2 Dua Tre

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 44

Tóm tắt Hai đứa trẻ

mẫu 1
Liên và An là hai chị em được mẹ giao cho trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại một Phố
huyện nghèo. Trước đây gia đình Liên và an sống ở Hà Nội, do cha bị mất việc nên cả nhà phải
chuyển về sống ở phố huyện nghèo. Mẹ của Liên làm nghề hàng xáo, hàng ngày Liên quan sát
những gì xảy ra xung quanh. Liên thấy những đứa trẻ nhà nghèo bên chợ đi nhặt nhạnh những
thứ có thể dùng được do người đi chợ bỏ lại. Liên đã chứng kiến cuộc sống vất vả, nghèo túng
của mẹ con chị Tí, của gia đình bác Xẩm, của bà cụ Thi, của bác phở Siêu và cũng như nhiều
người dân lam lũ tại Phố huyện. Hai chị em Liên và An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu
đêm từ Hà Nội về ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dần, im tiếng trong trời đêm. Và khi
chuyến tàu đã qua, hai chị em Liên đi vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố
tịch mịch và đầy bóng tối.
mẫu 2
Truyện ngắn Hai Đứa Trẻ là văn bản kể về hai nhân vật Liên và An cùng những người dân trong
một Phố huyện nghèo. Liên và An đã từng có một cuộc sống đầy đủ, vui vẻ ở Hà Nội. Ho bố
mất việc, gia đình sa sút. Hai đứa trẻ phải sống nơi Phố huyện nghèo nàn, đơn điệu. Hai chị em
được mẹ giao cho trông cửa hàng tạp hóa nhỏ bên bến tàu của huyện. Trong một buổi chiều tà,
Liên cảm thấy nơi đây buồn tẻ, chị ngắm nhìn những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa,
nhìn cuộc sống tàn lụi của chị Tý, bác Siêu, vợ chồng bác Xẩm xung quanh. Thế nhưng chừng
ấy người sống trong bóng tối vẫn hi vọng về một cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy vẫn
được thể hiện qua sự mong đợi chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện của cả hai chị em và những
người buôn bán về đêm nhưng chỉ thoáng qua đó. Đoàn tàu rầm rộ đi tới chẳng được bao lâu lại
vượt qua và chỉ còn lại đêm khuya. Đêm ở trong phố tịch mịch và đầy bóng tối.
mẫu 3
Truyện xoay quanh cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt của người dân phố huyện nghèo và tâm trạng
thao thức đợi tàu của hai chị em. Liên và An được mẹ giao trong coi cái cửa hiệu tạp hóa nhỏ ở
một Phố huyện nghèo. Ngày nào cũng vậy, theo lời mẹ dặn cứ chiều buông là hai chị em lại
đóng cửa hàng rồi ngồi trên chiếc chõng ngắm nhìn Phố huyện vào đêm. Tuy đã buồn ngủ ríu cả
mắt nhưng hai chị em vẫn còn cố thức để được ngắm chuyến tàu cuối cùng trong ngày chạy qua
rồi mới đi ngủ. Trước cảnh chiều tà và Phố huyện lúc về đêm Liên cảm thấy nơi đây buồn, ảo

1
não. Liên thấy những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa xung quanh. Hai đứa trẻ là cuộc
sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm. Cuộc sống của họ chỉ là sự cầm chừng, quẩn quanh
bế tắc nhưng họ vẫn khao khát được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Chuyến tàu ấy đi
qua mang theo những âm thanh và ánh sáng. Gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội
và những khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn. Khi chuyến tàu đã qua, hai chị em Liên đi
vào giấc ngủ yên tĩnh và đẩy bóng tối nơi Phố huyện.
mẫu 4
Tại một Phố huyện nghèo nào đó cách xa Hà Nội. Chị em Liên và An là hai đứa trẻ được mẹ
giao trông con một cửa hàng tạp hóa bên cạnh ga xe lửa để giúp gia đình vốn đã lao đao. Cha
mất việc, cả nhà phải bỏ Hà Nội chuyển về quê sinh sống. Cũng như nhiều người dân lam lũ tại
Phố huyện, hai chị em Liên An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về ẩm
ẩm lăn bánh qua Phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Lúc đó người
buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần
chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.
mẫu 5
Hai đứa trẻ là câu chuyện về An và Liên. Hai em đã từng có một cuộc sống sung túc đầy đủ vui
vẻ ở Hà Nội nhộn nhịp, náo nhiệt. Nhưng do gia đình ra sa sút, hai em phải chuyển về sống nơi
Phố huyện, một cuộc sống nghèo khổ, lay lắt, hiu quạnh. Thạch Lam thông qua việc miêu tả
những diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên về cảnh vật và cuộc sống xung quanh. Nhà văn thể
hiện một nỗi buồn thấm thía và sâu sắc về số phận con người. Cuộc sống nơi Phố huyện nghèo
ấy vô cùng đơn điệu, tẻ nhạt. Ngày hôm sau lại giống với ngày hôm trước. Chị Tí lại dọn hàng
nước, dù chẳng hy vọng gì nhiều. Vợ chồng bác Xẩm xuất hiện với chiếc đàn bầu ảo não. Chị
em Liên với quán tạp hóa sạch sẽ. Kể cả buổi chợ đúng phiên cũng tiêu điều. Hàng hóa bán
chẳng được là bao, cuộc sống tối tăm ngột ngạt và buồn tẻ đến tận cùng. Sống trong hoàn cảnh
bế tắc ấy, những người như chị em Liên đã tìm thấy một chiếc phao cứu sinh mong manh. Họ đã
miệt mài hàng đêm ngồi đợi chuyến tàu đêm đi qua với chút hi vọng len lỏi. Liên và an háo hức
chờ đợi chuyến tàu để được gặp lại chút ánh sáng của những ngày còn sung túc, khi gia đình
chưa gặp phải những biến cố và trở nên sa sút như bây giờ. Chuyến tàu đêm đi qua sáng rực, vui
vẻ và huyên náo đầy hấp dẫn, nhưng lại chỉ thoáng qua trong giây lát ngắn ngủi rồi trả Phố
huyện về cuộc sống mênh mang, yên lặng và đầy bóng tối. Nhưng ít ra nó đã cho những người
dân nghèo đang sống mòn mỏi từng ngày ở phố huyện nơi đây chút hi vọng nhỏ nhoi về tương
lai, về một cuộc sống sẽ hạnh phúc và tươi sáng hơn.
2
Mẫu 6
Hai đứa trẻ xoay quanh số phận những con người nơi phố huyện nghèo có điểm nhìn của nhân
vật Liên. Chị em Liên đang sống tại một vùng huyện nghèo, hàng ngày được mẹ giao nhiệm vụ
trông coi quầy tạp hóa nhỏ. Trước đây gia đình Liên sống ở Hà Nội, nhưng vì bố mất việc, kinh
tế gia đình ngày một sa sút. Nhà Liên chuyển về nơi Phố huyện này để sống. Liên cũng như bao
người dân sống ở đây, ngày ngày họ đều trông mong ngóng để được ngắm chuyến tàu chạy qua
phố huyện. Mẹ con chị Tí bán hàng nước, gánh phở của bác Siêu, giọng hát của bác Xẩm hầu
như đều không có lãi, không đủ sinh hoạt hàng ngày. Nhưng họ vẫn duy trì với mục đích ngắm
nhìn chuyến tàu qua khi trời về đêm. Chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh và ánh
sáng, gợi lên trong tâm hồn nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một
cuộc sống tốt đẹp hơn. Không chỉ riêng Liên mà đối với tất cả mọi người ở phố huyện tù đọng,
tăm tối nhìn chuyến tàu qua cũng là lúc thổi lên trong họ những khát vọng về một cuộc sống tốt
đẹp hơn.
Mẫu 7
Liên và An là hai chị em được mẹ giao cho trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại một Phố
huyện nghèo. Trước đây gia đình Liên và An sống ở Hà Nội. Do cha bị mất việc nên cả nhà phải
chuyển về sống ở phố huyện nghèo này. Vào một buổi chiều tà, Liên thấy buồn tẻ bèn quan sát
những gì xảy ra xung quanh. Liên thấy những đứa trẻ nhà nghèo bên chợ đi nhặt nhạnh những
thứ có thể dùng được do người đi chợ bỏ lại. Chứng kiến cuộc sống vất vả, nghèo túng của mẹ
con chị Tý, cuộc sống tàn lụi của gia đình bác Xẩm, của bà cụ Thy, của bác phở Siêu và cũng
như nhiều người dân lam lũ tại phố huyện. Hai chị em Liên và An vừa bán hàng vừa trông chờ
chuyến tàu đêm từ Hà Nội về nhưng chỉ là thoáng qua. Tiếng đoàn tàu ầm ầm lăn bánh qua phố
huyện rồi khuất dần, vụt trong trời đêm. Và khi chuyến tàu đã qua, hai chị em Liên cũng đi vào
giấc ngủ yên tĩnh.

Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Trong nền văn học Việt Nam, Thạch Lam nổi tiếng với những truyện ngắn có giọng điệu
nhẹ nhàng nhưng lại mang ý nghĩa sâu cay thâm thúy. Trong đó, điển hình có tác phẩm
Hai đứa trẻ. Hãy cùng Luật phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam qua bài viết
dưới đây.

3
1. Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm

1.1. Tác giả

Thạch Lam (1910-1942) tên khai sinh là Nguyền Tường Vinh, sinh tại Hà Nội, trong
một gia đình công chức gốc quan lại. Gia đình Thạch Lam có truyền thống về văn học,
cả ba anh em ông đều là những tác giả xuất sắc trong Tự lực văn đoàn. Ông bắt đầu
sự nghiệp làm báo, viết văn sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất.

Thạch Lam là người đôn hậu và rất tinh tế. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh,
tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn, ông thường viết những truyện không có chuyện,
chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ
hồ trong cuộc sống thường ngày. Giọng văn của Thạch Lam trong sáng, giản dị mà
thâm trầm, sâu sắc.

Thạch Lam để lại những tác phẩm xuất sắc như tập truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa
(1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942); tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường
(1943).

1.2. Tác phẩm

"Hai đứa trẻ" là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in trong tập
"Nắng trong vườn". Cũng như nhiều truyện ngắn khác của ông, Hai đứa trẻ có sự hòa
quyện giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.

2. Hướng dẫn làm bài phân tích "Hai đứa trẻ"

2.1. Phân tích đề

- Yêu cầu đề bài: phân tích các chi tiết, hình ảnh, các nhân vật, nội dung, nghệ thuật
của truyện ngắn để rút ra thông điệp và tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
- Đối tượng làm bài: truyện ngắn Hai đứa trẻ
- Phương pháp làm bài: phân tích, cảm nhận.

2.2. Khái quát nội dung truyện ngắn "Hai đứa trẻ":

- Bức tranh phố huyện:


 Nhịp sống buồn bã, tẻ nhạt của phố huyện từ chiều tàn đi vào đêm khuya.
4
 Tất cả được thể hiện ra qua cái nhìn xót xa, thương cảm của tác giả.
- Hình ảnh đoàn tàu và tâm trạng của hai đứa trẻ:
Đánh thức kỷ niệm về một Hà Nội đẹp đẽ thiết tha.

- Nhân vật Liên:

Hiện thực buồn tẻ, tù đọng của tác phẩm càng nặng nề vì Liên đã ý thức được đầy đủ
và sâu sắc về cuộc sống đó.

- "Hai đứa trẻ", bài ca về quê hương, đất nước.

2.3. Các luận điểm chính cần triển khai:

 Luận điểm 1: Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn.


 Luận điểm 2 : Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya.
 Luận điểm 3: Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm của
Liên và An.

3. Dàn ý phân tích tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

3.1. Mở bài

- Đôi nét về tác giả Thạch Lam: Một trong những cây bút tiêu biểu của Tự lực văn
đoàn, ông có thế mạnh về viết truyện ngắn. Văn chương Thạch Lam rất thích hợp để
thanh lọc tâm hồn.
- Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn phù hợp cho nhận định trên.

3.2. Thân bài:

Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn:


- Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn:

 Toàn bộ cảnh vật được cảm nhận qua cái nhìn của Liên.
 Âm thanh: Tiếng trống thu không gọi chiều về, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng
ruộng, tiếng muỗi vo ve.
5
 Hình ảnh, màu sắc: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh
hồng như hòn than sắp tàn”.
 Đường nét: dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.
 Nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
=> Khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, đồng thời thấy được sự cảm nhận tinh tế.
- Cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện:
 Cảnh chợ tàn: Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Chỉ còn
rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.
 Con người: Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại
ở chợ. Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách. Bà cụ Thi: hơi
điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối. Bác Siêu với gánh hàng
phở – một thứ quà xa xỉ. Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và
lòng hảo tâm của khách qua đường.
=> Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của
phố huyện nghèo.

- Tâm trạng của Liên:

 Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này”.
 Nỗi buồn thấm thía trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ: Thương
những đứa trẻ nhà nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng. Xót thương mẹ
con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được
bao nhiêu, xót thương bà cụ Thi điên.
=> Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là
nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình

Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya: Sự đối lập giữa “bóng tối” và “ánh sáng”:
- Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối:

 “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”.
 “Tối hết con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào
làng càng sẫm đen hơn nữa”.
=> Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện.

6
 Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, bé nhỏ: khe sánh, quầng sáng, chấm lửa nhỏ,
hột sáng… => Ánh sáng yếu ớt, le lói như những kiếp người nghèo khổ nơi phố
huyện.
 Ánh sáng và bóng tối tương phản nhau.
=> Bóng tối bao trùm trong khi ánh sáng chỉ mong manh, nhỏ bé => kiếp người nhỏ bé
sống leo lét, tàn lụi trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.

- Đời sống của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối:

 Những công việc hằng ngày lặp đi lặp lại: Chị Tí dọn hàng nước, Bác Siêu hàng
phở thổi lửa, Gia đình Xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước
mặt”, “Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng”.
 Liên, An trông coi cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu. => Cuộc sống nhàm chán, quẩn
quanh, đơn điệu không lối thoát.
 Những suy nghĩ cũng lặp đi lặp lại hằng ngày: Mong những người phu gạo, phu
xe, mấy chú lính lệ vào hàng uống bát chè tươi và hút điếu thuốc lào.
 Vẫn mơ ước: “chừng ấy người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi
sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ” => mơ hồ, tội nghiệp
=> Giọng văn: chậm buồn, tha thiết thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam với
những người nghèo khổ.

Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm của Liên và An:
Liên và An thức bởi:

 Để bán hàng.
 Để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua hoạt động cuối cùng của đêm khuya.
Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện với dấu hiệu đầu tiên:
 Liên cũng trông thấy “ngọn lửa xanh biếc”.
 Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi.
- Khi tàu đến:

 Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường.


 Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và
các cửa kính sáng.
- Khi tàu đi vào đêm tối:

7
 Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt.
 Chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
=> Đoàn tàu xuất hiện với âm thanh sôi động và ánh sáng rực rỡ, mang đến phố huyện
nghèo một thế giới khác, đó là thế giới mà Liên luôn mong ước.

3.3. Kết bài

 Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của truyện ngắn.
 Hai đứa trẻ là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương của Thạch
Lam: kết hợp hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, văn phong trong sáng, giản dị
mà thâm trầm.

4. Phân tích Hai đứa trẻ

Nhắc đến Thạch Lam là nhắc đến một nhà văn lớn của khuynh hướng văn học lãng
mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Tác phẩm của ông chủ yếu khai thác thế giới nội
tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Nhà văn Nguyễn Tuân khi
nhận xét về Thạch Lam từng viết: “Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn
từ những chân cảm đối với con người ở tầng lớp dân nghèo. Thạch Lam là nhà văn
luôn quý mến cuộc sống, trân trọng sự sống của mọi người xung quanh”. Truyện ngắn
“Hai đứa trẻ” chính là minh chứng tiêu biểu nhất cho phong cách nghệ thuật của Thạch
Lam.

“Hai đứa trẻ” được rút trong tập truyện ngắn “Nắng trong vườn” (1938). Nhân vật chính
của tác phẩm là hai chị em Liên và An. Do gia đình xảy ra biến cố, hai đứa trẻ theo mẹ
về quê ngoại ở một phố huyện nghèo. Ngày ngày hai chị em Liên và An trông coi căn
hàng xén nho nhỏ với vài ba bao thuốc, dăm bánh xà phòng… và chờ đợi đoàn tàu đi
ngang phố huyện. Qua con mắt ngây thơ của Liên, cuộc sống nơi phố huyện hiện lên
chân thực, sống động. Đó là mảng màu u tối trong không gian chật hẹp, tù túng với
những con người chậm chạp, vô hồn và nghèo đói. Truyện ngắn thể hiện niềm cảm
thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất
trong mòn mỏi, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước cách mạng và sự trân trọng
với những mong ước nhỏ bé, bình dị mà tha thiết của họ.

