BÀI 9 KHÁI QUÁT VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM KNTT.

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CHUYÊN ĐỀ 3 – VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

BÀI 9: KHÁI QUÁT VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Nêu được tác nhân và nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm
- Phân tích được tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người
2. Năng lực:
NĂNG LỰC MỤC TIÊU
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp tác - Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
- Chủ động hoàn thành công việc được giao, tiếp thu kiến thức từ
các thành viên trong nhóm
Tự chủ và tự học - Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Ghi chép đầy đủ và ngắn gọn thông tin dưới dạng sơ đồ tư duy
thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng khi cần thiết
Giải quyết vấn đề và - Đề xuất các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
sáng tạo
NĂNG LỰC SINH HỌC
Nhận thức sinh học - Nêu được định nghĩa về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Phân tích được tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
sức khỏe con người
- Nêu được tác nhân và nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực
phẩm
Tìm hiể thế giới sống - Tìm hiểu một số biện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở địa
phương
Vận dụng kiến thức, kĩ - Đề xuất một số biện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho gia
năng đã học đình

3. Phẩm chất
Chăm chỉ - Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi và hoàn
thành tốt việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
- Đánh giá ưu, nhược điểm của bản thân và kiến thức đã tiếp thu
được khi học nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm
Trách nhiệm Có trách nhiệm khi thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công
Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:


1. Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án
- Các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn
- Hình 9.1. Sơ đồ phân loại các tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm
- Hình 9.2. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm
- Máy chiếu, máy tính, tivi (nếu có)
2. Học sinh:
- Đọc trước bài mới.
- Trả lời các câu hỏi SCĐ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP)
1. Mục tiêu:
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
- HS xác định được nội dung bài học là khái quát về vệ sinh an toàn thực phẩm
2. Nội dung:
- HS hoạt động cá nhân quan sát hình và trả lời câu hỏi:

(?) Các loại thực phẩm trên có an toàn không? Vì sao?


3. Sản phẩm học tập:
- HS hoạt động nhóm đôi trả lời được câu hỏi
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát hình và trả lời câu hỏi:

(?) Các loại thực phẩm trên có an toàn không? Vì sao?


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân quan sát hình và trả lời cho câu hỏi dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm
của mình
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận:
HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi.
Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận
HS còn lại chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả: GV nhận xét, đánh giá câu trả lời và dẫn dắt vào nội dung bài mới:
BÀI 9: KHÁI QUÁT VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (KHÁM PHÁ)


Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm an toàn thực phẩm
a. Mục tiêu:
- Nêu được định nghĩa về vệ sinh an toàn thực phẩm
b. Nội dung:
HS quan sát hình ảnh + đọc SCĐ mục I + hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi sau:

(1) Hãy trình bày khái niệm thực phẩm? Phân biệt vệ sinh thực phẩm và an toàn thực phẩm?
(2)Vì sao vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải được đưa vào luật?
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi của GV đưa ra
Gợi ý đáp án:
Vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải đưa vào luật vì:
- An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân mà nó còn ảnh
hưởng đến kinh tế doanh nghiệp, uy tín quốc gia với quốc tế, tạo gánh nặng bệnh tật cho nhiều
thế hệ mai sau. Vì vậy, cần phải có một quy định cụ thể cho thấy quyền, nghĩa vụ của người
dân, doanh nghiệp; các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh
doanh thực phẩm; quy định về trách nhiệm quản lí nhà nước giúp người dân, doanh nghiệp
nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của mình và có những hướng dẫn cụ thể để đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Ngoài ra, việc có các quy định xử phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm về an toàn thực
phẩm giúp răn đe, cảnh tỉnh cho các đối tượng vi phạm và những người đang tham gia sản
xuất, kinh doanh lĩnh vực này cần phải có ý thức đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN


DỰ KIẾN SẢN PHẨM
VÀ HỌC SINH
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ I. KHÁI NIỆM AN TOÀN THỰC
PHẨM
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh + đọc SCĐ - Thực phẩm là sản phẩm mà con người
mục I + hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi sau: ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ
chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không
bao gồm mi phẩm, thuốc lá và các chất sử
dụng như dược phẩm.
- Vệ sinh thực phẩm (food hygiene) là mọi
điều kiện, biện pháp cần thiết để đảm bảo
sự an toàn và tính phù hợp của thực phẩm
ở mọi khâu thuộc chu trình chế biến thực
phẩm.
- An toàn thực phẩm (food safety) là việc
chất lượng thực phẩm phải đảm bảo không
gây hại cho người tiêu dùng khi nó được
chuẩn bị và/hoặc ăn, theo mục đích sử
(1) Hãy trình bày khái niệm thực phẩm? Phân dụng của nó.
biệt vệ sinh thực phẩm và an toàn thực phẩm? - Theo Luật An toàn thực phẩm nước
…………………………………………………………. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
…………………………………………………………. 2010, an toàn thực phẩm là việc bảo đảm
…………………………………………………………. để thực phẩm không gây hại đến sức khoẻ,
(2)Vì sao vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần tính mạng con người.
phải được đưa vào luật?
………………………………………………………….
………………………………………………………….
………………………………………………………….
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc thông tin SCĐ + hoạt động nhóm hoàn
thành nội dung phần học
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu nhóm HS trình bày nội dung thảo
luận
Các nhóm HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ
sung (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang
hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ô nhiễm thực phẩm


a. Mục tiêu:
- Nêu được tác nhân và nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm
b. Nội dung:
1. Tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm
HS đọc SCĐ mục II.1 + quan sát hình 9.1 + hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi sau:
(1) Ô nhiễm thực phẩm là gì? Kể tên các tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm?
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm
HS quan sát hình ảnh 9.2 + đọc SCĐ mục II.2 + thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi sau:

(1) Các tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm có thể xâm nhập và gây ô nhiễm trong những trường
hợp nào? Cho ví dụ?
(2) Từ những hiểu biết về tác nhân, nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm, hãy đề xuất các
phương án nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến và bảo
quản thực phẩm?
c. Sản phẩm: Sản phẩm hoạt động của nhóm
Gợi ý đáp án:
Cần đảm bảo môi trường nuôi trồng an toàn, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm bởi các tác nhân như
kim loại nặng, hoá chất công nghiệp, kí sinh trùng, virus,... vào thực phẩm ở bất kì giai đoạn
nào. Cụ thể:
- Trong quá trình nuôi trồng: cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học,
kháng sinh, thuốc thú y,... đã được cấp phép và sử dụng đúng liều lượng, đảm bảo thời gian
cách li theo quy định.
- Trong chế biến: cần sử dụng nguồn nước sạch; sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến đúng
quy định; đảm bảo vệ sinh cá nhân đối với người chế biến, khu vực chế biến và dụng cụ chế
biến.
- Trong bảo quản: cần dùng các hoá chất và áp dụng các phương pháp bảo quản theo quy
định; các dụng cụ chứa đựng, bao gói cần đảm bảo an toàn, không thôi nhiễm, không thủng, rò
rỉ, có nắp kín, dễ dàng vệ sinh; mỗi loại thực phẩm cần được bảo quản theo quy định riêng,
tránh hư hỏng, ẩm mốc;…

d. Tổ chức hoạt động:


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
VÀ HỌC SINH
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu tác nhân gây ô nhiễm II. Ô NHIỄM THỰC PHẨM
thực phẩm 1. Tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Ô nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện tác
GV cho HS đọc SCĐ mục II.1 + quan sát hình nhân làm ô nhiễm thực phẩm, gây hại đến
9.1 + hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi sau: sức khoẻ, tính mạng con người.
- Tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm có thể
được chia thành 3 nhóm sau:
+ Tác nhân sinh học: vi khuẩn, virus, kí
sinh trùng, vi nấm sinh độc tố như vi
khuẩn Listeria, virus viêm gan A, giun
móc, vi nấm Aspergillus flavus,...
+ Tác nhân hoá học: phụ gia thực
phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực
phẩm; hoá chất dùng trong nông
nghiệp; hoá chất từ môi trường ô
nhiễm; hoá chất trong bao bì đóng
(1) Ô nhiễm thực phẩm là gì? Kể tên các tác gói, chứa đựng, dụng cụ chế biến; chất độc
nhân gây ô nhiễm thực phẩm? tự nhiên có sẵn trong thực phẩm như chì,
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập benzene, alkaloid, hàn the,...
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tác nhân vật lí: dị vật (mảnh kim
HS đọc thông tin SCĐ + quan sát hình hoạt động loại, móng, xương,…), chất phóng
cá nhân hoàn thành nội dung phần học xạ (strontium-90, iodine, tritium,...).
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trình bày nội dung đã tìm hiểu
Các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung
(nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang
hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu nguyên nhân gây ô 2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm thực
nhiễm thực phẩm phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Môi trường ô nhiễm do rác thải sinh
GV cho HS quan sát hình ảnh 9.2 + đọc SCĐ hoạt, y tế, nước thải công nghiệp,...
mục II.2 + thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi - Đặc điểm nuôi trồng, sản xuất, chế biến
sau: còn nhỏ lẻ, cá thể, phương thức còn lạc
hậu,... dẫn đến vẫn còn tình trạng sử dụng
các hoá chất nông nghiệp, phụ gia, chất hỗ
trợ chế biến không đúng quy định.
- Việc đầu tư cơ sở hạ tầng như hệ thống
nước thải, nhà xưởng, dụng cụ chế biến,
bảo quản,... còn hạn chế, chưa đạt chuẩn
theo quy định.
(1) Các tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm có thể - Vệ sinh cơ sở tạm bợ, không đảm bảo,
xâm nhập và gây ô nhiễm trong những trường rác thải chưa được xử lí đúng cách,... sẽ
hợp nào? gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
………………………………………………………… - Tình trạng thiếu nước sạch vẫn còn diễn
………………………………………………………… ra ở nhiều địa phương. Nguồn nước không
………………………………………………………… đảm bảo có thể dẫn đến tình trạng nhiễm
(2) Từ những hiểu biết về tác nhân, nguyên nhân các vi sinh vật, hoá chất từ môi trường ô
gây ô nhiễm thực phẩm, hãy đề xuất các phương nhiễm vào thực phẩm.
án nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm - Kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn
trong quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm của người quản lý, chế biến,
thực phẩm? kinh doanh và tiêu dùng còn hạn chế, chưa
………………………………………………………… đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm.
………………………………………………………… Vẫn còn các tình trạng không sử dụng
………………………………………………………… nước sạch trong chế biến, dụng cụ bát đũa
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập ăn uống không được vệ sinh đúng cách,
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập thức ăn không đảm bảo về quy định chế
HS đọc thông tin SCĐ + quan sát hình hoạt động biến,...
nhóm đôi hoàn thành nội dung phần học Ví dụ: Thuỷ hải sản sống trong nguồn
Bước 3. Báo cáo, thảo luận nước ô nhiễm từ các nhà máy có thể bị
GV yêu cầu nhóm HS trình bày nội dung đã tìm nhiễm các kim loại nặng, đặc biệt là thuỷ
