Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

1

Học viên:

Mã học viên:

BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN MARKETING QUỐC TẾ

Yêu cầu: Lựa chọn Bộ chủ quản và 01 chiến lược phát triển kinh tế/ngành/thương mại
quốc tế của Chính phủ Việt Nam đến 2030 do Bộ chịu trách nhiệm, anh/chị hãy:

1. (3 điểm) Sơ đồ chuỗi cung ứng ngành và các chủ thể cụ thể các công đoạn trong
chuỗi ở Việt Nam
2. (3 điểm) Dựa trên cam kết CPTPP hoặc EU-VNFTA và mô hình kim cương,
phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu, triển khai chiến lược phát
triển trong giai đoạn tới (tối thiểu 03 cơ hội, 03 thách thức, 03 điểm mạnh, 03
điểm yếu) phù hợp với một công đoạn của chuỗi và chức năng nhiệm vụ của
đơn vị chủ quản. Có lý giải phù hợp?
3. (3 điểm) Thiết lập ma trận TWOS và đề xuất 03 phương án TWOS có liên quan
đến các quyết định marketing mix vĩ mô. Lý giải các đề xuất?
4. (1 điểm) Trình bày và trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo đầy đủ, đúng quy định

Chiến lược lựa chọn: Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021
– 2030, định hướng đến năm 2050

Đơn vị chủ quản: Bộ Xây dựng

Mục tiêu:

 Phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đạt trình độ tiên tiến,
hiện đại; sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng
nhu cầu của thị trường trong nước;
 Loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu, tiêu tốn nhiều
tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường;
 Xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tính cạnh tranh mạnh trên thị
trường quốc tế. Hạn chế xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu,
nhiên liệu là tài nguyên khoáng sản không tái tạo.

1. Chuỗi cung ứng ngành vật liệu xây dựng


2

1.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng ngành vật liệu xây dựng

Hình 1. Sơ đồ chuỗi cung ứng ngành vật liệu xây dựng

Hoạt động Đầu vào Sản xuất Phân phối Tiêu thụ
- Khai thác nguyên liệu - Sản xuất - Bán buôn
- Cung cấp nguyên phụ liệu - Chế biến - Bán lẻ
- Máy móc, thiết bị

Doanh nghiệp khai Tiêu thụ trong


Tác nhân
thác nguyên vật liệu nước
Doanh nghiệp sản Doanh nghiệp
xuất, chế biến phân phối
Doanh nghiệp cung
Xuất khẩu
cấp đầu vào

Chủ thể hỗ trợ


Bộ Xây dựng, Bộ Bộ Xây dựng, Bộ
Bộ Xây dựng, Bộ
Khoa học & Công Công thương, Bộ
Tài nguyên & Môi Bộ Xây dựng, Bộ
nghệ, Bộ Kế hoạch. Giao thông vận tải,
trường, Bộ Kế hoạch Công thương
Bộ Kế hoạch & Đầu Bộ Kế hoạch. Bộ Kế
& Đầu tư
tư, Bộ Tài chínhu hoạch & Đầu tư,

Nguồn: Tác giả tổng hợp

1.2. Các chủ thể hỗ trợ chuỗi

Bộ Xây dựng: Định hướng phát triển chuỗi; thực hiện nghiên cứu, phát triển sản
phẩm mới phù hợp với nhu cầu; xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm và
theo dõi hiệu quả thực hiện chiến lược phát triển ngành.

Bộ Tài nguyên & Môi trường: Thực hiện các quy định về thuế, tiêu chuẩn về
môi trường trong sản xuất và trong khai thác khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật
liệu xây dựng và thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và hướng dẫn các nhà
máy sản xuất lắp đặt hệ thống giám sát môi trường trực tuyến.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư: Đưa các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng có sử
dụng phế thải công nghiệp, rác thải đô thị và nông thôn làm nguyên liệu, nhiên liệu
thay thế.

Bộ Tài chính: Ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư
sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến nhằm tiết kiệm năng lượng; sử dụng phế thải công
nghiệp, rác thải đô thị và nông thôn vào sản xuất vật liệu xây dựng.
3

Bộ Công Thương: Tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước
tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm mới về vật liệu xây
dựng; định hướng sử dụng các loại vật liệu mới, thân thiện với môi trường trong các
dự án, công trình công nghiệp xây dựng mới và cải tạo.

