Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Kịch bản Lịch sử Đảng

Phần mở
Bạn X dẫn: Hi xin chào các bạn, mình là X.
Bạn Y: Còn mình là Y.
Bạn X,Y: Tụi mình đại diện nhóm 2 môn Lịch sử Đảng do cô Nguyễn Thị Thu
Hường phụ trách.
Bạn X hỏi Y: Hi Y, cho X hỏi Y có phải là 1 người yêu thích lịch sử không nè?
Bạn Y trả lời: Tất nhiên là có rồi! Y là một người rất yêu thích lịch sử luôn ý!
Thời gian rảnh Y thường tim hiểu về lịch sử để hiểu rõ lịch sử nước nhà đấy!
Bạn X dẫn: Nếu các bạn là 1 người yêu thích lịch sử giống như Y và có niềm
đam mê cháy bỏng để tìm hiểu lịch sử Việt Nam thì không thể bỏ lỡ 1 vấn đề
cực kì đau xót với nhiều sự mất mát đó chính là vấn đề Nạn đói 1945.
Bạn Y: Tại sao nhóm chúng em lại chọn vấn đề nạn đói năm 1945? Vì hiện tại
đất nước đã độc lập nhưng hơn 70 năm qua đất nước đã trải qua bao nhiêu thăng trầm
để có được ngày thống nhất, độc lập, xây dựng cuộc sống mới thì sự kiện vào năm
1945, một thảm họa khủng khiếp đã xảy ra với dân tộc chúng ta với hơn hai triệu đồng
bào chết vì đói, hàng triệu người đang sống hôm nay từng có người thân là nạn nhân
của nạn đói năm ấy. Vì vậy nhóm chúng em chọn đề tài “Nạn đói 1945” vì muốn thế
hệ trẻ đều sẽ hiểu rõ hơn về những điều đã từng xảy ra với đất nước và biết quý trọng
những thứ chúng ta đang có, hiểu được giá trị của hòa bình, độc lập hiểu về hạt gạo
trắng ngần và giọt nước tinh khiết mà ngày nay chúng ta xem như điều hiển nhiên thì
đối với ngày đó nó quý giá nhường nào.
Bạn X: Và sau đây xin mời các bạn cùng xem qua video, hình ảnh và cùng lắng nghe
những nội dung mà nhóm chúng em muốn truyền tải về vấn đền Nạn đói 1945 này.
VIDEO

