NHÓM 1 - BẢO KÍNH CẢN GIỚI SỐ 28

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Nhóm 1: BẢO KÍNH CẢNH GIỚI SỐ 28

I. Mở bài

Nhà văn Hoài Thanh đã từng đưa ra nhận định: “Đi vào thơ Nôm
Nguyễn Trãi là chuyện vất vả, có khi thấy rối rít như đi vào rừng sâu.
Nhưng cứ chịu khó đi và đi nhiều lần sẽ thấy không uổng. Đây đó sẽ
ánh lên những lời thơ đẹp. Đọc một tập thơ, nếu chỉ thấy ánh lên một
vài lần cũng đã là không uổng. Ở đây thì không phải chỉ vài lần mà
nhiều lần và ánh lên rất đẹp”. Thật vậy, trong lịch sử phong kiến Việt
Nam không có nhiều những con người tỏa sáng ở cả hai lĩnh vực
chính trị và thơ ca, riêng có Nguyễn Trãi được biết vừa là một quân sư
tài ba, một vị quan hết lòng vì nước vì dân, vừa là một tài năng văn
chương khiến cho hậu thế phải ngợi ca. Nổi tiếng với những áng văn
thơ mộc mạc, chân thành, Nguyễn Trãi luôn tập trung thể hiện tình
yêu đối với thiên nhiên và tấm lòng trung hiếu, yêu nước thương dân.
Khi nhắc đến thơ Nguyễn Trãi, ta không thể không nhắc đến bài thơ
“Bảo kính cảnh giới 28” nằm trong tập thơ “Quốc âm thi tập” nói về
nỗi nhớ quê và sự nhàn nhã của ông khi đã rời xa chốn đô thành và
công danh.

