Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 41

CHƯƠNG 2

NHẬN THỨC CHUNG VỀ


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

CBGD: ThS. Nguyễn Thu Hương


I. Nhận thức chung về Nhà nước
1.1 Bản chất của Nhà nước
 Tính giai cấp:
- Về kinh tế: NN nắm giữ các tư liệu sx chủ yếu
- Về chính trị: NN thiết lập một quyền lực chính trị mạnh mẽ- thông qua
bộ máy cưỡng chế (quân đội, cảnh sát, nhà tù,…).
- Về tư tưởng: NN xây dựng một hệ tưởng của giai cấp mình và tuyên
truyền, thuyết phục mọi người tuân thủ theo những “chuẩn mực” ấy.
 Thông qua NN, ý chí của giai cấp thống trị được hợp pháp hóa thành
ý chí NN.
=> NN của giai cấp nào? Giai cấp nào lập ra? Phục vụ trước hết cho lợi
ích của giai cấp nào?
I. Nhận thức chung về Nhà nước
1.1 Bản chất của Nhà nước
Tính xã hội: Ngoài chú ý đến tính giai cấp, nhà nước cũng là
một tổ chức chăm lo lợi ích chung của toàn xã hội cụ thể:
- - Xây dựng cơ sở hạ tầng và các cơ sở kinh tế khác cho xã hội.
- - Tổ chức và quản lý sản xuất.
- - Tổ chức đắp đê, chống lụt bão, chống ô nhiễm môi trường
- - Bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
I. Nhận thức chung về Nhà nước
1.1 Bản chất của Nhà nước
 Tính giai cấp + tính xã hội luôn đi liền nhau, bổ sung cho nhau (không
mâu thuẫn, không đối lập nhau).
Khái niệm NN:
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ
máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản
lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ địa vị thống trị của giai
cấp cầm quyền.
I. Nhận thức chung về Nhà nước
1.2 Phân biệt NN với các tổ chức khác trong XH:
Phân biệt bởi các dấu hiệu đặc trưng sau:
- NN là chủ thể duy nhất có chủ quyền quốc gia, quyền tự quyết về các vấn đề đối nội
và đối ngoại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
- NN là đại diện chính thức của toàn thể nhân dân cả nước
- Chỉ NN mới có quyền ban hành VB QPPL áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức và cá
nhân => quyền lực công (bao trùm toàn lãnh thổ; sử dụng các biện pháp cưỡng chế khi
cần thiết)
- NN phân chia dân cư theo địa giới hành chính- lãnh thổ
- NN có BMNN (hợp thành từ các CQNN + đội ngũ CB, CC--> quản lý + bảo vệ chế
độ); có quân đội, cảnh sát, nhà tù
- Chỉ có NN được quyền phát hành tiền + đặt ra và thu các loại thuế
I. Nhận thức chung về Nhà nước
1.3 Hình thức nhà nước
Hình thức NN là những cách thức tổ chức quyền lực NN và phương
pháp để thực hiện quyền lực đó.

Hình thức NN được cấu thành từ ba yếu tố:


(1) hình thức chính thể,
(2) hình thức cấu trúc,
(3) chế độ chính trị
I. Nhận thức chung về Nhà nước
1.3 Hình thức nhà nước
1.3.1 Hình thức chính thể
Hình thức chính thể là hình thức tổ chức, trình tự thành
lập, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa các cơ
quan NN.
=> có 02 loại:
+ chính thể quân chủ
+ chính thể cộng hòa
I. Nhận thức chung về Nhà nước
1.3 Hình thức nhà nước
1.3.1 Hình thức chính thể
a) Nhà nước quân chủ: là nhà nước mà quyền lực tối
cao tập trung toàn bộ hay một phần vào tay người đứng
đầu theo nguyên tắc cha truyền con nối.
I. Nhận thức chung về Nhà nước
1.3 Hình thức nhà nước
1.3.1 Hình thức chính thể
a) Nhà nước quân chủ: chia thành các loại:
- Quân chủ tuyệt đối (chuyên chế): vua là người có quyền lực tối cao. Vừa
nắm giữ quyền ban hành pháp luật, vừa là người thi hành pháp luật và là
quan toà xét xử -> phổ biến ở NN phong kiến và chiếm hữu nô lệ .
VD; thời kỳ phong kiến VN, TQ, Arập Xếut..
- Quân chủ hạn chế: nếu phần quyền lực còn lại nằm trong tay nghị viện
thì ta gọi là quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị (sự có mặt của nghị
viện cũng đồng nghĩa với sự có mặt của hiến pháp).
VD: Anh Quốc, Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản, Thụy Điển,
Hà Lan…
Nhà nước Quân chủ
Nhà nước quân chủ chuyên chế:
Vương quốc Brunei (một nước nhỏ thuộc vùng Đông Nam Á - khối
ASEAN)
- có quốc vương
- đã có bản Hiến pháp từ năm 1959
→ nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận: nhà nước quân chủ chuyên chế → lý
do?
TL: quốc vương thực hiện sự cai trị tuyệt đối đất nước; hiến pháp chỉ là
một công cụ để nhà vua thực hiện quyền lực toàn diện (chi phối cả lập
pháp, hành pháp, tư pháp), vô giới hạn của mình.
Nhà nước Quân chủ
Vương quốc Brunei
- Không có Quốc hội đại diện nhân dân để làm luật mà chỉ có một hội đồng
lập pháp (Legislative Council) với các thành viên đều do vua bổ nhiệm.
-Hội đồng lập pháp cũng như Hội đồng bộ trưởng và một số hội đồng khác
do vua lập ra với chức năng giúp việc và tư vấn cho vua; ý kiến của các hội
đồng này không có tính bắt buộc đối với vua; vua muốn bãi nhiệm họ lúc
nào tùy ý; vua muốn sửa đổi hiến pháp lúc nào, điều nào cũng được.
Hiện nay, ngoài Brunei, hai nước quân chủ chuyên chế còn lại là
Vương quốc Saudi Arabia và Vương quốc Oman.
(xem: https://plo.vn/ban-doc/brunei-theo-chinh-the-nao-446270.html)
Nhà nước Quân chủ
Nhà nước quân chủ hạn chế:
Vương Quốc Anh: (được thành lập từ năm 1801, là một đảo quốc lớn nhất tại
Châu Âu bao gồm 04 xứ: England, Scotland, Wales và Northern Ireland).
- Có quốc vương: là nguyên thủ quốc gia, trị vì nhưng không cai trị.
- Có hiến pháp: là Hiến pháp bất thành văn, tập hợp những tập quán chính trị
lâu đời, thiêng liêng và không dễ bị vi phạm. Qua thời gian, những tập quán
bất thành văn lâu đời ấy vẫn tỏ ra phù hợp với quan điểm “bình đẳng, thoả
hiệp, thương lượng” của người Anh, vẫn tỏ ra phù hợp với nhiều vấn đề
thay đổi nhanh chóng của thời đại và trở thành một truyền thống trong đời
sống chính trị ở Anh.
Nhà nước Quân chủ