Phần thân : Hai bạn gửi lời chào đến cô và mọi người sau khi xem đoạn video
phía trên
Bạn X nói :
Để hiểu rõ hơn về nội dung xin mời cô và các bạn hãy cùng X và Y phân tích
sâu hơn nhé
Thứ 1 nói về nội dung của nạn đói :
Nội dung nạn đói
Tháng 10/1940, khi đặt chân đến Đông Dương, Nhật thi hành hàng loạt chính sách
đánh vào nền kinh tế: buộc thực dân Pháp phải ký kết nhiều hiệp ước yêu cầu cung
cấp lương thực, giao nộp lúa, gạo cho Nhật hàng năm; cấm vận chuyển lương thực từ
Nam ra Bắc, hạn chế chuyên chở tự do, chỉ cho chở dưới 50 cân gạo trong một tỉnh;
bắt người dân nhổ lúa trồng đay, dành ruộng trồng lạc.
Nhật cấm vận chuyển lúa từ miền Nam ra, vơ vét thóc ở miền Bắc khiến giá thóc, gạo
tăng vọt.Năm 1943, một tạ gạo giá chính thức là 31 đồng, giá chợ đen là 57 đồng; năm
1944 tăng lên 40 đồng, giá chợ đen là 350 đồng, nhưng đến đầu năm 1945 thì giá
chính thức vọt lên 53 đồng còn giá chợ đen từ 700-800 đồng. Giá gạo khiến người dân
không đủ sức mua, phải chịu cảnh chết đói.
Tháng 9/1944, lụt vỡ đê La Giang (Hà Tĩnh), đê sông Cả (Nghệ An) làm cho nạn đói
diễn ra trầm trọng hơn.Theo những người dân trải qua nạn đói khủng khiếp ở Tây
Lương (Tiền Hải, Thái Bình) thì vụ mùa năm 1944, lúa trên các cánh đồng rộng hàng
trăm mẫu đều bị rầy phá hoại, chết trắng, chết vàng. Cả mẫu ruộng không thu nổi vài
chục cân thóc mẩy.
Nạn đói đã diễn ra ở 32 tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, từ Quảng Trị trở ra. Trọng
điểm là các tỉnh đồng bằng, nơi dân số tập trung đông, có nhiều ruộng, như Thái Bình,
Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa. Cái đói không buông tha ai, trọng tâm là những
người dân nghèo, người lao động, đặc biệt là nông dân không có ruộng đất chuyên đi
làm thuê và nông dân ít ruộng đất.
Để chống lại cái đói, cái chết cận kề, người dân ăn từ rau dại, đến củ chuối, vỏ cây,
giết cả trâu bò, chó mèo; dân chài thì ăn củ nâu, cá chết. Khi không còn gì ăn thì họ
ngồi chờ chết, để người nhà mang đi chôn hoặc chết ở bờ bụi khi đi kiếm ăn. Cái chết
đến từ từ, thảm khốc, dày vò cả thể xác lẫn tinh thần.
Dưới đây là hình ảnh ví dụ nằm chờ chết của các nạn nhân :
Dẫn đoạn tiếp theo bạn Y nói về đỉnh điểm có nạn đói
Tháng 3/1945, nạn đói lên đến đỉnh điểm. Lũ lượt người ngược, kẻ xuôi chạy đói đến
các thành phố lớn, họ bán cơ nghiệp để lấy tiền đi đường. Người dân Hà Nội khi ấy đã
phát động Ngày cứu đói, lập trại tế bần phát cháo. Người sắp chết thì được đưa về trại
Giáp Bát, còn người chết đói thì xác chất đầy xe bò đem đi "hất xuống hố như hất rác"
tại nghĩa trang Hợp Thiện (Hai Bà Trưng).
Mục sư Lê Văn Thái, nguyên Hội trưởng Hội thánh Tin lành Việt Nam thời kỳ 1942-
1960 viết lại: "Tôi thường nghe tiếng rên xiết của những người sắp chết, thấy những
đống thịt quằn quại gần những xác chết, nơi này 5-3 xác chết, chỗ khác từng đống
người sống nằm lẫn với người chết. Trên những đoàn xe bò đầy những xác chết, mỗi
xe chỉ phủ một chiếc chiếu, trong những cái hầm mấy trăm xác chết mới lấp một lần.
Một vài lá cải thối trong đống rác, một vài hột cơm đổ bên cạnh vò nước gạo thì họ
kéo nhau từng lũ đến tranh cướp".
"Họ đi thành rặng dài bất tuyệt gồm cả gia đình, già lão có, trẻ con có, đàn ông có, đàn
bà có, người nào người nấy rúm người dưới sự nghèo khổ, toàn thân lõa lồ, gầy guộc,
giơ xương ra và run rẩy. Ngay cả đến những thiếu nữ tuổi dậy thì, đáng lẽ hết sức e
thẹn cũng thế. Thỉnh thoảng họ dừng lại để vuốt mắt cho một người trong bọn họ đã
ngã và không bao giờ dậy được nữa, hay để lột miếng giẻ rách không biết gọi là gì cho
đúng hãy còn che thân người đó", tác giả Vespy viết trong một bức thư vào tháng
4/1945.
Giữa lúc nạn đói lên đến đỉnh điểm thì ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Mặt trận
Việt Minh phát động nhân dân phá hàng trăm kho thóc của Nhật để cứu đói. Phong
trào diễn ra sôi nổi khắp nơi khiến nạn đói phần nào được đẩy lui. Nông dân bắt đầu
trở về quê tiếp tục sản xuất.
So sánh nạn đói năm 1945 ở Việt Nam với tổn thất của các cuộc chiến tranh Pháp -
Đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Nạn đói nguy hiểm hơn nạn chiến tranh. Thí
dụ trong 6 năm chiến tranh, nước Pháp chết một triệu người, nước Đức chết chừng 3
triệu. Thế mà nạn đói nửa năm ở Bắc Bộ, ta đã chết hơn 2 triệu người".
70 năm trôi qua, những chứng tích lịch sử về nạn đói năm xưa không còn nhiều, ngoài
những nấm mồ tập thể sâu dưới lòng đất lạnh. Những nhân chứng từng đi qua tai họa
lịch sử ấy thì ghi nhớ nỗi đau thương sâu trong tâm, mỗi lần nhắc đến chỉ biết rưng
rưng nước mắt.
Thứ 2 Nói về hậu quả của nạn đói nghiêm trọng ( Đoạn dẫn bạn X nói )
Hậu quả:
Tháng 5/1945, 7 tháng sau khi nạn đói bùng nổ ở miền Bắc, tòa khâm sai của triều
đình Huế tại Hà Nội ra lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh
báo cáo số người chết đói tổng hơn 380 nghìn người, chết vì bệnh – không rõ nguyên
nhân là hơn 20 nghìn người. Tháng 10/1945, theo báo cáo của 1 quan chức quân sự
của Pháp tại Đông Dương khi đó là tướng Mordant thì khoảng 500.000 người chết.
Tổng số người chết thực tế phải cao hơn nhiều con số đó, vì không chỉ làm số lượng
lớn người chết đói, nạn đói còn khiến nhiều gia đình, dòng họ bị tan vỡ, không thể tìm
lại được người thân thích, hàng trăm ngàn người phải rời bỏ quê hương, ly tán khắp
nơi, khi chết đói trở thành những xác vô danh nên thi thể được dân quanh đó vội vã
đem chôn cất xác người đói sơ sài, vội vàng thiếu quy hoạch và đánh dấu nên không
thống kê được.
Sau này, qua khảo sát hộ khẩu các tỉnh miền bắc, các nhà sử học Việt Nam ước đoán
là từ 1-2 triệu người đã chết đói. Con số 2 triệu người chết cũng là điều chủ tịch Hồ
Chí Minh có nhắc đến trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945.
Thứ 3 : Khắc phục hậu quả nạn đói ( Đoạn dẫn bạn y nói )