II. Thân bài


1. Khái quát - Giới thiệu
Nhận định:
+ Bàn về thơ văn Nguyễn Trãi, Phạm Văn Đồng đã từng ngợi ca:
“Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ
thuật, đều hay và đẹp lạ thường”.
+ Qua từng trang văn, hậu thế luôn cảm nhận được vẻ đẹp thật
trữ tình, thơ mộng, tươi sáng mà đầy triết lý nhân văn cùng tư
tưởng tiến bộ ông đã gửi gắm qua từng vần thơ.
● Tác giả: Là một bậc quân sư, một vị quan lớn của triều đình nhà
Lê, một nhà văn, nhà thơ trữ tình xuất sắc và là danh nhân văn
hoá thế giới
● Thơ Nôm Đường luật (Quốc âm thi tập):
+ Giá trị tập thơ: Là tập thơ chữ Nôm đầu tiên hiện còn trong thời
trung đại, đặt nền móng cho sự phát triển thơ ca viết bằng chữ
Nôm.
+ Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi: Là người nhạy cảm,
tinh tế, gắn bó với thiên nhiên + là người anh hùng với tấm lòng
“ưu dân ái quốc”
+ Cách tân: Sáng tạo trên cơ sở tiếp nối thể thơ Đường luật - thất
ngôn xen lục ngôn
+ Sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh độc đáo, mới lạ cho văn học dân
tộc
+ Nguyễn Trãi đã mang đến những cách tân cho thể thơ Đường
luật với những luật lệ hà khắc, nhiều hạn chế bằng những tác
phẩm giản dị, dân dã, đời thường, nhưng trong sáng và tràn đầy
cảm xúc. Thơ Nôm Đường luật của ông tựa như khóm hoa nở
đầu mùa, đã mở đầu cho sự phát triển của thơ ca tiếng Việt của
dân tộc ta.
● Vẻ đẹp tâm hồn:
Qua những tác phẩm thơ Nôm Đường luật, người đọc cảm nhận
được 1 tâm hồn thi sĩ, nhạy , tinh tế , yêu thiên nhiên, gắn bó với
cuộc sống đời thường, vừa thấy được một con người mang vẻ
đẹp anh hùng, luôn hướng lòng mình về đất nước, nhân dân.
● Khái quát nội dung thơ:
Bài thơ miêu tả về bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, nỗi nhớ quê
hương cùng khát khao được rời xa chốn quan trường qua đó thể hiện
về cốt cách và con người Nguyễn Trãi. Dù ở chốn quan lại đầy áp lực,
mệt mỏi nhưng trong tâm thức của nhà thơ vẫn dâng trào nỗi nhớ
quê hương và mong ước được lui về một cuộc sống ở ẩn bình yên. Từ
đây, ta thấy rõ được thái độ không màng danh lợi của tác giả. Những
hình ảnh quê hương được hiện ra rõ nét với "phong nguyệt nhàn tự
tại", "suối nước đầy cái trúc", "quẩy trăng túi nặng thẳng hề" tạo nên
bức tranh bình yên về cuộc sống thôn quê an nhàn, không bị ràng
buộc và được là chính mình. Đây là những hình ảnh thể hiện rõ nhất
tâm trạng không tha thiết công danh mà chỉ mong muốn một đời an
nhiên, qua đó cho thấy được vẻ đẹp tâm hồn rất đáng trân trọng của
Nguyễn Trãi.
2. Phân tích
a. Hai câu đề: nỗi niềm của tác giả
“Nghìn dặm xem mây nhớ quê,
Chẳng chờ cởi ấn gượng xin về.”
● Câu thơ 6 chữ:
- Cảm xúc cô đọng, súc tích
- Miêu tả thiên nhiên, thôn quê, cuộc sống lui về ở ẩn giản dị, đơn
sơ, bình dị..
- Yếu tố cách tân cho thơ ca cổ điển
● Giải nghĩa:
- “mây trắng”:
+ Tiêu điều, tự do tự tại
+ Bay từ chốn này đến chốn khác
-> “Nhìn mây trắng" trên trời khiến cho lòng tác giả bồi hồi cảm xúc
miên man về nỗi nhớ quê hương
- “Chẳng chờ": sốt ruột, khát vọng, nỗi niềm thường trực
=> Hai câu đề đã thể hiện nỗi niềm tác giả muốn cáo quan về ở ẩn
một cách cô đọng và súc tích.

Hai câu vào đề của bài thơ đã gợi lên được hình ảnh Nguyễn Trãi xin
cáo quan về quê sống cuộc đời ẩn dật. Cũng qua hai câu thơ này, ta
thấy được tình yêu quê hương tha thiết trong Nguyễn Trãi: ông luôn
hướng mình về nơi cội nguồn, luôn mong muốn được trở về nơi chôn
rau cắt rốn. Những dòng thơ ấy hẳn được viết ra khi Nguyễn Trãi đã
ngao ngán chuyện quan trường, vào thời điểm ông không còn được
trọng dụng nữa. Ông chẳng chờ đến ngày "cởi ấn", đã "gượng xin về"
với quê hương, lui về chốn thanh nhàn, với cuộc sống tự do và thoải
mái. Thoạt nhìn, dường như ông chỉ còn bận tâm tìm kiếm sự an
nhàn, thanh thản, thế nhưng, chính từ "gượng" trong câu thơ đã giúp
ta thấy được nỗi lo đau đáu việc dân việc nước sâu thẳm trong thâm
tâm ông. Tuy ông vẫn còn thiết tha nỗi nhớ quê hương, nhưng trong
hoàn cảnh xã hội còn nhiều thị phi, ông lại không đành lòng lui về ở
ẩn. Hai câu thơ sáu chữ đã bộc lộ cảm xúc của vị thi sĩ một cách cô
đọng và súc tích.
b. Hai câu thực:
“Một bầu phong nguyệt nhàn tự tại,
Hai chữ công danh biếng vả vê.”
- Sử dụng phép đối tương hỗ
+ Một bầu - Hai chữ
+ Phong nguyệt - công danh
+ Nhàn tự tại - biếng vả vê
→ Tạo sự cân xứng , hài hoà về ý nghĩa và nội dung
→ Cùng hỗ trợ , cộng hưởng ý nghĩa → làm rõ nét nội dung của câu
thơ cũng như cảm xúc của nhà thơ
→ Mượn thiên nhiên nói lên nỗi lòng chỉ tha thiết với cuộc sống tự
do, tự tại, đắm chìm vào thiên nhiên, không quan tâm danh lợi
- “Nhàn tự tại” : cuộc sống tự do , không bị gò bó , ràng buộc
- “Biếng vả vê” : không thiết tha , ham hư vinh , danh lợi
→ Trong thời gian lui về ở ẩn ở chốn quê nhà , Nguyễn Trãi đã sống 1
cuộc sống không vướng bận hay bị gò bó bởi những công việc của
triều đình , rời xa nơi đặt hư vinh , quyền quý lên hàng đầu .
→ Yêu quê hương , hòa mình với cuộc sống giản dị , đơn sơ mà tràn
ngập thiên nhiên , vô cùng tự do , đẹp đẽ
→ Tâm hồn nhà thơ thanh cao , trong sạch , luôn “lánh đục tìm trong”
, chẳng ham những thứ như danh lợi hay quyền quý , luôn tìm kiếm và
tận hưởng 1 cuộc sống bình yên mà hạnh phúc
→ Đi ngược với quan niệm xã hội phong kiến, không ham muốn danh
lợi, chức quyền

