Báo Cáo HHC2-4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Họ và tên: Ngày…tháng…năm 2023


Nguyễn Lê Minh Nguyệt Ghi chú:
Đặng Tuyết Nhi
Nguyễn Thị Long Nhi
Nguyễn Phương Nhi
Cao Quỳnh Như
Nhóm: N2C
Lớp: D2A
Điểm Giảng viên
(Họ tên, chữ ký)

BÀI 4: NHẬN BIẾT CÁC HÓA CHỨC HỮU CƠ CƠ BẢN

I. Mục đích
- Nêu được các phản ứng định tính các hóa chức hữu cơ cơ bản (liên kết C=C, ancol, phenol,
anđehit, xeton, axit cacboxylic, amin, amit, dị vòng, cacbohyđrat).
- Làm được các thí nghiệm để nhận biết, phân biệt một số hợp chất hữu cơ điển hình thuộc các
loại hóa chức khác nhau. Giải thích và viết được phương trình phản ứng xảy ra.
- Qua việc thực hiện các thí nghiệm này, người học có thể nắm vững kỹ năng làm việc với các
thiết bị, dụng cụ trong phòng thí nghiệm; kiến thức về các chất hợp hữu cơ sở và phát triển kỹ
năng thí nghiệm và phân tích hóa học.
II. Giới thiệu
1) Các phản ứng định tính các liên kết C=C, C≡C
- Phản ứng cộng hợp brom (làm mất màu nước brom)
- Phản ứng oxi hóa với KMnO4 (làm mất màu dung dịch KMnO4 loãng)
2) Các phản ứng định tính ancol
- Phản ứng với Na tạo ancolat và hydro, ancolat dễ bị thủy phân tạo ancol ban đầu và NaOH
(nhận biết bằng phenolphthalein).
- Phản ứng este hóa với axit cacboxylic (thường dùng axit axetic) để tạo ra este có mùi thơm.
- Có thể nhận biết ancol etylic bằng phản ứng iodoform CH3I (cho ancol etylic tác dụng với iod
trong môi trường kiềm).
- Phân biệt ancol bậc 1, 2, 3 bằng thuốc thử Lucas (ZnCl2/HCl).
- Phản ứng phân biệt monoancol và poliancol: Khi cho tác dụng với Cu(OH)2, chỉ riêng
poliancol có phản ứng, hòa tan Cu(OH)2 để tạo dung dịch phức chất màu xanh đậm.

3) Các phản ứng định tính các phenol


- Phản ứng với FeCl3, các phenol khi tác dụng với dung dịch FeCl3 trong nước sẽ cho các màu
khác nhau, đặc trưng đối với mỗi loại phenol.
- Phản ứng nitroso hóa các phenol (phản ứng Liberman) là phản ứng màu có thể dùng để nhận
biết các phenol có nguyên tử H ở vị trí octo hoặc para đối với nhóm -OH phenol.
- Phản ứng ngưng tụ phenol với anđehit fomic trong môi trường axit sunfuric đặc (phản ứng
Marquis) tạo thành sản phẩm ngưng tụ có màu đỏ.
- Phản ứng của dung dịch phenol trong nước với nước brom tạo các sản phẩm khác nhau. Ví dụ:
Phenol tác dụng với nước brom tạo 2,4,6-tribromphenol là chất kết tinh màu trắng.

4) Các phản ứng định tính anđehit và xeton.


