Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

HỌС VIỆN NGÂN HÀNG

KHОА NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI: Sự cần thiết và xu hướng phát triển nền kinh tế số trong 3 năm
trở lại đây trên thế giới và Việt Nam và thực trạng tác động của xu hướng
này tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng Agribank
Giảng viên hướng dẫn : Tạ Thanh Huyền

Mã lớp : 231FIN17A04

Nhóm thực hiện : Nhóm 6

Số từ : 8501

Tên thành viên: Mã sinh viên:

Nguyễn Thuý An 25A4010962

Bùi Thị Phương Anh 25A4010968

Hoàng Thị Lan Anh 25A4010972

Nguyễn Thị Lan Anh 25A4010979

Phan Đỗ Nhật Hà 24A4010306

Nguyễn Diệu Hương 25A4012089


MỤC LỤC:
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
I – TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ SỐ.......................................................................2
1. Sự cần thiết và xu hướng phát triển nền kinh tế số trong 3 năm trở lại đây trên
thế giới và Việt Nam:......................................................................................................2
1.1. Khái niệm và sự cần thiết của kinh tế số:........................................................2
1.2. Xu hướng phát triển kinh tế số trên thế giới....................................................3
1.3. Xu hướng phát triển kinh tế số ở Việt Nam.....................................................5
2. Đánh giá tổng quan về vai trò của Ngân hàng thương mại trong phát triển nền
kinh tế số..........................................................................................................................6
II – THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ
SỐ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG AGRIBANK................8
1. Tổng quan tình hình hoạt động của nền kinh tế số ở ngân hàng Agribank trong
3 năm gần đây:................................................................................................................8
2. Tác động tích cực của nền kinh tế số tới hoạt động kinh doanh của Agribank:11
2.1. Đối với khách hàng..........................................................................................11
2.2. Đối với ngân hàng...........................................................................................12
3. Tác động tiêu cực của nền kinh tế số đối với hoạt động kinh doanh của
Agribank:......................................................................................................................13
3.1. Đối với khách hàng.........................................................................................13
3.2. Đối với ngân hàng...........................................................................................13
4. Đề xuất giải pháp cho ngân hàng Agribank trong công cuộc phát triển nền kinh
tế số:...............................................................................................................................14
KẾT LUẬN.......................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................17
LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng thương mại luôn đóng một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất
nước. Cùng với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế và đặc biệt từ những năm cuối của
thế kỷ 20, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã từng bước được đổi mới và định hướng phát
triển phù hợp với quá trình tự do hóa tài chính tại Việt Nam, góp phần quan trọng đối với
sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước trong suốt gần 30 năm.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là xu hướng hình thành và phát triển
của nền kinh tế tri thức đã tạo ra những lực đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của khu vực
tài chính trên phạm vi toàn cầu. Nhu cầu về các dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ
ngân hàng gia tăng mạnh mẽ. Cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng về chất lượng của
các dịch vụ dựa trên khoa học kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là mạng lưới công nghệ thông
tin, mạng internet trên toàn cầu đã cho ra đời các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên,
dù xu hướng ngân hàng công nghệ đã lan rộng đến Việt Nam nhưng mức độ số hóa của
các ngân hàng Việt Nam vẫn được đánh giá là còn sơ khai.

Với vai trò là một trong những ngân hàng thuộc top đầu của Việt Nam, Agribank
luôn tiên phong hưởng ứng trong nền kinh tế số, luôn quan tâm đến việc phát triển sản
phẩm dịch vụ ngân hàng số nhiều tiện ích để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách
hàng. Dựa vào những kiến thức đã được giảng dạy và tích lũy tại Học viện Ngân Hàng,
đặc biệt là sau khoảng thời gian học tập môn học Ngân hàng thương mại và việc nhận
thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu tác động của nền kinh tế số đối với ngân
hàng thương mại, nhóm 06 chúng em đã quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Sự cần
thiết và xu hướng phát triển nền kinh tế số của Ngân hàng thương mại trong 3 năm trở lại
đây trên thế giới và Việt Nam " và lựa chọn Agribank làm ngân hàng nghiên cứu.

1
I – TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ SỐ
1. Sự cần thiết và xu hướng phát triển nền kinh tế số trong 3 năm trở lại
đây trên thế giới và Việt Nam:
1.1. Khái niệm và sự cần thiết của kinh tế số:
Theo nhóm cộng tác kinh tế số Oxford, kinh tế số được hiểu đó là một nền kinh
tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành
thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông
vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng.

Về bản chất, chúng ta có thể thấy đây là các mô hình tổ chức và phương thức
hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số. Ta có thể dễ dàng bắt gặp
hàng ngày những biểu hiện của công nghệ số xuất hiện ở bất cứ đâu trong đời sống
như các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến hay các ứng dụng về ăn uống,
vận chuyển… cũng tích hợp công nghệ số để đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách
hàng. Nhưng nếu xét ở tầm vĩ mô hơn thì kinh tế số cũng có những đóng góp không
nhỏ trong sự hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi công nghệ toàn cầu
và tạo ra các giá trị về kinh tế lớn thúc đẩy phát triển đất nước.

Kinh tế số đã trở thành một phần ngày càng quan trọng của nền kinh tế toàn cầu
trong những năm gần đây. Thế giới trở nên kết nối hơn, các công ty và chính phủ đang
tìm kiếm những cách thức mới để tận dụng công nghệ nhằm tăng năng suất, nâng cao
hiệu quả và tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển. Hầu hết nền kinh tế phát triển
trên thế giới có một chiến lược phát triển công nghệ số, tập trung vào việc nghiên cứu
để có thể áp dụng công nghệ mới vào việc tăng trưởng kinh tế.

