Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bài 10

Đoạn 1: Gió tháng năm say lòng người

Vào một ngày tháng năm, bạn mời tôi ra ngoài ăn cơm.

Quá ăn rất đông người, nhân viên phục vụ bận không ngơi tay, không nhàn rỗi một phút giây nào. Tôi và
bạn ngồi ở một cái bàn tròn sát góc tường uống bia. Uống được một lúc, tôi hơi đau đầu, không muốn
uống tiếp nữa. Vì vậy đã gọi nhân viên phục vụ đến, nói nhỏ với cô ấy: “Cô à, phiền cô lên một phần
cơm.”

Phục vụ mang cơm lên rất nhanh, trên mặt nở nụ cười ngọt ngào, thái độ của phục vụ rất tốt, cô ấy nói:
“Ăn ngon miệng, nếu còn cần gì thì cứ gọi tôi.” Cô ấy cười, thân thuộc như một người bạn cũ.

Đợi đến khi bạn tôi uống bia xong muốn gọi cơm, cậu ấy nói: “Cậu gọi giúp tôi đi. Trên người cậu có một
loại khí chất không nói nên lời, khiến người khác bất giác phải tôn trọng cậu. Cậu thấy đó, thái độ của
nhân viên phục vụ đối với cậu đặc biệt tốt.”

Tôi cười cúi đầu nhìn chiếc xe lăn mình đang ngồi, nói: “Có lẽ là bởi vì nó. Bây giờ mọi người rất tôn trọng
người tàn tật, điều này cũng tượng trưng cho văn minh hiện đại.”

Thật ra tôi là một người tàn tật, trong những tình huống bình thường, tôi sẽ cố gắng không đến những
nơi công cộng, không phải do tự ti, mà là do thích yên tĩnh sợ náo loạn. Hơn nữa, ngồi xe lăn đi tới đi lui
cũng rất bất tiện, luôn gây thêm rắc rối cho người khác. Vì vậy, nhiều năm nay tôi rất ít khi ăn cơm bên
ngoài. Lần này, hoàn toàn là do lời mời nhiệt tình của bạn, mà vừa khéo trước cửa quán ăn này không có
rào chắn, tôi liền vui vẻ đến đây.

Người khác đối đãi với hình tượng tàn tật của tôi thế nào, tạm thời không bàn tới, thực tế về tàn tật của
bản thân là không thể thay đổi. Vốn dĩ tôi và bạn đã đặt phòng riêng, nhưng bởi vì chiếc xe lăn này không
thể vào được, chỉ đành từ bỏ việc hưởng thụ phòng riêng.

Trước khi ra về, nhân viên phục vụ đặc biệt gọi chúng tôi lại, trả tiền đặt phòng riêng. Khi chúng tôi nhận
tiền xong ra ngoài, những thực khách đang ăn đều lần lượt đứng dậy dời bàn, nhường đường cho chúng
tôi, nhiệt tình nói: “Đi cẩn thận.” Cảnh tượng này khiến chúng tôi vừa cảm động vừa bất an. Chúng tôi
vừa xin lỗi mọi người “Làm phiền rồi, thật xin lỗi...” vừa rời khỏi quán ăn.

Đi trên đường lớn, từng đợt gió xuân thổi hương hoa đến, trong lòng tôi bất giác dâng lên một dòng
nước ấm. Cùng với sự phát triển không ngừng của văn minh vật chất và văn minh tinh thần trong xã hội,
người tàn tật càng ngày càng nhận được sự tôn trọng và quan tâm của mọi người. Nước ta không chỉ quy
định ngày chủ nhật thứ ba trong tháng năm hàng năm là ngày vì người tàn tật, mà trong cuộc sống
thường ngày, mọi người cũng quan tâm và giúp đỡ người tàn tật.

Bắc Kinh tháng năm, Bắc Kinh mùa xuân, thật là say đắm lòng người!

Đoạn 2: Lựa chọn của người tàn tật

Mọi người đều nói, Từ Dân từ ba cái bánh xe đã lăn ra một thế giới mới.