* Có thể nhận biết các anđehit bằng các phản ứng sau đây:
- Phản ứng của anđehit với thuốc thử Schiff (axit fucxinosunfurơ) cho màu tím hồng.
- Phản ứng của anđehit với thuốc thử Tollens (AgNO3/NH4OH) tạo ra lớp gương bạc bám vào
thành ống nghiệm (phản ứng tráng gương).
- Phản ứng của anđehit với Cu(OH)2 tạo ra kết tủa đỏ gạch Cu2O.
* Có thể nhận biết xeton bằng các phản ứng:
- Với hydroxylamine (H2N – OH) tạo ra các xetoxim kết tủa.
- Với natri bisunfit (NaHSO3) tạo hợp chất bisunfitic kết tinh.
- Với các hợp chất hydrazin (Ar – NH – NH2) tạo các hợp chất hydrazon tương ứng có điểm
nóng chảy xác định.
5) Các phản ứng định tính axit cacboxylic
* Có thể làm các thí nghiệm sau đây để nhận biết nhóm chức cacboxyl ( COOH):
- Làm chuyển màu giấy quỳ xanh sang đỏ.
- Phản ứng với Na2CO3 giải phóng CO2.
* Nhận biết các diaxit bằng phản ứng nhiệt phân tạo ra CO2.
* Nhận biết axit fomic (HCOOH) bằng phản ứng oxi hóa với KMnO4 tạo ra CO2. Phản ứng này
dùng để phân biệt axit fomic với các axit cacboxylic khác.
6) Các phản ứng định tính hợp chất chứa nitơ (amin – amit – dị vòng)
* Amin: có thể nhận biết tính bazơ bằng cách thử như sau:
- Dung dịch của các amin trong nước thử với giấy quỳ đỏ, nếu chuyển thành xanh là các amin
có tính bazơ mạnh (amin mạch hở).
- Các amin có tính bazơ yếu (amin thơm) thì dung dịch trong nước không làm chuyển màu giấy
quỳ đỏ, nhưng cho tác dụng với FeCl3 thì tạo kết tủa nâu đỏ Fe(OH)3.
* Các amin thơm (ví dụ Anilin) cho phản ứng thế ái điện tử vào nhân thơm như phản ứng thế
brom tạo chất kết tủa dễ nhận biết.
* Amit: Có thể nhận biết bằng phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm tạo các amin hoặc
amoniac (đối với amit không thế) dễ nhận biết.
* Dị vòng có cấu trúc rất đa dạng, từng loại dị vòng có các phản ứng định tính riêng.
- Chất dị vòng đã học là pyridin có thể nhận biết bằng cách thử tính bazơ và phản ứng tạo
pyridin picrat.
- Các dị vòng có chứa nhiều purin (axit uric, cafein, theophyllin) có thể định tính bằng phản ứng
Murexit: oxi hóa bằng H2O2 rồi cho tác dụng với amoniac, sẽ xuất hiện màu đỏ tía.

7) Các phản ứng định tính cacbohydrat


* Có thể nhận biết các monosaccarit và đisaccarit khử bằng các phản ứng sau đây:
- Phản ứng với thuốc thử Fehling tạo kết tủa Cu2O màu đỏ gạch.
- Phản ứng với phenylhydrazin tạo các osazon, có hình dạng tinh thể khác nhau khi soi kính
hiển vi, do đó có thể nhận phân biệt được.
- Phản ứng với thuốc thử Xelivanop (resorcin/ HCl đặc) dùng phân biệt aldose và cetose . Chỉ
riêng cetose cho phản ứng dương tính xuất hiện màu đỏ anh đào.
 GIỚI THIỆU THUỐC THỬ NHẬN BIẾT HỢP CHẤT HỮU CƠ
-Thuốc thử là một hợp chất hoặc hỗn hợp được thêm vào để gây ra phản ứng hóa học hoặc thử
nghiệm nếu phản ứng xảy ra.
-Thuốc thử có thể là hợp chất hoặc hỗn hợp. Trong hóa học hữu cơ, thuốc thử hầu hết là các
phân tử hữu cơ nhỏ hoặc các hợp chất vô cơ.
-Ví dụ : Thuốc thử Tollens, thuốc thử Fehling, thuốc thử Xelivanop…