Nhà nước quân chủ hạn chế:
Vương Quốc Anh:
- Nghị viện Anh hiện nay được tổ chức theo chế độ lưỡng viện (bicameral),
gồm:
+ Hạ viện (House of Commons) được hình thành bằng phương thức
bầu cử; và
+ Thượng viện (House of Lords) với đa số thành viên được chỉ định. [Nước
Anh theo thể chế chính trị đa đảng. Thủ tướng là thủ lĩnh của Đảng chiếm
đa số ghế trong Hạ nghị viện và là người đứng đầu Nội Các (The Cabinet)].
(xem: https://nghiencuulichsu.com/2016/07/18/nuoc-anh-quan-chu-ma-dan-
chu/)
I. Nhận thức chung về Nhà nước
1.3 Hình thức nhà nước
1.3.1 Hình thức chính thể
a) Nhà nước quân chủ:
=> Đối với hình thức quân chủ hạn chế:
+ Trong NN phong kiến, hình thức này thể hiện ở thời kỳ phân quyền cát cứ: một
phần quyền lực tập trung vào tay quan lại cát cứ.
VD: thời kỳ tam quốc ở TQ và loạn 12 xứ quân ở VN.
+ Trong NN tư sản, hình thức chính thể này còn được gọi là quân chủ lập hiến, chia
thành 2 loai:
# chính thể quân chủ nhị nguyên: phân chia tương đương quyền lực giữa vua và
nghị viện (NV lập pháp; vua hành pháp).
VD: Nhật, Đức cuối thế kỷ XIX.
# chính thể quân chủ đại nghị: quyền lực thực tế của vua không tác động tới việc lập
pháp và rất hạn chế trong lĩnh vực hành pháp, tư pháp.
VD: Hà Lan, Bỉ, Nhật…
I. Nhận thức chung về Nhà nước
1.3 Hình thức nhà nước
1.3.1 Hình thức chính thể
b) Nhà nước cộng hòa:
Là NN mà quyền lực tối cao tập trung toàn bộ hoặc một phần vào tay một cơ
quan đứng đầu do cử tri bầu ra.
bộ phận quý tộc mới có quyền bầu  cộng hòa quý tộc.
tất cả các cử tri có đầy đủ năng lực hành vi được quyền bầu cử  cộng hòa
dân chủ.
Riêng đối với NN tư sản, cộng hòa dân chủ có 2 dạng:
+ cộng hòa tổng thống (tổng thống có vai trò rất quan trọng);
+ cộng hòa đại nghị (nghị viện có quyền lực trung tâm, vị trí rất lớn trong
BMNN).
I. Nhận thức chung về Nhà nước
1.3 Hình thức nhà nước
1.3.2 Hình thức cấu trúc nhà nước
Là hình thức tổ chức và phân chia dân cư theo các dạng địa giới hành chính
lãnh thổ.
a) Nhà nước đơn nhất:
Chỉ có một bộ máy nhà nước và một hệ thống pháp luật từ trung ương đến
địa phương. Nhà nước chỉ có một hiến pháp.
b) Nhà nước liên bang:
Là nhà nước có từ hai hệ thống bộ máy nhà nước trở lên. Trong đó, nhà
nước liên bang có hai loại hiến pháp: hiến pháp liên bang và hiến pháp
của các bang thành viên.
I. Nhận thức chung về Nhà nước
1.3 Hình thức nhà nước
1.3.3 Chế độ chính trị
Khái niệm:
- Chế độ chính trị là tổng thể những phương pháp, cách thức mà nhà nước, các cơ quan
nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
Phân loại:
Người ta lấy mức dân chủ làm tiêu chí phân loại chế độ chính trị.
- Phương pháp dân chủ: NN cam kết rộng rãi các quyền tự do cho công dân và tạo
điều kiện để công dân thực hiện các quyền đó.
Trong đó có thể phân thành: dân chủ thực sự hay dân chủ giả hiệu; dân chủ
rộng rãi hay hạn chế; dân chủ trực tiếp hay dân chủ gián tiếp…
- Phương pháp phản dân chủ: NN hạn chế các quyền tự do của công dân.
VD: chế độ phátxít, diệt chủng, các NN cực đoan…
I. Nhận thức chung về Nhà nước
1.3 Hình thức Nhà nước

