Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TẬP LỚN


MÔN: KIẾN TRÚC MÁY TÍNH

CHỦ ĐỀ 5: TÌM HIỂU VỀ ROM


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TRẦN ANH TÚ

Thành viên: Nguyễn Nam Anh (K49B SP Tin)


Chảo Dùn Quáng (K49B SP Tin)
Đỗ Hoàng Duy (k49B SP Tin)
MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU..............................................................................................1

1.1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................1

1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.................................................................1

1.3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................2

1.4. Các phương pháp nghiên cứu.....................................................................2

PHẦN II. NỘI DUNG.........................................................................................3

2.1. Khái niệm ROM...........................................................................................3

2.2. Lịch sử phát triển.........................................................................................3

2.3. Chức năng của ROM...................................................................................5

2.4. Hệ thống ROM trong máy tính..................................................................6

2.4.1.Cách thức vận hành của ROM.................................................................6

2.5.Phân loại ROM.............................................................................................7

2.5.1. MROM – ROM lập trình theo kiểu mặt nạ............................................7

2.5.2. Bộ nhớ cố định – PROM .........................................................................7

2.5.3. Bộ nhớ bán cố định - EPROM (Erasable PROM) ...............................8

2.5.4. Bộ nhớ bán cố định - EEPROM (Electrically Erasable PROM) .......11

2.5.5. Bộ nhớ bán cố định - Bộ nhớ FLASH...................................................11

2.6.Ứng dụng của ROM...................................................................................12

PHẦN III. Tài liệu tham khảo.........................................................................24


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, máy tính điện tử đã trở thành một vật dụng không thể thiếu
trong mọi lĩnh vực đời sống, mang lại hiệu quả to lớn về thời gian, nhân lực và
tiền bạc cho con người. Mỗi chiếc máy tính đều được tạo nên từ rất nhiều thành
phần, thiết bị và linh kiện khác nhau, hoạt động với những nguyên lí hết sức
tinh vi và phức tạp; có sự phối hợp nhịp nhàng, hoạt động ăn khớp giữa các
thành phần để tạo nên một thể thống nhất.
Một thành phần cũng rất quan trọng nhưng thường ít được quan tâm và biến
đến nhất trong chiếc máy tính đó chính là bộ nhớ ROM. Đóng vai trò giúp thiết
bị máy tính, điện thoại có thể khởi động, cũng như giúp bạn lưu trữ dữ liệu cá
nhân. ROM không phải bộ nhớ của ổ cứng, mà cũng là một bộ nhớ trong
của máy tính. Khác với RAM chỉ là bộ nhớ tạm thời, ROM là bộ nhớ có tính
chất bất biến. Tức là nếu bạn đã lưu trữ thì dữ liệu sẽ không bị mất đi, kể cả khi
bạn đã tắt máy.
Để mang lại cho các bạn những hiểu biết sâu hơn về hệ thống ROM trong
máy tính, cũng như hiểu được tâm quan trọng của hệ thống ROM với chiếc máy
tính mà chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu về ROM”. Để hiểu và
nắm vững hơn về hệ thống ROM trong máy tính, mời các bạn tìm hiểu phần nội
dung đề tài.
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
1.2.1. Mục tiêu đề tài
Đề tài sẽ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ROM trong máy tính-
Đề tài sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức sâu hơn về ROM bao
gồm: khái niệm, chức năng, cơ chế vận hành, phân loại…

1.2.2. Nhiệm vụ đề tài


- Nắm vững khái niệm của ROM
- Hiểu và nắm vững chức năng
1
- Hiểu và nắm vững cơ chế hoạt động của ROM
- Hệ và nắm vững thống của ROM trong máy tính
- Hiểu và nắm vững cách phân loại ROM
- Hiểu và nắm vững ứng dụng của ROM
1.3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Khách thể nghiên cứu
Mang lại cho tất cả mọi người có thêm hiểu biết về hệ thống Rom
trong máy tính, cũng như hiểu được tầm quan trọng của hệ thống ROM đối
với chiếc máy tính.
1.3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hệ thống ROM trong máy tính thuộc phòng thực hành của trường Đại
Học sư phạm Hà Nội 2.
1.4. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu từ những bài báo khoa
học, các trong web tin học và một số e-book, về đề tài nghiên cứu, giáo trình và
các tài liệu học tập khác.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Từ những tài liệu đã thu thập
tiến hành tìm hiểu phân tích và tổng hợp nội dung liên quan đến đề tài.
- Phương pháp chuyên gia: trong quá trình nghiên cứu có sự góp ý, điều
chỉnh từ giảng viên hướng dẫn.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm: Sau quá trình tìm hiểu
và đúc kết kinh nghiệm tiến hành tổng hợp và hoàn thiện đề tài.

