Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

1.

Chủ thể nào sau đây KHÔNG thể là Thương nhân theo Luật thương mại Việt Nam:
A. Pháp nhân thương mại
B. Loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
C. Cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động thương mại nhưng không đăng ký
kinh doanh ( khoản 1 điều 6 )
D. Tổ chức kinh tế tập thể
2. Hoạt động nào sau đây thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại Việt Nam?
A. Hoạt động do hai cá nhân Việt Nam không có đăng ký kinh doanh thực hiện trên
lãnh thổ Việt Nam
B. Hoạt động mua bán máy tính giữa hai công ty châu Âu, và hai bên không có thỏa
thuận chọn áp dụng Luật thương mại của Việt Nam
C. Hoạt động mua bán giữa một bên không nhằm mục đích sinh lợi với bên còn lại là
doanh
nghiệp, và bên không có mục đích sinh lợi không lựa chọn áp dụng Luật thương mại
D. Hoạt động mua bán xe ô tô thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam giữa hai tổ chức
kinh tế có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh và có mục đích sinh lợi (khoản 1
điều 1 )
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là:
A. Thương nhân nước ngoài
B. Thương nhân Việt Nam ( khoản 4 điều 16)
C. Đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài
D. Thương nhân nước ngoài khi được pháp luật Việt Nam công nhận
4. Nhận định nào sau đây là đúng về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài:
A. VP đại diện của thương nhân nước ngoài là thương nhân nước ngoài
B. VP đại diện của thương nhân nước ngoài được phép thực hiện hoạt động thương
mại độc lập nhằm mục đích sinh lợi
C. VP đại diện của thương nhân nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam
và là thương nhân Việt Nam
D. VP đại diện của thương nhân nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của thương
nhân nước ngoài (khoản 6 điều 3 )
5. Nhận định nào sau đây là đúng về thương nhân:
A. Thương nhân là cá nhân có tham gia vào hoạt động thương mại độc lập và nhằm
mục
đích sinh lợi
B. Thương nhân là tổ chức kinh tế, cá nhân có đăng ký kinh doanh và tham gia
vào hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi ( khoản 1 điều 6, khoản 1 điều
1)
C. Thương nhân là doanh nghiệp
D. Thương nhân là tổ chức có tư cách pháp nhân, cá nhân hoạt động thương mại độc
lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh hợp pháp
6. Theo Luật Thương mại 2005, thương nhân nước ngoài là:
A. Thương nhân do người nước ngoài góp vốn và thành lập tại Việt Nam
B. Thương nhân được pháp luật nước ngoài công nhận ( khoản 1 điều 16 )
C. Thương nhân có chi nhánh ở nước ngoài
D. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
7. Luật nào sau đây điều chỉnh hoạt động thương mại:
A. Luật Thương mại
B. Luật chuyên ngành đối với hoạt động thương mại đặc thù
C. Bộ luật Dân sự
D. Tất cả đều đúng ( khoản 2, 3 điều 4 )
8. Nhận định nào sau đây là đúng về luật điều chỉnh hoạt động thương mại:
A. Hoạt động thương mại chỉ chịu sự điều chỉnh của luật thương mại
B. Luật thương mại chỉ điều chỉnh hoạt động thương mại mà các bên tham gia đều là
thương nhân
C. Những hoạt động thương mại đặc thù chịu sự điều chỉnh của luật chuyên
ngành
( khoản 2 điều 4 )
D. Bộ luật dân sự điều chỉnh đối với hoạt động mua bán hàng hóa, các hoạt động
thương mại khác sẽ do Luật thương mại điều chỉnh
9. Nội dung nào sau đây là đúng về hoạt động thương mại:
A. Hoạt động thương mại bắt buộc cả hai bên tham gia đều phải nhằm mục đích sinh
lợi
B. Hoạt động thương mại chỉ bao gồm mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ
C. Hoạt động thương mại không chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự
D. Hoạt động thương mại là hoạt động có sự tham gia của ít nhất một bên là
thương nhân
10. Hoạt động nào sau đây là hoạt động thương mại, đương nhiên chịu sự điều chỉnh
của Luật thương mại Việt Nam:
A. Bà M bán mỹ phẩm xách tay Mỹ cho bà N
B. Công ty TNHH Hoa Hồng (Thương nhân Việt Nam) bán 200 tấn gạo Thương nhân
Malaysia
C. Công ty TNHH ABC cung ứng dịch vụ Internet cho CTCP Minh Mẫn
D. Hợp tác xã X bán 10 ký hạt giống cho ông B
11. Theo Luật thương mại 2005, nội dung (điều khoản) nào sau đây là bắt buộc phải

