Chương 2 - Lập báo cáo tài chính cá nhân - SV

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

QUẢN TRỊ TÀI

CHÍNH CÁ NHÂN
GIẢNG VIÊN: TS. NGUYỄN THỊ HOA HỒNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
EMAIL: HONGNTH@FTU.EDU.VN
SĐT: 0936831031

2-1
LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
CHƯƠNG 2

2-2
Mục tiêu

Giải thích cách lập báo cáo dòng tiền cá nhân


Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền cá nhân
Chỉ ra cách lập ngân sách dựa trên dòng tiền dự báo cá nhân
Mô tả cách lập bảng cân đối tài khoản cá nhân
Giải thích mối quan hệ giữa dòng tiền ròng cá nhân và bảng cân đối tài khoản cá
nhân (qua đó ảnh hưởng đến tài sản cá nhân)

2-3
Báo cáo dòng tiền cá nhân

Báo cáo dòng tiền cá nhân: báo cáo tài chính đo lường dòng tiền vào và dòng tiền ra của
mỗi người
Dòng tiền vào bao gồm tiền lương, tiền lãi, cổ tức
Dòng tiền ra bao gồm tất cả các chi phí, từ chi phí lớn đến chi phí nhỏ

2-4
Báo cáo dòng tiền cá nhân (tiếp)

Lập báo cáo dòng tiền cá nhân bằng cách ghi lại thu nhập và chi phí của bạn trong một
khoảng thời gian
Dòng tiền ròng: dòng tiền vào trừ dòng tiền ra

2-5
BÁO CÁO DÒNG TIỀN CÁ NHÂN
Dòng tiền vào Tháng trước
Thu nhập (sau thuế) $2.500
Lãi tiền gửi 0
Cổ tức 0
Tổng tiền vào $2.500

Dòng tiền ra Tháng trước


$

Tiền thuê nhà $600


Truyền hình cáp 50
Tiền điện nước 60
Điện thoại 60
Nhu yếu phẩm, thực phẩm 300
Chi phí bảo hiểm chăm sóc sức khỏe 130
Quần áo 100
Chi phí ô tô (bảo hiểm, bảo dưỡng và xăng) 200
Giải trí 600
Tổng tiền ra $2.100

Dòng tiền ròng +$400

2-6
Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền
Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền vào:
◦ Giai đoạn trong con đường sự nghiệp cá nhân
◦ Liên quan chặt chữ đến các giai đoạn trong cuộc đời của mỗi cá nhân—đại học, đi
làm, nghỉ hưu
◦ Yêu cầu/tính chất công việc
◦ Dựa trên trình độ kỹ năng và nhu cầu về những kỹ năng đó
◦ Số lượng người có nhu nhập trong một hộ gia đình

2-7
Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền (tiếp)
MỐI QUAN HỆ GIỮA DÒNG TIỀN VÀO VÀ ĐỘ TUỔI
DÒNG
TIỀN
VÀO ĐẠI HỌC ĐI LÀM NGHỈ HƯU

TUỔI

2-8
Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền (tiếp)
Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền ra:

◦ Quy mô gia đình

◦ Độ tuổi

◦ Hành vi tiêu dùng cá nhân


◦ Một số người chi tiêu tất cả thu nhập của họ hoặc nhiều hơn thu nhập của họ, trong
khi đó có những người chi tiêu chủ yếu cho các nhu cầu thiết yếu và tập trung tiết
kiệm cho tương lai

2-9
Lập ngân sách

Ngân sách:
Một báo cáo dòng tiền dựa trên các dòng tiền dự báo cho một khoảng thời gian trong
tương lai
Ngân sách được sử dụng hữu ích khi dự đoán tình trạng sẵn có của tiền mặt mỗi người:
thặng dư tiền mặt hoặc thiếu hụt tiền mặt

2-10
BÁO CÁO DÒNG TIỀN CÁ NHÂN ĐÃ ĐIỀU CHỈNH
Dòng tiền vào Số tiền thực tế tháng trước Số tiền dự kiến tháng này