 Giấy quỳ tím


Giới thiệu:
- Giấy quỳ tím là một trong những chất chỉ thị đầu tiên được sử dụng với mục đích xác định độ
pH, giúp nhận biết được các dung dịch acid, base.
- Được nhuộm từ dung dịch chứa một hỗn hợp từ 10 đến 15 thuốc nhuộm tự nhiên, tinh chế từ
các loài địa y mà chủ yếu là Roccella tinctoria.
 Chất này có tác dụng làm thay đổi màu sắc của giấy quỳ theo môi trường của dung dịch.
Nguyên tắc sử dụng giấy quỳ tím:
- Nhỏ một giọt mẫu lên một dải giấy nhỏ hoặc nhúng vào một mẩu nhỏ của mẫu thử. Tốt nhất,
không nhúng giấy quỳ vào toàn bộ thùng chứa hóa chất (thuốc nhuộm có thể làm nhiễm bẩn
một mẫu có giá trị tiềm năng).
-Thông thường, giấy quỳ có 2 màu: Đỏ (pH < 4,5) và xanh (pH > 8,3). Tuy nhiên, còn có một
vùng màu xám, chính xác hơn là màu tím (4,5 < pH < 8,3).
- Acid và base chỉ đề cập đến các dung dịch nước (gốc nước), vì vậy giấy pH sẽ không đổi màu
trong các chất lỏng không chứa nước như dầu thực vật.
Cơ chế đổi màu của quỳ tím:
- Nhờ 7-hydroxyphenoxazone nên khi tiếp xúc với acid (pH < 4,5) giấy quỳ có màu đỏ. Khi pH
của dung dịch thử di chuyển về phía kiềm, một trong các nguyên tử hydro (bán cầu màu trắng)
bắt đầu đứt ra (tách liên kết).
- Khi pH tiến gần đến mức trung tính (pH=7), ngày càng nhiều phân tử chất chỉ thị mất nguyên
tử hydro này. Ở pH=7, một nửa số phân tử quỳ sẽ vẫn còn hydro này và nửa còn lại thì không.
Hỗn hợp này tạo ra màu tím ở dải trung bình. Khi dung dịch chuyển sang pH kiềm hoặc cao
hơn (pH ≥ 8,3); tất cả hydro sẽ bị tách ra và chỉ thị quỳ bây giờ có màu xanh lam.
Ưu điểm, nhược điểm:
- Về ưu điểm: Xác định nhanh chóng và dễ dàng về tính acid, base của một dung dịch cần xác
định. Giấy quỳ thường rẻ, được sử dụng phổ biến. Chỉ cần trích một lượng nhỏ dung dịch cũng
đủ xác định được môi trường của dung dịch đó.
- Về nhược điểm:
+ Chỉ có thể dựa vào thang đo pH và sự thay đổi màu của giấy quỳ mà kết luận rằng một dung
dịch có độ pH > 7, < 7 hoặc = 7 chứ không thể nêu ra một chỉ số pH chính xác được.
+ Chỉ có thể biết được chất đó có môi trường acid, base hay là trung tính không thể kết luận
được độ mạnh yếu của dung dịch ra sao.
+ Giấy quỳ chỉ chuyển sang màu đỏ hoàn toàn khi dung dịch đó có tính acid (pH < 4,5) hoặc
chuyển xanh hoàn toàn trong môi trường kiềm (pH > 8,3), vì vậy mà giấy quỳ ít được dùng để
xác định các chất có pH trung tính.

 Thuốc thử Cu(OH)2

Khái niệm:
- Cu(OH)2 là một chất rắn có màu xanh lơ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch
axit, amoniac đặc và chỉ tan trong dung dịch NaOH 40% khi đun nóng.
Mục đích:
- Dùng để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức nói chung và ancol đa chức liền kề với
ancol đa chức không liền kề nói riêng
Phản ứng
- Với ancol đơn chức: sẽ không xảy ra phản ứng.
CnH2n+1 - 2kOH + Cu(OH)2 X

- Với ancol đa chức: Trong phân tử có chứa hai nhóm –OH liên kết vào hai nguyên tử C liền kề
sẽ xảy ra phản ứng và tạo dung dịch có màu xanh lam (xanh thẫm).

 Thuốc thử Tollens


Giới thiệu:
- Thuốc thử Tollens là dung dịch bạc nitrat (AgNO3) và amoniac (NH3).
- Thuốc thử Tollens được dùng để nhận biết nhóm chức aldehyde, nhóm chức aldehyde thơm
hay nhóm chức α hydroxy xeton.
- Thuốc thử Tollens được đặt theo tên của Bernhard Tollens, một nhà khoa học người Đức,
người đã phát hiện ra thuốc thử này và công dụng của nó.
Điều chế thuốc thử
- Thuốc thử này không được bán trên thị trường do thời hạn sử dụng ngắn, vì vậy thuốc thử này
phải được chuẩn bị mới trong phòng thí nghiệm
B1: Dung dịch bạc nitrat được trộn với natri hydroxit trong nước
AgNO3 + NaOH → AgOH + NaNO3
2AgOH → Ag2O + H2O
B2: Thêm từng giọt amoniac trong nước cho đến khi kết tủa tan hoàn toàn
-
Ag2O + 4NH3 + H2O → 2Ag(NH3)+ + 2OH

PTTQ:
R(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R(COONH4)x + xNH4NO3 + 2xAg

Riêng HCHO: HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 +4NH4NO3 + 4Ag

Cơ chế:

Hiện tượng:
Bạc bị kết tủa ở dạng nguyên tố tạo thành gương bạc ở các cạnh hoặc trên thành ống nghiệm.
 Thuốc thử Fehling
Giới thiệu:
- Dung dịch của Fehling là một thuốc thử hóa học được sử dụng để phân biệt giữa các nhóm
chức andehyde và xeton hòa tan trong nước, và như một phép thử đường khử và đường không
khử, bổ sung cho phép thử Tollens '.
- Thử nghiệm được phát triển bởi nhà hóa học người Đức Hermann von Fehling vào năm 1849.
- Fehling's A là dung dịch chứa đồng (II) sunfat có công thức CuSO4, có màu xanh lam.
- Fehling's B là một chất lỏng trong suốt bao gồm kali natri tartrat (muối Rochelle) và một chất
kiềm mạnh, thường là natri hydroxit có công thức NaOOC-CHOH-CHOH-COOK
(trong đó -OOC-CHOH-CHOH-COO- là gốc tartrate).
- Khi trộn Fehling A và Fehling B với nhau thì lúc đầu sẽ xảy ra phản ứng tạo kết tủa Cu(OH) 2,
sau đó Cu(OH)2 phản ứng tiếp với muối tartrate tạo phức đồng tartrate màu xanh đậm.
2Na+ + 2C4H4O62- + 2K+ + Cu2+ + 2OH- → Cu(C4H4O6)24- + 2Na+ + 2K+
Cách tiến hành:
- Cho mẫu vào ống nghiệm khô.
- Dung dịch Fehling sẽ được thêm vào trong các ống.
- Các ống phải được giữ trong nồi cách thủy.
- Quan sát và ghi lại nếu có kết tủa đỏ.
- Kết quả là dương tính nếu có sự hình thành kết tủa nâu đỏ
 Đề phòng: Dung dịch của Fehling có bản chất là ăn mòn. Vì vậy, luôn luôn tốt để trang bị
đồ bảo hộ như kính bảo hộ và găng tay.
d) Cơ chế phản ứng của thuốc thử Fehling:

Hiện tượng:
- Khi cho dung dịch cần nhận biết (glucozơ, fructozơ) và thuốc thử fehling vào, ống nghiệm có
màu xanh.
- Đun nóng nhẹ 2 ống nghiệm bắt đầu đổi màu. Ống có fructozơ đổi màu trước và nhanh hơn so
với ống có glucozơ.
- Khi kết thúc phản ứng ống có fructozơ có màu đỏ gạch nhạt hơn ống có glucozơ.
PTPƯ:
RCHO + 2Cu(C4H4O6)22- + 5OH- → RCOO- + Cu2O + 4C4H4O62- + 3H2O
Ứng dụng phổ biến của thử nghiệm Fehling:
- Xác định nhóm cacbonyl là anđehit hay xeton. Anđehit có xu hướng bị oxy hóa và cho kết quả
dương tính. Xeton (trừ alpha-hydroxy-xeton) không phản ứng.
- Được sử dụng như một thử nghiệm chung cho các monosaccharide trong đó kết quả dương
tính với monosaccharide aldose và monosaccharide ketose. Ngoài ra, xét nghiệm Fehling còn
được sử dụng trong lĩnh vực y tế để xác định sự hiện diện của glucose trong nước tiểu. Nó giúp
biết liệu người đó có bị tiểu đường hay không.
Lưu ý:
- Thuốc thử fehling phải sử dụng ngay sau khi pha vì nó dễ tạo kết tủa.

 Thuốc thử Seliwanoff (Xelivanop)


Giới thiệu:
- Seliwanoff là một thuốc thử hữu cơ cho phép ta xác định ketone dựa trên màu sắc của dung
dịch. Tiến hành hòa tan 1 gam resorcinol (C 7H8O2) trong 300ml HCl đậm đặc sau đó pha loãng
thành 1lít (HCl≈ 4M) ta thu được dung dịch thuốc thử Seliwanoff.
- Kết quả phân biệt đường ketone và aldose bằng thuốc thử này là sự đổi màu rõ rệt của ketone
sang màu đỏ anh đào hoặc đỏ tía.
- Phản ứng màu Seliwanoff đối với fructose do Nhà hóa học người Nga – Theodor Seliwanoff
nghiên cứu.

Nguyên tắc:
- Phản ứng bao gồm sự khử nước ba lần của monosaccharide thành 5-hydroxymethylfurfural
(ketohexoses) hoặc furfural (ketopentoses). Cuối cùng, dẫn xuất furan phản ứng với resorcinol
để tạo ra sản phẩm ngưng tụ có màu.

- Ketoses bị mất nước nhanh hơn aldoses.