2
PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. Khái niệm Rom
ROM (Read-only Memory) hay còn được gọi là bộ nhớ trong hoặc dung
lượng của điện thoại. Có chức năng lưu trữ các tệp chương trình, phần
mềm của hệ thống, thông tin dữ liệu,.. trên thiết bị.
2.2. Lịch sử phát triển
Mọi chương trình được lưu trữ có thể sử dụng một dạng lưu trữ cố định trên
ROM (nghĩa là dữ liệu của nó không bị mất khi bị ngắt nguồn) để lưu trữ
chương trình ban đầu khởi chạy khi máy tính được bật hoặc bắt đầu thực thi
(một quá trình được gọi là bootstrapping, thường được viết tắt là "booting" hoặc
"booting up").
Các dạng bộ nhớ chỉ đọc được sử dụng làm bộ lưu trữ không mất dữ liệu cho
các chương trình trong hầu hết các máy tính, chẳng hạn như ENIAC từ năm
1948. Bộ nhớ chỉ đọc thực hiện nó đơn giản hơn vì nó chỉ cần một cơ chế để
đọc các giá trị được lưu trữ, và không thay đổi chúng, và do đó có thể được
thực hiện với các thiết bị điện tử thô.
Với sự ra đời của các mạch tích hợp vào những năm 1960, cả ROM và
RAM có thể thay đổi đã được triển khai dưới dạng các mảng bóng bán dẫn
trong chip silicon; tuy nhiên, một ô nhớ ROM có thể được sản xuất bằng cách
sử dụng ít bóng bán dẫn hơn một ô nhớ SRAM. Do đó, ROM có thể được sản
xuất với chi phí thấp hơn so với RAM trong nhiều năm.
Ví dụ, Commodore 64 bao gồm 64 KB RAM và 20 KB ROM chứa trình
thông dịch BASIC và "kernel" (hạt nhân) của hệ điều hành. Các máy tính gia
đình hoặc văn phòng sau này như IBM PC XT thường bao gồm các ổ đĩa từ và
dung lượng RAM lớn hơn, cho phép chúng tải hệ điều hành từ ổ cứng vào
RAM, chỉ còn một chương trình khởi động phần cứng tối thiểu trong ROM
(được gọi là BIOS trong các máy tính tương thích IBM).
Trong các PC hiện đại, "ROM" (hoặc flash) được sử dụng để lưu trữ
phần cứng khởi động (firmware) cơ bản cho bộ xử lý chính, cũng như các

3
phần firmware khác nhau cần thiết để điều khiển các thiết bị độc lập như card đồ họa,
đĩa cứng, ổ đĩa DVD, màn hình, v.v.. trong hệ thống.

2.3. Chức năng của ROM


Rom có chức năng quan trọng nhất là giúp khởi động máy tính của bạn. Cụ thể
quá trình này như sau:

Chức năng của rom


Trong một hệ thống máy tính bình thường, rom được đặt trên bo mạch chủ, chứa
các hướng dẫn cơ bản của việc bật máy tính. Những điều này được gọi là “phần
sụn” – đại diện cho mã cơ bản để khởi động máy. Những phần sụn này còn được
gọi là Bios, bios lại được cắm vào phần bo mạch chủ.
Khi nhấn nút nguồn, chip Bios sẽ hoạt động và kiểm tra các thành phần của máy
tính để đảm bảo mọi thứ đều OK. Tiếp đến Bios hướng dẫn bộ xử lý máy tính là
CPU đọc mã tại các vị trí khác nhau. Việc làm này được gọi là tự kiểm tra bật
nguồn. Khi hoàn thành xong bạn sẽ bắt đầu nghe thấy ổ cứng quay, các tín hiệu
đèn trong máy hiện lên.
Tuy nhiên, lúc này màn hình vẫn đen và phải chờ CPU tiếp quản, bắt đầu khởi
chạy hệ điều hành thì màn hình mới lên. Cho nên, nếu không có rom thì bạn khó
có thể thực hiện bật máy để sử dụng.
Ngoài ra, rom còn giúp cho những thiết bị chạy bằng hệ điều hành android (điện
thoại) trở nên mượt mà, nhanh hơn.Thế nhưng việc up rom trên điện thoại cần
phải hết sức chú ý, để tránh những hiện tượng giật, lag, treo máy.

