BTTH - Tuan 8 - NguyenHoPhiUng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu 1: Tại sao hàng hoá sức lao động là chìa khoá giải quyết mâu thuẫn trong

công
thức chung của tư bản?

Theo công thức chung của tư bản: T – H – T’ (T’ = T + t, t > 0), trong đó t là
giá trị tăng thêm mà C.Mác gọi là giá trị thặng dư (m), ta có thể thấy hàng hóa chỉ là
phương tiện, còn mục đích chính là sự tăng thêm giá trị cho nhà tư bản. Câu hỏi đặt ra
là giá trị này ở đâu xuất hiện, ở trong lưu thông hay ngoài lưu thông ?
- Trong lưu thông hàng hóa, nếu trao đổi vật ngang giá thì ta chỉ được
lợi về giá trị sử dụng, còn giá trị thì không đổi, nên không thể có phần giá trị thặng dư
ở đây. Ngược lại, nếu mua rẻ, bán đắt, hoặc mua rẻ bán đắt, thì tổng giá trị của toàn
xã hội vẫn không thay đổi. Số giá trị mà những người này thu được chỉ là đánh cắp
giá trị của những người trao đổi khác thôi. Như vậy giá trị thặng dư không thể xảy ra
trong lưu thông.
- Ngoài lưu thông: tiền, hàng hóa đi vào cất trữ, không sử dụng thì
không thể sản sinh ra giá trị, thậm chí còn bị mất giá do lạm phát. Như vậy, giá trị
thặng dư không thể sinh ra ở ngoài lưu thông.
Như vậy, giá trị thặng dư (hay tư bản) không thể xuất hiện trong lưu thông và
bên ngoài lưu thông, nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong
lưu thông. Đây chính là sự mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.
Để giải quyết mâu thuẫn này, cần tìm ra một loại hàng hóa, mà khi sử dụng có
thể tạo ra giá trị lớn hơn so với giá trị của hàng hóa đó. Đó chính là sức lao động.
Theo C.Mac: " Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và
tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem
ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó". Sức lao động là yếu tố cơ
bản của mọi quá trình sản xuất. Sức lao động chỉ trơt thành hàng hóa khi có 2 điều
kiện sau:
- Người lao động phải là người được tự do về thân thể của mình, phải có khả
năng chi phối sức lao động ấy đến mức có thể bán sức lao động đó trong một t.gian
nhất định.
- Người lao động ko còn có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực hiện lao
động và cũng ko còn của cải gì khác, muốn sống, chỉ còn cách bán sức lao động cho
người khác sử dụng.
Hàng hóa sức lao động có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.
- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng bằng lượng lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất ra nó. Nhưng việc sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động
phải đc thực hiện bằng cách tiêu dùng cho cá nhân. Vì vậy, lượng hàng hóa sức lao
động bằng lượng giá trị những tư liệu cần thiết về vật chất và tinh thần để nuôi sống
người công nhân và gia đình của họ cùng với chi phí đào tạo công nhân theo yêu cầu
của sx.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của nó để thỏa mãn
nhu cầu tiêu dùng sức lao động của nhà tư bản.
Khác với hàng hóa thông thường, hàng hóa SLĐ khi đc sử dụng sẽ tạo ra một lượng
giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Đó chính là nguồn gốc giá trị thặng dư. Hàng
hóa sức lao động là điều kiện để chuyển hóa tiền tệ thành TB. Đây cũng chính là chìa
khóa để giải quyết mâu thẫn chung của nhà TB. Bằng cách bóc lột sức lao động của
người lao động, nhà tư bản có thể tạo ra được giá trị thặng dư và từ đó làm giàu cho
bản thân.
Câu 2: Phân tích bản chất của giá trị thặng dư? Ý nghĩa của lý luận về giá trị thặng dư
của C.Mác?

Giá trị thặng dư phản ánh mối quan hệ giữa người với người, giữa nhà tư bản
với người công nhân, giữa bóc lột và bị bóc lột. Như vậy, giá trị thặng dư mang bản
chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp, hay cụ thể hơn là quan hệ bóc lột. Sự bóc lột
kinh tế này không vi phạm nguyên tắc trao đổi ngang giá nên có thể dễ dàng che lấp
đi. Bản chất của giá trị thặng dư (m) được thể hiện rõ hơn qua phạm trù tỉ suất giá trị
thặng dư (m’) và khối lượng giá trị thặng dư (M).
Tỉ suất giá trị thặng dư (m’) là tỉ lệ phần trăm giữa số lượng giá trị thặng dư
(m) và tư bản khả biến (v) và có công thức là m’ = m/v. Ý nghĩa của tỉ suất giá trị
thặng dư: tỉ suất giá trị thặng dư vạch rõ trình độ bóc lột giá trị thặng dư của nhà tư
bản. Mặt khác, m’ có xu hướng ngày càng tăng, thể hiện rằng giai cấp tư bản đang
ngày một tinh vi hơn trong việc bóc lột người lao động. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ
suất giá trị thặng dư m':
- Năng suất lao động: tỷ lệ thuận
- Thời gian lao động tất yếu: tỷ lệ nghịch
- Thời gian lao động thặng dư: tỉ lệ thuận
Khối lượng giá trị thặng dư (M) là số lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu
được trong một thời gian sản xuất nhất định, đó chính là tích số của tỷ suất giá trị
thặng dư và tổng số tư bản khả biến được sử dụng. Công thức: M = m’V, trong đó V
là tổng số tư bản khả biến được sử dụng. Ý nghĩa của khối lượng giá trị thặng dư:
khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô bóc lột của nhà tư bản. Hơn nữa, khối
lượng giá trị thặng dư mới chính là mục đích mà các nhà tư bản hướng tới. Các nhân
tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư M:
- m’ ảnh hưởng đến M theo chiều thuận. Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến
m’ cũng ảnh hưởng đến M.
- V (số công nhân thuê) ảnh hưởng đến M theo chiều thuận. Do đó, nếu nhà
tư bản muốn tăng M phải mở rộng quy mô.

You might also like