Nhìn chung, kinh tế số là một lĩnh vực rộng lớn và năng động, bao gồm nhiều
hoạt động và công nghệ, đang thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và tương tác với
nhau, đồng thời được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới
trong những năm tới.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang mang lại nhiều sự thay đổi cơ
bản về kinh tế, xã hội trên toàn cầu. Sự bùng nổ và phổ biến của Internet và các công
nghệ kỹ thuật số đã mang lại nhiều cơ hội cho giới trẻ để tham gia và kết nối vào thị
trường kinh tế số, nơi mà các rào cản của thị trường là nhỏ hơn, với rất nhiều cơ hội
để tiếp cận và chia sẻ thông tin, kiến thức với các cộng đồng có chung lợi ích và mang
lại hợp tác trong các dự án sản xuất cùng nhau.

2
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia nằm trong khu vực ASEAN có tốc độ
phát triển nền kinh tế số ở mức khá, hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin được
nhiều người dùng, có độ phủ sóng cao. Vượt trội hơn đó là Việt Nam còn dần làm chủ
và sản xuất được thiết bị 5G, đây được xem là một bước tiến mang ý nghĩa to lớn
trong quá trình phát triển lĩnh vực viễn thông - công nghệ thông tin tại nước ta. Dịch
vụ 5G đã chính thức được ba nhà mạng điện thoại di động lớn và Viettel, VNPT và
Mobifone thử nghiệm vào cuối năm 2020. Việt Nam cũng chính là nhóm quốc gia đầu
tiên trên thế giới tiếp cận công nghệ này và đã tạo ra nguồn động lực, góp phần không
nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế số.
Đối với Việt Nam, kinh tế số có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập
của các doanh nghiệp vào chuỗi công nghệ toàn cầu. Các doanh nghiệp buộc phải đổi
mới quy trình sản xuất – kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên
kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng và điều này sẽ làm tăng năng suất cũng
như hiệu quả lao động. Nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) được xem
là hạt nhân của chuyển đổi số, được đánh giá là phần quan trọng nhất của nền kinh tế
số lõi (Core Digital Economy). Việc phát triển tốt nền tảng này sẽ góp phần giúp Việt
Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tiến lên phát triển nhanh chóng, bền vững.

Có thể thấy, phát triển kinh tế số là một trong những khâu đột phá quan trọng để
phát triển nền kinh tế Việt Nam trong tình hình mới, góp phần làm giảm bớt khoảng
cách tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam so với các nền kinh tế trên thế giới. Đổi mới tư
duy lý luận về kinh tế trong giai đoạn hiện nay chính là tập trung phát triển mạnh mẽ
nền kinh tế số, đưa nền kinh tế Việt Nam thay đổi về chất và có bước nhảy vọt trong
tiến trình phát triển mới.

1.2. Xu hướng phát triển kinh tế số trên thế giới

Kinh tế số đã trở thành một phần ngày càng quan trọng của nền kinh tế toàn cầu
trong những năm gần đây. Thế giới trở nên kết nối hơn, các công ty và chính phủ đang
tìm kiếm những cách thức mới để tận dụng công nghệ nhằm tăng năng suất, nâng cao
hiệu quả và tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển.

Kinh tế số không chỉ tạo ra quy mô và tốc độ tăng trưởng cho các nền kinh tế,
mà còn làm các nền kinh tế thay đổi trên 2 bình diện: Phương thức sản xuất (nguồn
lực, hạ tầng, cách thức vận hành sản xuất kinh doanh); Cấu trúc kinh tế. Trong đó,
đáng chú ý là bên cạnh các nguồn lực truyền thống xuất hiện nguồn lực phát triển mới
là tài nguyên số, của cải số. Thực tế cho thấy, kinh tế số giúp tăng trưởng bền vững

3
hơn, bởi công nghệ sẽ mang lại những giải pháp tốt, hiệu quả hơn đối với việc sử
dụng tài nguyên, xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường…
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động ngày càng sâu sắc
đến tất cả lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội thông qua sự phát triển mang tính gắn
kết giữa các công nghệ số hóa và dữ liệu, từ đó xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng
các hình thức kinh doanh mới, tạo nên sự thay đổi to lớn, nhanh chóng và sâu sắc mọi
mặt của đời sống xã hội. Xu hướng số hóa nền kinh tế và các hoạt động xã hội đang
diễn ra nhanh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các nước phát triển và một số nước
đang phát triển. Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế số đã gây ảnh hưởng ở phạm vi
và mức độ chưa từng có. Làn sóng kinh tế số trên toàn cầu là xu hướng chung mới,
đang trở thành động lực chủ chốt để cấu trúc lại các nguồn lực tăng trưởng, định hình
lại cấu trúc kinh tế và thay đổi mô hình cạnh tranh toàn cầu. Vai trò động lực và tác
động của kinh tế số trong việc hình thành một phương thức tăng trưởng mới - tăng
trưởng số, thể hiện ở sự xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới và xóa mờ đường
biên giới địa lý giữa các quốc gia. Các mô hình kinh doanh mới với cốt lõi là tổ chức
và phương thức hoạt động dựa trên ứng dụng công nghệ số. Công nghệ số phát triển
góp phần thúc đẩy tăng trưởng năng suất và hiệu quả, kết quả là kinh tế số ngày càng
có vai trò quan trọng trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước. Trong quá
trình Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ, bối cảnh phục hồi
hậu đại dịch COVID-19 đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, nước nào tận dụng thành
công cơ hội phát triển kinh tế số sẽ tạo lợi thế cạnh tranh để bứt phá, vươn lên mạnh
mẽ.
Kinh tế số của Mỹ là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, với quy mô
thị trường hơn 1.300 tỷ USD vào năm 2020. Mỹ là quê hương của một số công ty
công nghệ thành công nhất thế giới, bao gồm: Apple, Amazon, Google, Facebook và
Microsoft đã đi đầu trong đổi mới kỹ thuật số trong nhiều năm và đã đóng một vai trò
quan trọng trong việc định hình kinh tế số.
Tương tự, kinh tế số của Trung Quốc cũng là một trong những nền kinh tế lớn
nhất thế giới, với quy mô thị trường hơn 1.500 tỷ USD vào năm 2020. Trung Quốc
được biết đến với các công ty công nghệ sáng tạo, bao gồm: Alibaba, Tencent, Baidu
và JD.com đã đi đầu trong đổi mới kỹ thuật số ở Trung Quốc và giúp thúc đẩy sự phát
triển của kinh tế số.