hiểu ngân, chúng thường khó loại bỏ qua quá
Các nhóm HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ trình chế biến và sẽ tích luỹ trong cơ thể,
sung (nếu có) gây nguy hại cho sức khoẻ người sử dụng.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang
hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe
a. Mục tiêu:
- Phân tích được tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người
b. Nội dung:
HS đọc SCĐ mục III + thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn trả lời câu hỏi sau:
(1) Mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể gây tác hại gì đối với sức khoẻ con người?
(2) Vì sao nói mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể dẫn đến suy thoái nòi giống, gây suy giảm
chất lượng dân số?
c. Sản phẩm: Sản phẩm hoạt động của nhóm
(2) Dự kiến câu trả lời:
Thực phẩm mất an toàn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời chứa các tác
nhân gây ra các bệnh lí khiến quá trình sinh trưởng, phát triển kém dẫn đến suy giảm sức khoẻ
và trí tuệ của người sử dụng. Mặt khác, một số tác nhân như các kim loại nặng, hoá chất,
phóng xạ,... qua thức ăn xâm nhập và tích luỹ trong cơ thể người có thể gây ra các tật, bệnh di
truyền, vô sinh, quái thai, dị dạng dẫn đến suy giảm chất lượng dân số, suy thoái nòi giống.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
VÀ HỌC SINH
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ III. TÁC HẠI CỦA MẤT VỆ SINH AN
GV cho HS đọc SCĐ mục III + thảo luận nhóm TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI SỨC
theo kĩ thuật khăn trải bàn trả lời câu hỏi sau: KHỎE
(1) Mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể gây tác 1. Giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm
hại gì đối với sức khoẻ con người? Thực phẩm không đảm bảo an toàn và
…………………………………………………………. không được chế biến đúng cách sẽ bị giảm
…………………………………………………………. giá trị dinh dưỡng, từ đó không đảm bảo
…………………………………………………………. lượng chất dinh dưỡng và năng lượng cần
(2) Vì sao nói mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thiết đáp ứng cho nhu cầu về sinh trưởng,
thể dẫn đến suy thoái nòi giống, gây suy giảm phát triển, học tập, lao động,... của người
chất lượng dân số? sử dụng.
…………………………………………………………. 2. Gây nên các bệnh lí mạn tính hoặc cấp
…………………………………………………………. tính
…………………………………………………………. - Thực phẩm không an toàn chứa các tác
…………………………………………………………. nhân ô nhiễm có thể gây nhiễm khuẩn,
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Tổn thương hệ tiêu hoá: Khi ăn phải các
HS đọc thông tin SCĐ + hoạt động nhóm theo kĩ dị vật bị lẫn vào trong thức ăn có thể dẫn
thuật khăn trải bàn hoàn thành nội dung phần học đến gãy răng, hóc xương, tổn thương niêm
Bước 3. Báo cáo, thảo luận mạc miệng, thủng, loét đường tiêu hoá,
GV yêu cầu nhóm HS trình bày lần lượt nội dung chảy máu, nhiễm trùng gây nguy hiểm
đã thảo luận tính mạng.
Các nhóm HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ - Khi ăn những thực phẩm bị nhiễm phóng
sung (nếu có) xạ lâu ngày, vượt mức cho phép có thể bị
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đột biến, ung thư và gây dị tật bẩm sinh ở
học tập các thế hệ sau.
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang - Sử dụng thực phẩm không an toàn kéo
hoạt động tiếp theo. dài không chỉ ảnh hưởng tới một thế hệ
mà còn làm gia tăng nguy cơ trẻ suy giảm
sức khoẻ, mắc các bệnh di truyền và bị dị
tật bẩm sinh ở thế hệ sau, trên quy mô dân
số lớn sẽ làm suy giảm chất lượng dân số
và giống nòi.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện, phát triển kĩ năng bài học
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi luyện tập
- HS trả lời câu hỏi để khắc sâu kiến thức bài học
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1. Câu hỏi luyện tập
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Kẻ và hoàn thành bảng vào vở theo mẫu sau:

Các loại tác nhân


Ô nhiễm thực phẩm Tác hại Giai đoạn bị ô nhiễm
gây ô nhiễm
Ô nhiễm do tác nhân
? ? ?
sinh học
Ô nhiễm do tác nhân
? ? ?
hóa học
Ô nhiễm do tác nhân
? ? ?
vật lí

Câu 2. Em hãy kể tên các tác nhân hay gặp gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại gia đình. Để
xuất phương án giúp loại bỏ các tác nhân đó?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
- GV theo dõi và hỗ trợ (nếu cần)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận của nhóm
- Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, tranh luận, nhận xét hoạt động
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

ĐÁP ÁN CÂU HỎI


Câu 1.
Ô nhiễm Các loại tác nhân gây ô Giai đoạn
Tác hại
thực phẩm nhiễm bị ô nhiễm
Ô nhiễm do Vi khuẩn, virus, kí sinh - Làm giảm giá trị dinh Tất cả các giai
tác nhân sinh trùng, vi nấm sinh độc tố dưỡng của thực phẩm. đoạn từ sản xuất,
học như vi khuẩn Listeria, - Gây nên nhiễm khuẩn, ngộ chế biến đến sử
virus viêm gan A, giun độc cấp tính và mạn tính dẫn dụng, bảo quản
móc, vi nấm Aspergillus đến suy giảm sức khoẻ, ảnh thực phẩm.
flavus,... hưởng tới công việc, tâm lí,
kinh phí của người bệnh.
Ô nhiễm do Phụ gia thực phẩm và chất - Làm giảm giá trị dinh Tất cả các giai
tác nhân hoá hỗ trợ chế biến thực dưỡng của thực phẩm. đoạn từ sản xuất,
học phẩm; hoá chất dùng - Gây nên ngộ độc cấp tính chế biến đến sử
trong nông nghiệp; hoá và mạn tính dẫn đến suy dụng, bảo quản
chất từ môi trường ô giảm sức khoẻ, ảnh hưởng thực phẩm.
nhiễm; hoá chất trong bao tới công việc, tâm lí, kinh phí
bì đóng gói, chứa đựng, của người bệnh.
dụng cụ chế biến; chất độc
tự nhiên có sẵn trong thực
phẩm như chì, benzene,
alkaloid, hàn the,...
Ô nhiễm do Dị vật (mảnh kim - Các dị vật gây tổn thương Tất cả các giai
tác nhân vật loại, móng, xương, hệ tiêu hoá. đoạn từ sản xuất,
lí …), chất phóng - Các chất phóng gây ngộ chế biến đến sử
xạ (strontium-90, iodine, độc mạn tính với các triệu dụng, bảo quản
tritium,...). chứng nghiêm trọng như đột thực phẩm.
biến, ung thư và gây dị tật
bẩm sinh ở các thế hệ sau.
Câu 2.
Tác nhân gây mất
an toàn thực phẩm thường Phương án đề xuất
gặp tại gia đình
Vi nấm sinh độc tố - Nên lựa chọn sử dụng các loại ngũ cốc có các hạt đều nhau,
aflatoxin trong ngũ cốc bị không có màu sắc, mùi vị khác lạ.
mốc - Bảo quản: nơi bảo quản thoáng khí, mát, khô ráo, kê cao so
với mặt đất, nên đựng trong hộp chuyên dụng có nắp kín, kiểm
tra thường xuyên.
Dư lượng hoá chất bảo vệ - Nên lựa chọn sử dụng các loại rau, củ, quả, có nguồn gốc
thực vật trong các loại rau, xuất xứ rõ ràng, đúng mùa vụ. Rau, quả còn tươi, không có
củ, quả mùi, màu sắc, hình dạng lạ. Chọn rau không quá mướt nhưng
cũng không nên vàng úa hoặc có vết mốc trên bề mặt.
- Nên rửa sạch dưới vòi nước chảy hoặc rửa kĩ nhiều lần với
nước sạch, bỏ vỏ đối với các loại củ, quả và ăn chín. Nấu chín
trước khi ăn, không nên ăn rau sống.
Các vi sinh vật xâm nhập - Chọn các loại thịt tươi với một số đặc điểm sau: thịt khô ráo,
vào thịt, cá rắn, có độ đàn hồi, khi ấn vào thịt không để lại dấu lõm, không
có màu sắc, mùi vị bất thường.
- Lựa chọn cá: thân cá cứng; nhãn cầu lồi, trong suốt, giác mạc
đàn hồi; miệng ngậm cứng; mang hồng hoặc đỏ tươi, không