c. Hai câu luận:


“Dẫn suối nước đầy cái trúc,
Quẩy trăng túi nặng thằng hề.”
Đối tương hỗ “ Dẫn suối >< Quẩy trăng ” “ nước đầy >< túi nặng ” “ cái
trúc >< thằng hề ”
- Hai câu đối tương hỗ làm nổi bật cuộc sống cũng như tâm hồn
của nhà thơ.
- Tạo ra ý thơ giản dị để nói về cuộc sống chốn thôn quê đơn sơ
nhàn nhã
- Là hình ảnh thiên nhiên đời thực sống động nhiều màu sắc.
- Động từ “đầy”, “nặng” cho thấy thiên nhiên luôn hiện hữu ngập
tràn trong đời sống thường ngày của Nguyễn Trãi
- Đặc biệt, Nguyễn Trãi đã sử dụng những vật hữu hạn là “cái
trúc” và “túi” để chứa đựng những thứ vô hạn, mang trong mình
vẻ đẹp - nước suối và ánh trăng
- Hai câu thơ 6 chữ ngắn gọn, vừa cho thấy cuộc sống đơn sơ
giản dị lại vừa lắng đọng những cảm xúc của tác giả.
- Nhịp thơ 2/2/2 đều đặn gợi ra một nhịp sống thư thái, thanh
cao, nhàn nhã không lo âu vướng bận muộn phiền.
- “Suối nước”, “trăng” là vô hạn, “cái trúc”, “túi” là hữu hạn → liên
hệ 2 câu luận bài “Thuật hứng 24”
- Từ “đầy”, “nặng” → ngập tràn vẻ đẹp thiên nhiên, luôn có thiên
nhiên xung quanh mình
- Từ đó ta thấy được tâm hồn và tấm lòng trong sạch của NT như
hoà vào làm 1 với thiên nhiên, trân trọng và gắn bó với thiên
nhiên 1 cách sâu sắc.
- Ta còn thấy được tấm lòng trong sạch không màng danh lợi của
NT

d. Hai câu kết:


“Đã ngoài chưng thế dầu hơn thiệt,
Chẳng quản ai khen chẳng quản chê”.
- Phép điệp ngữ “chẳng quản”: nhấn mạnh thái độ không
quan tâm tới những lời khen và những lời chê của người
đời.
- Thể hiện rõ bản lĩnh, thái độ sống không màng danh lợi,
không chú tâm vào lời nói của người đời, vào tình hình thế
sự ở bên ngoài kia.
=> Hai câu thơ cuối chốt lại suy nghĩ của Nguyễn Trãi. Ông đã ngoài
chưng thế, đã xin cáo quan về ở ẩn, vậy nên ông không còn quan tâm
tới thế sự, những lời đàm tiếu, khen chê của mọi người.