Theo báo cáo của Google và Temasek, vào năm 2018, quy mô thị trường kinh tế
số khu vực Đông Nam Á đạt giá trị 72 tỷ USD; Việt Nam xếp vị trí thứ 6 sau
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam chỉ chiếm 1/8

4
tổng giá trị (tương ứng khoảng 11%). Đến năm 2025, dự báo quy mô thị trường kinh
tế số khu vực Đông Nam Á đã tăng lên 240 tỷ USD và Việt Nam chiếm khoảng 18%
giá trị thị trường kinh tế số Đông Nam Á.

1.3. Xu hướng phát triển kinh tế số ở Việt Nam


Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng đột phá, chưa từng có trong lịch sử -
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) với sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đang
đồng hành cùng thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - cách mạng
chuyển đổi số - và đây cũng là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận với trình độ phát triển
của khu vực và thế giới, kinh tế số đang dần trở thành đặc trưng và xu hướng phát
triển nền kinh tế của Việt Nam.
Trong giai đoạn 2020 - 2022, chuyển đổi số ở Việt Nam đã từng bước phát triển.
Dịch bệnh Covid-19 đã tác động sâu sắc đến đời sống của người dân, tình hình sản
xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là cơ
hội để phát triển kinh tế số.
Nổi bật trong giai đoạn này chính là hoạt động mua bán trực tuyến trở nên phổ
biến. Năm 2020, số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến là 49,3 triệu người,
tăng gần 51% so với năm 2016; năm 2021 con số này đã tăng lên là 54,6 triệu người
và năm 2022 khoảng 57 - 60 triệu người.
Năm 2022, Việt Nam là quốc gia đứng đầu khu vực Đông Nam Á về tốc độ tăng
trưởng kinh tế số với tổng giá trị hàng hoá (GMV) dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ đô la
Mỹ trong năm 2021 lên 23 tỷ USD năm 2022, nhờ sự tăng trưởng 26% của thương
mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó cũng tồn tại những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế số ở Việt Nam:
- Thứ nhất, Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, năng động, dễ dàng tiếp thu
những kiến thức và kỹ năng mới, trong đó có kiến thức và kỹ năng số, đây chính
là một trong những chìa khóa quan trọng để thúc đẩy kinh tế số. Tuy nhiên, nguồn
nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sang kinh tế số thiếu hụt nguồn nhân
lực chất lượng cao, nhất là nhân lực công nghệ thông tin. Chất lượng nhân lực
Việt Nam còn nhiều hạn chế cả về chuyên ngành đào tạo, kỹ năng làm việc...
Chính phủ Việt Nam nên chú trọng đầu tư vào giáo dục, đặc biệt là giáo dục kỹ
thuật.
- Thứ hai, Việt Nam có xuất phát điểm cho phát triển kinh tế số chậm hơn so với
các nước trong khu vực, nhận thức, kiến thức của nhiều cán bộ và người dân về

5
kinh tế số còn chưa đồng đều dẫn tới kế hoạch cho phát triển kinh tế số còn chưa
kịp thời, sự chuyển đổi số còn nhiều hạn chế. Đó chính là rào cản lớn làm chậm
xu hướng số hóa nền kinh tế Việt Nam. Do đó, Chính phủ Việt Nam thể hiện rõ
quyết tâm, định hướng và nỗ lực hành động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy phát
triển kinh tế số, trong đó chú trọng xây dựng chính phủ số, hình thành cổng thông
tin điện tử quốc gia theo hướng số hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Việt Nam thực sự coi kinh tế số là cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Thứ ba, phần lớn các đăng ký sáng kiến của Việt Nam đến từ các công dân
nước ngoài và số lượng này thường cao 8 - 10 lần so với công dân trong nước.
Điều này phản ánh năng lực nội tại của nền kinh tế Việt Nam vẫn còn một khoảng
cách lớn với khu vực về đổi mới sáng tạo. Do đó, Việt Nam đang tăng cường
năng lực đổi mới sáng tạo, dẫn đầu trong số các quốc gia có thu nhập thấp và
trung bình. Với vị trí gần với trung tâm địa kinh tế toàn cầu và trung tâm công
nghệ của thế giới, điều này tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp khởi nghiệp về
công nghệ có thể tìm các nguồn tài chính cho đổi mới sáng tạo.
- Thứ tư, Việt Nam đang là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư và là môi
trường với nhiều điều kiện ưu đãi để khởi nghiệp công nghệ. Việt Nam có tốc độ
đổi mới công nghệ ngày càng nhanh, xuất hiện nhiều công nghệ có tính bước
ngoặt, nhảy vọt như công nghệ truyền thông di động với mạng 4G hiện phủ sóng
hơn 95% các hộ gia đình. Bên cạnh đó, Việt Nam đã xuất hiện nhiều ngành công
nghiệp, công nghệ thông tin mũi nhọn như thương mại điện tử, các dạng kinh tế
chia sẻ...
Nhận thức tầm quan trọng của kinh tế số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một
số chủ trương, chính sách chủ động tham gia CMCN 4.0. Nghị quyết đề ra 08 chủ
trương, chính sách để chủ động tham gia CMCN 4.0 và đặt ra nhiều mục tiêu cho giai
đoạn 2025 - 2045, trong đó có đưa ra mục tiêu cụ thể là đến năm 2025, kinh tế số
chiếm khoảng 20% GDP và đến năm 2030, kinh tế số chiếm trên 30% GDP.
2. Đánh giá tổng quan về vai trò của Ngân hàng thương mại trong phát triển
nền kinh tế số
Ngành Ngân hàng là ngành dịch vụ hiện đại, huyết mạch của cả nền kinh tế. Hoạt
động của ngành Ngân hàng bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội, gắn liền
với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế. Ngành Ngân hàng đi đầu trong chuyển đổi
số đã thúc đẩy các ngành kinh tế khác thực hiện chuyển đổi số, cùng nhau hiện thực
hóa các mục tiêu trong Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số.