2.4. Hệ thống ROM trong máy tính


ROM không phải bộ nhớ của ổ cứng, mà cũng là một bộ nhớ trong của máy

tính. Khác với RAM chỉ là bộ nhớ tạm thời, ROM là bộ nhớ có tính chất bất

4
biến. Tức là nếu bạn đã lưu trữ thì dữ liệu sẽ không bị mất đi, kể cả khi bạn đã

tắt máy.

ROM thường được trang bị bằng cách lắp đặt thẳng trên mainboard để chứa

BIOS, Firmware của main.

 Trên máy tính, laptop: ROM sẽ được lắp đặt bên trong thùng máy,
thường nằm ở CPU, đóng vai trò là bộ nhớ đệm giúp thiết bị tăng tốc độ
truy xuất dữ liệu.
 Trên điện thoại: ROM hiểu đơn giản như là một phân vùng bí mật, dùng
để lưu trữ hệ điều hành. Khách hàng sẽ không thể ghi dữ liệu lên ROM,
nhưng hệ thống có thể ghi đè lên ROM khi cập nhật (up ROM).

2.4.1.Cách thức vận hành của ROM


Cách thức hoạt động của ROM đòi hỏi dữ liệu phải được lập trình một
cách hoàn hảo và hoàn chỉnh ngay từ khi nó được sản xuất. Bạn không thể tái
lập trình cũng như viết lại một bộ nhớ ROM tiêu chuẩn. Nếu trong quá trình tạo
ra một bộ nhớ ROM, bạn mắc phải một sai lầm về lập trình hoặc dữ liệu cần
phải được cập nhật, bạn sẽ phải làm lại tất cả mọi thứ từ bước đầu tiên. Đó là lý

5
do tại sao việc sản xuất ra một con chip ROM nguyên mẫu thường là một quá
trình rất mất thời gian và đầy những rủi ro. Thế nhưng những lợi ích mà ROM
mang lại luôn lớn hơn rất nhiều những khó khăn gặp phải trong khâu sản xuất.
Sau khi bản ROM mẫu được hoàn thành, chi phí để sản xuất những mẫu ROM
khác cũng vì thế mà rẻ hơn. Bộ nhớ ROM sử dụng rất ít năng lượng, cực kỳ
đáng tin cậy và là một bộ phận không thể thiếu trên các thiết bị điện tử nhỏ.
Chúng chứa đựng tất cả các chương trình cần thiết để chúng ta sử dụng thiết bị.

Một đi-ốt thường chỉ cho phép dòng điện chạy theo một hướng duy nhất
với một ngưỡng nhất định, được gọi là forward breakover (điện áp chuyển tiếp
dự phòng). Khái niệm này giúp xác định cần bao nhiêu dòng điện trước khi
chúng đi qua các đi-ốt. Đối với các sản phẩm được sản xuất từ silicon như bộ vi
xử lý và chip nhớ, điện áp chuyển tiếp dự phòng lý tưởng là khoảng 0,6 volt.
Bằng cách tận dụng các tính chất độc đáo của một đi-ốt, ROM có thể truyền
một dòng điện vượt quá ngưỡng chuyển tiếp tới các cột thích hợp thông qua các
hàng thích hợp đã được lựa chọn, để tạo thành những ô kết nối nhất định. Nếu
một đi-ốt có mặt tại ô đó, thì theo hệ nhị phân, giá trị được hiểu sẽ là "on" (giá
trị 1). Nếu giá trị của ô là 0 thì tức là không có đi-ốt ở các ô giao điểm kết nối
cột và hàng. Vì vậy, dòng điện trên cột không được truyền tới hàng.

2.5. Phân loại ROM


2.5.1:MROM – ROM lập trình theo kiểu mặt nạ
Được chế tạo trên một phiến silic theo một số bước xử lý như quang khắc và
khếch tán để tạo ra những tiếp giáp bán dẫn có tính dẫn điện theo một chiều
(như diode, transistor trường). Người thiết kế định rõ chương trình muốn ghi
vào ROM, thông tin này được sử dụng để điều khiển quá trình làm mặt nạ. Hình
7-6 là một ví dụ đơn giản về sơ đồ MROM dùng diode.
 Chỗ giao nhau giữa các dây từ (hàng) và các dây bit (cột) tạo nên một phần tử
nhớ (ô nhớ). Một diode được đặt tại đó (hình vẽ) sẽ cho phép lưu trữ số liệu “0”.