- Ketoses trải qua quá trình khử nước với sự có mặt của axit đậm đặc để tạo ra 5-hydroxymethyl
furfural.
- Ketoses khử nước phản ứng với hai chất tương đương của resorcinol trong một chuỗi các phản
ứng ngưng tụ để tạo ra một phức hợp (không phải là chất kết tủa), được gọi là xanthenoid, với
màu đỏ anh đào đậm.
- Ketoses có thể phản ứng nhẹ để tạo ra màu hồng nhạt đến đỏ anh đào nếu thử nghiệm kéo dài.
- Các loại carbohydrate khác như sucrose và inulin cũng cho kết quả dương tính đối với xét
nghiệm này vì chúng được thủy phân bởi acid để tạo ra đường fructose.
Kết quả:
- Sự hình thành phức chất màu đỏ anh đào cho kết quả dương tính có nghĩa là mẫu đã cho có
chứa ketose.
- Việc không có màu như vậy hoặc xuất hiện màu hồng nhạt sau một thời gian dài cho kết quả
âm tính có nghĩa là mẫu thử không có ketose.
Kết luận:
Trong phép thử Seliwanoff, ketose phản ứng thông qua các cơ chế mà ta có thể thấy là đa dạng
hơn so với aldose. Trong quá trình tổng hợp hydroxymethylfurfural từ fructose, fructose đã thể
hiện các phản ứng phổ biến mà những phản ứng này không xuất hiện trong quá trình đồng phân
hóa glucose hay glucose thành fructose. Điều này đã giải thích cho câu hỏi vì sao fructose khử
nước dễ dàng hơn glucose hay vì sao glucose phản ứng chậm hơn nhiều so với fructose.
 Thuốc thử FeCl3
Giới thiệu:
- Sắt (III) clorua (FeCl3) ở dạng rắn có màu nâu đen, ít tan trong nước.
- Dung dịch FeCl3 là dung dịch màu nâu nhạt và có mùi axit clohydric nhẹ
- Khi phản ứng với một số dẫn xuất hữu cơ như phenol, enol, oxime, axit hidroxamic và một số
axit cacboxylic thì cho các màu sắc đặc trưng.
 Do đó người ta sử dụng FeCl3 làm thuốc thử để nhận biết phenol.
Hiện tượng:
Khi cho phenol vào dung dịch sắt (III) clorua, dung dịch sẽ chuyển từ màu nâu nhạt sang màu
tím do phức phenolat của sắt được hình thành.
PTPƯ:

Giải thích cơ chế:


- Phenol là axit tương đối yếu (pKa ~ 10) nhưng độ bền của chúng sẽ tăng lên rất nhiều khi tạo
phức với ion Fe3+.
- Phản ứng giữa phenol và sắt (III) clorua là phản ứng giữa hợp chất chứa oxi và một axit lewis.
Đây là phản ứng trao đổi phối tử tạo ra sản phẩm có màu. Màu sắc xuất hiện sau phản ứng là do
phức chất sắt anion có công thức [Fe(OR)6]3-, trong đó OR là bazơ liên hợp của phenol mẹ.
- Sắt (III) clorua kết tinh từ nước ở nhiệt độ phòng dưới dạng hexahydrat, từ rượu dưới dạng
alcoholat, và bị hòa tan bởi nhiều dung môi khác. Trong dung dịch nó tồn tại dưới dạng một
phân tử solvat hóa, hoặc phân ly để tạo ra các ion solvat hóa.
- Việc thêm phenol làm chuyển dịch dung môi để thu được phức sắt-phenol thuộc loại anion, do
đó trong quá trình điện phân, phức màu di chuyển đến cực dương.
-Có thể hiểu rằng trong các dung môi như nước và rượu, môi trường đóng vai trò là chất nhận
proton, vì vậy nó là ion phenoxide và có thể thay thế một phân tử dung môi từ ion sắt hòa tan.
 Thuốc thử Lucas
Khái niệm:
- Thuốc thử Lucaѕ có thành phần bao gồm hỗn hợp đồng mol của acid hуdrocloric (HCl) ᴠà
muối kẽm clorid (ZnCl2) được hòa tan trong nước.
Mục đích:
- Thuốc thử Lucaѕ, lần đầu tiên được thực hiện ᴠào năm 1930, là một tác nhân giúp phân biệt
bậc của alcol, góp phần ᴠào ᴠiệc хác định chính хác công thức phân tử của một chất.
Nguyên tắc:
- Khi alcol phản ứng ᴠới thuốc thử Lucaѕ, ѕản phẩm alkуl clorid ѕẽ được tạo thành:
R-OH + HCl ⇌ R - Cl + H2O
- Vì dung môi phản ứng là nước, do đó alcol dễ dàng tan trong nước, còn alkуl clorid không tan,
tạo thành kết tủa (thường là màu trắng đục) ᴠà làm cho dung dịch bị ᴠẩn đục. Chúng ta đọc kết
quả như ѕau:
o Nếu dung dịch có hiện tượng tách lớp ngay tức khắc, alcol ban đầu là alcol bậc 3, alcol
dạng allуl hoặc benᴢуl.
o Nếu dung dịch ᴠẩn đục sau khoảng 5 phút, thì alcol ban đầu là alcol bậc 2.
o Nếu dung dịch vẫn trong suốt, thì alcol ban đầu là alcol bậc 1.
 Như vậy tốc độ phản ứng của rượu bậc 3 > bậc 2 > bậc 1. Mặt khác rượu phải tan được trong
nước, nếu không sẽ có sự tách lớp ngay từ đầu. Do đó phương pháp này chỉ dùng cho các rượu
có≤ 6C.
Cơ chế:
Phản ứng giữa rượu và HCl trong thuốc thử Lucas xảy ra theo cơ chế SN1:
III. Phương pháp
Cho 10 hóa chất: Phenol, Tert-burtanol, Glucose, Glycerol, Acid axetic, Isopropanol,
Etanol, Acid fomic, Fructose, Acetamit được đánh số bất kì từ 1 đến 10.
IV. Kết quả và bàn luận
1) Quỳ tím
Thử bằng quỳ tím thì thấy ống nghiệm số 3 và số 9 hóa hồng.