6
Có thể thấy rằng, trong thời gian qua, các ngân hàng tại Việt Nam đã chủ động
ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào các hoạt động ngân hàng, phát triển mô hình
ngân hàng số, tạo lập hệ sinh thái số cung ứng các sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích,
chất lượng nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Việc số hóa hoạt động ngân
hàng góp phần cung cấp công cụ và tạo điều kiện thuận lợi hơn, cũng như rộng mở cơ
hội cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân tiếp cận tín dụng, đặc biệt là đối với
người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính,
góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội.
Từ đó, góp phần thúc đẩy kinh tế số, xã hội số. Sau đây là một số thành tựu của Ngân
hàng thương mại trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam:
- Cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến:
Dịch vụ tài chính trực tuyến là dịch vụ ngân hàng tạo điều kiện cho khách hàng
sử dụng hầu hết mọi sản phẩm của ngân hàng đó ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời
điểm nào thông qua kết nối Internet bao gồm cả dịch vụ ngân hàng điện tử Internet
Banking, Mobile Banking, E-Banking. Ngân hàng thương mại cung cấp nhiều dịch
vụ tiện lợi cho khách hàng như chuyển tiền, thanh toán, tiết kiệm online, các tính
năng khác… Thực hiện các giao dịch nhanh chóng và hiệu quả, dù là chuyển tiền
nội bộ hay liên ngân hàng đều diễn ra nhanh chóng chỉ trong tích tắc.
Đến nay, đã có 90% hồ sơ của ngân hàng đã không sử dụng giấy tờ trong các
quy trình nghiệp vụ, nhiều nghiệp vụ cơ bản đã được số hóa hoàn toàn 100% (tiền
gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân
hàng, ví điện tử, chuyển tiền, quản lý nhân sự, kế toán - tài chính…).
Ví dụ: Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng Agribank đảm bảo thông suốt
cho bình quân 35 triệu giao dịch mỗi ngày và cao điểm lên tới 45 triệu giao dịch mỗi
ngày. Agribank hiện có gần 20 triệu khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán, gần
16 triệu khách hàng sử dụng thẻ ATM, gần 15 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ thanh
toán qua kênh Mobile Banking. Phương thức thanh toán tự động chiếm khoảng 81%
tổng số giao dịch thanh toán của khách hàng tại Agribank.
- Hệ thống thanh toán điện tử:
Thanh toán điện tử đem đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp thương mại
điện tử và giúp thúc đẩy doanh số bán hàng. Hệ thống thanh toán điện tử tạo ra cơ
sở dữ liệu tài chính về các doanh nghiệp, khách hàng, từ đó các tổ chức tài chính
hoặc phi tài chính có thể sử dụng nguồn dữ liệu đó để xây dựng điểm tín dụng và
phê duyệt các khoản vay. Các tổ chức tài chính cũng có thể sử dụng nguồn dữ liệu
này để cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản tư nhân hoặc bảo hiểm. Đối với doanh
7
nghiệp, thanh toán điện tử giúp tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý các giao dịch
tiền mặt như chi phí nhân viên, chi phí giám sát, bảo vệ tiền mặt và tài sản... Đối
với chính phủ, hệ thống thanh toán điện tử có thể hỗ trợ chính phủ thiết kế và thực
hiện các chính sách tiền tệ phù hợp và hiệu quả.
- Ngân hàng thương mại đã và đang phát triển các sản phẩm tài chính mới để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế số:
Ngân hàng thương mại đã triển khai các sản phẩm tài chính mới như
cryptocurrency và blockchain… giúp cho khách hàng thực hiện các giao dịch tài
chính một cách an toàn và hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí hơn.
Cryptocurrency giúp khách hàng có thể thực hiện các giao dịch mà không cần
thông qua bên trung gian, nhờ đó, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, Blockchain
giúp đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, từ đó giảm rủi ro cho các giao dịch tài
chính. Ngân hàng thương mại đã và đang phát triển các sản phẩm tài chính mới để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế số.
- Ngân hàng thương mại đóng vai trò tư vấn cho khách hàng trong việc định hình
chiến lược kinh doanh và đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp trong kinh doanh trực
tuyến.
Trong thời đại số hóa ngày càng phát triển, việc kinh doanh trực tuyến đã trở
thành xu hướng và nhu cầu của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh
nghiệp nào cũng có đủ kinh nghiệm và kiến thức để triển khai và phát triển kinh
doanh trực tuyến hiệu quả. Vì vậy, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến
là điều cần thiết để nền kinh tế phát triển bền vững. Vai trò quan trọng của ngân
hàng thương mại trong việc phát triển nền kinh tế số bằng cách cung cấp các dịch
vụ tài chính trực tuyến và hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Điều
này giúp tăng cường sức mạnh kinh tế của quốc gia trên thế giới và đóng góp vào
sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

II – THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ
SỐ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG AGRIBANK
1. Tổng quan tình hình hoạt động của nền kinh tế số ở ngân hàng Agribank
trong 3 năm gần đây:
Sự phát triển mạnh mẽ song hành giữa công nghệ số hóa và kinh tế số đã tạo nên
sự biến đổi to lớn, nhanh chóng đối với kinh tế, xã hội và mọi mặt của đời sống con
người. Kinh tế số chiếm tỷ trọng lớn với xu thế ngày càng tăng trong toàn bộ nền kinh
tế quốc dân. Trước sự phát triển lớn mạnh không ngừng của công nghệ số, Agribank đã

8
chủ động xây dựng chiến lược phát triển và chuyển đổi mô hình ngân hàng số để bắt
nhịp xu hướng thời đại. Cụ thể:

Năm 2021:
Agribank phát triển thành công công nghệ Real Time Payments được sử dụng
thiết bị bảo mật tiên tiến, ổn định, có khả năng xử lý lượng giao dịch lớn, chịu tải
hàng đầu, ổn định, tính sẵn sàng cao, đảm bảo thời gian xử lý giao dịch thanh toán
đến nhanh nhất trong hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, Agribank đã triển khai thành công dịch vụ thanh toán biên giới
Việt Nam - Trung Quốc qua hệ thống Internet Banking (hệ thống CBPS), sự kiện
này đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong việc tự động hóa giao dịch chuyển
tiền biên giới, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng thêm tiện ích cho khách
hàng khi sử dụng dịch vụ.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ ngân hàng: Agribank triển khai thử
nghiệm dịch vụ ngân hàng lưu động. Đây là mô hình hiệu quả trong việc đưa dịch
vụ ngân hàng tài chính hiện đại đến người dân, đặc biệt người dân vùng sâu, vùng
xa - nơi còn nhiều khó khăn với việc tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng. Tính đến
31/12/2020, Agribank đã triển khai được 68 điểm giao dịch lưu động tại 66 chi
nhánh, 441 xã với trên 1,3 triệu khách hàng, thực hiện được 13.762 phiên giao
dịch, trong đó giải ngân đạt 5.065 tỷ đồng, thu nợ đạt 5.435 tỷ đồng, huy động tiết
kiệm đạt 2.811 tỷ đồng.
Ngoài ra, Agribank còn phát triển dịch vụ E-banking, thu/chi hộ. Đồng thời
triển khai thí điểm mở rộng lắp đặt máy bán hàng tự động thanh toán bằng mã QR.
Đến nay, Agribank đã liên kết, hợp tác công nghệ để cùng khai thác dịch vụ với 12
tổ chức trung gian thanh toán, 1300 nhà cung cấp để cung cấp các dịch vụ về
Mobile Banking, ví điện tử, thu/chi hộ.
Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ, Agribank đã triển khai thêm nhiều sản
phẩm, chức năng tiện ích mới như: thanh toán bằng QR Code, Samsung Pay… Từ
20/5/2020, Agribank đã chính thức phát hành rộng rãi trong toàn hệ thống thẻ chip
nội địa không tiếp xúc chuẩn VCCS. Tính đến 31/12/2020, Agribank có gần 13,9
triệu thẻ đang hoạt động, chiếm 12% về số lượng thẻ đang lưu hành. Số lượng
ATM đạt 3299 máy, chiếm 17% thị phần ATM và 13% thị phần POS.

9
Năm 2022:
Agribank ra mắt Agribank Digital Ngân hàng số - Một chạm đa tiện ích cung
cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng, giúp khách hàng chủ động tiếp cận
dịch vụ 24/7: Định danh, xác thực khách hàng bằng phương pháp sinh trắc học
eKYC (vân tay); Mở tài khoản trực tuyến; Phát hành thẻ trực tuyến; Đăng ký dịch
vụ E-Mobile Banking; Đăng ký nhu cầu vay vốn…
Agribank Digital là sản phẩm áp dụng thành tựu công nghệ số, được ví như một
"ngân hàng thu nhỏ”, gồm đầy đủ các chức năng hiện đại nhất, có thể thay thế cho
giao dịch viên thông thường. Thay vì phải đến tận quầy với nhiều thủ tục phức tạp,
giờ đây mọi hoạt động được tích hợp và đơn giản hóa chỉ trong một chiếc máy
cùng vài thao tác bấm.
Cũng trong năm này, Agribank tiếp tục nhận danh hiệu "Chất lượng thanh toán
quốc tế xuất sắc" do ngân hàng JP Morgan, Wells Fargo và Standard Chartered
trao tặng. Giải thưởng này nhằm vinh danh những ngân hàng có tỷ lệ điện thanh
toán quốc tế đạt chuẩn cao, tỷ lệ tra soát thấp. Nhờ sự đổi mới và phát triển về dịch
vụ công nghệ, Agribank luôn đạt tỷ lệ điện STP cao, từ 99% trở lên.
Năm 2023:
Tiếp nối thành công sự kiện Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2022,
Agribank tổ chức sự kiện Ngày chuyển đổi ngành Ngân hàng năm 2023, với chủ
đề “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy
chuyển đổi số”.
Agribank cũng hợp tác với doanh nghiệp Fintech như VNPay, Momo,
BankPlus, Payoo, Samsung Pay… để triển khai ứng dụng thanh toán di động, ví
điện tử, cổng thanh toán,… qua đó cho phép khách hàng dễ dàng thực hiện giao
dịch thanh toán hàng ngày (trả tiền taxi, điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí,
chuyển tiền,..) từ điện thoại, máy tính có kết nối Internet mà không cần đến phòng
giao dịch ngân hàng, tạo thuận lợi cho khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu,
vùng xa được tiếp cận dịch vụ tài chính.
Tính đến 2023, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hiện
là ngân hàng thương mại duy nhất do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, tổng tài
sản đạt trên 1,89 triệu tỷ đồng, nguồn vốn đạt trên 1,71 triệu tỷ đồng, tổng dư nợ
cho vay nền kinh tế đạt trên 1,44 triệu tỷ đồng, trong đó luôn dành 70% dư nợ đầu
tư cho nông nghiệp - nông thôn - nông dân. Agribank vừa được Brand Finance -
Tổ chức tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu độc lập hàng đầu thế giới tôn

