cảnh báo phát hiện khí ga

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT HẬU CẦN CAND

KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG VÀ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ

BÁO CÁO THỰC HÀNH


Học phần: Chế áp và bảo vệ điện tử

CHỦ ĐỀ THỰC HÀNH:


PHÁT TRIẾN ỨNG DỤNG TRÊN VI ĐIỀU KHIỂN
THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHÁT HIỆN, CẢNH BÁO
PHÁT HIỆN KHÍ GAS VÀ BÁO ĐỘNG

Bắc Ninh, tháng 4 năm 2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT HẬU CẦN CAND
KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG VÀ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ

BÁO CÁO THỰC HÀNH


Học phần: Chế áp và bảo vệ điện tử

CHỦ ĐỀ THỰC HÀNH:


PHÁT TRIẾN ỨNG DỤNG TRÊN VI ĐIỀU KHIỂN
THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHÁT HIỆN, CẢNH BÁO
PHÁT HIỆN KHÍ GAS VÀ BÁO ĐỘNG

Bắc Ninh, tháng 4 năm 2024

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................5
DANH MỤC HÌNH VẼ...........................................................................................6
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN....................................................................................2
1.1. Các khái niệm cơ bản......................................................................................2
1.1.1. Phát hiện và cảnh báo khí gas..................................................................2
1.1.2. Báo động..................................................................................................2
1.2. Phân tích các yêu cầu bài toán........................................................................2
1.2.1. Đặc tả yêu cầu hệ thống...........................................................................2
1.2.2. Mục tiêu của đề tài...................................................................................2
1.2.3. Nội dung thực hiện...................................................................................2
1.2.4. Lựa chọn linh kiện...................................................................................3
1.3. Cơ sở lý thuyết................................................................................................3
1.3.1. Vi điều khiển (Atmegas32)......................................................................3
............................................................................................................................3
1.3.2. Cảm biến phát hiện khí gas......................................................................6
1.3.4. Màn hình LCD.........................................................................................7
CHƯƠNG II. THIẾT KẾ HỆ THỐNG.................................................................9
2.1. Các bước thiết kế mạch điện tử.......................................................................9
2.2. Thiết kế hệ thống.............................................................................................9
2.2.1. Thiết kế phần cứng cho hệ thống.............................................................9
2.2.2. Thiết kế phần mềm cho hệ thống...........................................................13
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG............................................................16
3.1. Nạp code và chạy thử trên kit AVR..............................................................16
3.2. Nhận xét........................................................................................................16
3.3. Kiểm thử và đánh giá hệ thống.....................................................................17
3.4. Hướng dẫn vận hành hệ thống......................................................................17
3.5. Đề xuất và kiến nghị để phát triển mạch báo phát hiện khí gas....................17
KẾT LUẬN.............................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................19
PHỤ LỤC................................................................................................................20
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ viết tắt đầy đủ
MHZ Megashezrtz
V Volt
EEPROM Electrically Erasable Programmable Read - Only Memory
ADC Analog digital converter
VCC Voltage colector to colector
GND Ground
ID Indentitification
CNC Computer Numerical Control
PCB Printed Circuit Board
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Vi điều khiển Atmegas 32.........................................................................3
Hình 1.2. Sơ đồ chân của vi điều khiển Atmegas 32................................................5
Hình 1.3. Cảm biến khí gas MQ2..............................................................................6
Hình 1.4. Màn hình LCD 1602..................................................................................7
Hình 2.1. Sơ đồ khối của mạch.................................................................................9
Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý của mạch.......................................................................10
Hình 2.3. Sơ đồ nguyên lý khối hiển thị..................................................................11
Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý khối cảnh báo...............................................................11
Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lý khối cảm biến phát hiện khí gas...................................12
Hình 2.6. Sơ đồ nguyên lý khối xử lý.....................................................................12
Hình 2.7. Mô phỏng mạch.......................................................................................13
Hình 2.8. Lưu đồ thuật toán.....................................................................................14
Hình 3.1. Kit Atmegas 32........................................................................................16
MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng các thiết bị điện tử để giám sát và
phát hiện nguy cơ khí độc trong môi trường trở nên càng trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết. Trong bối cảnh này, việc phát triển và triển khai các hệ thống cảnh báo khí gas đóng
vai trò không thể phủ nhận trong việc đảm bảo an toàn cho cộng đồng và môi trường
sống.
Báo cáo này sẽ tập trung vào việc giới thiệu và phân tích một mạch cảnh báo khí
gas sử dụng vi điều khiển Atmegas 32 và cảm biến khí gas MQ2. Cảm biến MQ2 là một
trong những cảm biến phổ biến được sử dụng rộng rãi để phát hiện nhiều loại khí độc hại,
như khí CO, khí LPG, khí metan, và nhiều loại khí khác.
Bằng cách sử dụng vi điều khiển Atmegas 32, một vi điều khiển nhúng mạnh mẽ và
linh hoạt, chúng tôi đã xây dựng một hệ thống cảnh báo khí gas đáng tin cậy và hiệu quả.
Việc kết hợp cảm biến MQ2 và vi điều khiển Atmegas 32 cho phép chúng tôi thiết kế một
mạch cảnh báo có khả năng phát hiện và báo động khi mức độ khí gas vượt quá ngưỡng
an toàn.