Bộ Giao thông vận tải: Thực hiện việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng trong
xây dựng công trình giao thông; ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các loại vật
liệu kết cấu mặt đường, chủ động nghiên cứu các loại vật liệu mới, bền vững thân
thiện với môi trường và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2. Phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu triển khai chiến lược trong
bối cảnh EVFTA

2.1. Khái quát về ngành vật liệu xây dựng Việt Nam

Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế,
đóng góp khoảng 6,5 - 7% vào GDP của Việt Nam. Trong những năm gần đây, công
suất thiết kế và sản lượng một số sản phẩm vật liệu xây dựng chủ lực của Việt Nam đã
tăng gấp 2 - 3 lần so với thời kỳ 10 - 15 năm trước. Mẫu mã sản phẩm cũng có sự đa
dạng, phong phú hơn, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn của các nước phát triển đáp
ứng đủ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường trong nước, từng bước thay
thế hàng nhập khẩu và đã xuất khẩu ra thị trường thế giới. Thêm vào đó, phát triển vật
liệu xây dựng của Việt Nam đã từng bước được chú trọng hơn theo hướng phát triển
bền vững, bảo vệ môi trường. Ngày 18/08/2020, Thủ tướng đã ban hành Quyết định
1266/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ
2021 - 2030, định hướng đến năm 2050, đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển
ngành theo hướng bền vững và hiệu quả.

2.2. Phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của ngành trong bối cảnh
EVFTA

Cơ hội:

 Cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu: Đối với ngành vật liệu xây dựng, EVFTA
có các cam kết cắt giảm thuế quan đối với một số sản phẩm như sắt thép, xi
măng và một số hoá chất. Điều này sẽ làm gia tăng sức cạnh tranh của các sản
4

phẩm này khi xuất khẩu sang thị trường EU. Thêm vào đó, các cơ chế hợp tác
song phương cũng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vật liệu xây dụng của Việt
Nam sang EU trong bối cảnh thị trường này còn nhiều tiềm năng mà các doanh
nghiệp có thể khai thác.
 Cơ hội mở rộng thị trường: EVFTA là cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu
cho ngành vật liệu xây dựng của Việt Nam sang thị trường EU. Thực tế cho
thấy, Việt Nam và EU có cơ cấu hàng hoá bổ sung cho nhau nhưng các mặt
hàng vật liệu xây dụng của Việt Nam hiện vẫn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ
trên thị trường này. Những cam kết và các hoạt động hợp tác được đẩy mạnh
giữa hai bên thông qua EVFTA sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp
cận thị trường EU. Ngoài ra, việc đẩy mạnh các hoạt động đầu tư của EU vào
Việt Nam cũng sẽ làm gia tăng nhu cầu với xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước,
từ đó, gia tăng nhu cầu đối với ngành vật liệu xây dựng.
 Cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất và nâng cao năng lực quản lý: EU là thị
trường có sự phát triển về công nghệ sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực vật liệu
xây dựng. Do đó, EVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành vật
liệu xây dựng đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao công nghệ nhằm đổi mới
công nghệ sản xuất và nâng cao năng lực quản lý của doanh nghiệp.

Thách thức:

 Thách thức từ các biện pháp phòng vệ thương mại: Theo thống kê của Bộ Công
thương, đến năm 2020, EU mới chỉ khởi xướng 14 vụ việc phòng vệ thương
mại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt
Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào FTA thế hệ mới như EVFTA, các vụ
việc phòng vệ thương mại đối với vật liệu xây dựng xuất khẩu của Việt Nam sẽ
ngày càng nhiều hơn với tính chất phức tạp gia tăng. Đặc biệt đối với thép là
một mặt hàng thường xuyên có liên quan đến các vụ việc phòng vệ thương mại.
Theo thống kê từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong thời gian từ năm 2004
- 2022, các nước đã kiện thép xuất khẩu của Việt Nam với tổng số 68 vụ việc.
Những vụ kiện này hầu hết đến từ các thị trường trụ cột trong xuất khẩu thép
của Việt Nam như Mỹ, EU, một số nước trong khu vực ASEAN.
5