Như đã nói, làm nên truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là cảnh ngày tàn và những kiếp người
tàn. Mở đầu câu chuyện, đập vào giác quan người đọc là khung cảnh chiều tàn, ảm
8
đạm và u tối. Thời gian được khắc họa trong tác phẩm ngắn ngủi, mọi sự việc diễn ra
được kể từ lúc chiều tối cho đến đêm. Cảnh chiều tàn, trước hết qua con mắt của
người nghệ sĩ, vẫn mang vẻ đẹp vô cùng yên ả, bình dị và thơ mộng. “Phương tây đỏ
rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng
trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như
ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. Thế
nhưng, bức tranh ấy tuy đẹp nhưng ẩn chứa sau nó là cả một nỗi buồn mà người vẽ
đã cố ý che đi bằng những mảng màu rực rỡ. Có người đã nhận xét, văn Thạch Lam
vừa chất chứa hiện thực vừa giàu tính lãng mạn. Điều đó hoàn toàn đứng khi đặt vào
truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Bởi khuất lấp sau nhiều tầng lớp ngôn từ, điều Thạch Lam
gửi gắm đó là cuộc sống mòn mỏi, tăm tối vây hãm con người.

Nơi chị em Liên ở là một phố huyện nghèo và thực chất nó là cái chợ xép nhỏ. “Chợ
họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác
rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban
ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của
quê hương này.” Chỉ cần nhìn vào những gì còn sót lại sau phiên chợ cũng đủ để thấy
cuộc sống cư dân ở đây khổ cực như thế nào. Những người bán hàng về muộn đứng
nói chuyện với nhau ít câu như để trao lại cho nhau những nỗi tẻ nhạt cuộc sống mưu
sinh. Những đứa trẻ nhà nghèo đang lúi húi sinh nhai trên đống phế phẩm của phiên
chợ quê nghèo. Chúng “cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh
thanh nứa thanh tre hay bất cứ thứ gì có thể dùng được của những người bán hàng để
lại”. Đây là hiện thân đầy đủ nhất của sự khốn cùng. Tất cả như đang cố sức để sống
và hi vọng nhưng sự cố gắng thì đã quá sức còn hi vọng vốn quá mong manh.

Nổi bật trên nền cảnh tàn tạ, hắt hiu của phố huyện là hình ảnh những kiếp người tàn,
quẩn quanh, tù túng không lối thoát. Đó là vợ chồng bác xẩm với tiếng đàn bầu thê
lương, trên manh chiếu rách, thằng con bò ra đất ngoài manh chiếu, nghịch nhặt rác
bẩn. Đó là mẹ con chị Tí, ngày mò cua bắt ốc, tối đến lại dọn hàng nước ven đường
“chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến
đêm”. Đó là bác phở Siêu với gánh hàng vốn là thứ quà xa xỉ đối với người dân phố
huyện, là bà cụ Thi điên nghiện rượu, là những đứa trẻ con nhà nghèo và chính cả hai
chị em Liên… Thân phận tàn tạ đang héo mòn, con người hoà lẫn cùng bóng tối như
những cái bóng vật vờ lay lắt, mong manh đang trôi theo thời gian. Cuộc sống ấy cứ
đều đều, đơn điệu, lặp đi lặp lại buồn tẻ, nhàm chán đối với người dân phố huyện. Tất
9
cả họ đang mong đợi một cái gì đó tươi mát thổi vào cuộc đời họ. Nét vẽ âm thanh,
ánh sáng, con người của bức tranh phố huyện tưởng chừng rời rạc, nhưng nó hoà
quyện cộng hưởng trong hệ thống u buồn, trầm mặc, xót xa. Điểm thêm vào cuộc sống
ấy là ngọn đèn dầu cùng bóng tối bao phủ, càng ngợi sự nghèo khổ lay lắt đến tội
nghiệp.

Cảnh ngày tàn được miêu tả ảm đạm, tù túng với những kiếp người tàn. Và, sự tẻ
nhạt, tăm tối như được nâng lên gấp nhiều lần khi Thạch Lam miêu tả cảnh phố huyện
lúc đêm khuya. Trong tác phẩm có đến hơn hai mươi lần từ “tối” được lặp lại. “Đường
phố và các con ngõ dần dần chứa đầy bóng tối”, “tối hết cả, con đường thăm thẳm ra
sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn nữa”, “đêm ở
trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”. Bóng tối bao trùm tất cả, tràn ngập trong tác
phẩm, tạo nên một bức tranh u tối, một không gian tù đọng, gợi cảm giác ngột ngạt.
Bóng tối được miêu tả nhiều trạng thái khác nhau, có mặt suốt từ đầu đến cuối tác
phẩm. Gợi cho người đọc thấy một kiếp sống bế tắc, quẩn quanh của người dân phố
huyện nói riêng và nhân dân trước cách mạng tháng Tám nói chung. Đó cũng là biểu
tượng của những tâm trạng vô vọng, nỗi u hoài trong tâm thức của một kiếp người.

Không chỉ là không gian, cảnh vật, cuộc sống của những cư dân nơi phố huyện cũng
phủ đầy đêm tối. Họ hoạt động, mưu sinh trong bóng tối mịt mù. Tối đến, mẹ con chị Tí
dọn hàng nước. Đêm về, bác phở Siêu xuất hiện. Trong bóng tối, gia đình bác hát Xẩm
kiếm ăn. Khi bóng tối tràn ngập là lúc bà cụ Thi điên đến mua rượu uống rồi sau đó “đi
lần vào đêm tối”. Còn Liên và An đêm nào cũng ngồi lặng ngắm phố huyện và chờ
đoàn tàu. Cuộc sống lặp đi lặp lại đơn điệu, buồn tẻ với những động tác quen thuộc,
những suy nghĩ mong đợi như mọi ngày. Họ cùng mong đợi “một cái gì tươi sáng cho
sự sống nghèo khổ hằng ngày”. Trong bóng tối đen đặc ấy, hình ảnh ngọn đèn dầu
được nhắc hơn mười lần như một chút hi vọng mong manh Thạch Lam muốn gieo vào
lòng con người. Đó là “ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí”, “ngọn đèn của
Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”. Tất cả không đủ
chiếu sáng, không đủ sức phá tan màn đêm, mà ngược lại nó càng làm cho đêm tối trở
nên mênh mông hơn, càng ngợi sự tàn tạ, hắt hiu, buồn đến nao lòng. Ngọn đèn dầu,
mặt khác cũng là biểu tượng về kiếp sống nhỏ nhoi, vô danh vô nghĩa, lay lắt. Một kiếp
sống leo lét mỏi mòn trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ, không hạnh phúc, không
tương lai, cuộc sống như cát bụi. Cuộc sống ấy cứ ngày càng một đè nặng lên đôi vai
mỗi con người nơi phố huyện. Cả một bức tranh đen tối. Những hột sáng của ngọn
10
đèn dầu hắt ra chỉ như những lỗ thủng trên một bức tranh toàn màu đen càng bi đát, tối
tăm.

Trong toàn bộ tác phẩm, nhân vật mà Thạch Lam chú ý nhiều nhất là nhân vật Liên.
Mặc dù Liên chỉ là một cô bé mới lớn nhưng ở em có những suy nghĩ, cảm xúc chân
thực, đẹp đẽ đáng trân trọng. Ở đây, trước cảnh tăm tối, tù túng nơi phố huyện, tâm
trạng của Liên cũng trở nên buồn bã, tư lự. Liên nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp ở
Hà Nội, “một vùng sáng rực và lấp lánh”. Khi ấy “mẹ Liên nhiều tiền – được đi chơi bờ
hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ”. Đó là cuộc sống khác hẳn với cảnh sống tăm
tối, tù túng nơi phố huyện. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện tại, cảm nhận của Liên tuy
buồn nhưng thân thuộc, gần gũi. Liên không ghét bỏ hay từ chối cuộc sống hiện tại.
Liên và An lặng lẽ ngắm các vì sao, lặng lẽ quan sát những gì diễn ra ở phố huyện và
xót xa cảm thông, chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi sống lay lắt trong bóng tối
của cơ cực đói nghèo, tù đọng trong bóng tối của họ.

Một chút ánh sáng của những ngọn đèn có thể không đủ để xua đi cái tăm tối, ảm đạm,
quẩn quanh của cuộc sống. Tuy nhiên, Thạch Lam không dập tắt hi vọng của những
con người khốn khổ ấy. Ông mang đến cho họ niềm vui, hi vọng lớn lao hơn dù nó chỉ
diễn ra trong chốc lát, đó là chuyến tàu đêm rực rỡ ánh đèn. Chuyến tàu đêm qua phố
huyện là niềm vui duy nhất trong ngày của chị em Liên và những cư dân phố huyện.
Nó mang đến một thế giới khác: ánh sáng xa lạ, âm thanh nao nức, tiếng ồn ào của
khách… và đối lập với nhịp điệu buồn tẻ nơi phố huyện. Chuyến tàu ở Hà Nội về chở
đầy ký ức tuổi thơ của hai chị em Liên, mang theo một thứ ánh sáng duy nhất, như con
thoi xuyên thủng màn đêm, dù chỉ trong chốc lát cũng đủ xua tan cái ánh sáng mờ ảo
nơi phố huyện. Việc chờ tàu trở thành một nhu cầu như cơm ăn nước uống hàng ngày
của chị em Liên. Liên chờ tàu không phải vì mục đích tầm thường là đợi khách mua
hàng mà vì nhiều mục đích khác. Liên hi vọng được nhìn thấy những gì khác với cuộc
đời mà hai chị em Liên đang sống. Con tàu mang đến một kỷ niệm, đánh thức hồi ức
vui vẻ, đủ đầy mà chị em cô đã từng được sống. Chuyến tàu cũng giúp Liên nhìn thấy
rõ hơn sự ngưng đọng tù túng của cuộc sống phủ đầy bóng tối hèn mọn, nghèo nàn
của cuộc đời mình. Có thể nói, Liên là người giàu lòng thương yêu, hiếu thảo và đảm
đang. Nỗi buồn cùng bóng tối đã tràn ngập trong đôi mắt Liên, nhưng trong tâm hồn cô
bé vẫn dành chỗ cho một mong ước, một sự đợi chờ trong đêm. Cô là người duy nhất
trong phố huyện biết ước mơ có ý thức về cuộc sống. Cô mỏi mòn trong chờ đợi.

11
Trong tác phẩm, hình ảnh chuyến tàu đêm là một biểu tượng có ý nghĩa sâu sắc. Nó là
đại diện của một thế giới thật đáng sống với sự giàu sang và sự rực rỡ ánh sáng. Nó
đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh với người dân phố
huyện. Qua tâm trạng của Liên tác giả muốn lay tỉnh những người đang buồn chán,
sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là giá trị nhân
bản của truyện ngắn này. Bên cạnh đó, chuyến tàu cũng là biểu tượng cho một cuộc
sống sôi động, nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại. Dù chỉ trong giây lát nó cũng đưa cả phố
huyện thoát ra khỏi cuộc sống tù đọng, u ẩn, bế tắc.

Để làm nên thành công của tác phẩm, bên cạnh giá trị nội dung sâu sắc, không thể
không kể đến tài hoa nghệ thuật của Thạch Lam. Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những
dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh, mơ hồ trong tâm hồn
nhân vật. Đọc “Hai đứa trẻ”, người đọc hoàn toàn có thể nhận ra câu chuyện gần như
không có cốt truyện, tất cả chỉ đơn giản là những mảnh cảm xúc, những chi tiết, sự
việc nhỏ nhặt chắp nối với nhau qua suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật Liên. Bút pháp
tương phản đối lập cũng được xem là một thành công của Thạch Lam trong quá trình
kể chuyện. Đó là sự đối lập giữa bóng tối đậm đặc với ánh đèn dầu leo lét, là sự đối
lâp giữa cuộc sống quẩn quanh, ảm đạm của người dân phố huyện với cuộc sống ồn
ã, sôi động trên chuyến tàu đêm. Với sự đối lập này, Thạch Lam hướng đến nhấn
mạnh, tô đậm cuộc sống tăm tối, tù túng, vô vọng của những cư dân nơi phố huyện.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra khả năng miêu tả sinh động những
biến đổi tinh tế của cảnh vật từ bóng tối đến ánh sáng và tâm trạng của con người mà
đặc biệt là nhân vật Liên. Đó có thể là buồn bã, cảm thông hay nuối tiếc… tất cả đều
tinh tế và phù hợp với diễn biến câu chuyện. Ngoài ra, cũng có thể kể đến hệ thống
ngôn ngữ giàu hình ảnh, tượng trưng và giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thỏ chất
trữ tình sâu sắc. Tất cả đã góp phần làm nên chất văn của Thạch Lam, đặc sắc và đầy
thu hút.

Tóm lại, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là tiếng nói xót thương đối với những kiếp người
nghèo đói cơ cực, sống quẩn quanh bế tắc, không ánh sáng, không tương lai, cuộc
sống như cát bụi ở phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. Qua những cuộc
đời đó Thạch Lam làm sống dậy những số phận của một thời, họ không hẳn là những
kiếp người bị áp bức bóc lột, nhưng từ cuộc đời họ Thạch Lam gợi cho người đọc sự
thương cảm, sự trân trọng ước mong vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn của họ. Vì vậy
tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc.
12
5. Phân tích bức tranh thành phố lúc chiều tàn

Trong thời kì văn học lãng mạn 1930 – 1945, “Tự lực văn đoàn” là nhóm bút phát triển
với nguồn lực mạnh mẽ gồm những cây viết độc đáo, sáng tạo và có tầm ảnh hưởng
tới phần lớn nam thanh nữ tú thời bấy giờ. Bên cạnh những bài thơ được ví như “ngôn
tình thời xưa” viết bởi Xuân Diệu, Chế Lan Viên,… Thạch Lam, một cái tên nổi bật
trong làng truyện ngắn cũng xuất thân từ nhóm bút này. Với “Gió đầu mùa”, “Nhà mẹ
Lê”, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã khẳng định chỗ đứng vững chãi của Thạch Lam trong
sự nghiệp văn học nước nhà. Tác phẩm đã khắc họa một cách chân thực, rõ nét
nhưng cũng không kém phần lãng mạn khung cảnh buổi chiều tàn bên con phố huyện
vắng vẻ, điểm xuyết trong đó là hình ảnh cô bé Liên với những dòng cảm xúc, hồi
tưởng xốn xang, nao lòng.

Gọi là truyện, nhưng truyện ngắn của Thạch Lam thường không mang tính kể hay có
diễn biến phức tạp, rõ ràng. “Hai đứa trẻ” được viết giống như một chuyến du hành
thời gian, có hiện tại, có quá khứ, không có mở đầu hay tình huống thắt nút, tác giả
muốn đặc tả không gian phố huyện nghèo ven đường tàu, nơi niềm vui của những đứa
trẻ con gói gọn vào việc ngắm nhìn đoàn tàu đêm. Sử dụng chất liệu đời thường bình
dị, bức tranh phố huyện trong tác phẩm hiện lên với vẻ ủ dột, buồn bã từ con người
đến cảnh vật, điểm xuyết vào đó là diễn biến tâm trạng cô bé Liên khi chứng kiến
khoảnh khắc tàn lụi của một ngày dài, mang đến cho người đọc những dòng cảm xúc
xót xa và đồng cảm với những mảnh đời côi cút nơi đây.

Bức tranh phố huyện được đặt vào khung cảnh hoàng hôn, trải qua một ngày dài, vạn
vật đều mang màu sắc ảm đạm thiếu sức sống. Bức tranh thiên nhiên buồn bã, não nề
từ con người đến cảnh vật. Ngày tàn, chợ vãn, những kiếp người bám trụ vào mảnh
đất nghèo ven tàu,… tất cả tạo nên một không khí phố huyện nghèo khổ, heo hút.
Khung cảnh ngày tàn với âm thanh gợi từ “tiếng trống thu không”, tiếng trống báo hiệu
kết thúc một ngày lao động từ “trên cái chòi huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi
buổi chiều”, “tiếng ếch nhái kêu ran” ngoài đồng ruộng, “tiếng muỗi vo ve”. Chiều hoàng
hôn buông làm phai mờ cảnh vật, màu chiều buồn báo hiệu một ngày đã hết. Rõ là tả
âm thanh, những âm thanh dai dẳng, réo rắt, nhưng người ta lại không cảm thấy sự vui
tươi, nhộn nhịp của con người sau một ngày làm việc hăng say nay được trở về nhà
mà thay vào đó là sự não nề. Tiếng động vật, tiếng trống vẳng lại từ xa, vậy vốn bản
13
thân khu phố huyện ấy phải yên ắng thế nào, cô liêu thế nào thì những âm thanh nhỏ
bé ấy mới có thể khuấy động được cả không gian. Trên nền âm thanh ấy là những
hình ảnh, màu sắc đượm buồn, “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy”, những đám mây
“ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Màu của ráng chiều, màu cam, màu đỏ ối hòa quyện
vào nhau, sắc hoàng hôn chỉ có thể nhìn ngắm khi sống ở vùng nông thôn. Chỉ một lát
nữa thôi, những sắc màu ấy sẽ bị thay thế bởi màn đêm, bởi bóng tối bủa vây, bao
trùm lên tất cả. Dường như, có một sự níu giữ, một sự tiếc nuối trong câu văn của tác
giả. Những con người ở phố huyện ấy phải chăng đang cố gắng cảm nhận, lắng nghe
và ghi nhớ những khoảnh khắc cuối cùng của ngày tàn. Một bức tranh phong cảnh
thiên nhiên quen thuộc mà sao buồn thương, cảm tưởng như có thể nghe thấy cả tiếng
ếch kêu dai dẳng ngoài vườn. Hoàng hôn đẹp đẽ, tráng lệ mà ảm đạm, não nề.