1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Phát hiện và cảnh báo khí gas
Phát hiện và cảnh báo khí gas là quá trình sử dụng các thiết bị và hệ thống để phát
hiện khí gas và thông báo cho mọi người trong một khu vực nhất định về nguy cơ phát
hiện khí gas nổ. Mục đích chính của phát hiện và cảnh báo khí gas là bảo đảm an toàn cho
người và tài sản trong trường hợp xảy ra sự cố.
1.1.2. Báo động
Báo động là một hệ thống hoặc quy trình được thiết kế để cung cấp cảnh báo hoặc
thông báo về một tình huống nguy hiểm, sự cố, hoặc tình trạng khẩn cấp. Mục đích của
báo động là cung cấp một tín hiệu hoặc thông điệp rõ ràng và nhanh chóng để cảnh báo và
thông báo cho mọi người về sự cố hoặc tình huống đó để họ có thể thực hiện các biện
pháp khẩn cấp hoặc lánh nạn.
1.2. Phân tích các yêu cầu bài toán
1.2.1. Đặc tả yêu cầu hệ thống
- Các yêu cầu chức năng:
+ Cảnh báo kịp thời khi phát hiện khí gas, cảnh bảo phát hiện khí gas.
+ Không cần người điều khiển.
+ Sử dụng cảm biến MQ2 để phát hiện, cảnh báo phát hiện khí gas.
+ Đảm bảo an toàn, cảnh báo chính xác.
- Các yêu cầu phi chức năng:
+ Độ chính xác cao.
+ Giá thành tương đối rẻ.
1.2.2. Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu tổng quát: Phát hiện một cách nhanh chóng và kịp thời để đưa ra cảnh
báo khi phát hiện có rò rỉ khí gas để tránh những sự cố phát hiện khí gas nổ
không đáng có cho người dùng.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Cảnh báo bằng còi và màn hình LCD 16X2 khi phát hiện khí gas.
+ Đảm bảo an toàn, chính xác và kịp thời.
1.2.3. Nội dung thực hiện
- Dùng cảm biến MQ2 để có thể phát hiện khí gas.
- Cảnh báo bằng còi, màn hình LCD khi phát hiện khí gas.

2
1.2.4. Lựa chọn linh kiện
- Atmegas 32.
- Cảm biến MQ2.
- LCD 16x2.
- Buzzer.
- Transistor 2N3904.
- Các linh kiện điện tử khác như: điện trở, thạch anh 20MHz, tụ điện, ….
1.3. Cơ sở lý thuyết
1.3.1. Vi điều khiển (Atmegas32)

Hình 1.1. Vi điều khiển Atmegas 32.

a) Thông số kỹ thuật
- ATMEGAS32 là loại vi điều khiển CMOS, nguồn thấp, 8 bit, xây dựng trên nền
tảng cấu trúc tập lệnh thu gọn tiên tiến cho AVR (Enhanced AVR RISC architecture).
• RISC – Reduced Instruction Set Computer
• CISC – Complex Instruction Set Computer
- Khả năng thực thi 1MIPS (Megas Instruction Per Second) trên 1MHz.
- Bao gồm 32 thanh ghi làm việc (General Purpose Working Register) liên kết trực
tiếp với bộ xử lý số học ALU (Arithmetic Logic Unit).