10
vinh là 1 trong 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023 và được định giá
1,44 tỷ USD năm 2022 với chỉ số sức mạnh thương hiệu 71.58 và xếp hạng AA.
2. Tác động tích cực của nền kinh tế số tới hoạt động kinh doanh của
Agribank:
2.1. Đối với khách hàng
- Thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, thời gian: Hiện nay tại ngân
hàng Agribank đã phát triển rất nhiều phương thức thanh toán mà không
dùng đến tiền mặt. Điển hình như Internet/ Mobile Banking, thẻ tín dụng,
Visa card,…. Agribank cũng rất nỗ lực để thúc đẩy không dùng tiền mặt,
hướng tới tài chính toàn diện đồng thới giúp khách hàng có thể tối ưu hóa trải
nghiệm các dịch vụ tại ngân hàng.
Ví dụ: Hiện nay các ngân hàng đang mở rộng kinh doanh vào học đường bằng
cách thực hiện các dịch vụ thanh toán học phí, chi lương, quản lý tài khoản tập
trung và sử dụng các sản phẩm của ngân hàng. Điều này cũng tạo nên lợi ích giữa
nhà trường, học sinh, sinh viên và cả ngân hàng. Sinh viên không cần đến tận văn
phòng nhà trường để làm thủ tục nhà trường để tránh việc chen lấn, xô đẩy, mất
thì giờ và phải làm những thủ tục rắc rối.
- Quản lý chi tiêu dễ dàng hơn: Dựa vào những lượt thanh toán mà bạn đã
giao dịch, giúp bạn dễ dàng kiểm tra lại các giao dịch, khoản mua của mình để
kiểm soát tài chính tốt hơn qua việc sao kê hàng tháng. Đây chính là một điểm
nổi bật mà các hình thức thanh toán trực tuyến mang lại cho người tiêu dùng.
- Các hình thức thanh toán linh hoạt: Hiện nay người dùng có thể sử dụng
rất nhiều những hình thức thanh toán khác nhau không chỉ bó gọn trong trao đổi
tiền mặt một cách truyền thống. Agribank đã phối hợp triển khai phương thức
thanh toán dịch vụ công trực tuyến qua tài khoản, hoặc dịch vụ Ngân hàng điện tử
Agribank E-Mobile Banking, E-Banking, thẻ Visa.
- Khách hàng có nhiều lợi ích hơn khi chuyển sang dịch vụ số: Agribank
Internet Banking cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện ích như: chuyển khoản, gửi
tiền tiết kiệm, thanh toán hóa đơn, các dịch vụ công... khách hàng có thể thực
hiện các giao dịch trực tuyến mà không phải đến quầy. Bên cạnh đó, dịch vụ
Agribank E-Mobile Banking ngoài những tính năng chính là chuyển khoản, truy
vấn thông tin thẻ, phát hành thẻ phi vật lý, khóa thẻ…còn tích hợp nhiều tiện ích
khác như: nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến, thanh toán
QR Code, đặt vé máy bay, đặt vé tàu xe, đặt vé xem phim, đặt phòng khách sạn…
Trong đợt dịch Covid-19 nhất là trong các vùng dịch, ngân hàng Agribank đã có
những chương trình miễn phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống áp dụng đối với

11
khách hàng cá nhân và tổ chức có tài khoản thanh toán tại Agribank. Hiện nay
Agribank cũng đang thực hiện chương trình giảm lãi suất cho vay thấp hơn từ
1,0-1,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường của Agribank đối với khách
hàng đã sử dụng dịch vụ thanh toán tiền lương qua tài khoản mở tại Agribank nơi
cho vay.
2.2. Đối với ngân hàng
- Giúp tiết kiệm chi phí: Hiện nay ngân hàng Agribank là ngân hàng có độ
phủ sóng của ngân hàng Agribank trên toàn nước. Hiện nay đã có gần 2.300 chi
nhánh, phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, là ngân hàng thương mại
duy nhất có mặt tại 9/13 huyện đảo với gần 40.000 cán bộ, người lao động. Có
thể nói việc phát triển ngân hàng số sẽ giúp cho ngân hàng tiết kiệm được chi phí
về nguồn lực, văn phòng tránh được những rủi ro khi gặp khách hàng tại PGD
như thái độ của nhân viên không tốt (Ngân hàng Agribank được chọn là một
trong những ngân hàng có dịch vụ thấp nhất). Chính vì vậy việc phát triển các
dịch vụ số của ngân hàng Agribank là rất cần thiết.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, từ đó tạo nên uy tín và khả năng cạnh tranh:
Năm 2022 Agribank ra mắt Agribank Digital Ngân hàng số- Một chạm đa tiện ích
cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng, giúp khách hàng chủ động tiếp
cận dịch vụ 24/7. Được ví như một "ngân hàng thu nhỏ”, gồm đầy đủ các chức
năng hiện đại nhất, có thể thay thế cho giao dịch viên thông thường.

Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ - Trần Văn Tùng và các đại biểu tham
quan gian hàng, trải nghiệm ngân hàng số Agribank Digital tại sự kiện Kết nối
công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2022

12
- Dễ dàng quản lý thông tin khách hàng: Theo ước tính, khoảng 90% lượng
dữ liệu hiện nay đã được tạo ra trong vòng 2 năm trở lại đây. Đối với các ngân
hàng, dữ liệu đang trở thành tài sản quý giá, đặc biệt trong bối cảnh các ngân
hàng luôn phải tìm kiếm các công cụ mới nhằm gia tăng doanh thu và quản lý
hiệu quả chi phí trước áp lực cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó, Agribank đã ứng
dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm tăng
tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự
hài lòng của khách hàng như xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt).
3. Tác động tiêu cực của nền kinh tế số đối với hoạt động kinh doanh của
Agribank:
3.1. Đối với khách hàng
- Khách hàng dễ bị đánh mất tiền, thông tin cá nhân: Agribank là ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Với độ phủ sóng cao có thể nói
Agribank chính là người bạn của những người nông dân. Chính vì thế có rất
nhiều đối tượng sử dụng vỏ bọc dưới cái tên Agribank để dễ dàng lừa những
người dân nhẹ dạ cả tin, không hiểu rõ về ngân hàng.
- Thường xuyên xảy ra lỗi hệ thống Agribank E-mobile Banking: Việc lỗi
xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như: hệ thống Agribank đang được bảo trì,
giao dịch online bị tắc nghẽn do lượng người giao dịch lớn, ….
- Bị giới hạn hạn mức giao dịch:

- Bị giới hạn một số dịch vụ khác: Tại Agribank đồng tiền được phép giao
dịch chỉ có Đồng Việt Nam (VND). Tuy nhiên tại một số ngân hàng khác người
mua được phép giao dịch đồng ngoại tệ trừ một vài trường hợp.
13
3.2. Đối với ngân hàng
Để bắt kịp xu thế của CMCN 4.0, trong thời gian qua, Agribank đã chủ động
tiếp cận với cuộc cách mạng công nghệ thông qua việc chủ động nghiên cứu
chuyển đổi mô hình kinh doanh, nghiên cứu mô hình ngân hàng số, tập trung dữ
liệu toàn ngành, đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ, an toàn thông tin mạng, đào
tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại để phát triển
mảng ngân hàng bán lẻ và triển khai mạnh mẽ các giải pháp thanh toán không
dùng tiền mặt. Chính vì thế ngân hàng cần phải có thêm những nguồn lực ưu tú
để có thể phát triển được hệ thống công nghệ thông tin trong ngân hàng và tốn chi
phí lớn để bảo trì cũng như duy trì hệ thống.
4. Đề xuất giải pháp cho ngân hàng Agribank trong công cuộc phát triển nền
kinh tế số:
Để ngân hàng Agribank tham gia tích cực vào công cuộc phát triển nền kinh tế số,
có một số giải pháp có thể được đề xuất như sau:
- Nâng cấp đường truyền, xây dựng hệ thống vận hành tự động:
Hiện nay, hệ thống Agribank tuy đã được số hóa một phần nhưng phần dựa
vào sự điều khiển của con người vẫn còn khá nhiều, các giao dịch thực hiện thủ
công mất mất rất nhiều thời gian do các quy trình thủ tục thông qua giấy tờ và
không đồng bộ kịp thời với các thay đổi, điều chỉnh liên tục của quá trình kinh
doanh. Điều này tạo ra những thách thức không nhỏ liên quan đến nâng cấp hệ
thống ngân hàng lõi, mở rộng đường truyền.
Vì vậy, Agribank cần chuẩn bị sẵn nguồn lực để phát triển hạ tầng đi đôi với
việc phát triển sản phẩm ứng dụng công nghệ mới. Khi hệ thống công nghệ và
sản phẩm đồng bộ với nhau chúng sẽ phát huy tối đa hiệu quả, các sản phẩm mới
hoạt động một cách nhanh nhạy, dữ liệu cập nhật kịp thời, có như vậy thì mới thu
hút được khách hàng và có được lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
- Xây dựng hệ sinh thái sản phẩm ngân hàng số liên kết với nhau:
Các sản phẩm, dịch vụ của Agribank và các ngân hàng khác hiện nay khá
tương đồng nhau, đây là điểm đặc trưng trong lĩnh vực ngân hàng. Hầu như các
sản phẩm đều đã có từ rất lâu và sản phẩm nào ngân hàng này vừa phát triển thì
trong một thời gian rất nhanh, ngân hàng khác cũng xem xét và bắt đầu triển khai.
Tuy nhiên các ngân hàng hiện nay xây dựng sản phẩm theo hướng riêng lẻ, điển
hình là việc phòng ban nào thì xây dựng sản phẩm của phòng ban đó. Việc này
làm cho nguồn lực ngân hàng bị dàn trải, hoạt động không liên tục, chưa thống
nhất được một chuẩn chung giữa các sản phẩm với nhau. Hệ quả là khách hàng

14
hiện nay dùng khá nhiều sản phẩm của các ngân hàng khác nhau để bù đắp các
thiếu hụt về tiện ích của từng ngân hàng.
Do đó để tăng cường sự trung thành của khách hàng với sản phẩm của
Agribank và tăng số lượng khách hàng thì cần xây dựng được các sản phẩm có
liên kết với nhau, tập hợp các sản phẩm cùng nhóm, có tính năng hỗ trợ nhau để
giúp khách hàng thuận tiện khi sử dụng. Việc gộp nhiều sản phẩm vào một ứng
dụng về tổng quan sẽ giúp khách hàng nhận ra ngân hàng có nhiều sản phẩm,
khuyến khích khách hàng sử dụng cùng lúc nhiều sản phẩm, hình thành một bó
sản phẩm sử dụng một cách hiệu quả.
- Phát triển đội ngũ chuyên gia công nghệ:
Các chuyên gia công nghệ là những người trực tiếp thực hiện và vận hành hệ
thống của Agribank. Vì vậy muốn có được một hệ sinh thái sản phẩm ngân hàng
số tốt thì đội ngũ chuyên gia phải được tuyển dụng đầy đủ và có chất lượng cao.
Tuyển dụng và đào tạo được đội ngũ nhân sự về công nghệ thông tin có chất
lượng cao sẽ làm tiền đề cho việc ngân hàng xây dựng và phát triển các sản phẩm
để thúc đẩy nền kinh tế số trong giai đoạn hiện nay.
- Nâng cao tiềm lực tài chính:
Các hệ thống hạ tầng, các sản phẩm mới muốn phát triển tốt thì phải được đầu
tư đúng mức. Vì vậy cần tăng cường vốn tự có, chủ động trong việc đầu tư, nâng
cấp hệ thống, huy động vốn và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Thay vì
phát triển tràn lan nhiều mảng thì tập trung vào các dự án chủ lực, phát triển được
các sản phẩm mới, nâng cao thu nhập biên của các sản phẩm hiện nay là một
trong những giải pháp ưu tiên để ngân hàng Agribank phát triển nền kinh tế số.
Một khi có nguồn vốn hoạt động dồi dào, Agribank sẽ có đủ năng lực đối phó với
các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, chủ động hơn trong việc phát triển sản
phẩm, đầu tư công nghệ, mở rộng mạng lưới của mình nhưng đồng thời vẫn đảm
bảo khả năng chi trả cho khách hàng.