“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, trên cái nền không gian ấy, con người không
dung cũng mang nét đượm buồn, ủ dột. Cảnh phiên chợ tàn cùng sự xuất hiện của con
người càng làm tăng thêm sự xơ xác, tiêu điều của xóm huyện nghèo khổ. “Chợ đã
vãn từ lâu”, “chỉ còn một vài người bán hàng về muộn ở lại dọn hàng, họ trò chuyện vội
vã với nhau vài câu”, “trên nền chợ chỉ còn lại rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi,…”. Con người
xuất hiện tuy không lẻ loi, cô độc, nhưng cái nghèo dường như đã ăn vào máu xương,
vào cuộc sống của họ”, “những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên
mặt đất, đi tìm tòi, nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre hay bất kì thứ gì còn sót lại”.
Những đứa trẻ nhà nghèo chỉ biết tìm những thứ người ta bỏ đi sau phiên chợ để có
cái ăn, có đồ chơi. Những người dân ỏ phố huyện này lần lượt được xây dựng với
những tính cách đối lập, những hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung quy lại, họ chung
nhau một chữ “nghèo”. “Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt ốc, đêm lại dọn hàng nước
bán, dù chăm chỉ làm lụng nhưng vẫn không đủ sống”, bà cụ Thi lúc nào cũng say xỉn,
nghiện rượu cùng tiếng cười khanh khách đầy ám ảnh, hai chị em Liên và An, những
đứa trẻ tuổi đời còn rất nhỏ nhưng đã tự coi giữ một cửa hàng tạp hóa giúp mẹ. Rồi
gánh phở nhà bác Siêu, một thức quà được coi là xa xỉ ở cái phố huyện quanh năm
nghèo đói này, rồi gia đình bác xẩm mù sống bằng nghề hát dạo qua ngày mong mỏi
một chút hảo tâm của khách qua đường,.… Những số phận ấy, những con người
tưởng chừng như đang ngày một lụi tàn, héo mòn vẫn ngày ngày bám víu, nương tựa
vào mảnh đất này, cùng nhau tồn tại. Cuộc sống mòn mỏi, sống chỉ để cho qua ngày.
Phải chăng, cái nghèo, cái buồn chán đã bòn rút hết sức sống của họ, hay chính hoàn
cảnh éo le đã đưa đẩy họ về với vùng đất này, cảm thông và chia sẻ để cùng nhau
kiếm sống…..
14
Bức tranh phố huyện tạm bợ, nghèo đói nay lại càng trở nên ủ dột dưới con mắt quan
sát của cô bé Liên. Là nhân vật trung tâm, điểm nhìn của tác giả cũng bắt nguồn từ
nhân vật này. Cô bé cảm nhận được sự tiêu điều nơi phố huyện, xót thương cho
những số phận long đong lận đận nhà mẹ con chị Tí, cho bà cụ Thi, tiếc nuối quãng
thời gian gia đình khá giả còn được sống trên thành phố sung túc, đủ đầy. Tâm hồn
nhạy cảm, từng trải và lối suy nghĩ già trước tuổi, đứng trước khung cảnh ngày tàn, em
cảm nhận được “mùi âm ẩm bốc lên trộn lẫn với mùi cát bụi quen thuộc”, sự ẩm mốc
lại trở thành một thứ gì đó quen thuộc, ăn mòn vào cuộc sống. Đáng ra, trẻ con phải có
một cái nhìn ngây thơ, non nớt, lạc quan yêu đời, nhưng với Liên, cô như cảm nhận
cùng cảnh vật, có yên tĩnh, có buồn thương, có tiếc nuối, có buông bỏ. Dù trong hoàn
cảnh cùng cực, em vẫn thấy được sự chăm chỉ, cần mẫn cố gắng, yêu thương đùm
bọc lẫn nhau của tình mẫu tử nhà mẹ con chị Tí, vẫn “rót đầy một cút rượu ty” cho bà
cụ Thi điên dở, động lòng thương những đứa trẻ nhặt rác nhưng đành ngậm ngùi quay
đi vì không có tiền cho chúng, và không quên dành tình cảm của một người chị cả
trong nhà cho cậu bé An. Liên là nhân vật duy nhất được miêu tả có diễn biến cảm xúc
trong tác phẩm, đồng thời, Thạch Lam cũng lấy điểm nhìn của Liên để miêu tả cảnh
sắc buổi chiều của phố huyện nghèo ven đường tàu, qua đó vừa đảm bảo tính cụ thể,
chân thực trong miêu tả, vừa có tính trữ tình, lãng mạn theo cảm nhận của một cô bé
đang lớn.

Bức tranh phố huyện hiu hắt, buồn thương được Thạch Lam khắc họa bằng cả tài và
tình, người đọc vừa có dịp được sống trong không khí của một xóm quê nghèo, vừa
đau xót, cám cảnh cho những số phận bất hạnh, tẻ nhạt nơi đây. Nhưng ẩn sâu trong
họ vẫn là niềm tin, là sự cố gắng, tin vào bản chất tốt đẹp của con người và cùng mong
chờ ánh sáng cuộc đời sẽ soi chiếu đến họ. Thiên nhiên đẹp và buồn, sự quẩn quanh
bế tắc của con người cũng đã đặt ra một nỗi băn khoăn cho người đọc về kiếp đời
sống mòn, đồng thời thể hiện sự tôn trọng, cảm mến với những con người luôn có ước
mơ, nghị lực. Giọng văn miêu tả độc đáo mà gần gũi đã làm nên cái chất Thạch Lam,
làm nên tên tuổi để đời của một thời kì văn học đỉnh cao của nước nhà.

6. Phân tích cảnh đợi tàu

“Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa
đựng biết bao tình cảm mến yêu, chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những
15
biến thái của cảnh vật và lòng người”. Quả thực đúng như vậy, những trang văn của
Thạch Lam không đi vào những biến cố mà đi sâu vào chiều sâu tâm trạng của con
người. Cảnh chờ tàu của hai chị em Liên và An đã được tác giả nắm bắt những
chuyển biến tế vi nhất trong tâm trạng của hai nhân vật.

Liên và An vốn là những đứa trẻ đã từng sống ở thị thành, nhưng gia đình sa sút nên
phải chuyển về phố huyện nghèo. Liên và An tuy còn nhỏ tuổi nhưng cũng tham gia
vào việc nuôi sống gia đình bằng cách trông một cửa hàng nhỏ ở chợ. Quanh Liên
cũng là biết bao kiếp sống nhỏ bé, mòn mỏi như chị Tí cùng đứa con vất vả mưu sinh,
chật vật để sống qua ngày, gia đình bác xẩm góp vào bằng tiếng đàn bần bật trong yên
lặng,… Cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt, quẩn quanh nhưng những con người nơi đây
vẫn luôn hướng về một ngày tươi sáng: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một
cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Đêm nào cũng vậy, dù
buồn ngủ nhưng cả Liên và An đều cố thức để chờ hoạt động cuối cùng của đêm, đó
chính là đợi đoàn tàu khuya từ Hà Nội đi ngang qua. Vì sao những đứa trẻ ngây thơ ấy
lại phải cố gắng đợi đoàn tàu đi qua mới có thể ngủ? Có phải chúng nghe lời mẹ dặn?
Có phải cố nán lại để bán thêm phong kẹo, cái bánh từ những người khách qua
đường. Nhưng không phải “Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn
chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”.

Trong sự chờ đợi ấy chứa đựng cả những khao khát, ước mong cháy bỏng của những
trái tim trẻ thơ non nớt. Bởi vậy, An trước khi đi ngủ đã dặn chị: “tàu đến chị đánh thức
em dậy nhé” khao khát của chúng là vô thức nhưng cũng thật mãnh liệt. Chuyến tàu đi
qua, mang đến một thế giới khác, thế giới của âm thanh và ánh sáng rực rỡ. Trong thời
gian đợi tàu xuất hiện, chị Liên thả tâm hồn mình vào vũ trụ để cảm nhận hết thảy vẻ
đẹp của thiên nhiên khi đêm về. Qua những kẽ lá bàng, “ngàn sao vẫn lấp lánh” trên
nền trời, những nụ hoa bàng nhỏ khẽ rơi trên vai chị. Tâm hồn Liên thả trôi theo những
cảm xúc bâng khuâng mà chính chị cũng cảm thấy mơ hồ không hiểu hết. Tiếng trống
cầm canh ở huyện đánh vang cùng với lời thông báo của bác Siêu: “Đèn ghi đã ra kia
rồi” xua tan sự tĩnh mịch của màn đêm, để chuẩn bị cho sự hoạt động cuối cùng của
đêm – con tàu từ Hà Nội dần dần xuất hiện. Ban đầu là ngọn lửa xanh biếc như ma
trơi, rồi tiếp đến là làn khói trắng bừng lên từ xa. Liên gọi em dậy và cả hai chị em quan
sát kĩ từng chuyển động của chiếc tàu. Tiếng Liên gọi An: “Dậy đi An. Tàu đến rồi” câu
nói không đơn thuần chỉ là để gọi An dậy mà trong đó còn kèm cả sự vui thích, nó như
một tiếng reo vui, hối thúc em dậy để cùng ngắm nhìn khoảnh khắc đoàn tàu vụt qua.
16
Khoảnh khắc tàu đến, lòng hai chị em vui sướng, hân hoan đến lạ kì, dù chỉ là thoáng
qua nhưng cũng đủ để hai tâm hồn tinh tế ấy nắm bắt trọn vẹn sự vật, sự việc đang
diễn ra trên tàu: “các toa đèn sáng trưng, chiếu sáng cả xuống đường. Liên chỉ thoáng
trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền vàng lấp
lánh, và các cửa kính sáng”. Con tàu trong khoảnh khắc đã chỉ còn lại chiếc chấm đỏ
nhỏ, rồi khuất sau rặng tre. Bé An hồn nhiên nhưng cũng đã nhận ngay ra dường như
tàu hôm nay không đông như mọi khi. Còn Liên thì đã nhận thấy sự thưa thớt cũng
như kém sáng hơn của đoàn tàu: “Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa
vắng người và hình như kém sáng hơn”. Dẫu đoàn tàu hôm nay có kém sáng hơn, có
kém đông vui hơn mọi khi nhưng nó từ Hà Nội về, nó mang theo một thế giới khác hẳn
đối với liên, đó là thế giới của ánh sáng, của niềm vui và của hạnh phúc. Lòng cô bé
trào dâng niềm vui, niềm hạnh phúc khó tả khi được sống lại những ngày xưa khi cô
được uống những cốc nước lạnh xanh xanh đỏ đỏ, và nhớ về một Hà Nội sáng rực,
lấp lánh.

Đêm nào Liên và An cũng đợi tàu, dù có buồn ngủ díp mắt, chúng cũng phải chờ được
đoàn tàu đi qua mới ngủ. Đây không phải là một hành động ngẫu nhiên, vô nghĩa mà
nó dường như là một nhu cầu, một đòi hỏi thiết yếu đối với Liên và An. Đằng sau đó
còn chứa đựng cả những mơ ước, khao khát về một cuộc sống mới đẹp đẽ và hạnh
phúc hơn. Hình ảnh những đoàn tàu vụt xuất hiện rồi biến mất nhưng cũng đủ để
chúng được trở lại, được sống với những kỉ niệm tuổi thơ êm ấm trước đây. Khao khát
chờ đoàn tàu đi qua cũng ánh lên những khát vọng mãnh liệt của những đứa trẻ, đó là
khát vọng đổi đời. Tại sao lại đặt khát vọng ấy vào hai nhân vật Liên và An mà không
phải là chị Tí, bác Siêu, … bởi chúng là những đứa trẻ, chúng là mầm non, là tương lai
của cuộc sống. Bởi vậy, khao khát đổi đời khi được tập trung thể hiện ở hai nhân vật
sẽ trở nên ý nghĩa hơn, giàu sức gợi hơn. Đồng thời qua khung cảnh đợi tàu, Thạch
Lam cũng thể hiện thái độ cảm thương đối với những số phận người nhỏ bé, bất hạnh
phải sống mòn mỏi với cuộc đời chật vật, bế tắc; đồng thời ông cũng trân trọng, nâng
niu những khao khát, những ước mơ đẹp đẽ của Liên và An nói riêng, của những
người dân phố huyện nói chung. Không chỉ vậy, qua khung cảnh chờ chuyến tàu đêm,
Thạch Lam còn dóng lên tiếng gọi tha thiết, lay động tâm hồn người đọc: hãy thay đổi
cuộc sống, khiến nó trở nên đẹp đẽ hơn, biến nó thành môi trường sống lành mạnh để
những đứa trẻ được sống cuộc hạnh phúc.

17
Với nghệ thuật miêu tả tâm lí và cảnh vật tài tình, cảnh đoàn tàu kết lại tác phẩm đã để
lại dư âm, ấn tượng sâu lắng trong lòng người đọc. Đóng lại cuốn sách người đọc vẫn
không khỏi thổn thức trước những số phận kiếp người mòn mỏi nơi phố huyện. Nhưng
đồng thời cũng chân trọng, nâng niu những mơ ước tha thiết, mãnh liệt của họ về một
cuộc sống khác, về sự đổi đời.

7. Phân tích hình ảnh đoàn tàu

Thạch Lam là nhà văn, người chiến sĩ trên mọi thời đại, chính vì vậy ông luôn hiểu
được những mong muốn ước mong của những người dân nghèo, cảm thông và thấu
hiểu được điều đó ông đã sáng tác lên tác phẩm Hai đứa trẻ để qua đó người đọc có
cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, con người và những ước mơ nhỏ nhoi của những
đứa trẻ nơi đây.

Hình ảnh chuyến tàu đêm là tia sáng để gợi lên cho người đọc nhiều cảm xúc. Hình
ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm đã thể hiện một ước nguyện to lớn, và nó để lại
trong trái tim người đọc nhiều cảm xúc, trước tiên khi để hình ảnh chuyến tàu đêm xuất
hiện, tác giả đã miêu tả về cuộc sống, nghèo khổ, nơi phố huyện tiêu điều, con người
đang phải lo từng ngày về cuộc sống của mình. Nơi đây cuộc sống tiêu tàn, cảnh phố
huyện về chiều cũng làm cho người đọc cảm nhận được trái tim sâu rộng của tác giả,
khi hướng tới những số phận bất hạnh, hẩm hiu. Chính cuộc sống nghèo đói này làm
cho họ luôn mong muốn có được một điều gì đó nảy nở ra để cho họ bừng sáng, dù đó
chỉ là trong phút chốc. Ban ngày con người nơi đây cũng luôn phải đối mặt với những
gian khổ, để có thể kiếm miếng cơm manh áo cho mình, ban đêm đây là khoảng thời
gian để họ nghỉ ngơi thì mọi người lại tấp nập với cuộc sống của mình, cảnh chợ
hoang sơ, vãn chợ chiều, nó tàn lụi, con người lại lao đầu vào một công việc mới, có
người đi hát xẩm, có người đi bán cháo, tất cả họ vẫn đang bận bịu với công việc đang
diễn ra. Cả hình ảnh hai đứa trẻ trong câu chuyện cũng để lại cho người đọc nhiều
cảm xúc, bởi tình cảm của nó đối với nơi phố huyện hoang tàn, nó luôn phải đối mặt
với những cảnh đời khó khăn. Trước đây hai đứa trẻ này đã được sống một cuộc sống
sung sướng trên thành phố, được uống những thứ nước xanh đỏ tím vàng… Tất cả
đang trở thành quá khứ, nhiều khi cảm xúc của chúng muốn quay lại một cuộc sống
như xưa, nơi đây hiện tại mà hai đứa trẻ này đang sống quá nghèo đói, đó là lý do mà
hai đứa trẻ luôn chờ đợi hình ảnh chuyến tàu đêm.

18
Nơi phố huyện nghèo, cảnh vật vào ban đêm dường như tối tăm, và nó đã trở nên tiêu
điều, mong muốn muốn tìm được một nguồn ánh sáng mới, có thể soi sáng con đường
cho họ, đây là những điều vô cùng có ý nghĩa cho cuộc sống của họ. Cảnh phố huyện
vẫn đang diễn ra, nhưng nó không phải là một cuộc sống đầy đủ, mà con người vẫn
đang phải cố gắng để có thể lo cho chính cuộc sống của mình. Hình ảnh chuyến tàu
đêm, không chỉ đem lại cho họ một nguồn sáng mới, họ có thể mong ước một tương
lai tươi sáng hơn, đó là những mong ước nhỏ nhoi, chính vì vậy Liên và An luôn chờ
đợi để có thể chứng kiến chuyến tàu đêm. Đối với cảnh phố huyện về đêm nó chỉ có
những âm thanh của những con côn trùng như ếch ngoài đồng… hay những tiếng hát
dong, những tiếng hát xẩm của những người đang kiếm sống, chính vì vậy, họ luôn
mong muốn có một điều gì đó lạ lạ để cho họ có thêm niềm hy vọng mới về chính cuộc
đời của mình. Đây là những giây phút mà họ ngập tràn trong một ánh sáng lớn, nó
không còn là hình ảnh sáng lập lòe của những chiếc đèn dầu nữ, chính vì vậy, hình
ảnh chuyến tàu đêm đã thu hút sự chú ý, và mong đợi của tất cả mọi người. Nhất là
đối với Liên và An, hai đứa trẻ này trước đây đã được sống nơi phồn hoa đô thị, được
chứng kiến những nơi giàu sang, những ánh sáng lộng lẫy, được thưởng thức những
cốc nước xanh đỏ… Chính vì vậy chuyến tàu này cũng mang lại cho hai chị em những
hoài niệm về một thời đã qua.