Thu nhập (sau thuế) $2.500 $2.500


Lãi tiền gửi 0 0
Cổ tức 0 0
Tổng tiền vào $2.500 $2.500

Dòng tiền ra Số tiền thực tế tháng trước Số tiền dự kiến tháng này
$

Tiền thuê nhà $600 $600


Truyền hình cáp 50 50
Tiền điện nước 60 60
Điện thoại 60 60
Nhu yếu phẩm, thực phẩm 300 300
Chi phí bảo hiểm chăm sóc sức khỏe 130 430
Quần áo 100 100
Chi phí ô tô (bảo hiểm, bảo dưỡng và xăng) 200 500
Giải trí 600 600
Tổng tiền ra $2.100 $2.700
Dòng tiền ròng +$400 -$200

2-11
Lập ngân sách (tiếp)

BẢNG TÓM TẮT DÒNG TIỀN CÁ NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH

Tình trạng dòng tiền Dòng tiền bất thường dự kiến Tình trạng dòng tiền
tháng trước trong tháng này tháng này

Dòng tiền vào $2.500 $0 $2.500


Dòng tiền ra $2.100 $600 $2.700
Dòng tiền ròng $400 -$600 -$200

2-12
Lập ngân sách (tiếp)

Dự đoán tình trạng thiếu hụt tiền mặt


◦ Khoản thiếu hụt nhỏ thường có thể được bù từ tài khoản thanh toán cá nhân

◦ Ngân sách đưa ra những cảnh báo về sự thiếu hụt để mỗi cá nhân có thể có sự chuẩn
bị cho nó

Đánh giá tính chính xác của ngân sách


◦ So sánh dòng tiền dự báo với dòng tiền thực tế

◦ Có thể có sự điều chỉnh khi cần thiết

2-13
Lập ngân sách (tiếp)

Dự báo dòng tiền ròng trong vài tháng

◦ Sử dụng thông tin cho một tháng thông thường và điều chỉnh thông tin đó cho các chi
phí bất thường như mua sắm theo mùa

◦ Dự phòng một số chi phí bất thường/đột xuất như chăm sóc sức khỏe, bảo dưỡng xe
và nhà cửa

Tạo lập ngân sách hàng năm bằng cách mở rộng ngân sách cá nhân trong thời gian dài
hơn

2-14
LẬP NGÂN SÁCH CÁ NHÂN
Dòng tiền vào Thực tế Dự kiến Thực tế Lỗi dự Tháng thông Dòng tiền năm nay (tháng
tháng trước tháng này tháng này báo thường (điển hình) thông thường x 12)
Thu nhập (sau thuế) $2.500 $2.500 $2.500 $0 $2.500 $30.000
Lãi tiền gửi 0 0 0 0 0 0
Cổ tức 0 0 0 0 0 0
Tổng tiền vào $2.500 $2.500 $2.500 $0 $2.500 $30.000

Dòng tiền ra
$

Tiền thuê nhà $600 $600 $600 $0 $600 $7.200


Truyền hình cáp 50 50 50 0 50 600
Tiền điện nước 60 60 60 0 60 720
Điện thoại 60 60 60 0 60 720
Nhu yếu phẩm, thực phẩm 300 300 280 20 300 3.600
Chi phí bảo hiểm chăm sóc sức khỏe 130 430 430 0 130 1.560
Quần áo 100 100 170 (70) 100 1.200
Chi phí ô tô (bảo hiểm, bảo dưỡng và xăng) 200 500 500 0 200 2.400
Giải trí 600 600 650 (50) 600 7.200
Tổng tiền ra $2.100 $2.700 $2.800 ($100) $2.100 $25.200
Dòng tiền ròng $400 ($200) ($300) ($100) $400 $4.800

2-15
SO SÁNH DÒNG TIỀN THỰC TẾ VÀ NGÂN SÁCH THÁNG NÀY
Dòng tiền vào Số tiền dự kiến (dự báo Số tiền thực tế (xác định Lỗi dự báo
vào đầu mỗi tháng) vào cuối tháng)
Thu nhập (sau thuế) $2.500 $2.500 $0
Lãi tiền gửi 0 0 0
Cổ tức 0 0 0
Tổng tiền vào $2.500 $2.500 $0

Dòng tiền ra
$

Tiền thuê nhà $600 $600 $0


Truyền hình cáp 50 50 0
Tiền điện nước 60 60 0
Điện thoại 60 60 0
Nhu yếu phẩm, thực phẩm 300 280 +20
Chi phí bảo hiểm chăm sóc sức khỏe 430 430 0
Quần áo 100 170 -70
Chi phí ô tô (bảo hiểm, bảo dưỡng và xăng) 500 500 0
Giải trí 600 650 -50
Tổng tiền ra $2.700 $2.800 -$100
Dòng tiền ròng -$200 -$300 -$100

