5.1.9.2. Biết một số hàm xử lí xâu kí tự. Nêu được ví dụ

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ DANH SÁCH CÂU HỎI

BẢN DÙNG THỬ MÔN TIN HỌC 10 CT 2018


5.1.9.2. Biết một số hàm xử lí xâu kí tự. Nêu được ví dụ
(Danh sách có 3 trang) (Tất cả) ; (Danh sách 24 câu)

Câu 1 (Mã câu 513502): Cho xâu S= “ Tiên học lễ hậu học văn”. Lệnh S.split() có ý nghĩa gì?
A. Tách xâu S thành danh sách các từ, dùng dấu cách để phân biệt tách
B. In hoa kí tự đầu tiên của xâu S
C. Chuyển toàn bộ xâu S về kí tự thường
D. Nối các từ trong xâu S lại với nhau, xóa bỏ các dấu cách ở giữa
Câu 2 (Mã câu 530504): Xác định xâu con của xâu y từ vị trí m đến trước vị trí n (m<n) ta có cú
pháp
A. y(m:n) B. y(m,n) C. y[m:n] D. y[m,n]
Câu 3 (Mã câu 530536): Hàm y.replace(x1,x2) dùng để
A. Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách đổi chỗ xâu con x1 và x2 của y.
B. Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x1 của y bằng xâu x2.
C. Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách bỏ đi xâu con x1 và x2 của y.
D. Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x2 của y bằng xâu x1.
Câu 4 (Mã câu 544678): Phát biểu nào chưa chính xác khi nói về toán tử in?
A. Biểu thức kiểm tra xâu 1 nằm trong xâu 2 là: <xâu 1> in <xâu 2>
B. Toán tử in trả về giá trị True nếu xâu 1 nằm trong xâu 2.
C. Toán tử in trả về giá trị False nếu xâu 1 không nằm trong xâu 2.
D. Toán tử in là toán tử duy nhất giải quyết được bài toán kiểm tra xâu có nằm trong xâu không.
Câu 5 (Mã câu 544682): Lệnh để tìm vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu con trong xâu mẹ
A. <xâu mẹ>.in(<xâu con>) B. <xâu mẹ>.split(<xâu con>)
C. <xâu mẹ>.find(<xâu con>,start) D. <xâu mẹ>.find(<xâu con>)
Câu 6 (Mã câu 563308): Hãy chọn phương thức để thực hiện việc tách xâu theo ký tự phân
cách thành các phần tử của một danh sách?
A. <Xâu ký tự>.split(<ký tự phân cách>)
B. <ký tự phân cách>.split(<Xâu ký tự>)
C. split(<Xâu ký tự>)
D. <Ký tự phân cách>.join(<Xâu>)
Câu 7 (Mã câu 563437): Hàm nào cho biết số lượng ký tự trong xâu ký tự?
A. len( ) B. find( ) C. split ( ) D. join( )
Câu 8 (Mã câu 584544): Để tạo xâu in thường từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm:
A. lower() B. len() C. upper() D. str()
Câu 9 (Mã câu 598182): Hàm y.count(x) thực hiện chức năng gì?
A. Đếm số lần xuất hiện không giao nhau của y trong x
B. Trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên xâu x xuất hiện trong xâu y
C. Đếm số lần xuất hiện không giao nhau của x trong y
D. Trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên xâu y xuất hiện trong xâu x
Câu 10 (Mã câu 598183): chọn đáp án đúng nhất khi nói đến chức năng của Hàm y.find(x)?
A. Tìm kiếm xâu y có xuất hiện trong xâu x hay không
B. Trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên xâu x xuất hiện trong xâu y
C. Trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên xâu y xuất hiện trong xâu x
D. Tìm kiếm xâu y có xuất hiện trong xâu x hay không
Câu 11 (Mã câu 611341): Lệnh s= s.lower() có ý nghĩa gì?
A. Chuyển toàn bộ xâu s thành kí tự thường
Trang 1/3 - Mã đề
B. Chuyển toàn bộ xâu s thành kí tự hoa
C. In hoa kí tự đầu tiên của mỗi từ
D. Cả ba đáp án sai
Câu 12 (Mã câu 622408): Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Có thể tìm vị trí của xâu con trong một xâu.
B. Không thể đếm số lần xuất hiện xâu con trong một xâu
C. Không thể ghép các xâu thành một xâu
D. Không thể xóa một xâu con trong một xâu
Câu 13 (Mã câu 644523): Cho xâu s1="ab123", xâu s2="a12" với cú pháp: s2 in s1 cho kết
quả là:
A. True B. False C. true D. false
Câu 14 (Mã câu 653490): s = "abc123456"
s=s[3:6]
Biến s cho giá trị bằng:
A. 123 B. 234 C. bc12 D. c123
Câu 15 (Mã câu 653491): Cho xâu s bất kì, để đếm số lần xuất hiện không giao nhau xâu “cd”
trong s ta sử dụng phương thức nào?
A. s.count(“cd”) B. s.count(“cd”,1)
C. s.count(len(s),“cd”) D. s.count(“cd”,6,9)
Câu 16 (Mã câu 653495): a="number"
Câu lệnh nào xóa kí tự cuối cùng của xâu a?
A. a=a.replace("r","") B. a=a.replace(6,"")
C. a=a.replace("n","") D. a=a.replace("","")
Câu 17 (Mã câu 653496): s = "123456789"
s=s.replace("345","")
Biến s chứa giá trị nào sau đây:
A. "126789" B. "1256789" C. "123789" D. "345"
Câu 18 (Mã câu 653498): Thư viện math cung cấp:
A. Thủ tục vào ra của chương trình.
B. Hỗ trợ việc tạo ra các lựa chọn ngẫu nhiên
C. Các hằng và hàm toán học.
D. Hỗ trợ trực tiếp các định dạng nén và lưu trữ dữ liệu
Câu 19 (Mã câu 658975): Hàm y.find(x) cho biết điều gì?
A. Trả về vị trí xuất hiện cuối cùng của xâu x trong xâu y.
B. Trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên trong xâu y mà từ đó xâu x xuất hiện như một xâu con
của xâu y.
C. Trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên trong xâu x mà từ đó xâu y xuất hiện như một xâu
con của xâu x.
D. Trả về vị trí xuất hiện cuối cùng của xâu y trong xâu x.
Câu 20 (Mã câu 667376): Để nối các phần tử (là xâu) của một danh sách thành một xâu ta dùng
lệnh:
A. append() B. split() C. join() D. input()
Câu 21 (Mã câu 667937): Hàm find() sẽ trả về giá trị gì nếu không tìm thấy xâu con trong xâu mẹ?
A. 0 B. -1 C. 1 D. None
Câu 22 (Mã câu 667939): Trong Python, lệnh sau trả lại giá trị là gì?
'abcabcabc'. find('ab',4)
A. 6 B. 0 C. 1 D. 4

Câu 23 (Mã câu 681202): Trong Python, dùng hàm nào dưới đây để đếm số lần xuất hiện xâu con?
Trang 2/3 - Mã đề
A. count(x) B. y.count(x) C. abs(x) D. y.abs(x)
Câu 24 (Mã câu 683193): Trong Python, để cho ra xâu con của y bằng cách bỏ m ký tự đầu tiên, ta
viết
A. y[m:] B. y[:m] C. y[m] D. y:m

Trang 3/3 - Mã đề

You might also like