Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

CHÍNH SÁCH KINH TẾ TUẦN HOÀN KÉP VÀ

MÔ HÌNH TOÀN CẦU HOÁ MỚI CỦA TRUNG QUỐC

Tóm tắt
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc khoá 19 được tổ chức từ ngày 26-29/10/2020 đã đề ra Kế hoạch 5 năm
lần thứ 14 (giai đoạn 2021 - 2025) và mục tiêu dài hạn đến năm 2035. Trong
những nội dung của Kế hoạch 5 năm lần này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã
đề cập tới khái niệm “kinh tế tuần hoàn kép” và trong những năm tới, nền kinh
tế Trung Quốc được dự báo sẽ chuyển đổi trọng tâm phát triển, lấy nhu cầu
trong nước làm trụ cột. Bài viết phân tích bối cảnh, nội dung của chính sách
kinh tế “tuần hoàn kép” mà Trung Quốc vừa đưa ra. Từ đó, tác giả dự báo về
mô hình toàn cầu hoá mới của Trung Quốc sẽ theo đuổi trong thời gian tới.
Từ khoá: Trung Quốc, kinh tế tuần hoàn kép, toàn cầu hoá.
Abstracts
The 5th Plenary session of the 19th Central Committee of China, held
from October 26 to 29 in 2020, set out the 14th Five-Year Plan (period 2021-
2025) for socio-economic development and the vision for the year of 2035. In
this plan, China has also officially put the concept of "dual circulation" into its
guiding ideology, principles to be followed in the next five years. China's
economy is forecasted to shifting focus of development into taking domestic
demand as the main pillar. The article analyzes the context and content of the "
dual circulation" economic policy that China has just released. Subsequently,
some anticipations will be made towards the new version of globalization that
China is going to follow.

Bối cảnh ra đời của chính sách kinh tế tuần hoàn kép
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu từ ngày
20/4/2017 khi Mỹ tiến hành điều tra xác định liệu thép nhập khẩu từ Trung

1
Quốc và một số nước khác có đe dọa đến an ninh quốc gia hay không. Ngày
06/7/2018, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc chính thức nổ ra khi chính
quyền Mỹ chính thức áp thuế quan 25% đối với các mặt hàng nhập khẩu trị giá
34 tỷ USD từ Trung Quốc, chủ yếu là máy móc thiết bị điện tử và công nghệ
cao. Phía Trung Quốc đã lập tức đáp trả bằng cách áp thuế tương ứng 34 tỷ
USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, chủ yếu là các mặt hàng nông sản.
Tiếp theo đó là một loạt các đợt áp thuế và trả đũa đến từ cả hai bên. Tính đến
ngày 02/9/2019, Mỹ đã áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc tổng cộng 550 tỷ
USD và Trung Quốc áp thuế ngược lại lên hàng hóa Mỹ tổng cộng 185 tỷ USD.
Động thái này đã gây căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế
giới, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu (Phạm Văn Thiện, 2019). Việc
áp thuế đáp trả lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc đã đẩy các công ty có vốn đầu
tư nước ngoài nói chung và các công ty FDI tại Trung Quốc nói riêng rơi vào
khó khăn khi phải chịu mức thuế cao, làm gia tăng giá thành xuất khẩu và giảm
tính cạnh tranh. Do đó, việc dịch chuyển xưởng sản suất ra khỏi Trung Quốc là
việc cần làm giúp các công ty bảo toàn hoạt động và tránh được thuế áp xuất
khẩu cao.
Mô hình công nghiệp định hướng xuất khẩu đạt tới giới hạn và các công
ty FDI rút khỏi Trung Quốc
Cho đến nay, việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế bằng mô hình công
nghiệp định hướng xuất khẩu đã mang lại cho Trung Quốc nhiều cơ hội, giúp
nước này có thêm thị trường mới và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đạt
được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Nhưng gần đây, chi phí sản xuất tăng
cao ở Trung Quốc, hay chiến lược “Đa dạng hóa chuỗi sản xuất (Chiến lược
“Trung Quốc + 1”) của các tập đoàn đa quốc gia khiến thị trường này không
còn hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tiền lương sản xuất ở Trung Quốc đã tăng từ 2,0 USD/giờ trong năm 2010
lên 3,9 USD/giờ trong năm 2016. Mức lương này là khá cao khi so sánh với tiền
lương sản xuất trung bình ở Việt Nam, chỉ gần 1 - 1,4 USD/giờ (Đào Minh