 Thách thức từ áp lực sản xuất “xanh”: EU thực hiện chính sách áp dụng thuế
carbon đối với tất cả các hàng hoá xuất khẩu sang thị trường này dựa trên
cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất ở nước sở tại. Đây sẽ
là thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của Việt Nam
bởi công nghệ sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp đều chưa đáp ứng những
tiêu chuẩn “xanh” trong sản xuất. Nhất là đối với các sản phẩm chủ lực của
ngành vật liệu xây dựng như sắt thép và xi măng bởi theo các chuyên gia, sản
xuất xi măng, thép và nhựa là những ngành có lượng phát thải khí nhà kính lớn
ở Việt Nam.
 Thách thức từ áp lực cạnh tranh: EVFTA có hiệu lực cũng tạo ra những áp lực
đối với ngành vật liệu xây dựng của Việt Nam ở cả thị trường trong nước và
xuất khẩu. Với những cam kết về đầu tư, EVFTA thúc đẩy hoạt động đầu tư của
các doanh nghiệp EU vào Việt Nam, trong đó có những doanh nghiệp sản xuất
vật liệu xây dựng. Điều này làm gia tăng sức ép cạnh tranh đối với vật liệu xây
dựng tại thị trường nội địa. Mặt khác, những cam kết của EVFTA đối với Việt
Nam và những quy định về nguồn gốc xuất xứ có thể thúc đẩy các hành vi gian
lận thương mại từ các đối thủ cạnh tranh, lợi dụng nguồn gốc xuất xứ Việt Nam
để được hưởng ưu đãi từ EVFTA.

Điểm mạnh:

 Nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào: Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng
sản làm vật liệu xây dựng tương đối lớn và có thể đáp ứng nhu cầu phát triển
ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong thời gian lâu dài. Theo
thống kê của Bộ Xây dựng (2020), sản lượng khai thác khoáng sản làm vật liệu
xây dựng của Việt Nam đã tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 2010 - 2020. Khối
lượng khoáng sản vật liệu xây dựng đã khai thác, chế biến đã đáp ứng được nhu
cầu cho sản xuất vật liệu xây dựng, đóng vai trò quan trọng cho phát triển sản
xuất và xuất khẩu vật liệu xây dựng.
 Ngành sản xuất mũi nhọn: Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đang đóng góp
rất lớn trong nền kinh tế, chiếm khoảng khoảng 6,5 - 7% vào GDP của Việt
Nam (Bộ Xây dựng, 2021). Đây là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong
phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị và hoạt động xuất khẩu của
6

Việt Nam. Do đó, ngành vật liệu xây dựng nhận được sự quan tâm và đầu tư
phát triển của Chính phủ, các cơ quan quản lý với các chính sách, quy định
nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu ngành này.
 Nhu cầu thị trường lớn: Việt Nam là quốc gia đang phát triển, do đó, tốc độ
tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định. Nhu cầu đối với vật liệu xây dựng để
phát triển cơ sở hạ tầng và đô thị hoá là rất lớn. Do đó, ngành vật liệu xây dựng
còn nhiều tiềm năng để phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.

Điểm yếu:

 Năng lực sản xuất hạn chế: Các doanh nghiệp trong ngành sản xuất vật liệu xây
dựng của Việt Nam chủ yếu vẫn có quy mô nhỏ và vừa. Do đó, năng lực sản
xuất còn hạn chế do khả năng tài chính và công nghệ còn thấp. Công nghệ sản
xuất lạc hậu dẫn đến chủ yếu sản xuất các sản phẩm nguyên liệu, chưa có nhiều
sản phẩm chất lượng cao. Thêm vào đó, công nghệ sản xuất của các doanh
nghiệp chủ yếu sử dụng các nguồn nguyên liệu không thể tái tạo và lượng phát
thải khí nhà kính lớn.
 Chi phí sản xuất cao: Giá thành sản xuất cao là một bất lợi khác làm giảm tính
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng của Việt Nam.
Chẳng hạn, với ngành thép, đa số các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam
sử dụng công nghệ lò hồ quang điện (EAF) và lò điện cảm ứng (IF) tiêu hao
nhiều nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là điện năng và than cốc. Thêm vào đó chi
phí tài chính của Việt Nam cũng cao hơn các nước trong khu vực. Giá thành sản
xuất cao khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh được với các sản
phẩm nhập khẩu, đặc biệt là các sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc.
 Cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý: Cơ cấu sản phẩm trong ngành vật liệu xây dựng
của Việt Nam hiện nay chưa hợp lý, thiếu các sản phẩm có chất lượng cao và
các sản phẩm thân thiện với môi trường. Chẳng hạn, đối với mặt hàng thép,
Việt Nam vẫn chủ yếu sản xuất thép dùng trong xây dựng (mặt hàng có khả
năng cạnh tranh kém và khó xuất khẩu được) với tỷ trọng trung bình cho giai
đoạn 20010 - 2020 là 60% (Hiệp hội Thép Việt Nam, 2022). Các sản phẩm có
khả năng cạnh tranh và xuất khẩu tốt như thép mạ kim loại và phủ màu hay thép
cuộn cán nguội dùng trong các ngành công nghiệp khác như sản xuất ô tô, cơ
7

khí chế tạo chiếm tỷ trọng chưa cao mặc dù đã có sự gia tăng trong những năm
vừa qua.