2-16
Lập ngân sách (tiếp)

Cải thiện ngân sách


◦ Xem xét ngân sách định kỳ để đánh giá liệu bạn có đang tiến tới mục tiêu của mình
hay không

◦ Tìm kiếm các khoản mục có thể thay đổi để cải thiện ngân sách theo thời gian

Tập trung vào khía cạnh đạo đức


◦ Đừng trở nên quá phụ thuộc vào người khác

◦ Tạo lập ngân sách và cố gắng chi tiêu trong phạm vi ngân sách

2-17
NGÂN SÁCH HÀNG NĂM
Dòng tiền vào Tháng thông thường Dòng tiền năm nay (tháng thông thường x 12)
Thu nhập (sau thuế) $2.500 $30.000
Lãi tiền gửi 0 0
Cổ tức 0 0
Tổng tiền vào $2.500 $30.000

Tiền ra
Tiền thuê nhà $600 $7.200
Truyền hình cáp 50 600
Tiền điện nước 60 720
Điện thoại 60 720
Nhu yếu phẩm, thực phẩm 300 3.600
Chi phí bảo hiểm chăm sóc sức khỏe 130 1.560
Quần áo 100 1.200
Chi phí ô tô (bảo hiểm, bảo dưỡng và xăng) 200 2.400
Giải trí 600 7.200
Tổng tiền ra $2.100 $25.200
Dòng tiền ròng $400 $4.800 (chênh lệch giữa dòng tiền vào và
dòng tiền ra)

2-18
Lập kế hoạch tài chính Online: Một số tips lập ngân sách

Truy cập: http://www.moneycrashers.com/five-steps-to-effective-budgeting/

Trang web này cung cấp một số tips về lập ngân sách hiệu quả dựa trên các mục tiêu của
các cá nhân.

2-19
Bảng cân đối tài khoản cá nhân

Bảng cân đối tài khoản cá nhân: một bản tóm tắt tài sản cá nhân (những gì bạn sở hữu),
nợ phải trả cá nhân (những gì bạn nợ), và giá trị ròng cá nhân (tài sản trừ đi nợ phải trả)

Bảng cân đối tài khoản cá nhân phản ánh tình hình tài chính của cá nhân tại một thời
điểm cụ thể

2-20
Lập kế hoạch tài chính Online: Tác động của việc giảm chi tiêu

Truy cập: https://www.bankrate.com/ và tìm kiếm mục tiết kiệm

Trang web này cung cấp một ước tính về khoản tiết kiệm mà bạn có thể tích lũy theo
thời gian nếu bạn có thể giảm chi tiêu cho một hoặc nhiều chi phí hàng tháng của mình

2-21
Bảng cân đối tài khoản cá nhân

Tài sản

◦ Tài sản lưu động (liquid assets) là tài sản tài chính có thể dễ dàng bán mà không bị
giảm giá trị

◦ Tài sản gia đình (Household assets) là những vật dụng thường thuộc sở hữu của một
hộ gia đình, như nhà ở, xe hơi và đồ nội thất

◦ Bạn cần thiết lập giá trị thị trường cho những tài sản này – đây chính là số tiền bạn
sẽ nhận được nếu bạn bán tài sản vào ngày hôm nay

2-22
Bảng cân đối tài khoản cá nhân (tiếp)

◦ Tài sản đầu tư

◦ Trái phiếu: chứng chỉ được phát hành bởi người vay, thường là các công ty, doanh
nghiệp và cơ quan chính phủ, để huy động vốn

◦ Cổ phiếu: chứng chỉ đại diện cho quyền sở hữu một phần trong một công ty/doanh
nghiệp

2-23
Bảng cân đối tài khoản cá nhân (tiếp)

◦ Quỹ tương hỗ: các công ty đầu tư bán cổ phiếu và đầu tư số tiền thu được vào các
công cụ đầu tư

◦ Bất động sản: nắm giữ/sở hữu tài sản cho thuê và đất đai

◦ Tài sản cho thuê: nhà ở hoặc tài sản thương mại cho người khác thuê

2-24
Bảng cân đối tài khoản cá nhân (tiếp)

Nợ phải trả

◦ Nợ ngắn hạn: các khoản nợ sẽ được trả trong vòng một năm

◦ Nợ dài hạn: các khoản nợ sẽ được thanh toán trong thời gian dài hơn một năm

Giá trị ròng/Giá trị tài sản ròng là giá trị chênh lệch giữa những gì bạn sở hữu (tài sản) và
những gì bạn nợ (Nợ phải trả).