2
Phúc, 2021). Chi phí sử dụng bất động sản công nghiệp tại Trung Quốc cũng
tăng mạnh. Các thành phố lớn như Thượng Hải ghi nhận giá đất công nghiệp
tăng lên mức 180 USD/m2, cao hơn so với các thành phố Đông Nam Á khác,
trong khi Việt Nam đang có mức giá đất tương đối cạnh tranh, chỉ ở mức 100 -
140 USD/m2. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm những địa điểm đầu
tư tiết kiệm hơn trong nỗ lực cắt giảm chi phí (Đào Minh Phúc, 2021).
Bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc đồng nghĩa với
việc nền kinh tế này sẽ dần mất dần đi những lợi thế để thu hút FDI, cụ thể như
các chính sách khuyến khích đầu tư bị xóa bỏ hoặc ưu đãi giảm dần; việc thực
thi Luật Sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc thiếu đồng bộ… Tình hình này buộc các
doanh nghiệp FDI hoạt động tại Trung Quốc phải tìm cách chuyển cơ sở sản
xuất của mình về nơi có chi phí sản xuất thấp hơn. Do đó, các công ty này tìm
cách di chuyển một phần cơ sở sản xuất của mình sang các nước châu Á khác,
trong đó có Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Myanmar. “Trung Quốc +1” là
chiến lược đa dạng hóa, tối ưu hóa của các nhà đầu tư nhằm giảm thiểu tác động
bởi những cú sốc khi xảy ra đứt gãy một khâu/mắt xích trong chuỗi mà vẫn giữ
và tận dụng các cơ sở đã đầu tư tại Trung Quốc (Bùi Thị Hồng Ngọc, Trần Thị
Mai Anh, 2017).
Theo Nomura Group (2019), kể từ đầu năm 2018 đến tháng 8/2019, đã có
56 doanh nghiệp nước ngoài rời khỏi Trung Quốc chuyển sang một nước khác
(Trung tâm WTO, 2020). Các công ty rút khỏi Trung Quốc đa số hoạt động
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất thiết bị điện tử, ngành hàng dệt
may, giày dép.
Các công ty cung cấp giải pháp công nghệ chính là ví dụ điển hình cho
cuộc thoái vốn của các công ty FDI ra khỏi Trung Quốc. Do các quy định giãn
cách để đối phó đại dịch Covid-19, dịch vụ của Zoom Video Communications,
một công ty dịch vụ hội nghị từ xa của Mỹ có trụ sở tại San Jose, California, đã
trở nên phổ biến. Tuy nhiên, trong khi công ty Zoom Video Communications
đang phát triển mạnh mẽ, mở thêm các trung tâm R&D và dữ liệu mới ở Ấn Độ

3
và Mỹ thì họ đã thông báo ngừng bán hàng trực tiếp cho khách hàng ở Trung
Quốc đại lục vào tháng 8/2020.
Trước đó, tháng 7/2020, Naver, công ty dịch vụ web của Hàn Quốc sở hữu
phần lớn ứng dụng trò chuyện miễn phí LINE, là công ty nước ngoài lớn đầu
tiên rời Đặc khu hành chính Hồng Kông do lo ngại về quyền riêng tư. Doanh
nghiệp đã lên kế hoạch chuyển trung tâm sao lưu dữ liệu của mình sang
Singapore.
Ngoài ra, các công ty FDI thuộc ngành hàng thiết bị điện tử cũng tham gia
vào quá trình rút lui khỏi Trung Quốc. Sau khi chuyển sản xuất dòng máy tính
xách tay và máy tính để bàn Surface từ Mỹ sang Trung Quốc vào năm 2017,
Microsoft lại tiếp tục có kế hoạch chuyển sản xuất sang miền Bắc Việt Nam
trong năm 2020-2021. Trong báo cáo năm 2019 của Nikkei Asian Review, hai
hãng máy tính lớn Dell và HP đều đang có kế hoạch chuyển tới 30% sản lượng
máy tính xách tay của mình ra khỏi Trung Quốc (Nikkei Asia, 2019). Mặc dù
phần lớn hoạt động sản xuất của Apple sẽ vẫn ở Trung Quốc, nhưng công ty
công nghệ này đã khuyến khích các nhà cung cấp của mình, bao gồm công ty
Đài Loan Foxconn cùng với Delta Electronics và Pegatron, chuyển tới 30% sản
lượng iPhone từ Trung Quốc (Nikkei Asia, 2019).
Các công ty Mỹ không phải là những công ty duy nhất dịch chuyển khỏi
Trung Quốc. Samsung Electronics của Hàn Quốc đã đóng cửa nhà máy sản xuất
điện thoại thông minh còn lại ở nước này vào năm 2019. Tiếp sau đó, tháng
8/2019, Samsung ngừng sản xuất tại nhà máy PC cuối cùng ở Trung Quốc, thay
vào đó chuyển hoạt động sang Việt Nam. Đến tháng 11/2019, công ty này cũng
đóng cửa nhà máy sản xuất ti vi duy nhất tại Trung Quốc. Hãng máy tính
Quanta của Đài Loan là công ty sản xuất điện tử lớn thứ ba thế giới và là nhà
cung cấp chính máy chủ trung tâm dữ liệu cho các công ty công nghệ của Mỹ
như Google và Facebook. Công ty đã chọn chuyển hướng sản xuất ra khỏi
Trung Quốc và chuyển một số hoạt động sản xuất từ quốc gia này sang nhà máy
mới trị giá 500 triệu USD ở thành phố Đào Viên của Đài Loan vào năm 2019