Khi chiếc tàu đến, nó tạo nên một không khí ấm áp hơn, lúc này đã có sự huyên náo
của những tiếng nói, tiếng cười của con người, họ đang mong chờ một luồng sáng mới
để cho tâm hồn của họ ngập tràn trong một không gian, rực rỡ và tươi vui, nhộn nhịp
hơn. Những người dân nơi đây, họ đã phải chịu những cuộc sống cực khổ, chính vì
vậy họ luôn mong muốn có một tia hy vọng mới về chính cuộc đời của họ. Trong bóng
đêm đang dần che phủ lấy toàn bộ không gian nơi phố huyện, chỉ còn lại là những
tiếng leo lắt, những tiếng kêu thảm thiết của những người xin ăn, của những người
kiếm tiền bằng cách hát dong, của những người đi bán hàng… Tất cả cuộc sống của
họ vẫn đang chật vật, và họ phải kiếm từng đồng để cuộc sống của họ khấm khá hơn.

Mong đợi từng giây phút đoàn tàu đi đến, nhưng khi nó đi khỏi nơi đây tất cả dường
như lại trở lại y như cũ, nó tối tăm, và con người lại bắt đầu với công việc của mình,
mỗi người một công việc, mặc dù về đêm nhưng họ vẫn lao động miệt mài, chính cuộc
sống khiến họ phải vất vả như vậy, họ mong đợi có điều gì đó tốt hơn sẽ đến, họ mong
chờ nguồn sáng mới, một cuộc sống tốt hơn. Đoàn tàu mang lại cho họ tia hy vọng về
cuộc sống, cũng chính là động lực để họ tiếp thêm cho chính cuộc đời của mình. Hiu
19
hắt trước không gian tối tăm, hoang vu, và tiêu điều của phố huyện, họ luôn mong đợi
có được một điều mới sẽ đến.

Khi đoàn tàu đi khỏi nơi đây tất cả lại trở về đúng vị trí của mình, bây giờ không còn
tiếng còi, của đoàn tàu, không còn những tia sáng rực rỡ, nữa, mà leo lắt chỉ còn ngọn
lửa của chiếc đèn dầu. Nhưng khi đoàn tàu đi họ lại mang trong mình những dòng tâm
trạng của sự nuối tiếc, con tàu đã mang lại cho họ một ước mơ về một tương lai tươi
sáng hơn, chính vì vậy khi nó đi nó để lại cho con người một sự nuối tiếc lớn lao, và
cho con người những cảm giác rất hụt hẫng. Đoàn tàu đem lại cho họ giây phút được
hòa nhập, con người đang phát ra những tiếng nói tiếng cười, trước lúc đó thì không
gian nơi đây thực sự rất yên tĩnh và nó lạnh lẽo trong cảnh tiêu điều. Những đoàn tàu
vẫn để lại cho họ nhiều tia hy vọng để có được một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ

Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn đã thể hiện rõ nét bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện
nghèo buồn mà đẹp và hiện thực của những con người tuy đói khổ nhưng vẫn giữ một tâm
hồn lạc quan, khát khao hạnh phúc

mẫu 1
"Tự lực văn đoàn" là nhóm bút phát triển mạnh mẽ trong thời kì văn học lãng mạn 1930 - 1945.
Nhóm bút này có những cây viết rất độc đáo, sáng tạo và có tầm ảnh hưởng tới phần lớn các
nam thanh, nữ tú thời bấy giờ. Bên cạnh những bài thơ được ví von như "ngôn tình thời xưa"
được viết bởi nhà thơ Xuân Diệu, Chế Lan Viên... thì nhà văn Thạch Lam lại là một cái tên nổi
bật trong làng truyện ngắn xuất thân từ nhóm bút này. Với những "Gió đầu mùa", "Nhà mẹ
Lê"....đã khẳng định được vị trí của ông đối với nền văn học nước nhà. Một trong những tác
phẩm nổi bật của ông là truyện ngắn "Hai đứa trẻ". Trong tác phẩm đã khắn hoạ một cách chân
thực, rõ nét những cũng vô cùng lãng mạn cái khung cảnh buổi chiều tàn bên con phố huyện
vắng vẻ, nổi bật lên là hình ảnh cô bé Liên với những dòng xúc cảm, hồi tưởng xốn xang đến
nao lòng.

Gọi là truyện, thế nhưng truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam thường không mang tính kể hay
có những diễn biến phức tạp. "Hai đứa trẻ" được viết như một chuyến du hành thời gian, có hiện
tại, có quá khứ nhưng lại không có tình huống mở đầu hay thắt nút. Tác giả dường như muốn
20
đặc tả không gian phố huyện nghèo có đường tàu chạy qua, nơi mà niềm vui của những đứa trẻ
được gói gọn trong ngắm nhìn đoàn tàu đêm. Nhà văn sử dụng những chất liệu đời thường rất
bình dị, miêu tả bức tranh phố huyện hiện lên với sự buồn bã từ con người đến cảnh vật, thêm
vào đó là diễn biến tâm trạng của cô bé Liên khi chứng kiến khoảnh khắc lụi tàn của một ngày
dài, điều đó đã mang đến cho người đọc những sự đồng cảm với những con người nơi đây.

Nhà văn Thạch Lam đã vẽ nên một bức tranh phố huyện vào thời khắc hoàng hôn, khi đã trải
qua một ngày dài thì vạn vật đều mang một màu sắc ảm đạm thiếu sức sôngs. Bức tranh ấy
mang cái vẻ buồn bã, não nề từ con người cho tới cảnh vật xung quanh. Ngày tàn, chợ vãn,
những kiếp người cố gắng bám trụ vào mảnh đất nghèo ấy.... tất cả đã tạo nên một không khí
nghèo khổ, heo hút cho nơi phố huyện. Khung cảnh ngày tàn ấy lại càng trở nên sinh động hơn
với những âm thanh "tiếng trống thu không" báo hiệu kết thúc một ngày lao động từ "trên cái
chòi huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều", "tiếng ếch nhái kêu ran" ngoài đồng
ruộng và cả những "tiếng muỗi vo ve". Chiều tàn buôn xuống đã làm phai mờ cảnh vật, màu
chiều buồn báo hiệu cho một ngày đã trôi qua. Mặc dù rõ ràng là tả âm thanh, những thứ âm
thanh dai dẳng, réo rắt nhưng người ta lại không cảm thấy được sự vui tươi, nhộn nhịp của con
người sau một ngày dài lao động mà nó lại hiện lên sự não nề. Tiếng động vật, tiếng trống vẳng
lại từ xa ấy cho ta cảm nhận được sự yên ắng, cô liêu của nơi phố huyện bởi chỉ vài âm thanh
nhỏ bé ấy đã khuấy động được không gian nơi đây. Trên nền âm thanh ấy là những hình ảnh,
màu sắc đượm buồn, "Phương Tây đỏ rực như lửa cháy", những đám mây "ánh hồng như hòn
than sắp tàn". Màu của ráng chiều, màu cam, màu đỏ ối hoà quyện vào nhau, sắc hoàng hôn chỉ
có thể nhìn ngắm khi sống ở vùng nông thôn. Và chỉ một lát nữa thôi, những mày sắc ấy sẽ bị
thay thế bởi một màu đen thăm thẳm của màn đêm, bóng tối sẽ ủa vây và bao trùm lên tất cả.
Dường như có những sự tiếc nuối, sự mong muốn níu giữ trong câu văn của tác giả. Những con
người nơi phố huyện phải chăng là đang cố gắng cảm nhận, lắng nghe và ghi nhớ những khoảnh
khắc cuối cùng của ngày tàn. Một bức tranh phong cảnh thiên nhiên quen thuộc ấy vậy mà sao
lại buồn thương đến thế. Hoàng hôn đẹp đẽ, tráng lệ là vậy mà sao hiện lên lại thật ảm đạm, não
nề".

Và trên cái nền không gian ảm đạm, não nề ấy hình ảnh con người hiện lên cũng mang những
nét đượm buồn, ủ dột. Cảnh phiên chợ tàn cùng với sự xuất hiện của con người lại càng làm
tăng thêm những sự xơ xác, đìu hiu của nơi phố huyện nghèo ấy. "Chợ đã vãn từ lâu", "chỉ còn
một vài người bán hàng về muộn ở lại dọn hàng, họ trò chuyện vội vã với nhau vài câu", trên
nền chợ chỉ còn lại rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi,...". Con người ở đây xuất hiện tuy không lẻ loi, cô
độc nhưng cái nghèo dường như đã ăn vào máu xương, vào cuộc sống của họ, "những đứa trẻ
con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất, đi tìm tòi, nhặt nhạnh những thanh nứa,
thanh tre hay bất kì thứ gì còn sót lại". Những đứa trẻ nhà nghèo chỉ biết tìm những thứ người ta
bỏ lại sau phiên chợ để có cái ăn, có đồi chơi.Những ngươi dân ở nơi phố huyện này lần lượt
được xây dựng với những tính cách đối lập, những hoàn cảnh khác nhau nhưng họ giống nhau
bởi một chữ "nghèo". "Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt ốc, đêm lại dọn hàng nước bán, dù chăm

21
chỉ làm lụng nhưng vẫn không đủ sống", bà cụ Thi nghiện rượu lúc nào cũng say xỉn, cùng với
tiếng cười khanh khách đầy ám ảnh, hai chị em Liên và An - những đứa trẻ còn nhỏ nhưng đã tự
coi giữ một cửa hàng tạp hoá giúp mẹ. Rồi gánh phở nhà bác Siêu, một thức quà xa xỉ ở cái phố
huyện quanh năm nghèo đói này, rồi gia đình bác Xẩm mù sống bằng nghề hát dạo qua ngày
mong mỏi chút tấm lòng hảo tâm của những vị khách qua đường... Những số phận ấy, những
con người tưởng chừng như đang ngày một lụi tàn, héo mòn nhưng vẫn ngày ngày bám víu,
nương tựa vào mảnh đất này, cùng nhau tồn tại. Cuộc sống của họ mòn mỏi, lay lắt, sốngg
dường như chỉ để qua ngày. Phải chăng cái nghèo, sự buồn chán đã rút hết đi sức sống của họ,
hay chính cái hoàn cảnh éo le đã đưa đẩy họ về vùng đất này, để cùng cmar thông và chia sẻ với
nhau.

Bức tranh phố huyện tạm bợ, nghèo đói nay lại càng trở nên ảm đạm, ủ dột hơn dưới con mắt
của bé Liên. Là nhân vật trung tâm, điểm nhìn của tác giả cũng bắt nguồn từ nhân vật này. Cô bé
đã cảm nhận được sự tiêu điều nơi phố huyện, cô xót thương cho những số phận bất hanh, lận
đận của mẹ con nhà chị Tí, cho bà cụ Thi, tiếc nuối cái quãng thời gian mà gia đình khá giả còn
được sống nơi phố thị sung túc, đủ đầy. Tâm hồn nhạy cảm, từng trải và lối suy nghĩ già trước
tuổi của mình, bé Liên đã cảm nhận được "mùi âm ẩm bốc lên trọn lẫn với mùi cát bụi quen
thuộc", sự ẩm mốc ấy lại trở thành một thứ gì đó quen thuộc trong cuộc sống. Đáng lẽ ra, trẻ con
phải có được một cái nhìn ngây thơ, non nớt, lạc quan, yêu đời, thế nhưng với Liên, cô bé như
cảm nhận cùng cảnh vật, có yên tĩnh, có buồn thương, có tiếc nuối, có buông bỏ. Dù trong hoàn
cảnh cùng cực, cô bé vẫn nhận thấy được sự chăm chỉ, cần mẫn cố gắng, yêu thương nhau của
mẹ con nhà chị Tí, vẫn "rót đầy một cút rượu ty" cho bà cụ Thi điên dở, động lòng thương cho
những đứa trẻ đang nhặt rác nhưng đành ngậm ngùi quay đi bởi không có tiền cho chúng, và
cũng không quên dành những tình cảm của một người chị cho đứa em - cậu bé An. Liên là nhân
vật duy nhất trong tác phẩm được miêu tả có diễn biến cảm xúc, đồng thời nhà văn Thạch Lam
cũng lấy điểm nhìn của bé Liên để miêu tả cảnh sắc buổi chiều của nơi phố huyện nghèo. Qua
góc nhìn đó, những miêu tả vừa đảm bảo được tính cụ thể, chân thực lại có sự trữ tình, lãng mạn
theo cảm nhận của một cô bé đang lớn.

Bức tranh phố huyện hiu hắt, buồn thương được Thạch Lam khắc hoạ bằng cả tài và tình, người
đọc vừa có dịp được sống trong không khí của một phố huyện nghèo, vừa xót thương cho những
số phận bất hạnh, tẻ nhạt nơi đây. Thế nhưng ẩn sâu trong những con người ấy vẫn là niềm tin,
là sự cố gắng, tin vào bản chất tốt đẹp của con người và cùng mong chờ vào ánh sáng của cuộc
đời sẽ soi chiếu cho họ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp nhưng buồn, sự quẩn quanh bế tắc của con
người cũng đã đặt ra những nỗi niềm băn khoăn cho người đọc về một kiếp đời sống mòn, đồng
thời thể hiện sự tôn trọng, cảm mến với những con người có ước mơ, có nghị lực. Giọng văn
miêu tả độc đáo mà gần gũi đã làm nên cái chất của Thạch Lam, làm nên tên tuổi để đời của một
thời kì văn học đỉnh cao của nước nhà.

22
mẫu 2
Thạch Lam là một nhà văn trưởng thành trong nhóm Tự lực văn đoàn với một phong cách sáng
tác riêng biệt không giống với bất cứ nhà văn nào. Những trang văn của ông nhẹ nhàng nhưng
lại sâu sắc, man mác và dìu dặt. Đó là những lời tâm tình thủ thỉ nhưng để lại những sự ám ảnh
với người đọc. Những câu chuyện ông kể thường không có cốt truyện, mọi thứ được viết một
cách tự nhiên nhất với chất liệu nhẹ nhàng và sâu lắng. "Hai đứa trẻ" là một tác phẩm như vậy
của ông. Truyện ngắn này đã vẽ nên một bức tranh phố huyện nghèo với những mảnh đời nghèo
khó, cơ cực trong xã hội.

Thạch Lam luôn khiến cho người đọc nhận ra được sự tinh tế trong tâm hồn lẫn từng câu văn
của ông. Sự nhẹ nhàng ấy đã tạo nên nét riêng trong văn của ông. "Hai đứa trẻ" là một câu
chuyện xoay quanh cuộc sống của An và Liên tại nơi phố huyện nghèo cùng với những công
việc lặp đi lặp lại hằng ngày. Thông qua hai nhân vật này, tác giả cũng muốn gửi gắm đến người
đọc những thông điệp về cuộc sống, về khó khăn mà con người phải trải qua. Chất liệu làm nền
cho câu chuyện này chính là khung cảnh của phố huyện nghèo luôn chấp chới, ẩn hiện trong
mỗi trang viết. Có lẽ chính bức tranh ấy đã gợi nên những cảm hứng để tác giả bày tỏ xúc cảm
của mình.

Khung cảnh phố huyện nghèo hiện lên từ câu văn đầu tiên "Tiếng trống thu không trên cái chợ
huyện nhỏ, từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều..." Một tiếng trống vang lên trong một buổi
chiều sắp tàn, có lẽ cảnh vật và con người đang đắm chìm vào trong trạng thái lơ đãng. Tại sao
tác giả lại lựa chọn một buổi chiều mùa thu để vẽ lên bức tranh phố huyện ấy? Có lẽ bởi mùa
thu luôn gợi nên những cảm xúc buồn, gợi nhớ, gọi nhiều cảm xúc nhất. Hình ảnh hai đứa trẻ
xuất hiện với những công việc thường ngày "thắp đèn" rồi "đóng quán" và ngắm nhìn đoàn tàu
chạy từ Hà Nội trở về, vụt sáng lên và rồi rơi vào những hụt hẫng.

Hình ảnh của phố huyện buổi chiều tàn ấy được tác giả miêu tả chân thực bởi các chi tiết: "Chợ
họp giữ phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ
bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi
quen thuộc quá khiến cho chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài
người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hoá, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng
nói chuyện với nhau ít câu". Đó chính là khung cảnh của khu phố nghèo lúc ngày tàn, một sự
héo úa, tàn phai và cả những sự tiêu điều, hiu quạnh đã hiện lên trước mắt người đọc. Có lẽ đây

23
cũng chính là hiện thực thời bấy giờ ở miền Bắc nước ta. Mọi thứ chông chênh, không có điểm
nhấn, không có sức hút và dường như chẳng có sự sống. Tất cả chỉ là những điều bình dị, gần
gũi phảng phất sự đói nghèo.

