Chủ đề 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chủ đề 1: Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

Hoàn cảnh
lịch sử ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trả lời:
Chủ nghĩa xã hội khoa học được hiểu theo 2 nghĩa:
- Nghĩa rộng: CNXHKH là chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung với tính cách là sự
luận chứng toàn diện từ các giác độ triết học, kinh tế học chính trị và chính trị- xã
hội về sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng
sản (sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản), là sự biểu hiện khoa học những lợi ích cơ bản
và những nhiệm vụ đấu tranh của gia cấp công nhân.
Điều đó nói lên sự thống nhất, tính hoàn chỉnh về mặt cấu trúc của chủ nghĩa Mác
– Lênin.
- Nghĩa hẹp: CNXHKH là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác – Lênin.
CNXHKH là bộ phận thể hiện tập trung nhất tính chính trị- thực tiễn sinh động
của chủ nghĩa Mác – Lênin.
 Là biểu hiện về mặt lý luận của phong trào công nhân.
 Là khoa học đấu tranh giai cấp để giải phóng giai cấp công nhân, giải
phóng con người lao động và giải phóng xã hộ thoát khỏi tình trạng áp bức
bóc lột.
Như vậy, CNXHKH nghiên cứu nội dung sức mạnh lịch sử của giai cấp công nhân;
nghiên cứu con đường, biện pháp để GCCN thực hiện sức mạnh lịch sử.
Hoàn cảnh lịch sử ra đời của CNXHKH:
+ Điều hiện kinh tế - xã hội:
- Vào những năm 40 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu đã đạt được
những bước phát triển rất quan trọng trong kinh tế. Cuộc cách mạng công nghiệp
phát triển mạnh mẽ tạo nên nền đại công nghiệp. Nền đại công nghiệp cơ khí làm
cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có bước phát triển vượt bậc. Chính sự
phát triển này làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bộ lộ mâu thuẫn
giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao với
quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
Từ đó dẫn đến khủng hoảng kinh tế mang tính chu kì ( năm 1825, 1836, 1847,
1857) - minh chứng cho sự mất cân bằng cung và cầu trên thị trường ( Cung lớn
hơn cầu -> khủng hoảng thừa, sau đó người ta hạn chế sản xuất, thu hẹp quy mô
sản xuất dẫn đến cung nhỏ hơn cầu -> khủng hoảng thiếu).
- Cùng với quá trình phát triển cảu nền đại công nghiệp, sự ra đời của 2 giai cấp cơ
bản, đối lập nhau về mặt lợi ích: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Giai cấp
công nhân đại diện cho lực lưỡng sản xuất ngày càng phát triển cả về chất lượng
và số lượng. Cũng từ đây, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự áp
bức thống trị của giai cấp tư sản lại càng biểu hiện rõ qua sự mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Do đó, nhiều cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu
tranh đã bắt đầu và từng bước có có tổ chức rộng khắp.
Phong trào Hiến chương của những người lao động ở nước Anh diễn ra trên 10
năm (1836-1848); Phong trào công nhân dệt ở thành phố Xi-đe-li, nước Đức diễn
ra năm 1844. Đặc biệt là phong trào công nhân dệt ở thành phố Li-on, nước Pháp
diễn ra vào năm 1831 và năm 1834 đã có tính chất chính trị rõ nét
- Chính sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đòi hỏi một
cách bức thiết phải có một hệ thống lý luận soi đường và một cương lĩnh chính trị
làm kim chỉ nam cho hành động.
 Điều kiện kinh tế- xã hội ấy không chỉ đặt ra yêu cầu đối với các nhà tư tưởng của
giai cấp công nhân mà còn là “mảnh đất hiện thực” cho sự ra đời một lý luận mới,
tiến bộ - Chủ nghĩa xã hội khoa học.
+ Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận:
- Tiền đề khoa học tự nhiên:
Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, nhân loại đã đạt được thành tựu to lớn trong
lĩnh vực khoa học:
 Học thuyết tiến hóa
 Học thuyết tế bào
 Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
Những phát minh này là tiền đề khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở phương pháp luận cho các nhà
sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị-
xã hội đương thời.
- Tiền đề tư tưởng lý luận:
Cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng có những
thành tự đáng ghi nhận:
 Triết học cổ điển Đức với các tên tuổi của các nhà triết học vĩ đại:
Ph.Hêghen và L.Phoiơbắc.
 Kinh tế chính trị học cổ điển Anh với A.Smith và D.Ricardo.
 Chủ nghĩa không tưởng phê phán Pháp mà đại biểu là Xanh Ximông,
S.Phuriê và R.O-en.
 Những thành tựu trên là 3 nguồn gốc lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, cung
cấp tiền đề lý luận và tư tưởng trực tiếp đưa đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội
khoa học.
Kết luận: Những thành tựu của khoa học, văn hóa, tư tưởng đã tạo ra những tiền đề tư
tưởng – văn hóa cho sự ra đời chủ nghĩa Mác nói chung và chủ nghĩa xã hội khoa học nói
riêng.

You might also like