4
(Love Money, 2021). Theo một báo cáo của Phòng Thương mại Đức tại Trung
Quốc, gần một phần tư các công ty Đức hoạt động tại Trung Quốc đã có kế
hoạch chuyển hoạt động sản xuất khỏi nước này vào năm 2019.
Đại dịch COVID-19 và tác động đến kinh tế Trung Quốc
Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện và bùng nổ dịch bệnh và cũng là
nước đầu tiên hứng chịu thiệt hại từ đại dịch Covid-19. Sau khi đại dịch Covid-
19 xuất hiện tại thành phố Vũ Hán vào cuối năm 2019, Trung Quốc đã phải
đóng cửa hơn một nửa đất nước để nỗ lực kiểm soát sự lây lan. Diễn biến này
đã khiến GDP của Trung Quốc giảm 6,8% trong quý đầu tiên của năm, trước
khi quay trở lại xu hướng tăng trưởng trong quý thứ hai. Ngoài ra, quý I/2020
còn chứng kiến doanh số bán lẻ ở Trung Quốc giảm 19%, sản xuất công nghiệp
giảm 8,4% (Phúc Long, 2020).
Tuy nhiên, nhờ các biện pháp quyết liệt, Trung Quốc đã nhanh chóng kiểm
soát đươc đại dịch, nền kinh tế dần ổn định và phục hồi. Cục Thống kê quốc gia
Trung Quốc cho biết, quý II đến IV năm 2020, GDP của Trung Quốc tăng lần
lượt 3,2%, 4,9% và 6,5% cùng kỳ, sau khi chứng kiến quý I giảm tới 6,8% cùng
kỳ do ảnh hưởng bởi Covid-19 (VI SA, 2021).
Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc còn đang
chật vật đối phó với dịch bệnh thì tiêu dùng nội địa đã đóng vai trò là động lực
chính thúc đẩy tăng trưởng của Trung Quốc, đòi hỏi nước này phải thay đổi
chính sách kinh tế để phù hợp với hoàn cảnh mới.
Nội dung chính sách kinh tế tuần hoàn kép
Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách, mở cửa,
hội nhập quốc tế vào cuối những năm 1970, với lợi thế có nguồn nhân lực dồi
dào – giá rẻ, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành “đại công xưởng” của thế
giới. Tuy nhiên, những năm gần đây, trong bối cảnh lực lượng lao động không
còn dồi dào như trước, các quốc gia phương Tây như Mỹ có xu hướng theo đuổi
chủ nghĩa bảo hộ thì chính sách chú trọng vào thị trường quốc tế, vào hoạt động
xuất khẩu mà Chính phủ Trung Quốc theo đuổi trong nhiều năm dần bộc lộ

5
những hạn chế. Trong bối cảnh đó, Chính phủ nước này có chủ trương thay đổi
chính sách kinh tế, chú trọng hơn đến thị trường trong nước, với phương châm
thúc đẩy cả “vòng tuần hoàn bên trong” và “vòng tuần hoàn bên ngoài” cùng
phát triển và bổ sung cho nhau.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ dân số trên 60 tuổi