15
KẾT LUẬN

Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, không quốc gia nào muốn bị bỏ lại phía sau
và Việt Nam cũng vậy. Do đó, việc ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật là điều bắt
buộc và từ đó, nền kinh tế số ra đời. Nền kinh tế số đã trở thành xu hướng và ngày càng
phát triển sâu vào các ngành nghề phong phú, đa dạng trong cuộc sống. Riêng đối với
ngành ngân hàng - nơi trung chuyển dòng tiền và được coi như huyết mạch của nền kinh
tế - thì việc ứng dụng những thành tựu của nền kinh tế số giúp cho ngân hàng tiết giảm
chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh mà vẫn tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh những ngân
hàng thương mại tư nhân, những ông lớn thuộc nhóm Big4, cụ thể ở đây là ngân hàng
Agribank cũng đã nhảy vào cuộc đua chuyển đổi số. Agribank đã rất nhanh chân và bắt
kịp những đối thủ khỏe bằng nhiều dịch vụ, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao hưởng tới
gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Chuyển đổi số đã mang lại lợi ích to lớn đối với ngành Ngân hàng thương mại nói
riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Việc tích hợp chuyển đổi số vừa phù hợp với bối
cảnh tình hình xã hội và vừa mang lại rất nhiều tiện ích khác như thúc đẩy sự tăng trưởng
của ngành tài chính, ngân hàng đến mục tiêu toàn diện là phát triển nền kinh tế, cùng với
đó là thúc đẩy cấu trúc hoạt động và vận hành của các ngân hàng. Nhờ việc ứng dụng
công nghệ thông tin một cách kịp thời và đúng lúc, áp dụng công nghệ mới vào quản lý
và vận hành mà các ngân hàng thương mại có thể nhanh chóng hiểu được những nhu cầu
và tâm lý của khách hàng. Đồng thời cũng giúp cho các ngân hàng tiết kiệm chi phí, nâng
cao khả năng cạnh tranh, gia tăng tính tuân thủ và minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, chuyển đổi số cũng giúp tiết kiệm thời gian, quản lý tài khoản, chuyển khoản
nhanh chóng, thanh toán hóa đơn, nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng và tăng
tính bảo mật. Mặc dù đã có những thành tựu nhất định, song công cuộc tái cơ cấu, chuyển
đổi số của ngành ngân hàng vẫn còn gặp nhiều bất cập, hạn chế và nếu so sánh với những
nền kinh tế phát triển khác như Anh, Mỹ.... thì chúng ta còn đi sau họ rất nhiều. Do đó,
đòi hỏi sự đồng bộ cũng như những định hướng phù hợp từ cả ngành ngân hàng lẫn nhà
nước để giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển toàn diện, làm trụ đỡ chính cho nền kinh
tế quốc gia. Chính vì vậy, việc đẩy nhanh và thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong hoạt
động ngân hàng tại Việt Nam tên cơ sở tham khảo kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới

16
cần có những bước đi, chiến lược phù hợp trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động
kinh doanh là những vấn đề rất quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nhật Minh (12/07/2021), Chuyển đổi số - xu thế tất yếu xây dựng Agribank trở
thành ngân hàng hiện đại và hội nhập, Agribank.
https://www.agribank.com.vn/vn/ve-agribank/tin-tuc-su-kien/tin-ve-agribank/hoat-
dong-agribank/chuyen-doi-so-xu-the-tat-yeu-xay-dung-agribank-tro-thanh-ngan-
hang-hien-dai-va-hoi-nhap
2. Hương Giang (22/12/2022), Agribank Digital - Bước đột phá trong ứng dụng
công nghệ của Agribank, Agribank.
https://www.agribank.com.vn/vn/ve-agribank/tin-tuc-su-kien/tin-ve-agribank/hoat-
dong-gribank/agribank-vuon-canh-phu-song-ngan-hang-so-tren-ca-nuoc
3. (11/05/2023), Lan tỏa chuyển đổi số trong và ngoài ngành Ngân hàng, Agribank.
https://www.agribank.com.vn/vn/ve-agribank/tin-tuc-su-kien/tai-chinh-ngan-hang/
lan-toa-chuyn-doi-so-trong-va-ngoai-nganh-ngan-hang
4. THS. Hồ Thị Mai Sương (15/10/2023), Thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát
triển nền kinh tế số ở Việt Nam hiện nay, Tạp Chí Công Thương.
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-thuc-day-phat-trien-nen-
kinh-te-so-o-viet-nam-hien-nay-104016.htm
5. Phạm Ngọc Hòa (30/01/2023), Phát triển kinh tế số tại Việt Nam: Kết quả và
những vấn đề đặt ra hiện nay, Tạp chí Ngân hàng.
https://tapchinganhang.gov.vn/phat-trien-kinh-te-so-tai-viet-nam-ket-qua-va-nhung-
van-de-dat-ra-hien-nay.htm
6. Nguyễn Hạnh (10/12/2020), Cơ hội phát triển kinh tế số ở Việt Nam, Bộ Tài chính.
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM187732
7. Lâm Việt Tùng (03/05/2023), Sự phát triển của kinh tế số thế giới và cơ hội của
Việt Nam, Tạp chí Thông tin & Truyền thông.
https://ictvietnam.vn/su-phat-trien-cua-kinh-te-so-the-gioi-va-co-hoi-cua-viet-nam-
57212.html
8. (14/06/2023), Xu hướng thương mại điện tử và kinh tế số trong khu vực ASEAN,
Bộ Công thương Việt Nam.

17
https://moit.gov.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe/xu-huong-thuong-mai-dien-tu-va-kinh-te-
so-trong-khu-vuc-asean.html

9. Minh Hằng (03/07/2019). Agribank thông báo điều chỉnh hạn mức giao dịch các
dịch vụ ngân hàng điện tử, Agribank

https://www.agribank.com.vn/vn/ve-agribank/tin-tuc/dtl?
current=true&urile=wcm:path:/agbank/ve-agribank/tin-tuc/tin-ve-agribank/hoat-dong-
agribank/agribank-thong-bao-dieu-chinh-han-muc-giao-dich-cac-dich-vu-ngan-hang-
dien-tu

10. Trần Thanh (21/12/2022), Chuyển đổi số ngành Ngân hàng góp phần hiện thực
hóa mục tiêu Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số, Tạp chí Ngân
Hàng.

https://tapchinganhang.gov.vn/chuyen-doi-so-nganh-ngan-hang-gop-phan-hien-thuc-
hoa-muc-tieu-chien-luoc-quoc-gia-ve-phat-trien-kinh.htm

11. (17/11/2021), Kinh tế số là gì? Đặc điểm và vai trò của nền kinh tế số, Trang
Thông tin Điện Tử huyện Nho Quan.

https://nhoquan.ninhbinh.gov.vn/chuyen-doi-so/kinh-te-so-la-gi-dac-diem-va-vai-tro-
cua-kinh-te-so-241188?
fbclid=IwAR1AKCgcEIEld7fXEoHbDurpouat4Cvuh16HOhv8v_8UQuKwQkLrwn-
sAyU

18

You might also like