3
Bảng 1.1. Tính năng và thông số kỹ thuật của ATMEGAS32

Kiến trúc CPU Kiến trúc RISC 8-bit

Tần số CPU 16MHZ

Dải điện áp hoạt động (4,5V - 5,5V)

CỔNG GPIO 32 chân I / O

Ngắt 3

Timer 3 (Hai timer 8 bit và một timer 16 bit)

PWM 4

ICP Chân ICP

Truyền dữ liệu nối tiếp đồng bộ Một kênh

Truyền dữ liệu nối tiếp không


Một kênh
đồng bộ

I2C Một kênh I2C

SPI Một kênh SPI

JTAG Có

Boot loader Có

Timer watchdog Có

LAN Không có

CAN Không có

ADC 8 kênh 10 bit

SRAM 32Kb

FLASH (Bộ nhớ chương trình) 1024Kb

EEPROM 512 byte

Comparator 1

Các package PDIP (40 chân), TQFP (44 chân) & MLF (44
4
chân)

b) Sơ đồ chân Atmegas 32

Hình 1.2. Sơ đồ chân của vi điều khiển Atmegas 32.


Chức năng các chân của ATMEGAS32:
Bảng 1.2. Chức năng các chân ATMEGAS32
Chân số Tên chân Chức năng
Port xuất nhập B, ngoài ra còn có chức năng là
1-8 PORT B
giao tiếp SPI
Chân reset của ATMEGAS32, chân này được
9 RESET kích khi có một tích cực mức thấp tác động lên,
khi đó ATMEGAS32 sẽ hoạt động lại
10, 11 Nguồn VCC, chân cấp nguồn dương VCC và GND
Hai chân gắn thạch anh dao động ngoài của
Chân gắn dao động
chip khi sử dụng, muốn sử dụng được dao động
12, 13 ngoài
ngoài ta cần fuse bít để chip được set sử dụng
thạch anh
Port truy xuất I/O, ngoài ra còn có chức năng
khác như:
- PD0-PD1: chân RXD và TXD sử dụng giao
14-21 PORT D
tiếp USART
- PD2-PD3: chân ngắt ngoài
- PD4-PD5: ngõ ra so sánh
22-29 Port C Port truy xuất I/O, ngoài ra còn có chức năng
5
khác như:
- PC0-PC1: chân giao tiếp I2C
30-31 Chân nguồn Chân ACVV và GND
32 AREF Chân điện áp so sánh (dùng trong chế độ ADC)
Port truy xuất I/O, ngoài ra còn có chức năng là
33-40 Port A
8 kênh adc.

1.3.2. Cảm biến phát hiện khí gas

Hình 1.3. Cảm biến khí gas MQ2.


Cảm biến MQ2 là một loại cảm biến dùng để phát hiện khí và hơi trong không khí,
bao gồm khói, khí gas tự nhiên và khí gas gây hại. MQ2 là một loại cảm biến dựa trên
nguyên lý của dòng điện chuyển đổi (conductance) của chất phản ứng với các loại khí
khác nhau.
Cảm biến MQ2 thường được sử dụng trong các ứng dụng như cảnh báo phát hiện
khí gas, cảnh báo rò gas, và kiểm soát môi trường. Khi phát hiện khí gas, đặc biệt là khi
nồng độ vượt qua một ngưỡng cấu hình, cảm biến sẽ đưa ra một tín hiệu cảnh báo, thông
thường là một tín hiệu điện analog hoặc digital.
Tính năng:
- Phát hiện đa dạng khí: MQ2 có khả năng phát hiện nhiều loại khí khác nhau, bao
gồm khói, khí gas tự nhiên như methane (CH4) và propane (C3H8), cũng như các khí gas
gây hại như CO (carbon monoxide) và khí nito (NO2).
- Độ nhạy cao: Cảm biến MQ2 có độ nhạy cao đối với nhiều loại khí, cho phép nó
phát hiện thấp những nồng độ nhỏ của các khí gây nguy hiểm.
- Tích hợp dễ dàng: MQ2 có thể dễ dàng tích hợp vào các hệ thống điện tử khác
nhau như Arduino, Raspberry Pi, và các vi điều khiển khác thông qua các chân kết nối
tiêu chuẩn.