Những câu văn mềm mại, nhẹ nhàng ấy diễn tả một không gian đìu hiu, vắng lặng ở nơi phố
huyện nghèo. Trên cái nền u ám đó xuất hiện lên bóng dáng của những đứa trẻ nghèo "mấy đứa
trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa,
thanh trem hay bất cứ cái gì có thể dùng được.Liên động lòng nhưng chính chị cũng không có
tiền mà cho chúng". Một bức tranh đã ảm đạm lại càng ảm đạm hơn khi có những con người
nghèo khổ xuất hiện, dường như đã nhân đôi sự tiêu điều, buồn tẻ nơi mảnh đất này.

Những câu văn mềm mại, nhẹ nhàng ấy diễn tả một không gian đìu hiu, vắng lặng ở nơi phố
huyện nghèo. Trên cái nền u ám đó xuất hiện lên bóng dáng của những đứa trẻ nghèo "mấy đứa
trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa,
thanh trem hay bất cứ cái gì có thể dùng được.Liên động lòng nhưng chính chị cũng không có
tiền mà cho chúng". Một bức tranh đã ảm đạm lại càng ảm đạm hơn khi có những con người
nghèo khổ xuất hiện, dường như đã nhân đôi sự tiêu điều, buồn tẻ nơi mảnh đất này.

Trong bức tranh làng quê nghèo ấy vẫn còn rất nhiều những số phận khác, tất cả đã tạo nên một
sự hỗn độn của nơi phố huyện buổi chiều tàn. Đó là hành ảnh của mẹ con chị Tí dọn hàng nhưng
"chả kiếm được bao nhiêu". Hay chính là hình ảnh của hai chị em Liên khi chuyển về nơi phố
huyện nghèo này, hai chị em bán hàng giúp cho mẹ trên một gian hàng bé thuê lại của người
khác, một tấm phên nứa dán giấy nhật trình. Những con người ấy lẳng lặng nhìn cái nghèo, cái
đó diễn ra trước mắt nhưng cũng không thể làm gì được. Xen lẫn những con người đói khổ vật
chất ấy lại có hình ảnh bà cụ Thi bị điên vẫn thường hay đến mua rượu ở cửa hàng nhà Liên.
Hình ảnh bà cụ Thi "ngửa cổ uống một hơi sạch, đặt ba xu vào tay Liên và lảo đảo bước đi"
khiến cho người đọc không khỏi chạnh lòng về một kiếp người, một đời người vật vờ, không
bến đỗ.

Giữa chốn phố huyện này dường như ai cũng mong ngóng một chuyến tàu từ Hà Nội chạy về
đây mang theo sự ồn ào, huyên náo và tấp nập hơn nữa. Có lẽ chuyến tàu có ý nghĩa rất lớn với
những mảnh đời nơi đây. Bởi "con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua". Đó có thể là
thế giới có sự phồn hoa ngày xưa của chị em Liên. Chuyến tàu ấy có lẽ chính là ước mơ, là khát
vọng được vươn ra ánh sáng của những ocn người tại nơi phố huyện nghèo này.

24
Thông qua truyện ngắn "Hai đứa trẻ", nhà văn đã lặng lẽ đưa vào một không gian sống của vùng
quê phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. Từ không gian sống này nhà văn đã gợi cho
người đọc liên tưởng đến cảnh sống đói nghèo quẩn quanh, bế tắc của những người dân quê
"trong cái giời tối đất của đồng lúa ngày xưa". Qua khung cảnh buổi chiều tàn nơi phố huyện ấy,
nhà văn Thạch Lam đã làm nổi bật lên những tâm hồn lạc quan, khát khao hạnh phúc dù hiện
thực cuộc sống đói khổ. Tác phẩm đã làm sống lại những tình cảm nhỏ bé nhất trong lòng người
đọc yêu văn Thạch Lam.

Phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ

Nhà văn Thạch Lam là một trong những cây bút chủ lực của nhóm “Tự lực văn đoàn”. Những
sáng tác của ông bao gồm rất nhiều thể loại độc đáo như truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, phê
bình. Nhưng truyện ngắn là lĩnh vực mà thành công nhất, làm nổi bật nên tên tuổi của ông chính
là “Hai đứa trẻ”. Hai đứa trẻ đã thể hiện được khuynh hướng hiện thực của cuộc sống, mặc
dù không có những tình tiết giật gân, gay cấn, li kỳ, mà chỉ xoay quanh cuộc sống sinh hoạt của
người dân ở một phố huyện nghèo trong khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng chừng đó đã là quá
đủ để cây bút tài hoa như Thạch Lam có thể đặt ra những ý nghĩa sâu sắc trong lòng xã hội.

Đọc truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, chúng ta cảm nhận được cuộc sống xơ xác, tiêu điều của một
phố huyện nghèo bao trùm lấy câu chuyện. Cuộc sống đó đã được tác giả miêu tả ở một thời
điểm hết sức tiêu biểu, đó là thời điểm ngày lụi tàn: “Trống thu không từng tiếng một vang lên”,
“phương Tây đỏ rực như lửa cháy”, “những đám mây ánh hồng như những hòn than sắp tàn”,
“ngoài ruộng tiếng ếch nhái kêu rang vọng vào phố chợ, ...”. Một khoảng không gian mênh
mông của đồng ruộng vừa đẹp lại, nhưng cũng rất buồn được gợi ra trước mắt người đọc.

Cuộc sống của người dân nơi phố huyện nghèo cũng đã được Thạch Lam miêu tả hết sức rõ nét,
sống động như: Khi trời nhá nhem tối, mẹ con chị Tí bày cái hàng nước ra dưới gốc cây bàng.
Liên dọn dẹp cửa hiệu tạp hóa rồi cộng sổ tính tiền. Bà cụ Thi đến cửa hàng Liên mua một cút
rượu, ngửa cổ uống sạch rồi biến đi lẫn vào trong bóng tối với tiếng cười khanh khách. Đám trẻ
con tụ họp chơi đùa trên các thềm nhà. Bác Siêu dọn gánh hàng phở ra bên bếp lửa bập bùng.
Gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, trước cái thau trắng chờ có khách để hát kiếm tiền. Và
chỉ với một vài đường nét miêu tả như vậy, tác giả Thạch Lam đã phác họa cho người đọc thấy
được một khung cảnh nơi phố huyện nghèo nàn, khó khăn, lụi tàn đến nhường nào.

25
Thế nhưng trong tình cảnh ấy, hai chị em Liên và An cũng như những người dân phố huyện
khác, vừa náo nức vừa khắc khoải, mòn mỏi chờ đợi chuyến tàu từ Hà Nội đi ngang qua nơi họ
đang sinh sống, để mong chờ bán thêm được một chút hàng cho khách. Đêm nào cũng vậy, khi
trời vừa bắt đầu tối thì hai chị em đã thấp thỏm chờ đợi chuyến tàu. Rồi chuyến tàu đến như
hằng đêm nó vẫn thường đến với sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hai chị em Liên và An cũng như
người dân nghèo của phố huyện.

Khi tàu đến gần cập bến là tiếng còi và tiếng rầm rộ của bánh xe. Liên dắt em đứng lên để nhìn
chuyến tàu vụt qua, chuyến tàu đầy sự thu hút bởi sự xa hoa, to lớn và cũng tràn ngập ánh sáng
của nó. Ở những toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường. Những toa thuộc hạng sang
trọng lố nhố người, đông và lấp lánh. Cái nguồn sáng ấy vụt qua, biến vào đêm tối để lại những
đóm thần nhỏ bay tung tóe trên mặt đường. Chuyến tàu đêm ấy đã khơi gợi lên trong hồn Liên
biết bao nỗi nhớ. Đó là những hoài niệm về thuở còn sống ở Hà Nội. Hà Nội đông đúc, vui vẻ và
huyên náo biết nhường nào. Đối với Liên, con tàu như đã đem một thế giới mới đến nơi đây.
Thế giới ấy khác hẳn với thế giới mà Liên đang sống, khác hẳn với vầng sáng nhỏ nhoi của ngọn
đèn chị Tí và ánh lửa bập bùng trong gánh hàng của bác Siêu, …

Có lẽ những bạn đọc câu chuyện cũng sẽ thắc mắc vì sao chị em Liên đêm nào cũng mòn mỏi
mong chờ tàu đi ngang qua như vậy? Vì sao ư? Vì chính chình ảnh con tàu tràn ngập ánh sáng
lại dấy lên trong tâm hồn Liên bao biến động. Bởi vì khi sống trong cuộc sống buồn tẻ, xơ xác
nơi phố huyện ấy, họ không thể nào tìm đến được những niềm vui. Cuộc sống diễn ra xuung
quanh họ hết sức tẻ nhạt, vô vị, đơn điệu, … Chuyến tàu sáng rực đối với người dân phố huyện
là hình ảnh của một thế giới khác hẳn, đối lập hoàn toàn với cái thế giới mà Liên và An đang
sống, đó chính là thế giới của văn minh, niềm vui và hạnh phúc.

Thông qua những hình ảnh đó mà chúng ta cũng nắm bắt được cốt lõi vấn đề sâu sắc mà tác giả
Thạch Lam gửi gắm vào truyện. Đó là khát vọng có được cuộc sống mới, huyên náo, đầy đủ cả
về vật chất lẫn tinh thần của những con người bé nhỏ nơi phố huyện nghèo.

Bên cạnh giá trị về mặt chủ đề, “Hai đứa trẻ” còn nổi bật lên những đặc sắc về nghệ thuật, thể
hiện tập trung qua ngòi bút miêu tả của nhà văn trong tả người, tả cảnh cũng như miêu tả tâm
trạng của con người. Gắn liền với nghệ thuật miêu tả chính là thủ pháp đối lập đã được nhà văn
sử dụng hết sức thành công trong truyện, đó là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, đối lập giữa
tĩnh và động. Thủ pháp đối lập này đã làm nổi bật lên được chủ đề tác phẩm của Thạch Lam.

Có thể thấy, “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất và vô cùng tiêu biểu cho
phong cách nhà văn Thạch Lam. Qua tác phẩm, chúng ta thấy được tấm lòng thương cảm, xót

26
xa của Thạch Lam đối với con người và nhất là những người yếu thế, bất hạnh trong xã hội.
Chuyện đượm buồn nhưng đó là nỗi buồn có thể thanh lọc tâm hồn của mỗi chúng ta.

Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên trong Hai đứa trẻ

1. Dàn bài phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong bài Hai đứa trẻ
1.1. Mở bài

- Giới thiệu truyện ngắn Hai đứa trẻ và hia nhân vật An và Liên

1.2. Thân bài

- Tâm trạng trước cảnh ngày tàn

 Hai chị em ngồi im lặng, tâm trạng buồn man mác


 Động lòng trước số phận bất hạnh
 Có tình yêu thương từ những con người xung quanh
 Là những đứa trẻ có tâm hồn trong sáng, giản dị, yêu thương mọi người
 Có sự đồng cảm, yêu thương
- Tâm trạng lúc đợi tàu

 Sự chờ đợi khắc khoải, hai chị em Liên cố thức để đợi tàu
 Niềm tin vào đoàn tàu, niềm tin vào ngày mai, vào tương lai tương sáng.
- Tâm trạng của Liên khi đoàn tàu đi khỏi

 Niềm khao khát về một tương lai tươi sáng


 Có tâm hồn trong sáng, ngây thơ

1.3. Kết bài


Tâm trạng của hai chị em Liên được thể hiện rất rõ ràng trong tác phẩm, những khát khao nhỏ
bé và tấm lòng yêu thương con người của hai chị em.

mẫu 1
Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam dường như không có cốt truyện nhưng lại giàu sức gợi.
Đó là sức gợi của hai hình ảnh đối lập nhau trong truyện: bóng tối và ánh sáng. Bóng tối của

27
cuộc đời và ánh sáng của ước mơ. Bóng tối đã bao phủ kín lên cái phố huyện nghèo nàn, xơ xác
và đè nặng lên những kiếp người sống lầm lũi không biết đến ngày mai. Còn ánh sáng thì chỉ
bừng lên trong khoảnh khắc cuối cùng của một ngày khi đoàn tàu từ Hà Nội về dừng lại ở ga
phố huyện trong ước mơ của Hai đứa trẻ.

Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, sinh tại Hà
Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại nhưng tuổi thơ gắn liền với quê ngoại ở phố
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thạch Lam là một thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn
cho dòng văn học lãng mạn, Thạch Lam là người đôn hậu và tinh tế, điều này ảnh hưởng rất lớn
đến các sáng tác của ông.

Thành công nhất của Thạch Lam là ở thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn của Thạch Lam thường
không có cốt truyện mà chủ yếu khai thác thế giới nội tâm con người với những cảm xúc mong
manh, mơ hồ, những rung động nhẹ nhàng. Truyện ngắn của ông có giọng điệu như bài thơ trữ
tình đượm buồn với văn phong sáng tạo và giản dị thể hiện niềm yêu mến của nhà văn với con
người và cảnh vật. Các tác phẩm tiêu biểu: Tập truyện ngắn "Gió đầu mùa", "Nắng trong vườn"
và "Sợi tóc"....

Tác phẩm Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in trong tập
"Nắng trong vườn" (1938). Cũng như nhiều truyện ngắn khác của ông, "Hai đứa trẻ" có sự hòa
quyện giữa hai yếu tố hiện thực và trữ tình lãng mạn. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa đề
cao tinh thần nhân đạo. Qua truyện ngắn này, nhà văn thể hiện niềm thương cảm sâu sắc, thông
cảm và xót thương vô hạn với những người nghèo khổ, khao khát một sự thay đổi với cuộc đời
của họ. Đồng thời, tác phẩm cũng thể hiện một tài năng viết truyện ngắn bậc thầy của Thạch
Lam. Đây là một truyện ngắn có cốt truyện đơn giản, một kiểu truyện ngắn trữ tình có nhiều chi
tiết ngỡ như là vụn vặt, vô nghĩa nhưng thực ra đó chính là sự chọn lọc và sự sắp xếp một cách
chặt chẽ để diễn tả tâm trạng nhân vật. Qua đó tác giả gửi gắm những tâm tình một cách kín đáo,
nhẹ nhàng nhưng không kém phần thấm thía tư tưởng nhân đạo đáng quý.

Sống giữa phố huyện nghèo đầy bóng tối nhưng chị em Liên cũng như chừng ấy người nơi phố
huyện vẫn luôn "mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ".
Đó chính là lí do khiến chị em Liên đêm đêm vẫn cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua bởi
chuyến tàu chỉ vụt qua nhưng đã mang đến cho họ một thế giới khác hẳn vầng sáng ngọn đèn
của chị Tí và ánh lửa trong gian hàng bác Siêu chứ không đơn thuần là vâng lời mẹ dặn để bán
thêm một ít hàng bởi "họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc lá cùng". Bởi lẽ đó mà Liên "dù buồn
28
ngủ ríu cả mắt vẫn cố thức", còn A thì đã nằm xuống, mí mắt sắp sửa rơi xuống vẫn không quên
dặn chị "tàu đến chị đánh thức em dậy nhé".

Trong thời gian đợi tàu xuất hiện, chị Liên thả tâm hồn mình vào vũ trụ để cảm nhận hết thảy vẻ
đẹp của thiên nhiên khi đêm về. Qua những kẽ lá bàng, "ngàn sao vẫn lấp lánh" trên nền trời,
những nụ hoa bàng nhỏ khẽ rơi trên vai chị. Tâm hồn Liên thả trôi theo những cảm xúc bâng
khuâng mà chính chị cũng cảm thấy mơ hồ không hiểu hết.
Tiếng trống cầm canh ở huyện đánh vang cùng với lời thông báo của bác Siêu: "Đèn ghi đã ra
kia rồi" xua tan sự tĩnh mịch của màn đêm, để chuẩn bị cho sự hoạt động cuối cùng của đêm -
con tàu từ Hà Nội dần dần xuất hiện. Ban đầu là ngọn lửa xanh biếc như ma trơi, rồi tiếp đến là
làn khói trắng bừng lên từ xa. Liên gọi An dậy và cả hai chị em quan sát kĩ từng chuyển động
của chiếc tàu. Tiếng Liên gọi: "Dậy đi An. Tàu đến rồi" câu nói không đơn thuần chỉ là để gọi
An dậy mà trong đó còn kèm cả sự vui thích, nó như một tiếng hò reo, hối thúc em dậy để cùng
ngắm nhìn khoảnh khắc đoàn tàu vụt qua.
Khoảnh khắc tàu đến, lòng hai chị em vui sướng, hân hoan đến lạ kì, dù chỉ là thoáng qua nhưng
cũng đủ để hai tâm hồn tinh tế ấy nắm bắt trọn vẹn sự vật, sự việc đang diễn ra trên tàu: "các toa
đèn sáng trưng, chiếu sáng cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên
sang trọng lố nhố những người, đồng và kền vàng lấp lánh và các cửa kính sáng". Con tàu trong
khoảnh khắc đã chỉ còn lại chiếc chấm đỏ nhỏ, rồi khuất sau rặng tre. Bé An hồn nhiên nhưng
cũng đã nhận ngay ra dường như tàu hôm nay không đông như mọi khi. Còn Liên thì đã nhận
thấy sự thưa thớt và hình như kém sáng hơn. Dẫu đoàn tàu hôm nay có kém sáng hơn, có vắng
hơn mọi khi nhưng nó từ Hà Nội về, nó mang theo một thế giới khác hẳn đối với quê Liên, đó là
thế giới sắc màu, hoa lệ, của niềm vui và hạnh phúc. Lòng cô bé trào dâng niềm vui và hạnh
phúc khó tả khi được sống lại những ngày xưa khi cô được ăn kem và uống những cốc nước
lạnh xanh xanh đỏ đỏ và nhớ về một Hà Nội sáng rực, lấp lánh.