6
Ngược lại những vị trí không có diode thì sẽ cho phép lưu trữ số liệu “1”. Khi
đọc một từ số liệu thứ i của ROM, bộ giải mã sẽ đặt dây từ đó xuống mức logic
thấp, các dây còn lại ở mức cao. Do vậy chỉ những diode nối với dây này được
phân cực thuận, do đó nó sẽ dẫn làm cho điện thế lối ra trên các dây bit tương
ứng ở mức logic thấp, các dây bit còn lại sẽ giữ ở mức cao.
 Cả hai công nghệ MOS và lưỡng cực được dùng để chế tạo MROM. Thời
gian truy nhập của bộ nhớ lưỡng cực khoảng từ 50 – 90 ns, bộ nhớ MOS lâu
hơn khoảng 10 lần. Do đó ROM lưỡng cực nhanh hơn và có khả năng kích hoạt
tốt hơn trong khi mạch nhớ MOS cùng dung lượng có kích thước nhỏ hơn và
tiêu thụ năng lượng ít hơn.
2.5.2. Bộ nhớ cố định – PROM
PROM cũng gồm có các diode như ở MROM nhưng chúng có mặt đầy đủ
tạo các vị trí giao nhau giữa dây từ và dây bit. Mỗi diode được nối với một cầu
chì. Bình thường khi chưa lập trình, các cầu chì còn nguyên vẹn, nội dung của
PROM sẽ toàn là 0. Khi định vị đến một bit bằng cách đặt một xung điện ở lối
ra tương ứng, cầu chì sẽ bị đứt và bit này sẽ bằng 1. Bằng cách đó ta có thể lập
trình toàn bộ các bit trong PROM. Như vậy, việc lập trình đó có thể được thực
hiện bởi người sử dụng chỉ một lần duy nhất, không thể sửa đổi được. Bộ nhớ
bán cố định - EPROM (Erasable PROM) Số liệu vào có thể được viết vào bằng
xung điện nhưng được lưu giữ theo kiểu không bay hơi. Đó là loại ROM có thể
lập trình được và xóa được. Hình 7- 7 chỉ ra cấu trúc của một transistordùng để
làm một ô nhớ gọi là FAMOST (Floating gate avalanche injection MOS
transistor). Trong ô nhớ dùng transistor này, cực cửa được nối với đường từ, cực
máng được nối với đường bit và cực nguồn được nối với nguồn chuẩn được coi
là nguồn cho mức logic 1. Khác
với transistor MOS bình thường, transistor loại này còn có thêm một cửa gọi là
cửa nổi (floating gate); đó là một vùng vật liệu được thêm vào vào giữa lớp cách
điện cao như ở hình7-7. Nếu cửa nổi không có điện tích thì nó không ảnh hưởng
gì đến cực cửa điều khiển vàtransistor hoạt động như bình thường. Tức là
7
khidâytừ được kích hoạt (cực cửa có điện thếdương) thì transtor dẫn, cực máng
và nguồn được nối với nhau qua kênh dẫn và dây bit cómức logic 1. Nếu cửa
nổi có các điện tử trong đó với điện tích âm thì chúng sẽ ngăn trường điều khiển
của cửa cửa và dù dây từ được kích hoạt thì cũng không thể phát ra trường đủu
mạnh với cực cửa điều khiển để làm thông transistor. Lúc này đường bit không
được nối với nguồn chuẩn và ô nhớ coi như được giữ giá trị 0.

2.5.3 Bộ nhớ bán cố định - EPROM (Erasable PROM)


 Việc nạp các điện tử vào vùng cửa nổi, tức là tạo ra các ô nhớ mang giá trị 0
được thực hiện bởi xung điện có độ dài cỡ 50 ms và độ lớn + 20 V đặt giữa cực
cửa va cực máng. Lúc đó những điện tích mang năng lượng lớn sẽ đi qua lớp
cách điện giữa đế và cửa nổi. Chúng tích tụ trong vùng cửa nổi và được giữ ở
đây sau khi xung lập trình tắt. Đó là do cửa nổi được cách điện cao với xung
quanh và các điện tử không còn đủ năng lượng sau khi lạnh đi, để có thể vượt ra
ngoài lớp cách điện đó nữa. Chúng sẽ được giữ ở đây trong một thời gian rất dài
(ít nhất là 10 năm).
 Để xoá các thông tin, tức là làm mất các điện tích điện tử trong vùng cửa nổi,
phải chiếu ánh sáng tử ngoại UV vào chíp nhớ. Lúc này, những điện tử hấp thụ
đượ năng lượng và sẽ nhảy lên các mức năng lượng cao và rời khỏi cửa nổi
giống như cách mà chúng đã thâm nhập vào. Trong chip EPROM có một cửa sổ
làm bằng thuỷ tinh thạch anh chỉ để cho ánh sáng tử ngoại đi qua khi cần xoá số
liệu trong bộ nhớ.
2.5.4 Bộ nhớ bán cố định - EEPROM (Electrically Erasable PROM)