3. Bình luận - nâng cao


● Lời bình về nghệ thuật:
- Giá trị nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ: mới, Việt hoá
+ Hình ảnh: đời thường bình dị, quen thuộc
+ Thể thơ: cách tân - thất ngôn xen lục ngôn
=> Tâm hồn yêu thiên nhiên và nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả.
=> Tâm hồn thanh thản, vô lo, vô nghĩ, tấm lòng trong sạch không
màng danh lợi khi rời xa chốn quan trường.
● Lời bình về tâm hồn - tấm lòng thi sĩ
- Nhận định: Không dừng lại ở đấy, bàn về tâm hồn của thi sĩ, có
ý kiến cho rằng: “Thơ Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện một tầm
vóc tư tưởng mà còn là một tâm hồn nhạy cảm rất giàu chất thơ
trước đất nước, con người và thiên nhiên."
- Nhận xét:
+ Thật vậy, qua từng dòng thơ trong thi phẩm dưới ngòi bút của
Nguyễn Trãi, cùng với việc sử dụng hàng loạt ngôn ngữ đời
thường miêu tả bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ: “trăng", “mây",
“suối", “trúc”.. đã làm hiện hữu lên vẻ đẹp tâm hồn sâu sắc, thơ
mộng của nhà thơ - tâm hồn của một thi sĩ nhạy cảm, yêu thiên
nhiên tha thiết, ông sống hòa hợp, gắn bó, và đặc biệt rung
động trước vẻ đẹp chốn quê mình.
+ Bên cạnh đó, ông cũng yêu đời, luôn vui vẻ, lạc quan, trân
trọng chính cuộc sống của riêng mình, nên nhà Nho ấy còn
mang trong mình một tấm lòng thanh cao, trong sạch, hướng về
cuộc sống điền viên, giữ khí tiết.

III. Kết bài


Băng xuyên qua dòng chảy miên viễn của thời gian, những giá
trị tư tưởng nội dung cùng những đặc sắc về nghệ thuật được thi sĩ
Nguyễn Trãi gửi gắm trong bài thơ "Bảo kính cảnh giới số 28" (nằm
trong tập thơ "Quốc âm thi tập") vẫn còn neo đậu trong lòng độc giả.
Bài thơ đã góp phần khẳng định giá trị của tập thơ "Quốc âm thi tập"
- tập thơ đại thành đầu tiên của nền thơ ca chữ Nôm Việt Nam. Được
chắp bút bởi "bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ Nôm Việt Nam",
tập thơ được đánh giá là một bước ngoặt mở ra thời đại phát triển
cho thơ ca dân tộc với những hồn thơ rất đỗi dân dã, giản dị. Và quả
thực như nhà thơ Sóng Hồng từng chiêm nghiệm: "Thơ là sự thể hiện
con người và thời đại một cách cao đẹp", những vần thơ của Nguyễn
Trãi không chỉ đóng góp cho nền văn học nước nhà, mà qua đó còn
thể hiện con người ông - cả về tâm hồn lẫn tài năng. Tâm hồn ấy, tài
năng ấy, và cả sự nghiệp thơ văn của thi nhân tựa như một ngôi sao
khuê, tỏa sáng rực rỡ trên nền trời văn chương rộng lớn, như Lê
Thánh Tông truy tặng "Ức Trai tâm thượng quang Khuê Tảo". Năm
tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biến động, nhưng ánh sao khuê
ấy vẫn sẽ mãi soi rọi đến các thế hệ mai sau.

You might also like