trong một hợp đồng mua bán hàng hóa?
A. Điều khoản chuyển rủi ro
B. Luật thương mại không quy định các nội dung bắt buộc trong hợp đồng
C. Điều khoản thanh toán
D. Điều khoản thời hạn giao hàng
12. Trong trường hợp có thỏa thuận về kiểm tra hàng hóa, nhận định nào sau đây là
ĐÚNG về trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp:
A. Bên mua chịu mọi trách nhiệm về hàng hóa nếu đã thực hiện việc kiểm tra hàng
B. Trách nhiệm do các bên tự thỏa thuận
C. Bên mua không thể yêu cầu bên bán chịu trách nhiệm nếu đã phát hiện khiếm
khuyết nhưng không thông báo trong thời hạn hợp lý
D. Bên bán sẽ không chịu trách nhiệm về hàng hóa nếu bên mua không thực hiện việc
kiểm tra hàng
13. Nội dung nào sau đây ĐÚNG về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại?
A. Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là các cá nhân Việt Nam
không có đăng ký kinh doanh giao kết với thương nhân
B. Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải là các thương nhân
C. Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ có thể là pháp nhân giao kết với
cá nhân có đăng ký kinh doanh
D. Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải là các tổ chức được thành lập
hợp
pháp
14. Theo Luật Thương mại 2005, hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là:
A. Lời nói
B. Văn bản
C. Bất kỳ hình thức nào do các bên thỏa thuận
D. Hành vi cụ thể
thể
15. Nội dung nào sau đây SAI về hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005?
A. Có thể là động sản hình thành trong tương lai
B. Vật gắn liền với đất đai
C. Các loại tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam
D. Các động sản được phép giao dịch
16. Công ty A (bên bán) ký hợp đồng bán gỗ công nghiệp cho Công ty B. Hai bên
thỏa
thuận về địa điểm giao hàng là tại kho chứa hàng của Công ty B. Đến ngày giao
hàng, A giao hàng tại nơi sản xuất gỗ của A và yêu cầu B đến nhận hàng. B không
đồng ý. Hai bên xảy ra tranh chấp. Xác định địa điểm giao hàng trong trường hợp
sau:
A. Giao hàng tại nơi sản xuất gỗ của A
B. Giao hàng tại địa điểm kinh doanh của A
C. Giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên
D. Giao hàng tại kho chứa hàng của B
17. Nhận định nào sau đây là SAI về căn cứ để xác định hàng hóa không phù hợp với
hợp đồng theo LTM 2005:
A. Theo cách thức bảo quản, đóng gói đối với loại hàng hóa đó
B. Theo tập quán thương mại
C. Theo mục đích cụ thể mà các bên đã biết vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu
không có thỏa thuận
D. Theo thỏa thuận của các bên
18. Nhận định nào sau đây là SAI về trách nhiệm của bên bán đối với hàng hóa có
khiếm khuyết theo LTM 2005:
A. Bên bán không chịu trách nhiệm nếu bên mua đã phát hiện khiếm khuyết khi kiểm
tra hàng nhưng không thông báo trong thời hạn hợp lý
B. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, Bên bán phải chịu trách
nhiệm về khiếm khuyết đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả
khi bên mua đã biết về những khiếm khuyết đó vào thời điểm giao kết hợp đồng.
C. Nếu không có thỏa thuận về kiểm tra hàng trước khi giao, thì trách nhiệm đối với