3. Thiết lập ma trận TWOS và đề xuất 03 phương án TWOS có liên quan đến các
quyết định marketing mix vĩ mô

Bảng 1. Ma trận TWOS của ngành vật liệu xây dựng

Yếu tố bên trong


Điểm mạnh (S): Điểm yếu (W):
S1: Nguồn tài nguyên W1: Năng lực sản xuất hạn
khoáng sản dồi dào chế
S2: Ngành sản xuất mũi W2: Chi phí sản xuất cao
nhọn W3: Cơ cấu sản phẩm chưa
S3: Nhu cầu thị trường lớn hợp lý
Yếu tố bên ngoài
Cơ hội (O): Phương án SO: Phương án WO:
O1: Gia tăng kim ngạch xuất Tận dụng cơ hội (O) mở Xoá bỏ các điểm yếu (O) về
khẩu rộng thị trường xuất khẩu năng lực sản xuất, chi phí
O2: Mở rộng thị trường xuất kết hợp với phát huy thế sản xuất bằng cách tận dụng
khẩu mạnh (S) là ngành sản xuất cơ hội (O) đổi mới công
O3: Đổi mới công nghệ sản mũi nhọn của Việt Nam nghệ sản xuất và nâng cao
xuất và nâng cao năng lực năng lực quản lý
quản lý
Thách thức (T): Phương án WT:
T1: Các biện pháp phòng vệ Xoá bỏ điểm yếu (W) về
thương mại năng lực sản xuất để ứng
T2: Áp lực sản xuất “xanh” phó với thách thức (T) về áp
T3: Áp lực cạnh tranh lực sản xuất “xanh”
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Dựa trên ma trận TWOS của ngành vật liệu xây dựng, có thể đề xuất 03 phương
án TWOS liên quan đến các quyết định marketing mix vĩ mô nhằm phát triển ngành
như sau:

 Phương án SO: Tận dụng cơ hội (O) mở rộng thị trường xuất khẩu kết hợp với
phát huy thế mạnh (S) là ngành sản xuất mũi nhọn của Việt Nam. Theo đó, các
8

doanh nghiệp trong ngành cần đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển sản
phẩm để sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường và có tính
cạnh tranh cao. Mặt khác, các cơ quan quản lý cần xây dựng những cơ chế,
chính sách nhằm phát triển ngành vật liệu xây dựng theo hướng bền vững.
 Phương án WO: Xoá bỏ các điểm yếu (O) về năng lực sản xuất, chi phí sản xuất
bằng cách tận dụng cơ hội (O) đổi mới công nghệ sản xuất và nâng cao năng
lực quản lý. Theo đó, cần tận dụng việc chuyển giao công nghệ để tiến hành đổi
mới dây chuyền sản xuất và áp dụng các phương pháp sản xuất mới trong
ngành vật liệu xây dựng, từ đó, giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng và
tính cạnh tranh của sản phẩm vật liệu xây dựng Việt Nam.
 Phương án WT: Xoá bỏ điểm yếu (W) về năng lực sản xuất để ứng phó với
thách thức (T) về áp lực sản xuất “xanh”. Theo đó, ngành vật liệu xây dựng cần
giảm bớt và hướng tới loại bỏ các công nghệ sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
Đồng thời, tìm kiếm các giải pháp sản xuất có tính bền vững như sản xuất vật
liệu xây dựng từ nguyên liệu tái chế, sử dụng năng lượng có thể tái tạo trong
sản xuất.

4. Tài liệu tham khảo

1. Bộ Công thương (2022), Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021, NXB Công
thương.
2. Bộ Xây dựng (2021), Báo cáo ngành Xây dựng và Vật liệu Xây dựng Việt Nam giai
đoạn 2016 – 2020, Hà Nội.
3. Chính phủ (2020), Quyết định số 1266/QĐ-TTg về Phê duyệt chiến lược phát triển
vật liệu xây dựng Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050,
Hà Nội.
4. Hiệp hội Thép Việt Nam (2020), Toàn cảnh ngành Thép Việt Nam, Hà Nội.
6. Trung tâm WTO (2016), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hà
Nội.

You might also like