6
- Hoạt động ổn định: Cảm biến MQ2 thường hoạt động ổn định trong môi trường
nhiệt độ và độ ẩm phổ biến, giúp cho việc sử dụng trong các ứng dụng thực tế.

Thông số cảm biến phát hiện lửa:


- Nguồn cấp: 3.3V – 5VDC.
- Cảm kháng: 1KΩ to 20KΩ / 50ppm
- Thời gian đáp ứng: ≤10s
- Thời gian phục hồi: ≤ 30s
- Trở kháng khi nóng: 31Ω ± 3Ω
- Dòng tiêu thụ khi nóng: ≤ 180mA
- Điện áp khi nóng: 5.0V ± 0.2V
- Năng lượng khi nóng : ≤ 900mW
- Phạm vi phát hiện: 300 10000ppmm
- Đặc điểm của khí: 1000ppmm isobutan
Sơ đồ chân cảm biến ngọn lửa:
Như thể hiện trong sơ đồ trên. Nó có bốn chân. Chức năng của mỗi chân được đưa
ra dưới đây:
- Chân Vcc: VCC ↔ 2.5V ~ 5.0V.
- Chân nối đất: GND ↔ GND.
- Chân A0: AOUT ↔ MCU.IO (dùng tín hiệu analog).
- Chân D0: DOUT ↔ MCU.IO (dùng tín hiệu số).
1.3.4. Màn hình LCD

Hình 1.4. Màn hình LCD 1602.


● Chức năng các chân của LCD 1602.

7
Bảng 1.1. Chức năng các chân của LCD.
Chân Ký hiệu Mô tả
1 Vss Chân nối đất cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân này với
GND của mạch điều khiển.
2 VDD Chân cấp nguồn cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân này với
VCC=5V của mạch điều khiển.
3 VEE Điều chỉnh độ tương phản của LCD.
4 RS Chân chọn thanh ghi (Register select).
- Có 2 thanh ghi rất quan trọng trong LCD, chân RS được dùng
để chọn một trong hai thanh ghi này.
- Nếu RS =0: Cho phép chọn thanh ghi mã lệnh, lúc này người
dung có thể gửi một lệnh như xóa màn hình, đưa con trỏ về đầu
dòng….
- Nếu RS =1: Cho phép chọn thanh ghi dữ liệu, lúc này người
dùng có thể gửi dữ liệu cần hiển thị trên LCD.
5 R/W Chân chọn chế độ đọc/ghi (Read/Write).
Khi ta thực hiện hiện cho chân R/W ở các mức: Mức logic thấp
(“0”): LCD hoạt động ở chế độ ghi Mức logic cao (“1”): LCD
hoạt động ở chế độ đọc.
6 E Chân cho phép (Enable): Sau khi các tín hiệu được đặt lên bus
DB0|DB7, các lệnh chỉ được chấp nhận khi có 1 xung cho phép
của chân E.
- Ở chế độ ghi: Dữ liệu ở bus sẽ được LCD chuyển vào (chấp
nhận) thanh ghi bên trong nó khi phát hiện một xung (high-to-
low transition) của tín hiệu chân E.
- Ở chế độ đọc: Dữ liệu sẽ được LCD xuất ra DB0|DB7 khi phát
hiện cạnh lên (low-to-high transition) ở chân E và được LCD
giữ ở bus đến khi nào chân E xuống mức thấp.
7 - 14 D0 đến D7 Đây là 8 đường của bus dữ liệu dùng để trao đổi thông tin với
MPU lên LCD. Có 2 chế độ sử dụng 8 đường bus này:
- Chế độ 8 bit: Dữ liệu được truyền trên cả 8 đường, với bit
MSB là bit DB7.
- Chế độ 4 bit: Dữ liệu được truyền trên 4 đường từ DB4 tới
DB7, bit MSB là DB7.
15 A Nguồn dương cho đèn nền.
16 K GND cho đèn nền.