hàng hóa có khiếm khuyết căn cứ theo thỏa thuận của các bên
D. Bên bán phải chịu trách nhiệm nếu các khiếm khuyết của hàng hóa không thể phát
hiện được bằng biện pháp thông thường khi bên mua kiểm tra hàng và bên bán đã biết
về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
19. Nội dung nào sau đây là điểm GIỐNG nhau giữa hợp đồng mua bán hàng hóa
trong
thương mại và hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự?
A. Mục đích chủ yếu của các bên là sinh lợi
B. Nguồn luật điều chỉnh là Luật Thương mại
C. Chủ thể hợp đồng chủ yếu là thương nhân
D. Là loại hợp đồng song vụ có đền bù
20. Luật Thương mại năm 2005 được áp dụng đối với hoạt động mua bán hàng hóa
thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam của hai bên đều là thương nhân trong các trường
hợp sau đây:
A. Các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật Thương mại
B. Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật Thương
mại
C. Luật nước ngoài có quy định áp dụng Luật Thương mại
D. Tất cả đều đúng
21. Trường hợp người bán giao thừa hàng, người mua KHÔNG được quyền:
A. Nhận hàng và thanh toán toàn bộ số hàng thực nhận
B. Nhận hàng theo số lượng đã thỏa thuận
C. Từ chối nhận số hàng thừa
D. Từ chối nhận toàn bộ số hàng của bên bán
22. Trong các dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào là đặc trưng của hoạt động mua bán
hàng
hóa theo quy định của Luật Thương mại so với hoạt động mua bán tài sản theo quy
định của Bộ luật Dân sự?
A. Có sự chuyển giao rủi ro giữa các bên
B. Đối tượng của hoạt động mua bán
C. Có sự chuyển giao đối tượng mua bán giữa các bên
D. Có sự chuyển giao quyền sở hữu giữa các bên
23. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định
của LTM là:
A. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chỉ chịu trách nhiệm tối đa không
vượt quá tổn thất của hàng hóa
B. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics bồi thường bằng toàn bộ thiệt hại thực tế
mà khách hàng phải gánh chịu
C. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chỉ chịu trách nhiệm tối đa không vượt
quá 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường
D. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chỉ được hưởng giới hạn trách nhiệm
khi có thỏa thuận với khách hàng
24. Doanh nghiệp X yêu cầu Thương nhân Z cấp chứng thư giám định về tạp chất
trong
tôm đông lạnh. Theo chứng thư giám định này, tôm của Doanh nghiệp Y không đáp
ứng
yêu cầu trong Hợp đồng mua bán giữa X và Y. Doanh nghiệp Y không đồng ý với kết
quả trên và yêu cầu Thương nhân K giám định lại. Tuy nhiên, kết quả giám định lại
của K khác hoàn toàn với kết quả giám định ban đầu. Hỏi: xử lý như thế nào trong
trường hợp trên theo quy định của LTM?
A. Doanh nghiệp X và Y phải thỏa thuận về việc lựa chọn chứng thư giám định Z hay
K
B. Thương nhân Z có nghĩa vụ thừa nhận kết quả giám định của K
C. Thương nhân Z và K phải cùng tiến hành giám định lại lần 2 một cách độc lập
D. Thương nhân Z có nghĩa vụ kết luận về việc có thừa nhận hoặc không thừa
nhận kết quả giám định của K
25. Nhận định nào sau đây là ĐÚNG về hoạt động cung ứng dịch vụ logistics theo
LTM
2005:
A. Dịch vụ logistics là dịch vụ vận chuyển hàng hóa
B. Đối tượng của hợp đồng logistics là hàng hóa
C. Chủ thể cung ứng dịch vụ logistics bắt buộc là thương nhân
D. Mọi thương nhân đều có quyền cung ứng dịch vụ logistics
26. Nội dung nào sau đây SAI theo quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
thương
nhân kinh doanh dịch vụ giám định?
A. Bồi thường thiệt hại cho khách hàng và các bên có liên quan khi đưa ra kết
quả giám định sai kỹ thuật
B. Chấp hành các tiêu chuẩn và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến dịch
vụ giám định
C. Cấp chứng thư giám định theo yêu cầu khách hàng
D. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần
thiết để thực hiện dịch vụ giám định
27. Nội dung nào sau đây đúng về đặc trưng của dịch vụ?
A. Dịch vụ có tính đồng nhất, tiêu chuẩn hóa được.
B. Dịch vụ có thể mua đi bán lại được
C. Dịch vụ là có thể lưu kho
D. Dịch vụ là các sản phẩm vô hình được thể hiện dưới dạng công việc
28. Nội dung nào sau đây đúng theo quy định pháp luật về thương nhân kinh doanh
dịch
vụ giám định thương mại?
A. Là thương nhân đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng
ký hợp tác xã theo quy định của pháp luật
B. Các thương nhân đều có thể kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
C. Là doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đã được
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
D. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chỉ thực hiện giám định sau khi có tổn
thất hàng hóa
29. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ logistics là:
A. Là hoạt động cung ứng các loại dịch vụ thương mại
B. Là hàng hóa
C. Là công việc trao đổi, mua bán hàng hóa
D. Là các công việc gắn liền với hoạt động dịch chuyển hàng hóa
30. Nội dung nào sau đây SAI về đặc trưng pháp lý của dịch vụ giám định thương
mại?
A. Bên thực hiện việc giám định hàng hóa phải là thương nhân
B. Nội dung của hoạt động giám định là xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, kết
quả cung ứng dịch vụ
C. Dịch vụ giám định thương mại là bắt buộc thực hiện trong hoạt động mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ
D. Trong quan hệ dịch vụ giám định, có một bên không bắt buộc phải là thương nhân
31. Nội dung nào sau đây ĐÚNG theo quy định pháp luật về hình thức của hơp đồng
dịch vụ logistics?
A. Trong mọi trường hợp, hình thức của hợp đồng dịch vụ logistics do các bên thỏa
thuận
B. Hợp đồng dịch vụ logistics phải lập thành văn bản trong những trường hợp
pháp luật quy định bắt buộc
C. Hợp đồng lập bằng lời nói không được áp dụng trong hoạt động cung ứng dịch vụ
logistics
D. Hợp đồng dịch vụ logistics phải bằng hành vi cụ thể
32. Nội dung nào sau đây SAI về đặc điểm của hoạt động dịch vụ logistics?
A. Các chủ thể tham gia hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics luôn là thương
nhân
B. Dịch vụ logistics do thương nhân cung ứng dịch vụ logistics thực hiện trên cơ sở
hợp đồng song vụ
C. Dịch vụ logistics do thương nhân cung ứng dịch vụ logistics thực hiện một cách
chuyên nghiệp
D. Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics được hưởng thù lao từ dịch vụ do mình