Nguồn: Liên Hợp Quốc (2020), World Population Prospects 2019,


https://population.un.org/wpp/Publications/Files/WPP2019_Highlights.pdf truy
cập ngày 28/4/2021
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc khoá 19 được tổ chức từ ngày 26-29/10/2020 đã đề ra Kế hoạch 5 năm lần
thứ 14 (giai đoạn 2021 - 2025) và mục tiêu dài hạn đến năm 2035. Trong những
nội dung của Kế hoạch 5 năm lần này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề cập
tới khái niệm “kinh tế tuần hoàn kép”. Tuy nhiên, khái niệm này lần đầu tiên
được nhắc đến vào ngày 14/5/2020 bởi Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng
Cộng sản Trung Quốc. Khái niệm này dần dần trở nên rõ ràng hơn trong một
loạt các hội nghị quan trọng của nước này.
Trong các hội hội nghị liên quan đến các vấn đề kinh tế được tổ chức vào
tháng 7/2020 như “Hội nghị chuyên gia và doanh nhân về tình hình kinh tế

6
Trung Quốc” do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì, nhằm phân tích tình hình
kinh tế Trung Quốc hiện nay, trao đổi, nhận định về bức tranh kinh tế Trung
Quốc trong thời gian tới (李克强主持召开经济形势专家和企业家座谈, 2020).
Trong Hội nghị này, đáng chú ý những nội dung như thu hẹp khoảng cách
không đồng đều giữa cung và cầu nhằm đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng nội địa;
kiên định, kiên trì chính sách cải cách, mở cửa được đưa ra bàn luận. Trong các
bài phát biểu của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tập Cận Bình trong hội nghị với
các doanh nhân vào ngày 21/7/2020 và với các chuyên gia trong lĩnh vực kinh
tế và xã hội vào ngày 24/8/2020, các nội dung liên quan đến đẩy mạnh nhu cầu
tiêu dùng nội địa hay chú trọng thị trường trong nước cũng được nhắc đến (习

近平主持召开企业家座谈会并发表重要讲话, 2020) (张一, 2020).

Như vậy, có thể hiểu “Kinh tế tuần hoàn kép” là một chiến lược phát
triển kinh tế mới, tập trung vào đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng nội địa hay chú
trọng thị trường trong nước; lưu thông bên trong và lưu thông bên ngoài có
tác động qua lại thúc đẩy lẫn nhau”. Trong bối cảnh Trung Quốc đang bước
vào một giai đoạn phát triển mới và thị trường quốc tế có những thay đổi, tiềm
ẩn nhiều rủi ro khiến Chính phủ nước này phải định hình lại chiến lược kinh tế
đối ngoại dựa trên những lợi thế mới. Cho đến nay, việc đẩy mạnh hội nhập
kinh tế quốc tế bằng mô hình công nghiệp định hướng xuất khẩu đã mang lại
cho Trung Quốc nhiều cơ hội, giúp nước này có thêm thị trường mới và tranh
thủ các nguồn lực bên ngoài để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, những năm gần đây, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy ở nhiều
nước, kinh tế thế giới rơi vào trì trệ, thị trường thế giới bị thu hẹp, Trung Quốc
phải tận dụng tối đa thị trường nội địa “khổng lồ” của mình để duy trì tốc độ
tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, thị trường nội địa nước này cũng không thể tránh khỏi những
tác động nhất định từ đại dịch Covid-19. Số liệu của NBS, tổng doanh số bán lẻ
của Trung Quốc, bao gồm tiêu dùng cá nhân và mua sắm của Chính phủ, đã

7
giảm 11,4% trong nửa đầu năm 2020 (National Bureau of Statistics of China,
2020). Tổng mức chi tiêu quốc gia giảm còn 17.200 tỉ Nhân Dân Tệ (2.400 tỉ
USD) do ảnh hưởng từ cú sốc Covid-19. Chi tiêu dành cho tiêu dùng bình quân
đầu người giảm 5,9%, đạt mức 9.718 Nhân Dân Tệ (1.392 USD) (Khải Hoàn,
2020). Cú sốc COVID-19 đã làm nổi bật tình trạng mất cân đối trong cơ cấu
tổng cầu tại Trung Quốc. Hiện tại, người dân Trung Quốc vẫn đang chi tiêu ở
mức vô cùng tiết kiệm. Tỉ lệ số người dân có thu nhập cao và trung bình vốn dĩ
vẫn chưa thực sự cao, số người đang chật vật với thu nhập thấp, công việc bấp
bênh còn rất nhiều, cộng thêm áp lực đại dịch vẫn còn diễn biến phức tạp khiến
người dân khó có thể mở rộng ngân sách cho tiêu dùng.
Biểu đồ 2: Tình hình tiêu dùng tại Trung Quốc từ T3/2019 cho tới T9/2020