8
Cửa sổ thạch anh có giá thành khá đắt và không tiện lợi nên những năm gần
đây xuất hiện các chipPROM có thể xoá số liệu bằng phương pháp điện. Cấu
trúc của ô nhớ giống như hình 7-8.Việc nạp các điện tử cho cửa nổi được thực
hiện như cách ở EPROM. Bằng một xung điện tươngđối dài, các điện tích mang
năng lượng cao được phát ra trong đế sẽ thấm qua lớp cửa ôxit và tíchtụ trong
cửa nổi. Để xoá EEPROM, một lớp kênh màng mỏng ôxit giữa vùng cửa nổi
trải xuốngdưới đế và cực máng giữ vai trò quan trọng. Các lớp cách điện không
thể là lý tưởng được, các điệntích có thể thấm qua lớp phân cách với một xác
suất thấp. Xác suất này tăng lên khi bề dày của lớpgiảm đi và điện thế giữa hai
điện cực ở hai mặt lớp cách điện tăng lên. Muốn phóng các điện tíchtrong vùng
cửa nổi một điện thế (-20 V) được đặt vào cực cửa điều khiển và cực máng. Lúc
này cácđiện tử âm trong cửa nổi được chảy về cực máng qua kênh màng mỏng
ôxit và số liệu lưu giữ đượcxoá đi. Điều lưu ý là phải làm sao cho dòng điện tích
này chảy không quá lâu vì nếu không vùng cửanổi này lại trở nên tích điện
dương làm cho hoạt động của transistor không được trạng thái bìnhthường (mức
nhớ 1)

2.5.5. Bộ nhớ bán cố định - Bộ nhớ FLASH


Mục đích sử dụng chính của bộ nhớ flash là để thay thế cho các ổ đĩa mềm
và ổ đĩa cứng dung lượng nhỏ. Do nó là mạch tích hợp nên có ưu điểm là kích
thước nhỏ và tiêu thụ năng lượng thấp, không bị ảnh hưởng của va đập. Các đĩa

9
cứng chất rắn dựa trên cơ sở các bộ nhớ flash có lợi thế về công suất tiêu thụ
cũng như giá thành có dung lượng tới vài Mbyte. Các card nhớ loại này có ưu
điểm là không gặp phải vấn đề mất thông tin như trường hợp RAM CMOS khi
pin Ni-Cd bị hỏng. Thời gian lưu trữ thông tin trong bộ nhớ flash ít nhất là 10
năm, thông thường là 100 năm, với khoảng thời gian này thì các đĩa mềm và
cứng đã bị hỏng rồi.  Nhược điểm của bộ nhớ flash là chỉ có thể xoá theo kiểu
lần lượt từng chip hoặc lần lượt từng trang.

2.6. Ứng dụng của ROM


 Sử dụng để lưu trữ chương trình
Mọi chương trình máy tính được lưu trữ có thể sử dụng một dạng lưu trữ
không khả biến (dữ liệu của nó được lưu trữ lại khi bị ngắt nguồn) để lưu trữ
chương trình ban đầu chạy khi máy tính được bật hoặc bắt đầu thực thi (một quá

10
trình được gọi là Khởi động "bootstrapping" hoặc "booting"). Tương tự như
vậy, mọi máy tính đặc biệt đều cần một số dạng bộ nhớ có thể thay đổi để ghi
lại các thay đổi về trạng thái của nó khi thực thi.

 Sử dụng để lưu trữ dữ liệu


Do ROM (ít nhất là ở dạng “lập trình mặt nạ” cổ điển) không thể sửa đổi,
nên nó chỉ phù hợp để lưu trữ dữ liệu mà dự kiến sẽ không cần sửa đổi trong
suốt vòng đời của thiết bị. Cuối cùng, ROM đã được sử dụng trong nhiều máy
tính để lưu trữ Các bảng tra cứu để đánh giá các hàm toán học và logic. Điều
này đặc biệt hiệu quả khi CPU chậm và hơn nữa ROM rẻ so với RAM.

11
PHẦN III. Tài liệu tham khảo
Giáo trình kiến trúc máy tính tiến sĩ Vũ Đức Long
Giáo trình kiến trúc máy tính- Nguyễn Trung Đông

12

You might also like