 Nhận biết: Acid axetic và Acid fomic.


2) KMnO4:
Khi cho KMnO4 vào ống nghiệm số 3 và số 9 thì ta quan sát thấy ống số 9 dung dịch bị mất
màu, ống số 3 không mất màu.

 Số 9: Acid fomic, số 3: Acid axetic.


3) FeCl3:

FeCl3 phản ứng tạo phức với phenol


tạo thành phức phenolat có màu xanh tím đặc trưng.
 Số 1: Phenol
4) CuSO4 + vài giọt NaOH
Khi cho CuSO4 + vài giọt NaOH vào thì có 3 ống nghiệm số 2,5,7 tạo phức màu xanh lam.

 Nhận biết: Glyxerol, Glucose, Fructose


5) Thuốc thử Fehling A+B.
Cho thuốc thử Felling A+B vào 3 ống 2,5,7 thì ta quan sát thấy hai ống số 2,5 xuất hiện kết tủa
màu đỏ gạch ( Cu2O), ống số 7 không đổi màu.

 Số 7: Glyxerol
6) Thuốc thử Xelivanop.
Cho thuốc thử Xelivanop vào hai ống số 2, 5 và đun cách thủy 10 phút thì ta thấy được ống
nghiệm số 5 đổi thành màu đỏ anh đào, ống số 2 màu đổi chậm không thay đổi nhiều.
 Số 2: Glucose, số 5: Fructose.
7) NaOH ( to)
Khi cho NaOH vào ống nghiệm chứa amit, đun nóng với giấy quỳ
bỏ trên miệng ống nghiệm.
Phản ứng sinh ra khi NH3 làm giấy quỳ hóa xanh.

 Số 10: Axetamit

8) Thuốc Thử Lucas.


Khi cho thuốc thử Lucas vào 3 ống nghiệm còn lại thì ta thấy ống số 6 phân lớp ngay.
Đun nóng hai ống nghiệm còn lại thì ống số 8 vẩn đục, ống số 4 không vẩn đục.

 Số 6: Tert-butanol, số 8: Isopropanol, số 4: Etanol

V. Kết luận
1. Phenol 6. Tert-butanol
2. Glucose 7. Glyxerol
3. Acid acetic 8. Iso-propanol
4. Etanol 9. Acid fomic
5. Fructose 10. Axetamit

VI. Tài liệu tham khảo


https://en.wikipedia.org/wiki/Seliwanoff%27s_test
https://chemistry.stackexchange.com/questions/165751/negative-fehlings-test-for-glyoxal-and-
glyoxylic-acid
https://www.quora.com/What-is-the-function-of-ZnCl2-in-Lucas-Test
https://www.thoughtco.com/definition-of-reagent-andexamples-605598

You might also like