8
CHƯƠNG II. THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1. Các bước thiết kế mạch điện tử
Mạch điện tử bao gồm các linh kiện điện tử như: Điện trở, bóng bán dẫn, tụ điện,
cuộn cảm, điốt, vi mạch…. Được nối bằng các dây dẫn với các bộ phận của nguồn. Để
thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong kỹ thuật điện tử. Sự kết hợp của các thành phần và
dây dẫn cho phép thực hiện các thao tác đơn giản hoặc phức tạp. Có thể truyền tín hiệu có
thể được khuếch đại. Các tính toán có thể được thực hiện, và dữ liệu có thể được di
chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Nguyên tắc chung để thiết kế mạch điện tử:
● Bám sát, đáp ứng yêu cầu thiết kế.
● Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy.
● Thuận tiện khi lắp đặt, vận hành và sửa chữa.
● Hoạt động chính xác.
● Linh kiện có sẵn trên thị trường.
2.2. Thiết kế hệ thống
2.2.1. Thiết kế phần cứng cho hệ thống
a. Sơ đồ khối

Hình 2.1. Sơ đồ khối của mạch.

9
Khối nguồn sẽ cung cấp nguồn điện cho mạch và các linh kiện khác. Cảm biến MQ2
được kết nối với ATMEGAS 32 để gửi tín hiệu phát hiện phát hiện khí gas. ATMEGAS
32 xử lý tín hiệu đó và quyết định xem có phát hiện khí gas hay không. Nếu có phát hiện
khí gas, ATMEGAS 32 sẽ kích hoạt buzzer để cảnh báo. Đồng thời, nó sẽ điều khiển
LCD để hiển thị thông báo về trạng thái phát hiện khí gas.
b. Sơ đồ nguyên lý.

Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý của mạch.


⮚ Khối nguồn.
Trong bài này nhóm sử dụng nguồn:
• Input: 200-240VAC, 3A, 47-63Hz.
• Output: Chỉ sử dụng ngõ ra 5V, 2A.
⮚ Khối hiển thị.
10
Khối mạch LCD sử dụng điện áp 5VDC, giao tiếp dữ liệu kiểu 4bit với khối vi điều
khiển ATMEGAS 32 dùng để hiển thị các trạng thái báo phát hiện khí gas.

Hình 2.3. Sơ đồ nguyên lý khối hiển thị.


Ngoài ra để điều chỉnh độ tương phản của màn hình LCD ta cần phải mắc thêm một
biến trở tinh chỉnh RV=10kΩ.
⮚ Khối chuông cảnh báo.

Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý khối cảnh báo.


Khối này có chắc năng phát ra âm thanh cảnh báo phát hiện khí gas khi có sự phát
hiện khí gas được phát hiện bởi flame sensor. PIC16F877A sẽ điều khiển buzzer để tạo
âm thanh cảnh báo.
⮚ Khối cảm biến phát hiện khói.

11
Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lý khối cảm biến phát hiện khí gas.
Khối này dùng để phát hiện sự có mặt của khí gas . Cảm biến khí gas MQ2 sẽ tạo ra
tín hiệu digital dựa trên mức độ phát hiện khí gas mà nó phát hiện.
⮚ Khối xử lý.

Hình 2.6. Sơ đồ nguyên lý khối xử lý.


Khối này sử dụng ATMEGAS 32 - vi điều khiển này sẽ làm nhiệm vụ chính trong
mạch, nhận dữ liệu từ cảm biến khí gas MQ2, kiểm tra và quyết định cảnh báo phát hiện
khí gas. Ngoài ra, nó cũng sẽ giao tiếp với màn hình LCD để hiển thị trạng thái hoạt động
và thông báo, và điều khiển buzzer để phát ra âm thanh cảnh báo phát hiện khí gas.
c. Mô phỏng trên Proteus

12
Hình 2.7. Mô phỏng mạch.
2.2.2. Thiết kế phần mềm cho hệ thống.
a) Nguyên lý hoạt động của hệ thống.
Khi cảm biến không có tín hiệu gì thì sẽ báo cho trung tâm chỉ huy thông qua khối
hiển thị rằng vẫn an toàn. Khi có cảm biến nhận được tín hiệu thì sẽ thông báo có phát
hiện khí gas thông qua khối hiển thị và còi sẽ được bật lên.
b) Lưu đồ thuật toán hệ thống.

