Giai Đo N 1954

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

GIAI ĐOẠN 1954 – 1975

1 – LỊCH SỬ
Hai mươi năm tiếp theo, đất nước bị chia cắt với các thể chế chính trị khác nhau
- Miền Bắc:
Mười năm đầu là kế hoạch tạo dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật tối thiểu ban đầu cho nền kinh tế
mới, trong đó chủ yếu là các công trình công nghiệp do các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ.
Mười năm tiếp theo, đất nước lại phải đối phó với chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế
quốc Mỹ. Vì vậy, thời gian này xây dựng chủ yếu là các công trình phòng không, sơ tán.
Chiến tranh cũng đã phá huỷ phần lớn thành quả mà mười năm trước đã tạo dựng, cho đến mãi
sau này cũng không phục hồi hết được.
- Miền Nam
Miền Nam có những biến động chính trị. Chính quyền, một mặt lo ổn định chế độ cai trị (chuyển
từ thực dân Pháp sang đế quốc Mỹ) mặt khác lo đối phó với cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc- thống nhất đất nước của mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam.
Mặc dù có nhiều tiềm năng kinh tế, nhưng hoạt động xây dựng của thời kỳ này chủ yếu ở Sài
Gòn và tại một số thành phố lớn hoặc các đô thị có mục tiêu quân sự. Họ xây dựng các khu quân
sự với các công trình phục vụ cho người nước ngoài, cho chính quyền công sở, nhà ở, nơi vui
chơi, nghỉ mát, công trình thương mại, tài chính…và công trình phục vụ chiến tranh như: Doanh
trại, kho tàng, sân bay, bến cảng, đường sá, công trình dịch vụ quân sự
- dân số đông đảo thời kỳ này chưa được quan tâm đúng mức trong tổ chức
không gian sống, đặc biệt là không gian nội thất.

1 – ĐẶC ĐIỂM NỘI THẤT 1954 – 1975


Không gian sống trong kiến trúc và nội thất

Trước năm 1980, diện tích nhà ở Hà Nội là 4m2/người, tương đương với những người thu nhập
thấp tại HongKong ngày nay và bằng 50% diện tích nhà ở của người Tokyo nghèo trong trung
tâm.
Sau mở cửa, không gian ở của người Hà Nội từng bước được cải thiện, đặc biệt 20 năm gần đây
(2000-2020) nhiều gia đình sở hữu nhiều ngôi nhà, căn hộ hàng trăm mét vuông, trang trí nội
thất cũng xa hoa… Nhưng một bộ phận không nhỏ những người lao động, đặc biệt là các gia
đình lao động nhập cư còn rất nhiều khó khăn.
Đồ đạc nội thất

Qua các thời đại, mỗi lúc đồ dùng được cải tiến, thì lề lối chế biến cũng tiến bộ hơn, hình dáng
đồ đạc cũng thay đổi theo. Nét chính của dân tộc là lối sống giản đơn, tiện ngồi tiện nằm, sẵn tay
dễ lấy. Chỉ cần có ý thức giữ gì bỏ gì, khéo thu xếp, có nhiệt tình với cuộc sống mới, thì bình cũ
rượu mới càng ngon. Bỏ hình dáng to nặng, bỏ kiểu cách cầu kỳ, bỏ nếp sống bị trói chặt với
người chết. Đồ đạc gọn nhẹ, hợp lý, dễ sản xuất hàng loạt. Đây là tất cả ý thức hợp lý tiêu dùng
để hợp lý hóa sản xuất, quan điểm lao động cao, quan điểm sống đặc biệt xã hội chủ nghĩa.
Điều đáng nói nhất là ở thời điểm 1961, khi trên thế giới mới chỉ có công ty Thụy Điển IKEA bắt
đầu làm loại giá sách gá lắp từ các bộ phận gia công hàng loạt, thì Trịnh Hữu Ngọc đã trình bày
đủ loại bàn, giường, tủ, và ghế được thiết kế để sản xuất hàng loạt trong đề cương mẫu hàng mộc
mới này. Nhà giáo Trịnh Hữu Ngọc (1912-1997) – (Nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp
đầu tiên ở Việt Nam)
1. Ít công;
2. Ít gỗ;
3. Đáp ứng nhu cầu sử dụng, không thiếu, không thừa;
4. Có thể làm hàng loạt một số bộ phận, gá lắp thành nhiều mặt hàng;
5. Không thủ cựu;
6. Không công thức;
7. Vượt khỏi cái cũ không hợp lý để đến với cái mới hợp lý;
8. Đảm bảo sản xuất nhanh, nhiều, tốt, rẻ, đẹp “tiết kiệm nguyên vật liệu – có trải qua quá trình lao
động sáng tạo mới biết giá trị của vật liệu – từ hòn đất nặn nên pho tượng, miếng sắt đúc thành
lưỡi gươm quý – mỗi thứ mỗi lúc đều làm ta thấm thía sâu sắc giá trị của ý thức tiết kiệm vật
liệu.

Bộ bàn ghế được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương sử dụng trong cuộc họp quyết định chủ trương chiến lược
Đông Xuân 1953-1954 tại chiến khu Việt Bắc tháng 9.1953.

Trong đó “tối ưu hóa vật liệu” được chú trọng hàng đầu, với nguyên tắc: Đừng hạ một cây gỗ
năm bảy trăm tuổi chỉ để: Dùng hàng tấn gỗ làm tủ che bụi cho vài chục cân quần áo, giấy
tờ/Dùng hàng tấn gỗ làm bàn ăn bàn viết/Dùng hàng tấn gỗ làm sập để nằm. Những tư tưởng
trong thiết kế, chế tạo nội thất không chỉ có giá trị hàn lâm/hiện đại mà còn hình thành một văn
hóa chung sống giữa con người với thế giới chung quanh

You might also like