Đêm nào An và Liên cũng đợi tàu, dù có buồn ngủ díp mắt chúng cũng phải chờ được đoàn tàu
đi qua mới ngủ. Đây không phải là một hành động ngẫu nhiên, vô nghĩa mà nó dường như là
một nhu cầu, một đòi hỏi thiết yếu đối với Liên và An. Đằng sau đó còn chứa đựng cả những
ước mơ, khao khát về một cuộc sống mới đẹp đẽ và hạnh phúc hơn. Hình ảnh những đoàn tàu
vụt xuất hiện rồi biến mất nhưng cũng đủ để chúng được trở lại, được sống với những kỉ niệm
tuổi thơ êm ấm trước đây. Khao khát chờ đoàn tàu đi qua cũng ánh lên những khát vọng mãnh
liệt của những đứa trẻ, đó là khát vọng đổi đời.

Truyện của Thạch Lam là loại truyện tâm tình với một giọng văn rất riêng, không thể lẫn được:
nhỏ nhẹ, điềm tĩnh, lắng sâu, nhiều dư vị. Đoạn văn trên rất tiêu biểu cho giọng văn đó.

29
Qua khung cảnh đợi tàu của hai đứa trẻ, diễn tả dòng mơ tưởng của Liên giống như một đoạn
phim quay chậm đầy ấn tượng. Những câu văn nhịp nhàng, vừa lan tỏa vừa lắng sâu, những chữ
dùng nhiều dư vị, dư vang (Liên lặng theo mơ tưởng, Hà Nội xa xăm, đồng ruộng mênh mang
và yên lặng). Dòng mơ tưởng của nhân vật hiện lên theo từng câu văn, không ồn ào, mà nhỏ
nhẹ, lắng đọng và có gì như mờ ảo, xa xôi, không thật rõ nét (Hà Nội xa xăm, một chút thế giới
khác đi qua, rồi vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu, cuối cùng là đêm tối vẫn
bao bọc chung quanh, đồng ruộng mênh mang và yên lặng). Những hình ảnh đó cứ trùng điệp,
nối tiếp nhau, nhịp nhàng như những lớp sóng, khiến câu văn của Thạch Lam lúc nhẹ nhàng, lan
tỏa, lúc dồn nén lắng sâu để lại nhiều dư vang trong người đọc. Có lẽ vì vậy mà "câu văn Thạch
Lam cứ như câu văn của hôm nay" (Phong Lê), "trẻ rất dai, mới rất lâu" (Phạm Văn Phúc).

Giọng văn ấy là nét riêng, là phong cách của Thạch Lam. Nhưng xét cho cùng, giọng văn ấy là
bắt nguồn từ tấm lòng nhân hậu cao cả của ông, khiến cho tác phẩm của nhà văn lãng mạn này
sống mãi với chúng ta bằng những dư vị ấm áp của tình người, tình đời trong một xã hội đầy
khổ đau, bất hạnh.

Với nghệ thuật miêu tả tâm lí và cảnh vật tài tình, cảnh đoàn tàu kết lại tác phẩm đã để lại dư
âm, ấn tượng sâu lắng trong lòng người đọc. Đóng lại cuốn sách người đọc vẫn không khỏi thổn
thức trước số phận kiếp người mòn mỏi nơi phố huyện. Nhưng đồng thời cũng trân trọng, nâng
niu những mơ ước tha thiết, mãnh liệt của họ về một cuộc sống khác, về sự đổi đời.

mẫu 2
Tuổi thơ là những ngày tháng đầy ắp kỉ niệm về những lần chờ đợi. Có ai mà không từng chờ
đợi kì nghỉ hè để được chơi thỏa thích, chờ đợi đêm giao thừa để được mua quần áo mới hay
đơn giản hơn hơn là chờ đợi vài viên kẹo mỗi khi bà đi chợ về. Có chờ đợi nên chúng ta sẽ dễ
dàng hiểu được sự hồi hộp, háo hức, hi vọng của chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Bao
nhiêu nỗi niềm vui buồn của tuổi thơ và cả những khát vọng đời thường của con người được
Thạch Lam gửi gắm hết vào cảnh đợi chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội qua phố huyện nghèo của
chị em Liên.

Thạch Lam là nhà văn nổi tiếng của văn học lãng mạn những năm 1930-1945. Là một trong
những cây bút của Tự lực văn đoàn, nhưng văn chương của Thạch Lam không quá xa vời thực
tế như những cây bút trong nhóm. Mà văn chương của ông nhẹ nhàng chất đời lãng mạn. Nổi
30
bật nhất phải kể đến truyện ngắn "Hai đứa trẻ", câu chuyện chờ đợi tàu của chị em Liên nơi phố
huyện nghèo trong những năm tháng trước Cách mạng. Thiên truyện ngắn cốt truyện đơn giản
nhưng lại đọng lại những suy ngẫm sâu sắc đặc biệt cảnh chờ đợi tàu của hai chị em.

Chị em Liên và An ngồi đấy, thu mình và đưa đôi mắt nhỏ bé ướt át để trông chờ con tàu Hà
Nội. Phải rồi, Hà Nội chính là nơi ngày xưa chị em Liên có cuộc sống sung túc cùng ba mẹ. Cái
vùng ánh sáng rực và lấp lánh ấy trong kí ức hai chị em như được dát bằng vàng, bằng thứ ánh
sáng vừa thực vừa ảo diệu. Hà Nội đẹp và yên bình, không như cuộc sống buồn tẻ, tăm tối mà
hai chị em đang sống. Sự lầm lũi mỗi ngày lặp đi lặp lại khiến họ, những con người đã từng hi
vọng trở thành những cái bóng bị khuất mờ bởi màn đêm. Có thể chị em Liên may mắn hơn
những người nơi phố huyện vì đã từng có những kí ức tươi đẹp về nơi Hà Nội phồn hoa rực
sáng. Thế nhưng điều đó cũng mang lại cho Liên nỗi buồn nặng nề hơn một người suốt đời chưa
có ngày nào thoát khỏi cái buồn. Tâm hồn của đứa trẻ vốn vô cùng nhạy cảm, thơ ngây nên việc
mơ mộng và khao khát là điều chính đáng. Lý do hai chị em đợi đoàn tàu chạy đến dù rất buồn
ngủ không phải để bán thêm ít hàng hay mong đợi một món quà nào đó. Điều hai chị em đợi
chính là thứ ánh sáng xa hoa của Hà Nội, đó chính là quá khứ vui vẻ mà hai chị em đã từng
được sống.

Tín hiệu đầu tiên làm Liên nhận ra đoàn tàu không phải là đèn ghi hay tiếng máy xe xình xịch
mà là "ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi". Ngọn lửa sáng ấy chính là ánh sáng mà
Liên khao khát, mong chờ. Cuối cùng sự chờ đợi ấy đã đến, hai chị em dồn mọi giác quan để
được nghe, nhìn và cảm nhận đoàn tàu đang tiến về phía trước. Đáp lại sự mong chờ ấy, đoàn
tàu nấn ná, chậm chạp nơi phố huyện đầy ắp tình người. Cứ thế đoàn tàu hiện ra trước mắt hai
chị em, những toa tàu sáng rực. Ánh sáng nhiệm màu ấy dù đến trong phút chốc nhưng mới thật
sự đủ sức xua đi bóng đêm u ám bao trùm cả tác phẩm. Trong phút chốc, cả phố huyện không
chỉ bừng sáng mà còn nhộn nhịp bởi âm thanh vui vẻ từ toa tàu "tiếng còi rít lên, tiếng hành
khách ồn ào".

Đêm nào, hai chị em Liên cũng thao thức, hồi hộp chờ đợi đoàn tàu. Trong con mắt của không ít
người, đó là việc bâng khuâng, không đâu thậm chí rảnh rỗi, vô nghĩa. Thế nhưng với trái tim
giàu lòng trắc ẩn, Thạch Lam đã phát hiện ra những tâm sự sâu kín, những khát khao lãng mạn
của hai chị em. Đợi tàu trở thành một nếp sống, một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Đợi tàu
để được trở về thời quá khứ dịu êm, ngọt ngào của tuổi hồn nhiên, ngây thơ. Đợi tàu để được
sáng lên khát vọng mãnh liệt, mạnh mẽ, táo bạo: khát vọng đổi đời. Khát vọng ấy như mầm cây
tươi non mọc lên trên vùng đất cằn cỗi; như ánh sao nhỏ nhoi lấp lánh mãi trên bầu trời đen

31
thẳm không cùng. Nhưng cả Hà Nội xa xăm, cả con tàu đi qua phố huyện đều chỉ là ước mơ của
cô bé tội nghiệp. Cuối cùng thì dòng mơ tưởng ấy lại quay về với hiện thực mà Liên đang phải
sống, quay về với vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Khác hẳn với ánh
sáng nơi kinh thành, đây chỉ là vầng sáng leo lét của ngọn đèn con trên chõng hàng chị Tí và ánh
lửa yếu ớt trong bếp lửa bác Siêu chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ, còn chung quanh thì bóng tối
vẫn bao phủ kín mít. Cái vầng sáng và ánh lửa của những con người nhỏ bé tội nghiệp sống lầm
lũi nơi phố huyện nghèo nàn tăm tối không đẩy lùi được bóng tối đang bủa vây và đè nặng lên
cuộc đời của họ. Đó cũng là cuộc sống hiện tại của hai chị em Liên, cuộc sống đơn điệu đến
nhàm chán và ngưng đọng.

Qua việc tả cảnh đợi tàu của hai chị em Liên, Thạch Lam thể hiện thái độ vừa cảm thương xót
xa trước cuộc sống lay lắt, bế tắc của những kiếp người nhỏ bé, nhất là những đứa trẻ, vừa nâng
niu vừa trân trọng, khát vọng vươn ra ánh sáng, khát vọng đổi đời của những con người ấy. Từ
cuộc sống của con người nơi phố huyện, trang văn của Thạch Lam còn rung lên tiếng nói tha
thiết có sức lay tỉnh sâu xa trong tâm hồn người đọc.

Cảnh đợi tàu cũng là cảnh khép lại thiên truyện vừa nhẹ nhàng, lắng đọng của Thạch Lam. Đó là
một cảnh tượng sẽ ám ảnh mãi trong tâm trí người đọc. Khép lại tác phẩm, ta vẫn thấy bận bịu
vô hạn về một tấm lòng quê hương ấm áp mà sâu kín, về những tình cảm trắc ẩn bình dị mà sâu
xa. Hai đứa trẻ thực sự đã hoàn thành sứ mệnh của văn chương chân chính khi khơi gợi của
người đọc tình cảm trong sáng và giàu ý nghĩa nhân văn.

mẫu 3
Thạch Lam là một trong những cây viết truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Ông là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn nhưng ông mang một nét rất riêng so với các nhà
văn trong nhóm. Văn của tự lực văn đoàn thường đượm một nỗi buồn lãng mạn còn văn của
Thạch Lam lại chất chứa những nỗi buồn hiện thực. Nó như một thứ "Hương hoàng lan", được
cất từ những nối đời.

Truyện ngắn Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn (1938), tác phẩm này tiêu biểu cho phong
cách của Thạch Lam. Đó là kiểu truyện ngắn trữ tình đượm buồn. Nét phong cách này thể hiện
sâu sắc ở khung cảnh phố huyện và tâm trạng đợi tàu của nhân vật Liên. Truyện ngắn của Thạch
Lam là kiểu truyện ngắn trữ tình buồn hiện thực, không có cốt truyện, giàu cảm xúc, nhẹ nhàng
và thấm thía như một bài thơ. Bức tranh phố huyện được miêu tả theo trình tự thời gian, cảnh
phố huyện lúc chiều xuống.
32
Cảnh phố huyện về đêm là lúc nhộn nhịp nhất. Khi cảnh chuyến tàu đi qua. Liên là một cô gái
nhỏ vì cha mất việc nên cả nhà phải chuyển từ Hà Nội về sống ở một phố huyện nghèo... Tuy
còn nhỏ mà Liên đã tỏ ra đảm đang thay mẹ trông coi quán tạp hóa để kiếm sống và thay mẹ
chăm sóc cho An. Đặc biệt Liên còn là cô gái có tâm hồn vô cùng nhạy cảm.

Bức tranh thiên nhiên trong phố huyện khi ngày tàn được hiện lên qua điểm nhìn nhạy cảm và
tinh tế của Liên. Đó là vào "Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran,
ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng muỗi bắt đầu vo ve. Trong bức tranh ấy
có sự hòa trộn giữa hai hình ảnh: hình ảnh êm đềm lãng mạn và hình ảnh gợi sự nghèo khó, bần
cùng. Phải chăng do cảnh chiều tàn nên gợi cho Liên nỗi buồn: "Liên ngồi lặng yên bên mấy quả
thuốc sơn đen, đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào
tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái
giờ khắc của ngày tàn." Thật khó để phân định rành rọt nỗi buồn ngoại cảnh thấm vào tâm cảnh
hay nỗi buồn tâm cảnh lan tỏa ra, nhuốm vào ngoại cảnh.

Ta chỉ thấy ở đây xuất hiện một nỗi buồn sâu sắc trong tâm trạng. Chỉ có sự cảm nhận tinh tế và
nhạy cảm như Liên mới thấu hiểu nó. Liên tuy không lam lũ vất vả như những mảnh đời nơi phố
huyện. Nhưng lại là số phận đáng thương nhất. Vì quá khứ tươi đẹp của hai chị em Liên đã
thuộc về dĩ vãng. Hiện tại thì buồn tẻ, tăm tối, tương lai thì bế tắc, như đi vào ngõ cụt. Đúng là
cuộc sống phố huyện cứ đang tàn dần, lụi dần trong đói nghèo lam lũ quẩn quanh. Những tâm
hồn mới lớn như chị em Liên, chứng kiến những cảnh đó không buồn sao được. Những nỗi buồn
ngập tràn trong mắt của hai chị em.

Hai chị em không chờ tàu để bán hàng, đó là niềm vui tinh thần của hai chị em. Khi đoàn tàu
đến Liên và An đứng cả dậy, hướng về phía con tàu và khi tàu đi mang theo thứ ánh sáng mà hai
chị em ao ước, khiến hai đứa trẻ đầy nỗi tiếc nuối. Tàu đi rồi, phố huyện lại trở về với đêm tối
và sự tĩnh lặng, càng nặng nề hơn. Niềm vui của hai đứa trẻ vừa lóe lên lại bị dập tắt như đám
than bỗng thổi bùng lên cháy rực rồi lại lụi dần trong đêm.

Thạch Lam đã rất thành công khi khắc họa trạng thái tâm lý của hai đứa trẻ thông qua cảnh chờ
đợi chuyến tàu đêm. Kết hợp với giọng văn nhẹ nhàng đậm chất thơ, câu chuyện vẽ nên một bức
tranh về hai đứa trẻ và những con người bé nhỏ nơi phố huyện nhưng bị đắm mình trong đêm
tối. Hình ảnh con tàu mang ánh sáng Hà Nội là tấm lòng mà nhà văn dành cho những kiếp người
lẻ loi như bị lãng quên. Thạch Lam mong muốn họ có thể thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt, u uất.