13
Hình 2.8. Lưu đồ thuật toán.
⮚ Khởi tạo:
- Thiết lập các chân I/O và giao tiếp cho Atmegas 32, came biến khí gas MQ2, màn
hình LCD và buzzer.
- Cấu hình để đọc giá trị từ cảm biến khí gas MQ2.
⮚ Vòng lặp chính:
Bước 1: Đọc giá trị từ cảm biến khí gas.
Bước 2: Kiểm tra cảnh báo phát hiện khí gas:
- So sánh giá trị đọc từ cảm biến khí gas với mức logic đã được xác định trước đó.
- Nếu giá trị đọc từ cảm biến khí gas là 1 => đang ở mức an toàn.
- Nếu giá trị đọc từ cảm biến khí gas là 0 => đang ở mức cảnh báo.

14
Bước 3: Hiển thị trạng thái và thông báo: Hiển thị trạng thái hoạt động và thông báo
lên màn hình LCD.
Bước 4: Kích hoạt cảnh báo âm thanh: Kích hoạt buzzer để phát ra âm thanh cảnh
báo phát hiện khí gas.
⮚ Quay lại vòng lặp chính.
c. Lập trình phần mềm cho hệ thống.
Phần mềm Atmel Studio 7.0.
Phần mềm AVRFLASH để nạp code cho kit AVR.

15
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG
3.1. Nạp code và chạy thử trên kit AVR

Hình 3.1. Kit Atmegas 32.


3.2. Nhận xét.
- Ưu điểm:
+ Mạch thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, dễ hiểu, chi phí tối thiểu, phù hợp với bài toán.
+ Mạch hoạt động ổn định và hiệu quả đạt khoảng 95% mục tiêu ban đầu đặt ra,
hoạt động giống với thực tế và có tính ứng dụng.
+ Các chân giao tiếp với vi điều khiển và module được nối với nhau, tương thích với
chương trình đã viết.
- Nhược điểm:
+ Khả năng phát hiện của hệ thống còn hạn chế khoảng cách chưa được xa.
+ Không khả thi đối với các đám phát hiện khí gas lớn, phức tạp. Mạch còn mang
tính sơ sài mang và tính chất mô phỏng.
16
3.3. Kiểm thử và đánh giá hệ thống.
- Độ nhạy của cảm biến khí gas MQ2: Độ nhạy được điều chỉnh sao cho phù hợp
với môi trường và yêu cầu cụ thể và tầm phát hiện của cảm biến trong khoảng 40cm.
- Hiển thị trạng thái: Màn hình LCD hiển thị thông tin trạng thái hoạt động và thông
báo một cách chính xác, dễ đọc và dễ hiểu để người sử dụng có thể nhanh chóng nhận biết
trạng thái của mạch và sự cố phát hiện khí gas.
- Cảnh báo âm thanh: Buzzer có âm thanh đủ để thu hút sự chú ý và cảnh báo người
xung quanh về sự cố phát hiện khí gas. Độ ồn và tần số âm thanh phát ra được xác định
phù hợp với môi trường và yêu cầu sử dụng. Tần số cộng hưởng: 2300Hz ± 500Hz, biên
độ âm thanh: >80 dB.
3.4. Hướng dẫn vận hành hệ thống.
● Hệ thống hoạt động ổn định với bộ nguồn trong khoảng 5V – 12V DC.
● Khi cảm biến khí gas MQ2 phát hiện khí gas thì còi cảnh báo sẽ kêu và hiển thi ra
LCD.
3.5. Đề xuất và kiến nghị để phát triển mạch báo phát hiện khí gas.
Đề tài đưa ra một số đề xuất hợp lý nhằm nâng cao tính năng và hiệu suất của ứng
dụng. Một trong số đó là cải thiện khả năng phát hiện phát hiện khí gas bằng cách sử dụng
các cảm biến và công nghệ tiên tiến, đồng thời tích hợp các thuật toán phân tích dữ liệu để
đánh giá mức độ nguy hiểm và phân loại các loại phát hiện khí gas khác nhau. Đề xuất
khác là tăng cường tính bảo mật của hệ thống, đảm bảo rằng thông tin được truyền đi và
lưu trữ trong quá trình giao tiếp là an toàn và bảo mật.
Dựa trên kết quả thực hiện và đề xuất đã đưa ra, chúng em kiến nghị việc nghiên
cứu và phát triển thêm các tính năng bổ sung cho ứng dụng. Một trong số đó là tích hợp
khả năng xác định vị trí phát hiện khí gas để hỗ trợ việc chữa phát hiện khí gas hiệu quả
và nhanh chóng. Kiến nghị khác là mở rộng ứng dụng để có thể xử lý đa dạng các tình
huống khẩn cấp khác như sự cố về an ninh, tai nạn, hoặc hỏa hoạn khác. Ngoài ra, việc
nghiên cứu và áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và học máy có thể cung cấp khả năng
dự đoán và phòng ngừa các tình huống nguy hiểm.
Cần thực hiện các thử nghiệm và đánh giá hiệu suất của hệ thống trong các điều kiện
thực tế để đảm bảo tính tin cậy và khả năng phát hiện phát hiện khí gas tốt nhất.