Nguồn: World Bank (2020)


Mặt khác, các hoạt động thương mại giữa khu vực sản xuất trong nước với
thị trường quốc tế bị đình trệ do các biện pháp đóng cửa biên giới đã dẫn đến
việc sản lượng công nghiệp Trung Quốc đã giảm mạnh trong năm 2020. Ngành
sản xuất ô tô và thiết bị chuyên dụng là những lĩnh vực bị tác động nặng nề nhất.
Sản lượng đầu ra và tiêu thụ sản phẩm đều suy giảm do hạn chế lưu thông. Theo
đánh giá của NBS, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc giảm 15,7%, đây là
mức giảm sản lượng công nghiệp mạnh nhất trong vòng 30 năm (1990 - 2020)

8
(Vũ Thị Phương Dung, 2020).
Nhằm thúc đẩy hồi phục nhu cầu tiêu dùng nội địa vốn suy giảm sau
Covid-19, Trung Quốc đang triển khai một số biện pháp, như đa dạng hóa
phương thức tiêu dùng hàng hóa; nâng cao chất lượng và mở rộng tiêu dùng
dịch vụ; đẩy nhanh việc hình thành thói quen tiêu dùng mới, chủ yếu là tiêu
dùng số hóa, tiêu dùng internet; tích cực mở rộng tiêu dùng xanh, lành mạnh,
tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường; tăng cường xây dựng kết cấu hạ
tầng và mạng lưới hệ thống dịch vụ tiêu dùng. Trong đó, Chính phủ Trung Quốc
tập trung vào các biện pháp, thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt hơn; tập trung
hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ vượt qua khó khăn, tăng
thêm các khoản vay tín dụng, vay bổ sung; đẩy mạnh phát triển thị trường trong
nước, dần hình thành mô hình phát triển kinh tế mới với chủ thể là kinh tế tuần
hoàn trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn kép (trong và ngoài
nước), tạo lợi thế mới trong hợp tác và cạnh tranh quốc tế.
Trong thực hiện chiến lược tuần hoàn kép, cùng với việc chú trọng sản
xuất, phân phối, vận chuyển và tiêu thụ, cũng cần mở rộng nhu cầu trong nước,
hướng tới cân đối cung cầu hàng hoá, nâng cao năng lực của chuỗi cung ứng,
thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới công nghệ trong qua hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, tập
trung phát triển các công nghệ cốt lõi thông qua các chương trình như “Sản xuất
tại Trung Quốc 2025 (Made in China 2025)” (Phạm Văn Thiện, 2019) và tạo ra
những lợi thế mới cho sự phát triển trong tương lai.
Tại Trung Quốc, một trong những điểm yếu của chuỗi cung ứng là chất
bán dẫn. Năm 2019, sản xuất vi mạch tích hợp ở Trung Quốc là 19,5 tỷ USD,
chỉ bằng 15,7% so với quy mô thị trường 125 tỷ USD (IC Insights, 2020).
Trong số này, các công ty có trụ sở chính tại Trung Quốc chỉ sản xuất 7,6 tỷ
USD, phần còn lại được sản xuất bởi các công ty nước ngoài như TSMC, SK
Hynix, Samsung và Intel. Trong cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc
đang diễn ra, Mỹ đang sử dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn
cho Huawei và các công ty Trung Quốc khác như một vũ khí lợi hại. Đối với