33
Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ

Tác phẩm “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Thạch Lam nói
riêng, và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Với lối văn nhẹ nhàng mà tinh tế, truyện đã
mang đến cho người đọc những xúc cảm về cảnh nghèo nàn nơi phố huyện, với những bóng
người sống trong bóng tối u uất. Những hình ảnh trong Hai đứa trẻ tuy bình dị, gần gũi nhưng
cũng ẩn chứa thật những ý nghĩa lớn lao sâu sắc. Đặc biệt, hình ảnh chuyến tàu đêm trong câu
chuyện đã gây ấn tượng khó phai khiến chúng ta phải trăn trở, nghĩ suy.
Chuyến tàu đêm xuất hiện trên phố huyện nghèo được miêu tả rất tỉ mỉ theo trình tự thời gian.
Đó là một chuyến tàu bình thường như bao ngày, nó đã trở nên quá quen thuộc với mỗi người
dân nơi phố huyện nghèo, nhưng hình ảnh và âm thanh của chuyến tàu quen thuộc ấy vẫn mang
đến những bồi hồi, mong chờ cho hai chị em An và Liên. Trước khi tàu đến, nơi phố huyện ấy
chỉ là một khu phố nghèo nàn đầy rẫy những bóng tối bủa vây, các hoạt động của cuộc sống
thường ngày vẫn cứ thế diễn ra. Vợ chồng bác Xẩm đánh lên tiếng đàn bầu cùng thằng con bò
dưới đất, quán hàng nước của chị Tí có hai bác phu ngồi hút thuốc và uống nước, trống cầm
canh cũng đã điểm, ánh sáng nhập nhòe của những con đom đóm nhạt nhoà giữa màn đêm rộng
lớn. Khi tàu gần cập bến, phố huyện dường như trở nên tấp nập hơn bởi bóng dáng của vài ba
người đi đón bà chủ ở tỉnh về trên tay mang những chiếc đèn lồng sáng hoắc. Tiếng bác Siêu
vọng ra đầy hứng khởi: “Đèn ghi đã ra kia rồi”.
Và như có ngọn lửa xanh biếc, mà trong ánh mắt của Liên thoáng thấy như con ma trơi bắt đầu
xuất hiện thì cũng là lúc tiếng còi tàu vang lại trong gió xa. Giữa cái sự yên tĩnh của đêm, tiếng
còi tàu như thức tỉnh con người vậy.

Tàu đã đến, Liên đánh thức em dậy, hai chị em cùng ngồi đắm mình vào những sáng loáng phát
ra từ những toa tàu. Tiếng những hành khách huyên náo, ồn ào, vồn vã rảo bước đi. Đoàn tàu đi
qua mang theo những ánh sáng chiếu xuống một vùng quê nghèo xua đi vẻ tăm tối vốn có,
những đồng kèn lấp lánh ở các địa hạng sang thu hút ánh mắt chị em Liên. Cuối cùng cũng đến
lúc tàu tạm biệt phố huyện rồi lặng lẽ khuất xa trong làn sương mờ. Chuyến tàu hôm ấy không
đông như bao chuyến tàu trước nhưng vẫn mang đến cho tâm hồn những đứa trẻ kia bao cảm
xúc xốn xang, bởi lẽ, đó là ước mơ, là khao khát nhỏ nhoi về những điều đẹp đẽ, nhưng hy vọng
vào một tương lai tươi sáng hơn những gì nơi tăm tối, tàn tạ chốn phố huyện nghèo. Hai chị em
Liên cố mở đôi mắt để đợi tàu không chỉ là như lời mẹ dặn, đoàn tàu đến may với hy vọng bán
được chút ít gì hàng hoá mà còn là sự ngóng đợi sâu thẳm trong tâm hồn của chị em Liên.
Chuyến tàu chất chứa đầy ắp những khát vọng và cả những kí ức trẻ thơ, khiến Liên nhớ về
những tháng ngày ở Hà Nội thật tươi đẹp làm sao, và cả những mộng tưởng xa xôi về một Hà
Nội rạo rực, sôi động, huyên náo và vui vẻ. Còn tàu đêm đã mang đến một thế giới khác hẳn với
những kiếp người tàn tụi, nghèo khổ nơi đây. Sự đối lập ấy phản ánh được hiện thực nghèo khổ
nhưng cũng còn cho thấy được tâm hồn luôn vươn tới ánh sáng, trân trọng và mơ ước về điều tốt
đẹp trong tương lai của những con người nơi đây.

34
Tàu đêm đến, cũng chính là lúc những người buôn bán, hàng quán có dịp để bán thêm cho
những vị hành khách trên chuyến tàu kia những vật phẩm cần thiết. Dù đã rất khuya khoắt, họ
vẫn thức để đợi tàu với mục đích bán hàng kiếm tiền mưu sinh dẫu chỉ là vài ba bao thuốc, bánh
xà phòng, vài hộp cơm. Chuyến tàu đêm được miêu tả thật đặc sắc, qua hình ảnh chuyến tàu,
những hình ảnh con người nghèo đói hiện lên thật xót xa. Có chút gì đó khiến ta lay động,
thương cảm trước cuộc sống đầy những lắng lo tủn mủn, thiếu ánh sáng hy vọng quá những kiếp
người nghèo khổ nhạt nhoà, mông lung, vô định. Tác giả Thạch Lam đã rất thành công trong
việc phác họa lên chuyến tàu đêm lồng ghép trong sự phát triển tâm lý nhân vật, đó là hai chị em
Liên. Dù hai mắt đã ríu lại song hai chị em vẫn đón đợi đoàn tàu, tiếng An thủ thỉ bên tai chị:
“Tàu đến, chị thức em đấy nhé!”.

Thông qua hình ảnh chuyến tàu đêm, chúng ta đã thấy được tấm lòng tha thiết, đồng cảm của tác
giả đối với những mảnh đời nghèo khổ. Với nhà văn Thạch Lam, ông đã dành một tình cảm đầy
yêu thương và trân trọng của mình cho những người lao động khốn khó, nghèo nàn về vật chất,
nhưng vẫn luôn lạc quan, chăm chỉ, cần mẫn với lao động, giàu lòng yêu thương, gắn bó. Ở họ,
sâu thẳm trong tâm hồn còn chất chứa những niềm tin, những hy vọng, dù gian nan, vất vả vất
không ngưng nuôi mơ ước, hướng vẻ những điều đẹp đẽ.

Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm trong Hai đứa trẻ

1. Dàn ý cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm


1.1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Thạch Lam có giọng văn trong trẻo, nhẹ nhàng, gợi cảm. Khuất
lấp sau những trang văn của ông là tấm lòng trắc ẩn đối với những kiếp người nghèo khổ trong
xã hội cũ. Trong đó, "Hai Đứa Trẻ" là tác phẩm nổi tiếng của Thạch Lam.

- Giới thiệu vấn đề cần cảm nhận: bức tranh phố huyện lúc về đêm.

1.2. Thân bài:

- Khung cảnh của bức tranh thiên nhiên phố huyện mang những vẻ đẹp mộc mạc và giản dị,
nhưng lại mang đến nhiều ý nghĩa cho toàn bộ tác phẩm.

35
- Bức tranh phố huyện nghèo đã tái hiện thành công hiện thực xã hội nghĩa lúc bấy giờ, làm cho
người đọc như thấy được khung cảnh thực tế ngay trước mắt.

- Trước khung cảnh của tiêu điều của phố huyện, không gian mở ra những hình ảnh xa xăm trái
ngược với sự huyên náo đáng lẽ phải có của phố huyện.

- Thời gian của toàn bộ khung cảnh là lúc về đêm, khiến cho không gian trở nên mù tối, con
người như hòa mình với màn đêm và sự tĩnh mịch của không gian.

- Cảnh vật xơ xác, tiêu điều của con người, từ những rác rưởi, vỏ thị đến những thứ nhặt nhạnh
ngoài đồng của những đứa trẻ nghèo khổ.

- Bức tranh thiên nhiên và con người nơi phố huyện gợi lại cho người đọc nhiều cảm xúc sâu
sắc, đó là sự ảm đạm trong cảm nhận, nhưng vẫn mang một mong ước cháy bỏng về cuộc sống
mới.

1.3. Kết bài

- Khái quát vấn đề và nêu lên giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung.

2. Dàn ý cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm


Thạch Lam là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam trước năm 1945. Tuy là một nhà văn
lãng mạn nhưng tác phẩm của ông lại giàu yếu tố hiện thực, thấm đượm lòng nhân ái và chan
chứa niềm xót thương những con người nhỏ bé. Văn Thạch Lam vì thế giống như một thứ
hương hoàng lan được chưng cất từ những nỗi đời. "Hai đứa trẻ" là một trong những truyện
ngắn đặc sắc nhất của ông, được rút từ tập "Nắng trong vườn". Truyện ít sự việc, ít biến cố, chỉ
chủ yếu xoay quanh việc hai đứa trẻ đợi tàu diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn từ lúc
chiều tàn đến đêm khuya của một ngày mùa hạ. Nhưng vẫn đầy sức hấp dẫn bởi những trang
văn giàu cảm xúc, miêu tả tinh tế những biến đổi tinh vi của cảnh và những xao xuyến mơ hồ
của lòng người. Nổi bật trong truyện ngắn là khung cảnh bức tranh phố huyện lúc về đêm được
hiện lên dưới ngòi bút tinh tế của tác giả.

Trên nền tác phẩm là một phiên chợ tàn: "Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng
ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn sót lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm
ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá..."(Trích: "Hai đứa trẻ").

36
Thạch Lam tả cảnh chợ quê dịp chính phiên nhưng không thấy vẻ sầm uất, sôi động, mà lại làm
nổi bật sự lèo tèo, vắng vẻ và ế ấm. Thế rồi, theo bước chuyển nhẹ nhàng của thời gian, phố
huyện dần chuyển vào đêm. Trước hết là sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối.

Bất cứ ai từng đọc truyện Thạch Lam, đều không khỏi ấn tượng bởi những trang viết về bóng
tối. Nhưng có lẽ chỉ khi đến với "Hai đứa trẻ", bóng tối mới hiện ra với đủ hình hài, cung bậc
của nó. Từ ấn tượng ban đầu dịu nhẹ, êm mềm: "Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ âm như
nhung và thoảng qua gió mát", bóng tối từng bước chiếm lĩnh không gian: "Đường phố và các
ngõ con dần dần chia đầy bóng tối", rồi bao trùm tất cả, mênh mông, dày đặc: "Tối hết cả con
đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn
nữa". Phố huyện nhỏ như là vương quốc của bóng tối, đến cả tiếng trống cầm canh cũng không
xuyên qua được màn đêm đặc quánh, "chỉ tung lên một tiếng khó khăn rồi chìm ngay vào bóng
tối".

Đối lập với bóng tối là ánh sáng nhỏ bé, yếu ớt, mong manh. Ánh sáng của thiên nhiên vũ trụ
với "ngàn sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vật sáng xanh của những con đom đóm." Ánh sáng
thiên nhiên đẹp đã nhưng xa xôi, khó nắm bắt khiến hai đứa trẻ mỏi trí nghĩ. Chúng tìm đến
nguồn sáng thân thiết hơn của cuộc sống con người trên mặt đất. Đó là "những khe sáng từ vài
cửa hàng còn thức"; là "quầng sáng thân mật từ ngọn đèn trên chống hàng chị Tí"; là "những hột
sáng nhỏ, thưa thớt lọt qua phên nứa từ ngọn đèn trong cửa hàng của chị em Liên"; "là chấm lửa
nhỏ, vàng, lơ lửng đi trong đêm của gánh phở bác Siêu." Ánh sáng nhỏ nhoi không đủ sức xua
tan bóng tối mà chỉ khiến đêm tối đen hơn. Ánh sáng yếu ớt không đủ thắp sáng cuộc đời mà
biến mỗi con người thành chiếc bóng đổ dài xuống mặt đất. Ánh sáng và bóng tối được Thạch
Lam miêu tả trong sự tương quan đối lập. Tương quan ấy mang ý nghĩa biểu tượng. Bóng tối
đặc quánh của không gian biểu tượng cho sự tối tăm vô tận của xã hội cũ. Còn ánh sáng của
những ngọn đèn hay bếp lửa chính là sự sống leo lét, mù tối của những kiếp người nhỏ bé vô
danh.

Trong bóng tối ngập tràn, tác giả khiến cho người đọc cảm nhận được cuộc sống của cư dân phố
huyện vẫn diễn ra không chỉ nghèo khổ mà còn quẩn quanh, bế tắc vô cùng. Điển hình cho kiếp
sống lay lắt của phố huyện này trước hết phải kể đến mẹ con chị Tí. Ban ngày chị lặn lội mò cua
bắt tép, đến đêm lại lầm lũi dọn hàng nước nơi góc phố huyện nghèo. Gánh hàng của chị chỉ có
lèo tèo vài thứ đồ lặt vặt, sơ sài. Tất cả cái cửa hàng được hai mẹ con dọn ra mà vẫn nhẹ tênh
tênh. Khách hàng của chị toàn những người dưới đáy xã hội, làm thuê, làm mướn hoặc đi ở. Dẫu

37
cho chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng hôm nào hai mẹ con vẫn dọn hàng từ chập tối tới đêm
khuya. Hình ảnh chị Tí phe phẩy cành chuối khô, đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, mòn mỏi chờ
mong những khách hàng quen trong vô vọng đã gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn không
sao tả xiết. Mẹ con chị Ti đang sống ở đó ư? Có lẽ không phải, đó đâu phải là sống mà chỉ là
cầm cự với sự sống. So với mẹ con chị Tí, gánh hàng phở của bác Siêu có phần khá khẩm hơn
nhưng lại đứng trước nguy cơ phá sản. Bởi lẽ, trong phố huyện nghèo này, phở là một món ăn
quá xa xỉ. Cuộc sống của chị Tí, bác Siêu đã cơ cực là vậy, nhưng người đọc có thể thấy rõ nhất
tận cùng của sự khốn khổ là gia đình bác xẩm. Gia tài chỉ vẻn vẹn một manh chiếu rách, một
thau sắt trắng méo mó, cây đàn bầu cũ kĩ, và bác sống bằng nghề hát rong.

Nhìn vào cuộc sống cư dân nơi phố huyện mà độc giả cảm thấy thật xót xa. Bởi họ luôn hiện lên
với những hành động quen thuộc, với những suy nghĩ mong đợi không khác mọi ngày. "Giờ
muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?"... "dễ họ không phải đi gọi đâu!" Chẳng cần phải nói cụ thể,
rõ ràng bởi những cư dân nơi đây đã thấu hiểu mọi suy nghĩ, mong đợi của nhau. Ngày nào cũng
giống ngày nào, hôm nay cũng giống hôm qua và sẽ còn tiếp diễn ở ngày mai. Nhịp sống của cư
dân phố huyện lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, và tẻ nhạt. Họ không chỉ khổ nghèo về vật chất
mà còn quẩn quanh, lay lắt về tinh thần. Họ không phải đang sống theo đúng nghĩa mà chỉ là
cầm cự trong vô vọng. Phố huyện giống như sân khấu cuộc đời chỉ độc diễn một màn buồn tẻ,
không có sự thay đổi cả cảnh lẫn người.Tất cả cùng chung kiếp sống mòn. Điệu sống của cư dân
phố huyện nghèo này chính là điệu sống của cả xã hội Việt Nam trước Cách mạng:

"Quanh quẩn mãi với vài ba dáng điệu

Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người

Vì quá quen nên quá đỗi buồn cười

Môi nhắc lại có ngần ấy chuyện" - (Huy Cận)

Dù vậy "chừng ấy người trong bóng tối vẫn mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống
nghèo khổ hàng ngày của họ". Ước mơ thật nhỏ bé, mơ hồ, tội nghiệp. Thạch Lam đã phát hiện,
trân trọng và nâng niu mọi ước mơ, hy vọng dù là nhỏ nhoi nhất của những con người phố
huyện. Niềm xót thương da diết thể hiện kín đáo ngay trong cách dựng cảnh, dựng người. Vì
vậy có thể nói "văn Thạch Lam lúc nào cũng đằm thắm, đôn hậu, nghẹn ngào chút lệ của tình
thương".