17
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nguy cơ từ các loại khí độc hại đang ngày càng tăng lên, việc phát
triển các hệ thống cảnh báo khí gas là một phần quan trọng của việc đảm bảo an toàn cho
môi trường sống và sức khỏe của cộng đồng. Qua báo cáo này, chúng tôi đã trình bày về
một mạch cảnh báo khí gas sử dụng vi điều khiển Atmegas 32 và cảm biến khí gas MQ2,
đồng thời cung cấp cái nhìn tổng quan về cách mạch hoạt động và ứng dụng của nó.
Việc kết hợp vi điều khiển Atmegas 32 và cảm biến MQ2 đã tạo ra một hệ thống
cảnh báo linh hoạt và chính xác, có khả năng phát hiện và báo động sớm về mức độ khí
gas vượt quá ngưỡng an toàn. Sự linh hoạt trong thiết kế cho phép mạch cảnh báo này có
thể được triển khai trong nhiều môi trường khác nhau, từ gia đình đến công nghiệp.
Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh có thể được cải thiện và nghiên cứu sâu hơn trong
tương lai. Điều này có thể bao gồm việc tối ưu hóa hiệu suất của mạch, cải thiện độ chính
xác của cảm biến, và phát triển tính năng mở rộng để phù hợp với nhiều ứng dụng hơn.
Ngoài ra, việc tích hợp các công nghệ mới và cải tiến liên tục cũng là một phần quan
trọng để nâng cao khả năng phát hiện và đáp ứng của hệ thống.
Tóm lại, việc sử dụng công nghệ để xây dựng các hệ thống cảnh báo khí gas không
chỉ là một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống mà còn là một phần
không thể thiếu trong việc tạo ra một môi trường sống an toàn và bền vững cho tương lai.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Sao đỏ (2014), Giáo trình Vi xử lý – Vi điều khiển.
2. Nguyễn Quang Huy (2021), Thiết kế hệ thống phát hiện khí gas và khói cảnh
báo , Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
3. Nguyễn Tăng Cường, Phạm Quốc Thắng (2014), Cấu trúc và lập trình vi điều
khiển, Nhà xuất Khoa học Kỹ thuật.

