Kế toán tài chính 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Họ và tên: Trần Thị Thu Hằng

MSV: 21k4050147
Lớp: k55c kế toán

SV đọc điều 20 (Phần 1), điều 55 (Phần 2) thông tư 200, slide chương 2 và trả lời các câu hỏi:

I. Câu hỏi:
1. Khái niệm phải thu, phải trả nội bộ?
- Các khoản phải thu, phải trả nội bộ là các khoản phải thu, phải trả của doanh
nghiệp với đơn vị cấp trên hoặc giữa các đơn vị trực thuộc, hoặc các đơn vị
phụ thuộc trong một doanh nghiệp.
2. Các đơn vị cấp dưới trong khái niệm trên phải có đặc điểm gì?
- Các đơn vị cấp dưới là các đơn vị không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ
thuộc, nhưng có tổ chức công tác kế toán, như các chi nhánh, xí nghiệp, đội …
hạch toán phụ thuộc.
3. Quan hệ công nợ giữa công ty mẹ và công ty con có phải là quan hệ công nợ nội
bộ không? Vì sao?
- Quan hệ công nợ giữa công ty mẹ và công ty con không phải là quan hệ công
nợ nội bộ. Vì theo điều 196 luật doanh nghiệp 2020 qui định:
Điều 196. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty
con
Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải
được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với
chủ thể pháp lý độc lập.
4. Trình bày các nguyên tắc kế toán thanh toán nội bộ?
- Nguyên tắc tách biệt
- Nguyên tắc giá thị trường
- Nguyên tắc công bằng và trung ương
- Nguyên tắc minh bạch
- Nguyên tắc thị trường
- Nguyên tắc minh bạch
- Nguyên tắc thị trường nội bộ
- Nguyên tắc thực hiện đúng qui định pháp luật
- Nguyên tắc hiệu quả kinh tế
5. Nghiệp vụ cấp vốn:
5.1. Đơn vị cấp trên cấp vốn cho cấp dưới trong những trường hợp nào?
- Mở rộng kinh doanh
- Nâng cấp cơ sở vật chất
- Khắc phục khó khăn tài chính
- Phát triển dự án chiến lược
- Tái cấu trúc hoặc sáp nhập
- Khuyến khích sáng tạo và nghiên cứu phát triển
5.2. Tài sản dùng để cấp vốn có thể là những tài sản gì?
Trong nghiệp vụ cấp vốn, tài sản dùng để cấp vốn có thể bao gồm nhiều loại
tài sản khác nhau. Tuỳ thuộc vào chính sách và chiến lược của tổ chức cũng
như mục đích cụ thể của việc cấp vốn. Một số loại tài sản phổ biến dùng để
cấp vốn:
- Tiền mặt
- Tài sản ngắn hạn
- Tài sản cố định
- Bất động sản
- Quyền sở hữu cổ phiếu
- Quyền sử dụng nhãn hiệu hoặc bản quyền
- Tài sản khả năng sinh lời
- Quyền sử dụng các loại tài sản như quyền sử dụng đất, quyền mua cổ phiếu,…
5.3. Cấp trên sử dụng TK gì? Cấp dưới sử dụng TK gì?
- Hạch toán ở doanh nghiệp cấp trên
a) Khi doanh nghiệp cấp trên giao vốn kinh doanh cho đơn vị cấp dưới không
có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc:
- Trường hợp giao vốn bằng tiền, ghi:
Nợ TK 1361 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
Có các TK 111, 112.
- Trường hợp giao vốn bằng TSCĐ, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (giá trị còn lại của TSCĐ) (1361)
Nợ TK 214 - Hao mòn tài sản cố định (giá trị hao mòn của TSCĐ)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
b) Trường hợp các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ
thuộc nhận vốn kinh doanh trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước theo sự uỷ quyền
của doanh nghiệp cấp trên, khi đơn vị cấp dưới thực nhận vốn, doanh nghiệp
cấp trên ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1361)
Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
c) Khi doanh nghiệp cấp trên cấp kinh phí sự nghiệp, dự án cho đơn vị cấp
dưới, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
Có các TK 111, 112, 461,...
d) Trường hợp đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc phải
hoàn lại vốn kinh doanh cho doanh nghiệp cấp trên, khi nhận được tiền do đơn
vị hạch toán phụ thuộc nộp lên, ghi:
Nợ các TK 111, 112,....
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1361).
đ) Căn cứ vào báo cáo của đơn vị hạch toán phụ thuộc về số vốn kinh doanh
đơn vị hạch toán phụ thuộc đã nộp Ngân sách Nhà nước theo sự uỷ quyền của
cấp trên, ghi:
Nợ TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1361).
e) Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các đơn vị trong nội bộ
doanh nghiệp, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động và phân cấp của từng đơn vị,
doanh nghiệp có thể ghi nhận doanh thu tại thời điểm chuyển giao hàng hóa
dịch vụ cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc tại thời điểm khi đơn vị hạch
toán phụ thuộc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra bên ngoài:
- Trường hợp doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tại thời điểm chuyển giao hàng
hóa, dịch vụ cho đơn vị hạch toán phụ thuộc, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết giao dịch bán
hàng nội bộ)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
- Trường hợp doanh nghiệp không ghi nhận doanh thu tại thời điểm chuyển
giao hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị hạch toán phụ thuộc:
+ Khi chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
Có các TK 154, 155, 156
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có).
+ Khi đơn vị hạch toán phụ thuộc thông báo đã tiêu thụ được sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ cho bên thứ ba bên ngoài doanh nghiệp, kế toán ghi doanh
thu, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ.
Đồng thời ghi nhận giá vốn, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368).
g) Khoản phải thu về lãi của hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động khác ở
các đơn vị cấp dưới, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối.
h) Khi chi hộ, trả hộ các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán
phụ thuộc, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
Có các TK 111, 112,....
i) Khi nhận được tiền do đơn vị cấp dưới nộp lên về tiền lãi kinh doanh,
thanh toán các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị cấp dưới, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368).
k) Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng một
đối tượng, ghi:
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ (3368)
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368).
5.4. Đọc ví dụ 1 (slide số 8) và định khoản ở các đơn vị liên quan.