9
Trung Quốc, việc mở rộng hệ thống sản xuất chất bán dẫn trong nước là ưu tiên
hàng đầu của chính sách công nghiệp.
Do đó, để giảm phụ thuộc vào các nước phát triển, Trung Quốc cần thực
hiện nội địa hoá các nguyên liệu quan trọng của quá trình sản xuất và hoàn toàn
có thể thực hiện thành công nhờ chương trình như “Sản xuất tại Trung Quốc
2025 (Made in China 2025)”. Theo Chỉ số Đổi mới Toàn cầu 2020, xếp hạng
khả năng và thành tựu đổi mới của nền kinh tế mỗi quốc gia, do Đại học Cornell,
INSEAD (Pháp) và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, trong số
131 quốc gia/khu vực, Trung Quốc đứng thứ 14, vượt qua Nhật Bản (thứ 16).
Trong bảng xếp hạng thế giới về tổng hợp khoa học và công nghệ trong cùng
năm, Thâm Quyến - Hồng Kông - Quảng Châu đứng thứ hai, Bắc Kinh đứng
thứ tư và Thượng Hải đứng thứ chín. Xét về số lượng bài báo (Nature Index)
được công bố trên các tạp chí khoa học Nature tổng hợp, Trung Quốc đứng thứ
hai trên thế giới sau Hoa Kỳ vào năm 2019 và khoảng cách giữa hai nước này
đang thu hẹp dần qua từng năm.
Bảng 3: Chỉ số Đổi mới Toàn cầu 2020
Vị Tên quốc gia/ Tên quốc gia/ Tên quốc gia/
Vị trí Vị trí
trí Vùng lãnh thổ Vùng lãnh thổ Vùng lãnh thổ
1 Thuỵ Sỹ 14 Trung Quốc 27 Malta
2 Thuỵ Điển 15 Ai Len 28 Italia
3 Mỹ 16 Nhật Bản 29 Cyprus
4 Vương quốc Anh 17 Canada 30 Tây Ban Nha
5 Hà Lan 18 Luxemburg …
6 Đan Mạch 19 Áo 47 Nga
7 Phần Lan 20 Na uy 48 Ấn Độ
8 Singapore 21 Iceland …
9 Đức 22 Bỉ 60 Nam Phi
10 Hàn Quốc 23 Australia …

10
11 Hong Kong 24 Czech 62 Brasil
12 Pháp 25 Estonia
13 Israel 26 New Zealand
Nguồn: WIPO(2020)
Theo đó, bản chất của chiến lược kinh tế tuần hoàn kép là duy trì chính
sách mở cửa với thế giới bên ngoài, tuy nhiên cần giảm sự phụ thuộc vào các
mối quan hệ kinh tế quốc tế và tập trung vào cả hoạt động sản xuất, phân phối,
phân phối và lưu thông trong nước. Những nội dung chính của chiến lược này là
mở rộng thị trường trong nước; nâng cao năng lực sản xuất thông qua hoạt động
đổi mới sáng tạo. Ngoài việc sử dụng tối đa nguồn lực trong nước, để cho ra
đời những công nghệ và thiết bị mới thì việc hợp tác với các đối tác nước ngoài
là điều không thể thiếu. Không chỉ các công ty Trung Quốc mà nhiều công ty đa
quốc gia cũng đang củng cố hệ thống sản xuất của họ ở Trung Quốc, bao gồm
cả việc xây dựng chuỗi cung ứng, nhằm tăng doanh số bán hàng tại thị trường
Trung Quốc.
“Tuần hoàn kép” báo hiệu về một mô hình toàn cầu hóa mới của
Trung Quốc
“Tuần hoàn kép” không dẫn tới việc Trung Quốc thoái lui khỏi toàn cầu
hóa kinh tế. Việc chú trọng lưu thông trong nước không có nghĩa là thực thi
chính sách “bế quan tỏa cảng”, cũng không có nghĩa là hạn chế hoạt động xuất
khẩu, mà có thể hiểu là tập trung phát triển thị trường trong nước, kết nối hiệu
quả thị trường trong nước với thị trường quốc tế, khai thác triệt để tiềm năng
của cả hai thị trường và tranh thủ các loại nguồn lực ở cả trong và ngoài nước
để phát triển kinh tế mạnh mẽ và bền vững hơn. Tuy nhiên, chính sách kinh thế
mới này có thể báo hiệu về một mô hình toàn cầu hóa mới của Trung Quốc
nghiêng về các mối quan hệ song phương và hội nhập khu vực nhằm giảm thiểu
các tác động của căng thẳng thương mại với Mỹ.
Trong quý I/2020, khi trọng tâm thương mại của Trung Quốc đang xoay
chiều, ASEAN đã vượt qua EU và Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất

11
của Trung Quốc. Trong quý đầu tiên của năm 2020, Trung Quốc đã xuất khẩu
478 tỷ USD hàng hóa, giảm 13% so với quý đầu tiên của năm 2019, chủ yếu
gây ra bởi sự gián đoạn do đại dịch Covid-19 gây ra đối với thương mại toàn
cầu. Trong đó, khoảng 14% hàng hóa xuất khẩu trong thời kỳ này được chuyển
đến Mỹ, giảm so với mức gần 20% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc năm
2018. Sự sụt giảm phần lớn là kết quả của cuộc chiến thương mại giữa hai nước
bắt đầu vào năm 2017, khiến mức thuế cao hơn (祁培育,2020). Trong bối cảnh
đó, vai trò của các nước thành viên của ASEAN đang dần quan trọng hơn. Các
quốc gia ASEAN có nền kinh tế phát triển nhanh chóng, chiếm gần 16% kim
ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong quý đầu tiên của năm 2020, lần đầu tiên
được ghi nhận là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, vị trí này của
ASEAN cũng được duy trì trong cả năm 2020 (Việt Dũng, 2020). Trong đó,
xuất nhập khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam trong quý I/2020 đứng đầu trong
các nước ASEAN, chiếm 25,8% và xuất nhập khẩu tăng 18% so với cùng kỳ
năm ngoái, tương ứng là 6,1%, cao hơn mức tăng trưởng ngoại thương chung
của ASEAN (Tổng cục hải quan, 2020)
Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2018