nhớt, không mùi; vảy bám chặt, tươi óng ánh, không có hoặc có
ít niêm dịch trong; bụng không phình, hậu môn thụt vào trong
trắng nhạt; thịt rắn có độ đàn hồi, dính chặt vào xương sống.
- Sử dụng các loại thịt, cá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được
chế biến tại các cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Nấu chín kĩ trước khi ăn, không ăn thịt sống.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn như:
- Đề xuất một số biện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho gia đình
b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân hoàn thành nhiệm vụ sau:
(1) Theo em, để đảm bảo an toàn thực phẩm, khi mua các thức ăn đã chế biến sẵn cần lưu ý
những vấn đề gì? Vì sao?
(2) Nếu có hai loại thực phẩm có thành phần chất dinh dưỡng như nhau nhưng một loại chứa
nhiều chất phụ gia hơn. Em sẽ chọn loại thực phẩm nào? Giải thích lí do?
c. Sản phẩm: Kết quả bài báo cáo của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ:
GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ghi chép lại yêu cầu và tiến hành ở nhà
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV kiểm tra quá trình chuẩn bị nhiệm vụ cá nhân ở nhà trong tiết học sau
Gợi ý
(1) Để đảm bảo an toàn thực phẩm, khi mua thực phẩm chế biến sẵn cần lưu ý các vấn để sau:
- Thực phẩm chế biến không có nhãn mác cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ; thức ăn phải được
bảo quản trong bao gói, dụng cụ sạch, không gây ô nhiễm thực phẩm, chống được ruồi bọ, bụi
bẩn;...
- Đối với thực phẩm có bao gói phải có nhãn dán đầy đủ, đúng quy định.
- Không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc; các loại thực phẩm lạ; thực phẩm có
dấu hiệu ôi thiu, thay đổi màu sắc, mùi hương, hình dạng....
(2) - Nếu có hai loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng như nhau ta nên chọn loại ít phụ gia
hơn.
- Giải thích:
+ Phụ gia thực phẩm được thêm vào nhằm đáp ứng yêu cầu công nghệ trong quá trình sản
xuất, chế biến thực phẩm với một giới hạn tối đa cho phép đã được quy định. Tuy nhiên, bên
cạnh những tác dụng tích cực mà phụ gia thực phẩm đem lại thì hiện nay, tình trạng sử dụng
phụ gia thực phẩm rất phổ biến, tràn lan. Có thể tìm mua các loại phụ gia dễ dàng, gây nên
khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng của thực phẩm.
+ Ngoài ra, kiến thức của người dân vẫn còn kém dẫn đến tình trạng sử dụng các loại phụ gia
bị cấm, các loại phụ gia ngoài danh mục cho phép hoặc sử dụng quá giới hạn, không đúng
chủng loại thực phẩm làm tăng nguy cơ gây ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính, ảnh hưởng xấu
đến sức khoẻ người sử dụng.
→ Các loại thực phẩm có sử dụng phụ gia ngày càng phổ biến nhất là đối với nhóm thực phẩm
chế biến sẵn. Vậy nên để giảm thiểu các nguy cơ gây nguy hại sức khoẻ, người dùng nên chọn
các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại các cơ sở kinh doanh được cấp phép và
hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS làm tốt, kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học
- Trả lời các câu hỏi SCĐ
- Đọc trước và trả lời các câu hỏi bài 10: NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

You might also like