích các khoản phòng ngừa rủi ro tỷ
giá. Vào ngày 31 tháng 12 năm 2022, số dư dự phòng để phòng ngừa rủi ro
cho các khoản đầu tư ròng vào hoạt động ở nước ngoài lên tới 189 triệu euro
(2021: 189 triệu euro)..
+ Công ty ký kết các hợp đồng ngoại hối để phòng ngừa rủi ro tiền tệ trong
trường hợp dòng tiền và thu nhập không được cho vay bằng cùng một loại
tiền tệ
+ Điều chỉnh giá: Biến động tỷ giá hối đoái cũng có thể ảnh hưởng đến chiến
lược giá của Mercedes-Benz. Khi đồng EUR tăng giá, công ty có thể cần
điều chỉnh giá tăng lên để bù đắp chi phí gia tăng.
+ Công ty sử dụng các công cụ tài chính phái sinh: Để trang trải rủi ro tiếp xúc
với ngoại tệ của hoạt động kinh doanh xe kỳ hạn, các hợp đồng ngoại hối và
quyền chọn tiền tệ được sử dụng chủ yếu. Chính sách của Tập đoàn
Mercedes-Benz yêu cầu kết hợp các công cụ tài chính này tùy thuộc vào việc
đánh giá các điều kiện thị trường.
+ sử dụng chiến lược phòng ngừa tự nhiên (Natural Hedging): Mercedes-Benz
sử dụng chiến lược phòng ngừa tự nhiên bằng cách tăng sản lượng sản phẩm
tại các quốc gia có chi phí thấp và nhập khẩu các sản phẩm này vào các quốc
gia có chi phí cao. Điều này giúp công ty tránh được rủi ro do biến động tỷ
giá hối đoái gây ra và tận dụng được lợi thế về chi phí lao động.
- Đánh giá mức độ hiệu quả của các biện pháp đó: Các biện pháp quản trị rủi
ro tỷ giá của Mercedes-Benz đã tỏ ra hiệu quả trong việc bảo vệ công ty khỏi
những biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái. Công ty chỉ phải chịu rủi ro
ngoại tệ ở mức hạn chế từ việc phát hành nợ thông thường và hoạt động tài
trợ liên tập đoàn. Trong những năm gần đây, công ty đã báo cáo lợi nhuận ổn
định bất chấp sự biến động của tỷ giá hối đoái. Điều này cho thấy rằng các
biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá của công ty đã giúp công ty kiểm soát tốt chi
phí và bảo vệ biên lợi nhuận.
+ Trong năm 2022, những thay đổi về ngày giao hàng và số lượng đã
xảy ra ở nhiều thị trường khác nhau khiến một số đợt bán xe theo kế
hoạch bằng các loại tiền tệ cụ thể khó có thể xảy ra, có thể dẫn đến
doanh thu không như kế hoạch . Điều này đặc biệt liên quan đến đồng
tiền CNY do hậu quả của đại dịch Covid-19. Nhưng mercedes đã sử
dụng các công cụ tài chính phái sinh giúp Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh không gây ra bất kỳ ảnh hưởng trọng yếu nào.

Hình 4.2.3 : Không có ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập trong năm 2022 và 2021.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên 2022 của Mercedes-Benz


https://group.mercedes-benz.com/documents/investors/reports/annual-report/merced
es-benz/mercedes-benz-annual-report-2022-incl-combined-management-report-mbg
-ag.pdf

You might also like