19
PHỤ LỤC
#define F_CPU 8000000UL /* Define CPU Frequency e.g. here 8MHz */
#include <avr/io.h> /* Include AVR std. library file */
#include <util/delay.h> /* Include Delay header file */
#define LCD_Dir DDRC /* Define LCD data port direction */
#define LCD_Port PORTC /* Define LCD data port */
#define LCD_Dir1 DDRA /* Define LCD data port direction */
#define LCD_Port1 PORTA
#define LCD_Dir2 DDRD /* Define LCD data port direction */
#define LCD_Port2 PORTD
#define RS PA2 /* Define Register Select pin */
#define EN PD6 /* Define Enable signal pin */
#define BUZZER_PIN 1 / Định nghĩa chân GPIO cho buzzer
#define MQ_PIN 2 / Hàm khởi tạo cấu hình GPIO
void LCD_Command( unsigned char cmnd )
{
LCD_Port = (LCD_Port & 0x0F) | (cmnd & 0xF0); /* sending upper nibble */
LCD_Port1 &= ~ (1<<RS); /* RS=0, command reg. */
LCD_Port2 |= (1<<EN); /* Enable pulse */
_delay_us(1);
LCD_Port2 &= ~ (1<<EN);
_delay_us(200);
LCD_Port = (LCD_Port & 0x0F) | (cmnd << 4); /* sending lower nibble */
LCD_Port2 |= (1<<EN);
_delay_us(1);
LCD_Port2 &= ~ (1<<EN);
_delay_ms(2);
}
void LCD_Char( unsigned char data )
{
LCD_Port = (LCD_Port & 0x0F) | (data & 0xF0); /* sending upper nibble */
LCD_Port1 |= (1<<RS); /* RS=1, data reg. */
LCD_Port2 |= (1<<EN);
_delay_us(1);
20
LCD_Port2 &= ~ (1<<EN);
_delay_us(200);
LCD_Port = (LCD_Port & 0x0F) | (data << 4); /* sending lower nibble */
LCD_Port2 |= (1<<EN);
_delay_us(1);
LCD_Port2 &= ~ (1<<EN);
_delay_ms(2);
}
void LCD_Init (void) /* LCD Initialize function */
{
LCD_Dir = 0xFF; /* Make LCD port direction as o/p */
LCD_Dir1 = 0xFF;
LCD_Dir2 = 0xFF;
_delay_ms(20); /* LCD Power ON delay always >15ms
*/
LCD_Command(0x02); /* send for 4 bit initialization of LCD */
LCD_Command(0x28); /* 2 line, 5*7 matrix in 4-bit mode */
LCD_Command(0x0c); /* Display on cursor off*/
LCD_Command(0x06); /* Increment cursor (shift cursor to right)*/
LCD_Command(0x01); /* Clear display screen*/
_delay_ms(2);
}
void LCD_String (char *str) /* Send string to LCD function */
{
int i;
for(i=0;str[i]!=0;i++) /* Send each char of string till the NULL */
{
LCD_Char (str[i]);
}
}
void LCD_String_xy (char row, char pos, char *str) /* Send string to LCD with xy
position */
{
if (row == 0 && pos<16)

21
LCD_Command((pos & 0x0F)|0x80); /* Command of first row and required
position<16 */
else if (row == 1 && pos<16)
LCD_Command((pos & 0x0F)|0xC0); /* Command of first row and required
position<16 */
LCD_String(str); /* Call LCD string function */
}
void LCD_Clear()
{
LCD_Command (0x01); /* Clear display */
_delay_ms(2);
LCD_Command (0x80); /* Cursor at home position */
}
int main() {
int sensorValue;
LCD_Init(); / Khởi tạo màn hình LCD
_delay_ms(2);
LCD_Clear;
LCD_String_xy (0, 2, "HT AN TOAN");
DDRB |= (1 << BUZZER_PIN);
DDRB &= ~(1 << MQ_PIN);
PORTB &= ~(1 << BUZZER_PIN);
PORTB &= ~(1 << MQ_PIN);
// Biến để lưu giá trị đọc từ cảm biến
while (1)
{
// Đọc giá trị từ cảm biến
// Kiểm tra giá trị và xử lý tương ứng
if (PINB & (1 << MQ_PIN))
{
// Kích hoạt cảnh báo bằng buzzer
PORTB |= (1 << BUZZER_PIN);
// Hiển thị trạng thái không an toàn trên LCD
LCD_Clear();

22
LCD_String_xy (0, 2, "HT AN TOAN");
}
else
{
// Nồng độ khí thấp hoặc không có khí
// Tắt cảnh báo
PORTB &= ~(1 << BUZZER_PIN);
// Hiển thị trạng thái an toàn trên LCD
LCD_Clear();
LCD_String_xy (0, 3, "CO KHI GAS");
}
// Đợi một khoảng thời gian trước khi đọc lại giá trị từ cảm biến
_delay_ms(200);
}
return 0;
}
/*******************************THE END*******************************/

23

You might also like