Nguồn: 関志雄 (2020)

12
Sự tăng trưởng thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN cũng
chứng tỏ kể từ khi đại dịch bùng phát vào năm ngoái, nhu cầu hợp tác kinh tế
khu vực ngày càng trở thành điểm nhấn quan trọng cho hợp tác quốc tế trong
tình hình mới và việc Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
được ký kết vào ngày 15/11/2020, là một minh chứng về cam kết của khu vực
đối với chủ nghĩa đa phương và thương mại (Bộ Công thương, 2020). Hiệp định
này được ký kết giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác gồm
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và là FTA lớn nhất
thế giới hiện nay về quy mô dân số và giá trị trao đổi thương mại toàn cầu.
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc ngày càng sâu sắc và mặc dù Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra Kế hoạch 5 năm lần
thứ 14 (giai đoạn 2021 - 2025) với chiến lược “kinh tế tuần hoàn kép” với nội
dung chủ yếu là hướng trọng tâm phát triển kinh tế tới thị trường nội địa nhưng
Trung Quốc vẫn đẩy mạnh hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực.
Trong bối cảnh, Mỹ và Châu Âu bị thiệt hại nặng nề về kinh tế do đại dịch
Covid-19, các biện pháp kiểm soát nhập cảnh và các biện pháp phòng ngừa,
kiểm soát của nhiều quốc gia vẫn chưa được kiểm soát, có tác động tiêu cực đến
thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa ASEAN với châu Âu, Mỹ, các quốc gia
thành viên ASEAN cần tranh thủ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
(RCEP) đã ký kết với Trung Quốc để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, tạo động
lực phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19./.

TS.Nguyễn Vinh Thành


Khoa Kinh tế quốc tế - Học viện Ngoại giao
Email: thanhnv@dav.edu.vn

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt


1. Bộ Công thương, 2020, Ký kết hiệp định RCEP, 15/11
https://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/chinh-thuc-ky-ket-hiep-
%C4%91inh-%C4%91oi-tac-kinh-te-toan-dien-khu-vuc-rcep-20849-22.html, truy cập
ngày 10/04/2021.
2. Bùi Thị Hồng Ngọc, Trần Thị Mai Anh, 2017, Chiến lược “Trung Quốc +1” và những tác
động đối với thuơng mại Việt Nam, 13/12, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-
te/nhan-dinh-du-bao/chien-luoc-trung-quoc-1-va-nhung-tac-dong-doi-voi-thuong-mai-
viet-nam-133899.html truy cập ngày 27/02/2021
3. Đào Minh Phúc, 2021, Xu hướng dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc và giải pháp thu
hút đầu tư cho Việt Nam, 12/01, http://tapchinganhang.gov.vn/xu-huong-dich-chuyen-dau-
tu-ra-khoi-trung-quoc-va-giai-phap-thu-hut-dau-tu-cho-viet-nam.htm truy cập ngày
10/04/2021.
4. Khải Hoàn, 2020, Tiêu dùng nội địa yếu: Tử huyệt của Trung Quốc, 05/08
https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/tieu-dung-noi-dia-yeu-tu-huyet-cua-trung-quoc-
d14520.html truy cập ngày 26/02/2021.
5. Phạm Văn Thiện, 2019, Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và những ảnh hưởng đến nền
kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam, 15/10, https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-
tuc/599/5032/cang-thang-thuong-mai-my---trung-va-nhung-anh-huong-den-nen-kinh-te-
va-doanh-nghiep-viet-nam.aspx truy cập ngày 08/04/2021.
6. Phúc Long, 2020, Kinh tế Trung Quốc giảm nặng nề nhất từ năm 1976, 17/04,
https://tuoitre.vn/kinh-te-trung-quoc-giam-nang-ne-nhat-tu-nam-1976-
20200417105238208.htm truy cập ngày 27/02/2021.
7. Tổng cục Hải quan, 2020, Số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam quý 1 năm 2020, 15/04,
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=1932&Catego
ry=Ph%C3%A2n&Group=Gi%E1%BB%9Bi%20thi%E1%BB%87u, truy cập ngày
08/04/2020.
8. Trung tâm WTO, 2020, Xu thế dịch chuyển dòng vốn đầu tư và giải pháp đối với Việt
Nam, 22/06 https://trungtamwto.vn/chuyen-de/15589-xu-the-dich-chuyen-dong-von-dau-
tu-va-giai-phap-doi-voi-viet-nam truy cập ngày 26/03/2021.
9. Việt Dũng, 2020, ASEAN vượt EU trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc,
08/03, https://congthuong.vn/asean-vuot-qua-eu-tro-thanh-doi-tac-thuong-mai-lon-nhat-
cua-trung-quoc-133677.html, truy cập ngày 10/03/2021.
10. VI SA, 2021, GDP năm 2020 của Trung Quốc vượt mốc 100 nghìn tỷ nhân dân tệ,
Báo Nhân dân điện tử.
https://nhandan.vn/tin-tuc-the-gioi/gdp-nam-2020-cua-trung-quoc-vuot-moc-100-nghin-ty-
nhan-dan-te-632111/ truy cập ngày 1/5/2021.
11. Vũ Thị Phương Dung, 2020, Kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh bùng phát đại dịch
COVID-19, 18/01, https://www.tapchicongsan.org.vn/the-gioi-van-de-su-kien/-
/2018/816019/kinh-te-trung-quoc-trong-boi-canh-bung-phat-dai-dich-COVID-19.aspx
truy cập ngày 26/02/2021.