cung ứng
33. Đặc điểm nào của hợp đồng cung ứng dịch vụ cho thấy điểm KHÁC NHAU cơ
bản với hợp đồng mua bán hàng hóa theo LTM là:
A. Là loại hợp đồng song vụ có đền bù
B. Đối tượng hợp đồng là dịch vụ
C. Chủ thể tham gia quan hệ luôn có ít nhất một bên là thương nhân
D. Hình thức hợp đồng là theo sự thỏa thuận của các bên trừ trường hợp pháp luật quy
định phải xác lập dưới hình thức văn bản
34. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics KHÔNG được hưởng miễn trách nhiệm
theo LTM trong trường hợp nào sau đây?
A. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics gây tổn thất hàng hóa do thực hiện
khác với chỉ dẫn của khách hàng
B. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại
hoặc bị
kiện trong thời hạn theo quy định của pháp luật
C. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics gây tổn thất hàng hóa do sự kiện bất khả
kháng
D. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics gây tổn thất hàng hóa do khuyết tật của
hàng hóa
35. Theo LTM 2005, nhận định nào sau đây là đúng về quyền sở hữu đại lý thương
mại?
A. Bên đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa, tiền giao đại lý
B. Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa, tiền giao đại lý đối với hình thức
đại lý bao tiêu
C. Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa, tiền giao đại lý đối với hình thức
đại lý độc quyền
D. Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa, tiền giao đại lý
36. Công ty A (Bên giao đại lý) ký kết hợp đồng đại lý độc quyền với công ty B (Bên
đại lý). Theo đó, B làm đại lý bán các mặt hàng mì sợi đóng gói do A sản xuất. Hỏi:
công ty B KHÔNG có quyền gì trong các quyền sau:
A. Ký kết hợp đồng bán hàng hóa cùng loại với các bên giao đại lý khác
B. Yêu cầu A cung cấp thông tin, hướng dẫn, tạo điều kiện để B thực hiện hợp đồng
đại lý độc quyền
C. Sở hữu đối với số hàng mà A giao B làm đại lý bán
D. Nhận thù lao đại lý
37. Nội dung nào sau đây KHÔNG là đặc điểm của Môi giới thương mại:
A. Bên môi giới bắt buộc phải là thương nhân
B. Bên môi giới sắp xếp, kết nối các bên được môi giới với nhau trên cơ sở thỏa thuận
trong hợp đồng môi giới
C. Bên môi giới có quyền đại diện cho một bên được môi giới giao kết và thực
hiện hợp đồng môi giới với bên được môi giới còn lại
D. Bên môi giới được hưởng thù lao môi giới khi các bên được môi giới giao kết hợp
đồng với nhau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
38. Thương nhân A làm đại lý bán hàng cho Thương nhân B, theo đó, A bán 100 tấn
gạo Lài và 200 tấn gạo ST25 do B giao đại lý với giá giao đại lý là 10.000 đồng/kg
gạo Lài và 25.000 đồng/kg gạo ST25. Hỏi: hình thức đại lý và hình thức thù lao mà A
được nhận là gì?
A. Đại lý độc quyền; thù lao hoa hồng theo tỷ lệ % trên giá giao đại lý mà B ấn định
B. Đại lý độc quyền; thù lao chênh lệch giá giữa giá A bán cho khách hàng và giá do
B đưa ra
C. Đại lý bao tiêu; thù lao hoa hồng theo tỷ lệ % giữa giá A bán cho khách hàng và giá
do B đưa ra
D. Đại lý bao tiêu; thù lao chênh lệch giá giữa giá A bán cho khách hàng và giá
do B đưa ra