Khi Từ Dân lên năm tuổi mắc bệnh bại liệt, tay chân luôn bất tiện. Là một người tàn tật, anh đã nếm trải
cay đắng ngọt bùi của việc tìm công việc vừa sớm vừa nhiều hơn người bình thường. Trước đây, anh làm
việc ở một xưởng linh kiện đồng hồ Trường Giang. Đây là một xưởng nhỏ nằm trên một con phố, gia
công linh kiện cho một xưởng đồng hồ lớn nào đó ở Thượng Hải. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị
trường, xưởng linh kiện Trường Giang đã sát nhập vào xưởng lớn.

Từ đó, Từ Dân trở thành một thành viên của đội quân thất nghiệp. Nếu chỉ xét ở góc độ kinh tế, anh ấy
30 tuổi sống cùng với ba mẹ có thu nhập ổn định, thì cuộc sống không có bất kỳ vấn đề nào cả. Nhưng Từ
Dân muốn tự lập, là tự nuôi sống bản thân, là muốn làm gì đó cho xã hội. Anh quyết tâm dựa vào sức lực
của bản thân để tìm một cuộc sống mới. Anh nghiêm túc lật xem quảng cáo tuyển dụng trên báo,
nghiêm túc viết những trải nghiệm của bản thân, tự giới thiệu mình, tự tiến cử mình với những người lạ
không quen biết cũng không có chút quan hệ nào. Nhưng anh không thành công, những lá thư gửi đi
cũng giống như hòn đá ném xuống biển.

“Người như mình rốt cuộc có ích gì không?” Anh tự hỏi. Anh là một công nhân bình thường, không thích
dùng những từ mà giới học sinh ngày nay thích dùng như “giá trị”, “bản thân”.

“Vì sao mình phải đợi người khác dùng mình, mình không thể tự dùng mình?” Anh quyết định mở một
tiệm sửa thiết bị điện, đồng hồ. Tay chân của Từ Dân không thuận tiện, nhưng đầu óc lại rất tốt. Làm việc
trong nhà máy mấy năm, cộng thêm thường ngày thích nghiên cứu, trình độ sửa chữa cũng xem như
thuộc hạng nhất. Ngược lại tiền vốn trở thành vấn đề, chỗ cần dùng tiền quá nhiều. Nhưng tiền ở đâu ra
chứ? Từ Dân nghĩ đến chiếc xe ba bánh cho người tàn tật của mình. Vì vậy, ngày hôm sau, anh cũng chen
chúc vào biển xe cộ.

Kể ra cũng thú vị, tôi bắt đầu quen Từ Dân từ khi anh chở tôi trên chiếc xe tàn tật của anh. “Đưa đón
khách không phải rất thú vị, cũng kiếm được khá nhiều tiền sao?” Tôi nửa đùa nửa thật nói.

“Đối với tôi, đây chỉ là một bước chuyển. Mục tiêu của tôi là mở một cửa hàng sửa chửa đàng hoàng và
sống một cuộc sống đàng hoàng.”

Đi trên chiếc xe tàn tật màu đỏ thẫm của anh, tôi đã đến nhà anh. Căn phong nhỏ của anh đã biến thành
phòng làm việc, trên bàn bày đầy các loại công cụ, dưới giường để mấy chiếc tivi, trông có vẻ mong
muốn của Từ Dân sắp biến thành sự thật rồi.

“Đúng vậy, tháng sau tiệm sửa chữa sẽ chính thức khai trương. Nhưng mà trước mắt vẫn còn rất nhiều
công việc chuẩn bị phải tranh thủ nắm bắt.”

“Tranh thủ tranh thủ, làm việc liên tục mười mấy giờ, anh soi gương thử đi, đã ốm đến mức nào rồi,
không cần mạng nữa sao?”

Nghe thấy lời trách móc đầy tình yêu thương của người mẹ, tôi nghĩ: Có lẽ đây chính là quy luật của cuộc
sống.... Muốn đạt được thành công, phải bỏ công ra đánh đổi trước! Mà người tàn tật càng phải bỏ ra
nhiều hơn!

You might also like