2-25
Bảng cân đối tài khoản cá nhân (tiếp)

Lập bảng cân đối tài khoản cá nhân:

◦ Cho phép mỗi cá nhân xác định được giá trị tài sản ròng của mình

◦ Cập nhật bảng cân đối tài khoản cá nhân định kỳ để theo dõi những thay đổi trong giá
trị tài sản ròng của mình theo thời gian

2-26
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN CÁ NHÂN
TÀI SẢN
TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
Tiền mặt $500
Tài khoản thanh toán 3.500
Tài khoản tiết kiệm 0
Tổng tài sản lưu động $4.000
TÀI SẢN GIA ĐÌNH
Nhà ở $0
Xe ô tô 1.000
Đồ nội thất 1.000
Tổng tài sản gia đình $2.000
TÀI SẢN ĐẦU TƯ
Cổ phiếu $3.000
Tổng tài sản đầu tư $3.000
TỔNG TÀI SẢN $9.000
NỢ PHẢI TRẢ VÀ GIÁ TRỊ RÒNG
NỢ NGẮN HẠN
Số dư thẻ tín dụng $2.000
Tổng nợ ngắn hạn $2.000
NỢ DÀI HẠN
Thế chấp $0
Vay mua ô tô 0
Tổng nợ dài hạn $0
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ $2.000
GIÁ TRỊ RÒNG $7.000

2-27
Bảng cân đối tài khoản cá nhân (tiếp)

Những thay đổi trong bảng cân đối tài khoản cá nhân

◦ Một số quyết định/thay đổi sẽ ảnh hưởng đến cả bảng cân đối tài khoản cá nhân và
giá trị tài sản ròng của bạn

◦ Những quyết định/thay đổi khác sẽ ảnh hưởng đến bảng cân đối tài khoản cá nhân
nhưng không làm thay đổi giá trị tài sản ròng của bạn

Xem xét bảng cân đối tài khoản cá nhân trong trường hợp: trước và sau khi mua một
chiếc ô tô mới…

2-28
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN CÁ NHÂN SAU KHI MUA MỘT CÁI XE MỚI
TÀI SẢN Tình hình hiện tại Nếu mua một cái xe mới
TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
Tiền mặt $500 $500
Tài khoản thanh toán 3.500 500
Tài khoản tiết kiệm 0 0
Tổng tài sản lưu động $4.000 $1.000
TÀI SẢN GIA ĐÌNH
Nhà ở $0 $0
Xe ô tô 1.000 20.000
Đồ nội thất 1.000 1.000
Tổng tài sản gia đình $2.000 $21.000
TÀI SẢN ĐẦU TƯ
Cổ phiếu $3.000 $3.000
Tổng tài sản đầu tư $3.000 $3.000
TỔNG TÀI SẢN $9.000 $25.000
NỢ PHẢI TRẢ VÀ GIÁ TRỊ RÒNG
NỢ NGẮN HẠN
Số dư thẻ tín dụng $2.000 $2.000
Tổng nợ ngắn hạn $2.000 $2.000
NỢ DÀI HẠN
Thế chấp $0 $0
Vay mua ô tô 0 16.000
Tổng nợ dài hạn $0 $16.000
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ $2.000 $18.000
GIÁ TRỊ RÒNG $7.000 $7.000

2-29
Bảng cân đối tài khoản cá nhân (tiếp)

Tác động của nền kinh tế đối với bảng cân đối tài khoản cá nhân
◦ Điều kiện kinh tế thuận lợi có thể tăng cơ hội việc làm và tăng thu nhập