39. Đặc điểm nào sau đây cho thấy sự GIỐNG nhau giữa đại diện cho thương nhân và
môi giới thương mại?
A. Tư cách của bên trung gian trong quan hệ giao dịch với bên thứ ba
B. Chủ thể tham gia trong quan hệ đều là thương nhân
C. Hình thức hợp đồng
D. Quan hệ ủy quyền đặc biệt
40. Hệ quả pháp lý khi bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng đối với hợp đồng
đại lý không xác định thời hạn
A. Hợp đồng chấm dứt trong vòng 60 ngày kể từ ngày thông báo
B. Bên đại lý mất quyền yêu cầu bồi thường
C. Bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền nếu bên đại lý có yêu cầu.
D. Hợp đồng vẫn sẽ tiếp tục có hiệu lực nếu bên đại lý không đồng ý
41. Hoạt động trung gian thương mại nào sau đây bắt buộc cả hai bên tham gia đều là
thương nhân?
A. Đại diện cho thương nhân
B. Tất cả các hoạt động trung gian thương mại
C. Môi giới thương mại
D. Ủy thác mua bán hàng hóa
42. Nội dung nào sau đây ĐÚNG về thù lao và chi phí phát sinh trong Môi giới
thương mại
A. Bên môi giới và bên được môi giới có thể thỏa thuận về thời điểm phát sinh
thù lao môi giới
B. Thù lao môi giới chỉ phát sinh khi các bên được môi giới ký kết hợp đồng với nhau
C. Chi phí phát sinh hợp lý chỉ được thanh toán khi các bên được môi giới ký kết hợp
đồng với nhau
D. Bên môi giới được nhận thù lao môi giới nếu các bên được môi giới hoàn thành
mọi
nghĩa vụ hợp đồng đã giao kết với nhau
43. Quan hệ trung gian thương mại nào sau đây bắt buộc phải xác lập bằng văn bản:
A. Đại diện cho thương nhân, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại
B. Đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, đại lý thương mại
C. Đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý
thương mại
D. Môi giới thương mại, đại lý thương mại
44. Đặc điểm nào sau đây cho thấy sự KHÁC nhau giữa đại diện cho thương nhân và
đại lý thương mại?
A. Hình thức hợp đồng
B. Tư cách của bên trung gian trong quan hệ giao dịch với bên thứ ba
C. Là một dạng quan hệ ủy quyền đặc biệt
D. Chủ thể tham gia trong quan hệ đều là thương nhân
45. Đặc điểm nào sau đây của đại diện cho thương nhân cho thấy sự khác biệt giữa đại
diện cho thương nhân theo LTM và hoạt động đại diện theo BLDS
A. Đại diện cho thương nhân là một dạng ủy quyền
B. Các bên trong hoạt động đại diện cho thương nhân được thỏa thuận về phạm vi đại
diện
C. Đại diện cho thương nhân là thực hiện công việc nhân danh bên được đại diện
D. Đại diện cho thương nhân luôn phát sinh thù lao
46. Nội dung nào sau đây SAI về đặc điểm của Ủy thác mua bán hàng hóa:
A. Ủy thác bao gồm ủy thác mua hàng, ủy thác bán hàng và ủy thác cung ứng
dịch vụ
B. Bên nhận ủy thác phải đang kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa ủy thác
C. Bên nhận ủy thác là bên trung gian thương mại
D. Hợp đồng ủy thác phải lập thành văn bản
47. Nhận định nào sau đây là SAI về chấm dứt hợp đồng đại diện cho thương nhân?
A. Hợp đồng chấm dứt theo yêu cầu của bên đại diện thì bên đại diện bị mất quyền
hưởng thù lao với các giao dịch đáng lẽ được hưởng
B. Hợp đồng có thể chấm dứt theo thỏa thuận của các bên
C. Hợp đồng chấm dứt theo yêu cầu của bên giao đại diện thì bên giao đại diện

