Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Sự phát triển của nhà ở Nhật qua từng thời kỳ

1. Thời kỳ Jomon (~140000 TCN – 300 TCN)


(Thời kỳ đồ đá mới ở Nhật Bản)

Nhà thường dân – Hè mát đông ấm


Căn nhà đào hố

Tạm dịch là “Căn nhà đào hố” Vì nền nhà được đào sâu xuống mặt đất nên
một nửa của căn nhà sẽ nằm trong lòng đất. Điều này giúp cách nhiệt tốt cho
ngôi nhà, mùa hè sẽ mát mẻ và mùa đông sẽ ấm hơn. Có thể đốt lửa sưởi và
nấu ăn trong nhà. Lúc đầu nhà chỉ có một không gian nhưng sau đó có các
vách ngăn để làm phòng khách và phòng ngủ v.v

Thời kỳ này nhà hoàn toàn chỉ có nền đất. Mái được lạp bằng cỏ rơm.

Khung nhà gồm 4 trụ gỗ dáng xuống nền đất, đầu cột cố định bằng dầm
ngang và dọc. Có vì kèo mái tam giác và các thanh gỗ gác lên trên để lợp
rơm. (Hệ kết cấu gỗ ngày nay cũng dựa trên nguyên lỹ này)

2. Thời kỳ Yayoi (Thế kỷ 4 TCN – Thế kỷ 3 CN)


(Thời kỳ đồ sắt ở Nhật Bản)

Chỉ dành cho giới thượng lưu – có tài sản


Nhà sàn

Nhà sàn chỉ dành cho tộc trưởng của các bộ tộc, những người có tài sản. Là
nguồn gốc đầu tiên của kiến trúc cung điện và đền thờ cổ đại.

Bắt đầu sử dụng kết cấu khung gỗ . Có sự khác biệt so với [ Nhà đào hố ) vì
không có nền đất mà chỉ có sàn được nâng lên cao . Tiện lợi cho việc dự trữ
cây trồng đã thu hoạch . ]

Vào thời Yayoi , bắt đầu có sự chênh lệch giàu nghèo và quyền lực do sản
xuất lúa gạo có sự khác biệt . Ngoài ra còn có sự xuất hiện của tầng lớp
Thầy Pháp làm nghi lễ tế thần có thân phận cao quý hơn dân thường góp
phần tạo ra " nhà sàn "

So với nhà đào hố thời Jumon thì loại nhà sàn thời Yayoi có khả năng thông
gió, thoáng mát hơn vào mùa hè và chống ẩm ướt, sâu bọ vào mùa mưa.
Mang lại cuộc sống tốt hơn. Và đây là loại nhà tiền đề cho kiến trúc cung
điện của Nhật sau này

3. Thời kỳ Heian (794 – 1185)


(Thời kỳ cổ đại cuối cùng ở Nhật Bản)

Không gian mở không có tường – vách ngăn


Tẩm Điện (Dinh thự)

Vào thời Heian các quý tộc cao cấp sống trong một ngôi nhà sang trọng
được gọi là Tẩm Điện. Ngoài ra nhà ở của những người dân thường sống ở
thủ đô đã chuyển sang dạng nhà ở trên đất bằng bên trong được phân chia
giữa nền đất làm việc và sàn nhà để ở

Xung quanh tòa nhà chính được xây hệ thống mái hiên vươn ra xa che chắn
cho hành lang tuần tra bao quanh nhà. Phần hiên này không xây tường mà
dùng các cấu kiện tạo không gian mở. Trải chiếu ở chỗ có người sử dụng. Là
hình thức tiền đề cho kiến trúc vách ngăn linh động sau này

Bên trong nhà không chia phòng mà chỉ để các không gian trống có các cột
chịu lực ở giữa. Tường hầu như không có chỉ dùng các tấm Bình Phong hoặc
khung vải để ngăn làm phòng ngủ

Nhà dân thường

Nhà dân thường không có móng đá đỡ cột hoành tráng như nhà Quý tộc mà
chỉ xây trên nền đất, chôn cố định chân cột thôi

4. Thời kỳ Muromachi (1336 – 1573)


(Thời kỳ phong kiến ở Nhật Bản)
Nhà của Samurai – Tinh thần thiền tông
Thư phòng

Thư phòng dành cho samurai và quý tộc. Nguồn gốc thư phòng là căn phòng
nhỏ xây ở góc chùa Phật Giáo Thiền Tông dùng để đọc sách

Trở thành kiểu mẫu truyền thống của nhà ở Nhật Bản. Tất cả đều theo
Module của chiếu tatami, cửa trượt bằng vật liệu khung tấm nhẹ, vách ngăn
phân chia các phòng độc lập với nhau
Được phát triển từ Tẩm Điện của thời kỳ trước. Có quy cách chuẩn và kĩ
hơn.

Đặc trưng là các loại cửa kéo (fusuma), khung vách ngăn cửa chớp, v.v

Hiện nay trong nhà ở nhật luôn có một căn phòng truyền thống trải chiếu
Tatami, kệ trưng bày, vách và cửa trượt đặc trưng của thư phòng

5. Thời kỳ Edo (1630 – 1868)


(Thời kỳ Mạc Phủ Tokugawa)

Nhà ở dành cho Thị dân và Nông dân


Nhà Phố - Nhà Nông

Các đô thị lớn như Edo, Kyoto đa số là nhà phố phần ngoài đường làm cửa
hiệu phần sau là nhà ở xây cách nhau thành một dãy dài với mật độ cao nên
dễ bị hỏa hoạn và ám khói

Mái nhà phố thường lợp ngói, có vách cao ngăn lửa. Mái nhà nông thường
lợp cỏ rơm dày độ dốc cao

Nhà nông thường có sân đất trong nhà để nông cụ, nuôi ngựa tách biệt với
phần sàn gỗ để sinh hoạt, ăn ở
Ở các vùng nông thôn, nông dân lại sống trong từng cụm nhà riêng biệt có
mái dốc rơm và tường vách đất đặc trưng

Dân số tăng trong thời kỳ Edo khoảng 70% người dân thị trấn như thương
gia và thợ thủ công sống trong nhà phố

6. Thời kỳ Minh Trị (1868 – 1912)


(Thời kỳ Meiji)

Sự hiếu khách và tính giải trí cao


Nhà kết hợp Tây phương

Kết hợp các phong cách kiến trúc và kỹ thuật của Châu âu/ Mỹ vào phần nhà
ở truyền thống

Khi Nhật chấm dứt [Bế quan tỏa cảng] thì văn hóa phương Tây du nhập
mạnh mẽ, những người thuộc tầng lớp quý tộc tường xây thêm một căn nhà
[Tây]. Tòa nhà kiểu phương tây này được dùng để thể hiện địa vị xã hội cao
và tiếp đãi du khách, còn ngôi nhà kiểu Nhật bên cạnh được dùng để ở

Đặc trưng nhà ở thời kỳ Minh Trị là một căn nhà theo phong cách Tây
phương được xây dựng sát với căn nhà Nhật truyền thống

Đồ nội thất như ghế sofa, bàn, tủ, rèm, cửa v.v đều theo phong cách Tây Âu

You might also like