◦ Điều kiện kinh tế không thuận lợi dẫn đến việc mất việc làm và giảm thu nhập

◦ Giá trị tài sản ròng có thể giảm đến mức âm

2-30
Mối quan hệ giữa dòng tiền và tích lũy tài sản
TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ ĐẾN BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN CÁ NHÂN
Giá trị của những ngôi
Nhu cầu mua nhà nhà do cá nhân sở hữu
tăng mạnh tăng lên
Điều kiện kinh
tế ổn Giá trị tài sản do cá nhân
định/phát sở hữu tăng lên
triển tốt Giá trị của cổ phiếu
Các tập đoàn có doanh
doanh nghiệp do các cá
số bán hàng cao
nhân sở hữu tăng lên

Nhu cầu mua nhà Giá trị của những ngôi


giảm mạnh nhà do cá nhân sở hữu
giảm đi
Điều kiện kinh Giá trị tài sản do cá nhân
tế yếu kém sở hữu giảm đi
Giá trị của cổ phiếu
Các tập đoàn có doanh
doanh nghiệp do các cá
số bán hàng kém
nhân sở hữu giảm đi

2-31
Ảnh hưởng của dòng tiền đến Bảng cân đối tài khoản cá nhân

Tài sản (Của cải) cá nhân được tích lũy bằng cách sử dụng dòng tiền ròng để đầu tư vào
tài sản mà không làm tăng nợ phải trả

Dòng tiền ròng có thể được sử dụng để giảm nợ phải trả, điều nay sẽ làm tăng giá trị tài
sản ròng

Giá trị tài sản ròng có thể thay đổi ngay cả khi dòng tiền ròng bằng 0; ví dụ, giá trị của
một tài sản hoặc khoản đầu tư tăng hoặc giảm
--> moi quan he giua bao cao dong tien ca nhan voi bang can doi tai khoan ca nhan

2-32
Mối quan hệ giữa dòng tiền và tích lũy tài sản

CÁCH THỨC DÒNG TIỀN RÒNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ TĂNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG
Dòng tiền vào

Dòng tiền ra
Sử dụng tiền để đầu tư nhiều hơn vào tài sản
Dòng tiền ròng Giá trị tài sản
Hoặc sử dụng tiền để giảm nợ phải trả
Giá trị nợ phải trả

Giá trị tài sản ròng

2-33
Bảng cân đối tài khoản cá nhân (tiếp)
Phân tích bảng cân đối tài khoản cá nhân

◦ Cho phép theo dõi tính thanh khoản, nợ và khả năng tiết kiệm

◦ Tính thanh khoản được đo lường bằng hệ số thanh khoản


◦ Hệ số thanh khoản (Hệ số khả năng thanh toán)= Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn
◦ Ví dụ từ bảng cân đối tài khoản cá nhân trong slide trước
◦ 4.000/2.000 = 2
◦ Kết quả càng cao = thanh khoản càng tốt
--> neu qua cao can xem lai danh muc phan bo tien, can nhac xem co the chuyen tai san luu dong sang loai tai
san khac (vd ts dau tu) de tang kha nang sinh loi khong

2-34
Bảng cân đối tài khoản cá nhân (tiếp)

◦ Mức độ nợ được đo lường bằng tỷ lệ nợ trên tài sản

◦ Tỷ lệ Nợ trên Tài sản = Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản

◦ Ví dụ từ bảng cân đối tài khoản cá nhân trong slide trước

◦ 2.000/9.000 = 22,22%

◦ Tỷ lệ càng cao = mức nợ so với tài sản càng cao hơn


--> canh bao ve muc do rui ro phai chiu

2-35
Bảng cân đối tài khoản cá nhân (tiếp)

◦ Tỷ lệ tiết kiệm đo lường mức tiết kiệm trong kỳ so với thu nhập khả dụng (thu nhập
sau thuế) trong kỳ

Tỷ lệ tiết kiệm = Tiết kiệm trong kỳ/Thu nhập khả dụng trong kỳ

Ví dụ từ bảng cân đối tài khoản cá nhân trong slide trước

$400/$2.500 = 16%

2-36
Cách lập ngân sách phù hợp với kế hoạch tài chính cá nhân

Các quyết định ngân sách chủ chốt để xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân bao gồm:

◦ Làm cách nào để tăng dòng tiền ròng của tôi trong tương lai gần?

◦ Làm cách nào để tăng dòng tiền ròng của tôi trong tương lai xa hơn?

2-37

You might also like