nghĩa vụ bồi thường cho bên đại diện
D. Hợp đồng chấm dứt khi một trong các bên thông báo về việc chấm dứt hợp đồng
48. Nhận định nào sau đây SAI về môi giới thương mại?
A. Bên môi giới không thể hưởng thù lao môi giới và nhận thanh toán chi phí
phát sinh nếu các bên được môi giới không giao kết hợp đồng với nhau
B. Hợp đồng môi giới có thể lập thành văn bản, lời nói, hành vi
C. Bên trung gian là bên môi giới giúp bên được môi giới tìm đối tác phù hợp với
mong
muốn của họ để tiến tới giao kết hợp đồng
D. Chủ thể trong quan hệ môi giới thương mại chỉ bắt buộc bên trung gian là thương
nhân
49. Hệ quả pháp lý khi bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng đối với hợp đồng
đại
lý không xác định thời hạn
A. Hợp đồng chấm dứt trong vòng 60 ngày kể từ ngày thông báo
B. Bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền nếu bên đại lý có yêu cầu
C. Bên đại lý mất quyền yêu cầu bồi thường
D. Hợp đồng vẫn sẽ tiếp tục có hiệu lực nếu bên đại lý không đồng ý
50. Nội dung nào sau đây SAI về ủy thác mua bán hàng hóa?
A. Bên ủy thác không bắt buộc phải là thương nhân
B. Bên nhận ủy thác giới thiệu bên ủy thác với bên thứ ba để các bên đó tiến
hành thực hiện mua, bán hàng hóa với nhau
C. Hoạt động ủy thác bao gồm ủy thác mua hàng và ủy thác bán hàng
D. Bên nhận ủy thác phải kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác
51. Hoạt động trung gian thương mại nào sau đây bắt buộc cả hai bên tham gia đều là
thương nhân?
A. Tất cả các hoạt động trung gian thương mại
B. Môi giới thương mại
C. Ủy thác mua bán hàng hóa
D. Đại diện cho thương nhân
52. Công ty X ký hợp đồng đại lý độc quyền với Công ty Y (Bên đại lý) với một số
điều
khoản sau: Đối tượng hợp đồng là 100 thùng cốm vi sinh; Công ty Y bán đúng giá
như
Công ty X quy định. Hỏi: nhận định nào sau đây là ĐÚNG về tình huống trên?
A. Y không có quyền đồng thời làm đại lý bán cốm vi sinh của Công ty khác vì đã ký
kết hợp đồng đại lý độc quyền với X
B. Hình thức đại lý trên là đại lý bao tiêu
C. Thù lao Y nhận được là khoản chênh lệch giá giữa giá Y bán cho khách hàng và giá
do X quy định
D. Thù lao Y nhận được là thù lao hoa hồng theo tỷ lệ % trên giá bán mà X ấn
định
53. Theo LTM 2005, nhận định nào sau đây là đúng về quyền sở hữu đại lý thương
mại?
A. Bên đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa, tiền giao đại lý
B. Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa, tiền giao đại lý đối với hình thức
đại lý độc quyền
C. Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa, tiền giao đại lý
D. Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa, tiền giao đại lý đối với hình thức
đại lý bao tiêu
54. Quan hệ nào sau đây là đại diện cho thương nhân?
A. Luật sư B đại diện cho Công ty CP X trong vụ án giải quyết tranh chấp giữa Công
ty CP X và Công ty TNHH Y
B. Nhân viên A đại diện cho Công ty CP X ký kết hợp đồng với Công ty TNHH Y
C. Công ty TNHH C đại diện cho Công ty CP X giới thiệu sản phẩm, đàm phán
và giao kết hợp đồng với Công ty TNHH Y
D. Văn phòng đại diện của Công ty CP X đại diện cho Công ty giới thiệu sản phẩm
mới cho
các khách hàng tiềm năng
55. Nội dung nào sau đây ĐÚNG khi so sánh giữa đại diện cho thương nhân và ủy
thác
mua bán hàng hóa?
A. Chủ thể tham gia vào các hình thức trung gian này bắt buộc hai bên đều là thương
nhân
B. Hợp đồng đại diện cho thương nhân bắt buộc lập thành văn bản, còn hợp đồng ủy
thác
mua bán hàng hóa thì pháp luật không yêu cầu
C. Tư cách pháp lý trong giao dịch với bên thứ ba của các hình thức trung gian này là
nhân
danh chính mình
D. Đại diện cho thương nhân có phạm vi rộng hơn so với ủy thác mua bán hàng
hóa
56. Đặc điểm nào của đại diện cho thương nhân cho thấy điểm GIỐNG NHAU giữa
đại
diện cho thương nhân và môi giới thương mại?
A. Tư cách pháp lý trong giao dịch với bên thứ ba là nhân danh bên thuê trung gian
B. Hợp đồng bắt buộc lập thành văn bản
C. Bên trung gian phải là thương nhân
D. Công việc của bên trung gian có thể bao gồm giao kết và thực hiện hợp đồng cho
bên thuê trung gian