38
Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị; ngòi bút tài hoa, tinh tế và cái nhìn trìu mến, yêu thương,
Thạch Lam đã dựng nên bức tranh chân thực đầy xúc động về cuộc sống đói nghèo tăm tối nơi
phố huyện, tiêu biểu nhất là cảnh phố huyện vào đêm. Qua đó, người đọc đã thấy được tấm lòng
nhân hậu, đầy tình yêu thương của ông. Dù ra đời cách đây nhiều năm, nhưng ngày nay đọc
"Hai đứa trẻ" ta vẫn thấy đầy đủ "cái dư vị và nhã thú của một tác phẩm có cốt cách và phẩm
chất văn học" (Nguyễn Tuân)

Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" đã tái hiện một cách nhẹ nhưng thấm thía niềm xót thương của Thạch
Lam với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở một phố huyện nghèo. Đồng
thời, truyện cũng cho thấy sự trân trọng của nhà văn với những mong ước đổi đời tuy còn mơ hồ
của họ. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam với cốt truyện đơn
giản, ít sự kiện mà đầy ắp tâm trạng. Với thành công của "Hai đứa trẻ", Thạch Lam xứng đáng
là một nhà văn xuất sắc, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Thạch Lam sinh ra trong một gia đình công chức gốc quan lại nhưng tuổi thơ của anh gắn bó với
gia đình bên ngoại ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự
lực văn đoàn dành cho những người đam mê dòng văn học lãng mạn. Ông là một người nhẹ
nhàng và tinh tế, điều đó được phản ánh rất rõ trong văn phong của ông. Thạch Lam là nhà văn
nổi tiếng với thể loại truyện ngắn. Nhiều truyện của ông không có cốt truyện truyền thống mà
tập trung khai thác đời sống nội tâm của con người với những cảm xúc phức tạp và những rung
động nhẹ nhàng. Truyện của ông có giọng văn buồn, dễ đọc với văn phong giản dị thể hiện tình
yêu của ông với con người và cảnh vật. Một số tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bao gồm tuyển
tập truyện ngắn "Gió đầu mùa", "Nắng trong vườn" và "Sợi tóc". Ông cũng đã viết một cuốn
tiểu thuyết có tên "Ngày mới", và một bài tiểu luận và phê bình có tên "Theo dòng". "Hai đứa
trẻ" là một trong những truyện đặc sắc của Thạch Lam được in trong tập "Nắng trong
vườn"(1938). Cũng như nhiều truyện khác của ông, "Hai đứa trẻ" kết hợp giữa chất hiện thực và
chất trữ tình lãng mạn. Tác phẩm vừa mang tính hiện thực cao, vừa thấm nhuần giá trị nhân đạo
sâu sắc. Qua câu chuyện này, nhà văn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, niềm thương cảm vô bờ
bến đối với những người nghèo khổ, khao khát sự thay đổi trong cuộc sống của họ. Đồng thời,
tác phẩm này cũng thể hiện tài năng kể chuyện bậc thầy của Thạch Lam. Đây là một tiểu thuyết
có cốt truyện đơn giản, thuộc thể loại tiểu thuyết trữ tình với nhiều chi tiết tưởng chừng như sáo
rỗng, vô nghĩa nhưng thực chất lại là sự chọn lọc, sắp xếp chặt chẽ để bộc lộ nỗi lòng, trạng thái
nhân vật. Nhờ vậy, tác giả gửi gắm tình cảm của mình một cách kín đáo, dịu dàng nhưng không
kém phần thấm nhuần tư tưởng nhân đạo quý báu. Trong đó, cảnh đợi tàu là một chi tiết nhỏ
trong tác phẩm nhưng lại có giá trị nghệ thuật, nội dung sâu sắc, gieo vào lòng người đọc sự
thương cảm dành cho hai chị em Liên.
39
Hàng ngày, chị em Liên và cư dân phố huyện luôn có một thói quen là cố thức đợi đoàn tàu từ
Hà Nội về qua ga xép của phố huyện. Sự mong ngóng về khoảng thời gian tàu đi qua phố huyện
được tác của khắc họa rõ nét. Dù hai chị em đã buồn ngủ ríu cả mắt, thậm chí bé An "mí mắt sắp
sửa rơi xuống" nhưng vẫn không quên dặn chị "Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé!". Chị em
Liên gượng thức khuya bởi mẹ vẫn dặn: phải thức đến khi tàu xuống... để bán hàng, may ra còn
có người mua. Dù vậy, Liên không trông mong còn ai đến mua hàng nữa, với lại ban đêm họ chỉ
mua bao diêm hay gói thuốc là cùng. Như thế việc đợi tàu của hai chị em không hoàn toàn xuất
phát từ nhu cầu của đời sống vật chất. Hai chị em cố thức đợi tàu vì có khác, đơn giản chỉ vì
"muốn được nhìn chuyến tàu đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya". Bởi với hai đứa trẻ
đoàn tàu không phải chỉ là đoàn tàu, nó là cả thế giới khác "khác hẳn cái quầng sáng của ngọn
đèn chị Tí và ánh lửa của bác Siêu". Đợi tàu để được sống trong thế giới huyên náo âm thanh,
rực rỡ ánh sáng dù chỉ trong phút chốc. Việc đợi tàu vì thế chủ yếu xuất phát từ nhu cầu của đời
sống tinh thần. Niềm khao khát, mong chờ khiến giờ khắc đoàn tàu về qua phố huyện trở thành
giờ khắc thiêng liêng, trang trọng. Hai chị em ngắm tàu về qua thật chăm chú. Từ khi tàu còn ở
xa, Liên đã thấy dấu hiệu đầu tiên của nó là chiếc đèn ghi trên đường ray xe lửa: "một ngọn lửa
xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi". Rồi nghe thấy: "Tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm
khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi". Tàu đến gần hơn, hai chị em nghe thấy: "Tiếng dồn dập,
tiếng xe rất mạnh vào ga", nhìn thấy "một làn khói bừng sáng trắng lên ở đằng xa" và nghe thấy
cả "tiếng hành khách ồn ào khe khẽ". Tàu đến và lướt qua rất nhanh: "Tiếng còi rú lên và tàu
rầm rộ đi tới. Đoàn tàu vụt qua, các toa đèn sáng trưng chiếu cả ánh sáng xuống đường. Trên các
toa hạng sang lỗ nhổ những người, đồng và kền lấp lánh, các cửa kính sáng". Đoàn tàu là cả một
thế giới rực sáng, sang trọng. Rồi tàu đi khuất chỉ "để lại những đốm than đỏ bay tung trên
đường sắt". Hai chị em mãi nhìn theo "cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng,
xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre".

Tàu đến và đi được tái hiện chi tiết, tường tận theo trình tự thời gian, dưới cái nhìn chăm chú dõi
theo của hai đứa trẻ. Chị em Liên đợi tàu trong thiết tha, khắc khoải; đón tàu trong vui sướng,
hân hoan và tiễn tàu trong bâng khuâng, tiếc nuối. Đêm nào tàu cũng qua, thực ra đêm nay "tàu
không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn". Vậy mà vẫn đem đến
cho hai đứa trẻ bao nhiêu xúc động. Đoàn tàu là hình ảnh của Hà Nội, gọi miền ký ức tuổi thơ
hạnh phúc, êm đềm. Đó là ước mơ được quay trở về quá khứ, sống cuộc sống tươi đẹp như quá
khứ đã qua. Hơn nữa, đoàn tàu còn là hình ảnh của một thế giới khác: rực rỡ ánh sáng, huyện
náo âm thanh, với sức sống mạnh mẽ đối lập với thực tại phố huyện đầy tịch mịch và đầy bóng
tối. Đoàn tàu chứa chở hi vọng về cuộc sống tươi đẹp ở tương lai. Hiện tại buồn thương, héo úa
khiến hai đứa trẻ ấp ủ khát khao đổi thay cuộc sống. Khát khao mơ hồ mà mãnh liệt được gửi cả
vào hành động ngóng đợi chuyến tàu huyên náo và rực sáng hàng đêm.
Qua cảnh chờ tàu, nhà văn thể hiện niềm tin vào khát vọng vươn lên của con người. Cho dù
cuộc sống có tăm tối, bế tắc thì những con người bé nhỏ vẫn không nguôi khát vọng đổi đời.
Những trang văn Thạch Lam đã góp tiếng nói lên án xã hội không quan tâm đến số phận con
người đồng thời cũng lên tiếng đòi đổi thay cuộc sống, để con người có cuộc sống xứng đáng
hơn. Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" đã xây dựng một đoạn kết ấn tượng với cảnh tượng đợi tàu đầy
40
xúc động. Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng để lại cho người đọc suy ngẫm sâu sắc, thể hiện được
chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Thạch Lam.
Có thể nói, truyện ngắn "Hai đứa trẻ" đã tái hiện một cách nhẹ nhàng thấm thía niềm xót thương
của Thạch Lam với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở một phố huyện nghèo.
Đồng thời, truyện cũng cho thấy sự trân trọng của nhà văn với những mong ước đổi đời tuy còn
mơ hồ của họ. Cảnh đợi tàu là cảnh cuối trong truyện câu chuyện nhẹ nhàng, yên tĩnh của Thạch
Lam. Đó là một khoảng thời gian buồn, tĩnh lặng và đáng nhớ sẽ luôn lưu lại trong tâm trí người
đọc. "Hai đứa trẻ" đã thực sự làm tròn sứ mệnh của văn học khi khơi gợi được những cảm xúc
trong sáng và ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong lòng người đọc. Cũng chính vì lẽ đó mà đây là tác
phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam với cốt truyện đơn giản, ít sự kiện mà
đầy ắp tâm trạng. Với thành công của "Hai đứa trẻ". Thạch Lam xứng đáng là một nhà văn xuất
sắc, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam.

Kết bài Hai đứa trẻ của Thạch

mẫu 1
Với giọng văn nhẹ nhàng đậm chất thơ, câu chuyện Hai đứa trẻ vẽ nên một bức tranh về những
con người bé nhỏ nơi phố huyện nhưng bị chìm lặng trong bóng tối. Hình ảnh con tàu mang ánh
sáng Hà Nội là tấm lòng mà nhà văn dành cho những kiếp người lẻ loi như bị lãng quên. Thông
qua chi tiết chờ đợi con tàu, Thạch Lam muốn thức tỉnh lòng khát sống của những tâm hồn đang
uể oải vì thời cuộc. Điều đáng sợ không phải là không có gì để hy vọng và chờ đợi mà là không
dám hy vọng và chờ đợi. Dù sáng tác trong trào lưu văn học lãng mạn nhưng Thạch Lam lại
hướng đến những kiếp người nhỏ bé, đơn độc. Thông qua việc xây dựng thành công hình ảnh
chuyến tàu đêm, nhà văn đã thể hiện được tư tưởng nhân văn và tấm lòng nhân đạo của mình.
Chẳng còn An và Liên cùng chuyến tàu đêm nữa nhưng đâu đó trong cuộc đời cần lắm thông
điệp của Thạch Lam để vực dậy những kiếp người lẻ loi, bất hạnh hãy thắp ngọn lửa hy vọng
cho mỗi cuộc đời dù đó chỉ là ngọn lửa nhỏ bé trong phút chốc.

41
mẫu 2
Đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ, ta thấy đằng sau vẻ chân chất, dung dị lại là sự tinh vi, sâu sắc, rất
đúng với phong cách Thạch Lam. Đi vào tác phẩm của Thạch Lam là đi vào thế giới tâm tình.
Tình tiết của truyện đơn sơ nhưng chính những cảm nghĩ chân thành của nhà văn đối với những
mảnh đời khốn khó khiến cho người đọc xúc động. Nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét: Truyện
“Hai đứa trẻ” có một hương vị thật là man mác. Nó gợi một nỗi niềm về quá vãng, đồng thời
cũng gióng lên một cái gì còn ở trong tương lai… Nơi cái thế giới quan của một đôi trẻ ở một
phố quê, hình ảnh đoàn tàu và tiếng còi tàu đã thành một thói quen của cảm xúc và của ước
vọng. Đọc “Hai đứa trẻ” thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín.

mẫu 3
Thông qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã thể hiện bức tranh thiên nhiên nơi phố
huyện nghèo buồn mà đẹp và hiện thực của con người tuy đói khổ nhưng luôn chứa ẩn chứa tâm
hồn lạc quan, khát khao hạnh phúc. Thạch Lam đã mô tả thế giới nội tâm của nhân vật bằng
ngòi bút tinh vi. Tài năng của nhà văn đã làm sống dậy những cảm xúc vốn mong manh, hư ảo
của hồn người. Vượt qua bóng đêm, vượt của sự buồn tẻ của kiếp người, Hai đứa trẻ chính là bài
ca về niềm tin yêu cuộc sống. Niềm tin yêu đó được kết tinh từ ánh sáng tư tưởng tiến bộ, từ ánh
sáng lòng nhân ái của nhà văn. “Không có ước mơ nào là quá muộn” nhà văn Anatole France đã
nói như vậy. Còn Eleanor Roosevelt thì phát biểu: Tương lai thuộc về những ai tin tưởng vào cái
đẹp của ước mơ. Tôi tin ánh sáng nhà văn Thạch Lam nhen lên trong tâm hồn hai đứa trẻ sẽ trở
thành ngọn đuốc soi rọi cho con người bước qua bóng tối. Niềm tin vào sự đổi thay của cuộc đời
chính là chỗ dựa để con người sống có mơ ước, sống có ý nghĩa.

mẫu 4
“Hai đứa trẻ” là một câu chuyện nhẹ nhàng, không có tình huống gay cấn nhưng lại khiến cho
người đọc thấy ám ảnh về những mảnh đời, mảnh đất nghèo nàn những năm đất nước ta còn
chìm trong bom đạn. Không có những tình huống ly kỳ, những tính cách sắc nét, không đi sâu
những cảnh áp bức bóc lột, những số phận thương tâm,…mọi thứ trong Hai đứa trẻ cứ nhẹ
nhàng diễn ra trên từng trang viết, lặng lẽ đưa ra những hình ảnh xoàng xĩnh quen thuộc ở một
phố huyện nghèo qua con mắt một đứa trẻ. Nhưng chính vẻ đẹp của những cái bình thường, lặng
lẽ, xoàng xĩnh ấy qua ngòi bút tinh tế, giọng văn nhỏ nhẹ của tác giả lại tạo nên sức hút kỳ lạ.
Bức tranh đời sống nghèo trong truyện vừa rất mực chân thực, vừa chan chứa niềm cảm thương,
42
chân thành của Thạch Lam đối với những người lao động nghèo khổ sống quẩn quanh, bế tắc, bị
chôn vùi trong kiếp tối tăm. Tất cả để lại ấn tượng, sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc một cách
rất tự nhiên nhưng lắng đọng, khó quên vô cùng.

mẫu 5
"Hai đứa trẻ" của Thạch Lam không đi sâu miêu tả những xung đột xã hội, xung đột giai cấp.
Ông cũng không để tâm miêu tả những bộ mặt gớm ghiếc của những kẻ bóc lột và khuôn mặt bi
thảm của những kẻ bị áp bức, vì nói cho cùng Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn. Ông phác
họa bức tranh phố huyện nghèo, chân thật trong từng chi tiết và trong chiều sâu tinh thần của nó.
Bức tranh làng quê mù xám với những con người nhỏ nhoi đáng thương ấy thấm đẫm niềm cảm
thương chân thành của tác giả đối với những người lao động nghèo khổ sống quẩn quanh bế tắc,
tối tăm. Qua bức tranh ảm đạm của phố huyện và qua hình ảnh của những con người bé nhỏ với
chút hy vọng lẻ loi, ta thấy được mơ ước lớn của nhà văn là muốn thay đổi cuộc sống ngột ngạt
đó cho những con người lao động nghèo khổ.

mẫu 6
Không một lời phê phán, không một sự lên án, không đặt ra một câu hỏi, ngòi bút tài hoa của
Thạch Lam chỉ miêu tả đời sống thật, đời sống tối tăm, không hy vọng của người dân một vùng
quê, một phố huyện nghèo mà sao làm nhức nhối chúng ta, gieo vào lòng ta một sự hoài nghi về
xã hội thời nhà văn sống. Đóng góp như thế cho cuộc đời, cảm thông như thế cho thân phận con
người, miêu tả như thế trong tác phẩm của mình, tâm hồn nhà văn đẹp đẽ biết bao, giá trị văn
học mà Thạch Lam sáng tạo tài hoa và đáng trân trọng biết bao. Chúng ta xếp Thạch Lam vào
những tên tuổi lớn của văn học nước nhà giai đoạn 1930 - 1945, độc giả biết ơn nhà văn đã viết
những trang sách cho đời và coi ông như một trong những cây bút truyện ngắn bậc thầy thật
đúng với tài năng của ông, đúng như tuyên bố của nhà văn với độc giả: "Đối với văn chương
không phải là một cách mang đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là
một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới
giả dối và tàn ác, vừa làm cho người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn".

43
mẫu 7
Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn vừa khắc họa được bức tranh thiên nhiên đẹp mà đượm buồn,
vừa cho thấy cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo nàn của những con người nơi đây. Đằng sau
bức tranh phố huyện ta còn thấy được tình yêu thiên nhiên, cũng như tấm lòng nhân đạo sâu sắc
của tác giả: trân trọng nâng niu những số phận và ước mơ đổi đời của họ. Nghệ thuật miêu tả
đặc sắc, chất trữ tình thấm đượm cũng là những yếu tố tạo nên sự thành công cho tác phẩm. Hai
đứa trẻ là một truyện ngắn hấp dẫn người đọc bằng chính vẻ đẹp của cuộc sống đời thường đã
được khám phá, cảm nhận bằng chính ngòi bút tinh tế và giọng văn nhẹ nhàng của tác giả. Hai
đứa trẻ là một bài thơ trữ tình đượm buồn thể hiện những giá trị nhân đạo mới mẻ và qua đó,
chúng ta còn thấy được ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ trang trọng trước sự sống. Đóng lại
trang sách của Thạch Lam, đọng lại trong lòng mỗi độc giả là một nỗi buồn man mác và niềm
hy vọng le lói về một tương lai tốt đẹp hơn sẽ đến với những con người nơi phố huyện.

mẫu 8
“Hai đứa trẻ” là kết quả của quá trình sáng tạo và chắt lọc những tinh hoa cuộc sống, những xúc
cảm thẩm mỹ của Thạch Lam. Khác với các nhà văn Tự lực văn đoàn, Thạch Lam quan niệm
“Đối với tôi, văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái
lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có thể vừa tố cáo và thay
đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú
hơn”. Với ông, văn chương chân chính là văn chương phục vụ con người, vì con người mà cất
lên tiếng nói, văn chương vị nhân sinh chứ không phải văn chương vị nghệ thuật. Có thể nói,
nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy nó đòi hỏi phải có phong cách tức là phải có nét
gì đó mới mẻ, riêng biệt thể hiện trong tác phẩm của mình. Và Thạch Lam đã xuất sắc khi làm
điều đó. Nhà văn đã mang tiếng nói riêng của mình để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người.

44

You might also like