6. Nghiệp vụ bán hàng nội bộ:


6.1. Khi luân chuyển hàng hóa nội bộ, có 2 trường hợp: một là có giá trị gia tăng
khi luân chuyển hàng hóa giữa các khâu, hai là không có giá trị gia tăng khi
luân chuyển hàng hóa. Đọc slide 9 và cho biết việc hạch toán 2 trường hợp
này có gì khác nhau?

- Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu giữa các khâu trong nội bộ doanh
nghiệp nếu có sự gia tăng trong giá trị sản phẩm

- Chỉ ghi nhận doanh thu thực khi bán hàng ra bên ngoài (nếu không có sự
gia tăng về giá trị sản phẩm qua các khâu.

6.2. “Công ty cổ phần An Phước là đơn vị chuyên kinh doanh linh kiện máy tính.
Ngày 2/5/N, công ty xuất một lô linh kiện các loại cho chi nhánh Huế, giá xuất kho
200.000.000 đồng, giá bán nội bộ chưa VAT là X đồng. Giá bán của chi nhánh
Huế ra bên ngoài chưa VAT là 230.000.000 đồng, VAT 10%. Ngày 31/5/N, chi
nhánh Huế gửi bảng kê bán hàng (đã bán toàn bộ lô hàng) về công ty và đã chuyển
khoản thanh toán toàn bộ công nợ cho công ty”. Đọc tài liệu và hạch toán các bút
toán cần thiết ngày 2/5, 31/5 tại công ty An Phước và chi nhánh Huế trong 2
trường hợp X= 210.000.000 đồng; X= 200.000.000 đồng. Cho biết công ty sử
dụng hóa đơn GTGT khi xuất hàng cho chi nhánh.

1. Nghiệp vụ thu hộ, chi hộ, vay mượn:


1.1. Đơn vị thu hộ sử dụng TK gì? Đơn vị nhờ thu hộ sử dụng TK gì?
- Thu hộ, chi hộ tức là khoản mà doanh nghiệp đứng ra để thu tiền/ chi tiền giùm
cho cá nhân/ tổ chức nào đó. Tức là các khoản tiền này không hề liên quan gì
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản thu hộ, chi hộ theo
nguyên tắc cũng được coi là một khoản nợ phải thu hoặc nợ phải trả.
1.2. Đơn vị chi hộ sử dụng TK gì? Đơn vị nhờ chi hộ sử dụng TK gì?
- Đơn vị chi hộ
+ TK ngân hàng
+ TK chi phí
+ TK nợ phải trả
- Đơn vị nhờ chi hộ:
+ TK nợ phải trả
+ TK ngân hàng
+ TK doanh thu
1.3. Đơn vị vay mượn sử dụng TK gì? Đơn vị cho vay, cho mượn sử dụng TK gì?
- Đơn vị vay mượn
+ TK nợ phải nợ
+ TK chi phí lãi
+ TK ngân hàng
- Đơn vị cho vay, cho mượn
+ TK doanh thu
+ TK nợ phải thu
+ TK lợi nhuận lãi
1.4. Đọc phương pháp hạch toán nghiệp vụ thu hộ, chi hộ, vay mượn trong slide và
làm bài 4, chương 2 trong file bài tập.

You might also like