Ngày 3 tháng 9 năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập
phiên họp đầu tiên của Chính Phủ và nêu ra 6 việc cấp bách
cần phải làm ngay, trong đó việc giải quyết nạn đói được đưa
lên hàng đầu, bởi vì khi nạn đói hoành hành sẽ làm xói mòn
tinh thần, ý chí và sức mạnh của nhân dân ta, dân có ấm no thì
chính quyền mới vững, củng cố. Vì thế nên Đảng và Chính
phủ lâm thời kiên quyết lãnh đạo toàn dân giải quyết nạn đói
trước mắt bằng nhiều biện pháp:
 Đầu tiên : thi hành những biện pháp hành chính nhằm cứu dối
nhân dân
Vào ngày 5 tháng 9 năm 1945, chính phủ đã ra sắc lệnh số 7
tuyên bố thủ tiêu tất cả các quy định và hạn chế việc lưu
thông, chuyên chở thóc gạo giữa các vùng trong nước.
Nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích lũy thóc gạo. Để đảm bảo tốt
công tác này Chính phủ đã cử một ủy ban vào Nam Bộ để
điều tra và tổ chức việc vận chuyển lương thực ra Miền Bắc.
Dưới đây là hình ảnh minh họa :

Vào ngày 2 tháng 11 năm 1945, được sự chấp thuận của chính
phủ, Bộ trưởng Bộ Xã hội kiêm Y tế, Cứu tế và Lao động đã
quyết định thành lập “Hội cứu đói”, đặt trụ sở ở Hà Nội,
Thuận Hóa và Sài Gòn, với nhiệm vụ của hội là giảm sự lãng
phí và đồng thời tìm kiếm các, tiếp nhận các nguồn lương
thực để cứu giúp người nghèo. Tiếp đến, vào ngày 28 tháng
11 năm 1945, chụ tích chính phủ ký sắc lệnh số 67 cho thiết
lập “Ủy ban tối cao tiếp tế và cứu tế” của Chính phủ, với thẩm
quyền được phép toàn quyền hành động để thực hiện công
cuộc cứu tế và tiếp tế trên toàn quốc.
X NÓI TIẾP PHẦN THỨ HAI VÀ BA :
 Tiếp theo: Khơi dậy truyền thống yêu nước, thương nòi, đoàn
kết, tương thân, tương ái của toàn thể dân tộc.
Ngày 28 tháng 9 năm 1945, trong “Thư gửi đồng bào toàn
quốc ra sức cứu đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Lúc
chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta
không khỏi động lòng. Vậy, tôi đề nghị với đồng bào cả nước,
và tôi xin được thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa,
mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem số gạo đó (mỗi bữa một bơ) để
cứu dân nghèo. Như vậy thì những người nghèo sẽ có bữa rau,
bữa cháo để chờ mùa sau, khỏi đến nỗi chết đói”. Ngày 11
tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp bác gạo
đầu tiên, trong trào góp gạo đã được đông đảo quần chúng
nhân dân hưởng ứng và tham gia một cách tích cực
 Cuối cùng : Phát động phong trào tăng gia sản xuất
Là biện pháp chính của Đảng và Chính phủ để giải quyết nạn
đói tận gốc. Từ phiên họp đầu tiên của chính phủ (ngày 3
tháng 9 năm 1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị phát
động phong trào gia tăng sản xuất trong cả nước. Người ra
kêu gọi rằng: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay!
Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là
cách thiết thực của chúng ta để giữ vững tự do, độc lập”. Với
lợi kêu gọi của người đã được quần chúng nhân dân hưởng
ứng một cách mạnh mẽ, một phong trào “ tất đất, tất vàng”, “
không một tất đất bỏ hoang” đã phát triển một cách mạnh mẽ
và lan rộng ra toàn quốc.
 Bằng những chủ trương, biện pháp của Đảng và chính
quyền cách mạng các cấp đã góp phần xóa tan nạn đói,
động viên quần chúng nhân nhân tích cực tham gia các
phong trào đẩy lùi nạn đói. Tạo điều kiện cho việc xây
dựng và giữ vững chính quyền.