Tài liệu tiếng Anh


12. Love Money, 2021, Big multinational companies moving out of China,
https://www.lovemoney.com/gallerylist/98705/big-multinational-companies-moving-out-
of-china truy cập ngày 01/04/2021.
13. National Bureau of Statistics of China, 2020, Total Retail Sales of Consumer Goods
Went down by 1.8 percent in June 2020, 17/07

14
http://www.stats.gov.cn/english/PressRelease/202007/t20200716_1776339.html truy cập
ngày 26/02/2021.
14. Nikkei Asia, 2019, China scrambles to stem manufacturing exodus as 50 companies
leave, 18/07 https://asia.nikkei.com/Economy/Trade-war/China-scrambles-to-stem-
manufacturing-exodus-as-50-companies-leave truy cập ngày 31/03/2021.
15. WIPO, 2020, "Global Innovation Index 2020" ( 2/9/2020 ) ,
https://www.wipo.int/global_innovation_index/en/2020/ , truy cập ngày 31/5/2021.
16. World Bank, 2020, From Recovery to Rebalancing: China’s Economy in 2021, China
Economic Update; December 2020. Washington, DC,
https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/35014/From-Recovery-to-
Rebalancing-China-s-Economy-in-2021.pdf?sequence=1&isAllowed=y. truy cập ngày
30/5/2021.
Tài liệu tiếng Trung
17. 中國政府, 2020, 李克强主持召开经济形势专家和企业家座谈会,
http://www.gov.cn/premier/2020-07/13/content_5526465.htm, truy cập ngày 13-7-2020
18. Xinhuanet, 2020, 习 近 平 主 持 召 开 企 业 家 座 谈 会 并 发 表 重 要 讲 话 ,
http://www.xinhuanet.com/politics/leaders/2020-07/21/c_1126267839.htm, truy cập ngày
21/7/2020.
19. 祁 培 育 , 2020, 国 务 院 新 闻 办 就 2020 年 一 季 度 进 出 口 情 况 举 行 发 布 会
http://www.gov.cn/xinwen/2020-04/14/content_5502183.htm, truy cập ngày 15/04/2021.

Tài liệu tiếng Nhật


20. 张一, 2020, 習近平氏、経済・社会分野の専門家座談会で重要演説
http://jp.xinhuanet.com/2020-08/25/c_139316468_2.htm, truy cập ngày 26/8/2020.
21. 関志雄, 2020, 中国の新たな発展戦略となる「双循環」―「国内循環」と「国
際 循 環 」 の 相 互 促 進 を 目 指 し て 、 https://www.rieti.go.jp/users/china-
tr/jp/ssqs/201013ssqs.html, Truy cập ngày 28/4/2021.

15

You might also like