NHẬN ĐỊNH:

1. Trong quan hệ nhượng quyền, mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu đều có thể
trở thành bên nhận nhượng quyền.

CSPL: điều 6, Điều 288, điều 289, k2 đ3 nđ35.

2. Bên đại lý từ khi giao hàng cho bên đại lý bán thì phải liên đới chịu trách
nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý liên quan đến việc bán
hàng hoá đó.

→ Nhận định trên là SAI

Vì trách nhiệm của bên giao đại lý là liên đới chịu trách nhiệm đối với
hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý chỉ khi nguyen nhân của hành vi
vi phạm pháp luật đó có một phần lỗi của mình gây ra. Do đó, nếu hành
vi vi phạm của bên đại lý không phát sinh từ bên giao đại lý thì bên giao
đại lý không phải chịu trách nhiệm.

→ CSPL; điều 173 LTM 2005

3. Bên được môi giới phải trả thù lao và mọi chi phí cho bên môi giới mà
không phụ thuộc vào kết quả môi giới.

CSPL: đ153 và đ154

4. Luật Thương mại chỉ áp dụng với các hoạt động thương mại được thực
hiện trong lãnh thổ Việt Nam.

→ Nhận định sai

Vì luật thương mại có thể áp dụng ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường
hợp các bên thực hiện hoạt động thương mại thỏa thuận chọn áp dụng
Luật này.

→ CSPL; k2 điều 1

5. Chủ thể thực hiện khuyến mãi phải là thương nhân kinh doanh dịch vụ
khuyến mãi

→ Nhận định trên là sai.

Vì thương nhân thực hiện khuyến mãi có thể là thương nhân trực tiếp
khuyến mãi hàng hoá, dịch vụ, mà mình kinh doanh. Như vậy chủ thể
thực hiện khuyến mãi không bắt buộc là thương nhân kinh doanh dịch vụ
khuyến mãi.

→ CSPL khoản 2 điều 88 LTM 2005

6. Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động mua bán mà hàng hoá phải dịch
chuyển qua biên giới lãnh thổ Việt Nam.

→ Nhận định trên là sai.

Vì hàng hoá không nhất thiết phải dịch chuyển qua biên giới lãnh thổ
Việt Nam thì mới được xem là mua bán hàng hóa quốc tế. Mua bán hàng
hoá cần được thực hiện dưới những hình thức như xuất khẩu, nhập khẩu,
tạm xuất, tái nhập, và chuyển khẩu. Những hoạt động trên có thể được
thực hiện trên hai hình thức là dịch chuyển qua biên giới lãnh thổ Việt
Nam hoặc được chuyển vào những khu vực hải quan đặc biệt theo quy
định của pháp luật.

→ CSPL k1 đ27 LTM 2005, đ28, đ29 LTM


7. Theo quy định của LTM khi có lỗi cố ý cấp chứng thư giám định sai, gây
thiệt hại cho khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định
thương mại phải trả tiền phạt và bồi thường thiệt hại cho khách hàng của
mình. (CSPL đ266)
8. Tất cả các hợp đồng mua bán hàng hoá đều có thể giao kết bằng lời , bằng
văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

→ Nhận định sai. Vì hợp đồng MBHH có thể được thực hiện bằng lời
nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể (k1đ24) nhưng
đối với các loại hợp đồng pháp luật quy định bằng văn bản thì phải tuân
theo các quy định đó (k2đ24 LTM)

Như vậy, không phải tất cả các hợp đồng MBHH đều có thể được giao
kết theo hình thức nào cũng được mà trong một số trường hợp pháp luật
bắt buộc thành lập bằng văn bản. Ví dụ các hợp đồng MBHH quốc tế luật
quy định phải được giao kết bằng văn bản chứ k đc dưới hình thức khác
(k2đ27).

9. Bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý
trong cùng một thời điểm (đ175).

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:

1. Hợp đồng mua bán trên có chịu sự điều chỉnh của LTM không?
- Hợp đồng mua bán hàng hoá trên chỉ chịu sự điều chỉnh nếu đáp
ứng các điều sau:
+ Chủ thể: “Đ6: Thương nhân” doanh nghiệp a và b là tổ chức
kinh tế là doanh nghiệp
+ là hợp đồng thương mại
+ là hàng hoá (k2 đ3)
+ phạm vi điều chỉnh của LTM: k2 đ1
2. Xác định số tiền mà bên B phải thanh toán cho A (đ52)
3. Rủi ro về số thép trên thuộc về bên nào (đ61)

You might also like