Nguồn: Nguyễn Hữu Đạo (2006), Đẩy lùi nạn đói chuẩn bị
kháng chiến (8-1945 – 12-1946) – Một kỳ tích của dân tộc
Việt Nam, Quân đội nhân dân, trích từ:
https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-
doi/day-lui-nan-doi-chuan-bi-khang-chien-8-1945-12-1946-
mot-ky-tich-cua-dan-toc-viet-nam-425710

Phần kết

Bạn X: Qua những nội dung trên nhóm chúng em đã có cho mình một bài học
nhận thức cho lớp trẻ, nạn đói năm 1945 là một phần ký ức của mỗi người dân
Việt Nam luôn nhắc nhở lớp trẻ sự gian nan, khổ cực của ông cha ta đến mức
mức ăn phải vét sạch bát, làm sạch cơm dính trên đũa, hay nhặt cả hạt cơm rơi
vãi mà ăn. Nạn đói năm 1945 là một sự khốn khổ mất mát lớn đối với đồng bào
ta. Hiện nay những nguồn tư liệu, bài viết, hay các hình ảnh về nạn đói chúng ta
có thể dễ dàng tìm kiếm trên các diễn đàn internet, vì thế chuyện làm cho lớp trẻ
ngày nay tin vào trận đói năm Ất Dậu không quá khó khăn.

Bạn Y: Việc khó khăn ở đây là lớp trẻ ngày nay tin trong tương lai vẫn có nguy
cơ xuất hiện nạn đói, vì hiện nay nền kinh tế trong nước ngày càng phát triển
mạnh mẽ hơn, các chính sách hỗ trợ hộ nghèo cũng được các trợ cấp của địa
phương Chính phủ. Bên cạnh có ngày càng có nhiều sự hỗ trợ của các nhà thiện
nguyện.

Bạn X: Ví dụ như trận đại dịch covid-19 bùng phát vào cuối năm 2019 đã gây
ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam hay cả nền kinh tế của thế giới tuột dốc vô
cùng nghiêm trọng gây ra nhiều khó khăn cho người dân, nhiều hộ gia đình rơi
vào tình trạng khó khăn về mặt tài chính vì giãn cách xã hội, đáng chú ý tỷ lệ
người bị lây nhiễm ngày một tăng và tỷ lệ số người thiệt mạng ngày một nhiều,
đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hay tâm lý của người dân vô cùng
nghiêm trọng.

Bạn Y: Cho đến nay nền kinh tế đã dần dần được khôi phục do đại dịch Covid
đã được kiểm soát hiệu quả, đời sống người dẫn đã khôi phục vào đúng quỹ
đạo.

Bạn X kết: Qua trận đại dịch đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, cũng như nền
kinh tế của thế giới, đã cho thế hệ trẻ thấu hiểu được một phần rất nhỏ về sự
thống khổ, đau đớn của ông cha ta khi phải trải qua nạn đói năm 1945, bên cạnh
đó nạn đói năm Ất Dậu là một bài học giáo dục cho thế hệ về sự cảm thông với
mất mát để vượt qua nghịch cảnh, biết trân trọng những gì mình đang có và chia
sẻ những giá trị cốt lõi tốt đẹp với mọi người đặc biệt là những con người kém
may mắn trong xã hội.

Cảnh cuối: Sau khi nghe xong về vấn đề nạn đói năm 1945 đã để lại cho chúng
em nhiều cảm xúc khó tả về sự tàn bạo khốc liệt của chiến tranh đã làm mất đi
hàng triệu sinh mạng và phá hủy nền kinh tế và hạ tầng của quốc gia. Làm cho
chúng em cảm thấy trận trọng và yêu quý cuộc sống hiện tại hơn.
Bạn X (Y): Em xin cảm ơn mọi người đã lắng nghe>

You might also like