Hình thức Nhà nước

Hình thức cấu


Hình thức chính thể Chế độ chính trị
trúc

Phản dân
Cộng hòa Quân chủ Đơn nhất Liên bang Dân chủ
chủ

Chuyên
Dân chủ Quý tộc Hạn chế Sơ đồ hình thức Nhà nước
chế
I. Nhận thức chung về Nhà nước

1.4 Chức năng của nhà nước


Khái niệm: Chức năng của nhà nước là những phương diện, những mặt hoạt
động cơ bản của nhà nước, nhằm thực hiện những nhiệm vụ trọng yếu nhất do
lực lượng cầm quyền trong XH đặt ra mà nhà cầm quyền cần giải quyết.
Phân loại:
- Căn cứ các phương diện KT-XH: chức năng kinh tế, giáo dục, y tế, quốc phòng,…
- Căn cứ phạm vi diễn ra các hoạt động của Nhà nước: Chức năng đối nội và chức
năng đối ngoại
* Lưu ý: phân biệt chức năng của nhà nước và chức năng của cơ quan nhà
nước.
I. Nhận thức chung về Nhà nước
1.5 Các kiểu nhà nước
Kiểu nhà nước là tổng thể những nét đặc thù cơ bản của nhà
nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển
của nhà nước trong một hình thái kinh tế XH nhất định.
--> Trong lịch sử XH có giai cấp đã tồn tại 4 hình thái KT – XH gắn liền với
4 kiểu NN tương ứng là:
- Xã hội chiếm hữu nô lệ → Nhà nước chủ nô;
- Xã hội phong kiến → Nhà nước phong kiến;
- Xã hội tư bản chủ nghĩa → Nhà nước tư sản;
- Xã hội xã hội chủ nghĩa → Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
II. Nhận thức chung về pháp luật
1. Bản chất, những đặc trưng cơ bản của pháp luật
a) Tính giai cấp:
- Pháp luật phải do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành hoặc
công nhận.
- PL phản ánh ý chí của giai cấp thống trị (trong luật HS các nước, các
tội xâm phạm an ninh quốc gia bao giờ cũng là trọng tội có mức hình
phạt cao).
- PL ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ XH trong khuôn khổ định
hướng chính trị, định hướng giai cấp, bảo vệ cho lợi ích của giai cấp
thống trị.
II. Nhận thức chung về pháp luật
1. Bản chất, những đặc trưng cơ bản của pháp luật
b) Tính XH
- Trong chừng mực nhất định, PL ghi nhận ý chí chung của toàn XH, cân
bằng lợi ích cộng đồng và giai cấp.
- PL là ranh giới, là phương tiện để tạo ra và duy trì các mối quan hệ XH,
bảo đảm quyền của cá nhân, tổ chức này không xâm phạm đến quyền
của cá nhân, tổ chức khác.
=> Khái niệm PL: PL là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban
hành hoặc công nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ XH, được NN
đảm bảo thực hiện, kể cả bằng các biện pháp cưỡng chế NN, thể
hiện ý chí của giai cấp thống trị trong XH và cũng là nhân tố để duy
trì trật tự, ổn định.
II. Nhận thức chung về pháp luật
2. Hình thức của PL
Hình thức của PL là những dạng thể hiện của PL trên thực tế. Hình thức PL
được nghiên cứu dưới 2 góc độ: hình thức bên trong và hình thức bên
ngoài
2.1 Hình thức bên trong của PL
Gồm: hệ thống PL, ngành luật, chế định, quy phạm pháp luật.
a) Hệ thống PL
Hệ thống PL là tập hợp tất cả các quy phạm PL được áp dụng trên 1 địa bàn
rộng lớn dựa trên các nguyên tắc chi phối chung và được sắp xếp theo
một thứ bậc pháp lý nhất định
Hệ thống PL quốc gia bao gồm nhiều ngành luật
VD: hệ thống PL VN, hệ thống PL Anh – Mỹ
II. Nhận thức chung về pháp luật
2. Hình thức của PL
2.1 Hình thức bên trong của PL
b) Ngành luật:
Là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ XH
có cùng tính chất
VD: ngành luật HS, ngành luật DS
c) Chế định PL
Chế định PL là nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ XH cùng loại, cùng nhóm nội dung và tính chất.
VD: Chế độ chính trị, chế độ kinh tế… --> trong ngành Luật Hiến
pháp
II. Nhận thức chung về pháp luật
2. Hình thức của PL
2.1 Hình thức bên trong của PL
d) Quy phạm PL:
Quy phạm PL là bộ phận độc lập nhỏ nhất cấu thành nên chế định PL,
ngành luật và hệ thống PL.
=> Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung,
được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà
nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật BHVBQPPL ban hành và
được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
II. Nhận thức chung về pháp luật
2. Hình thức của PL
2.2 Hình thức bên ngoài của PL:
gồm :
- Văn bản quy phạm pháp luật,
- Tập quán pháp,
- Tiền lệ pháp (án lệ),
- Tôn giáo pháp.
II. Nhận thức chung về pháp luật
2. Hình thức của PL
2.2 Hình thức bên ngoài của PL:
a) Văn bản quy phạm PL: là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban
hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định của PL.
VD: Hiến pháp, Bộ luật lao động…
Đánh giá: + Thể hiện ý chí của đa số nhân dân hiện tại
+ Có tính định hướng, khái quát, thống nhất cao
+ Tính thực tiễn linh hoạt hạn chế so với tập quán và tiền lệ pháp.
II. Nhận thức chung về pháp luật
2. Hình thức của PL
2.2 Hình thức bên ngoài của PL
b) Tập quán pháp: là những quy tắc xử sự hình thành từ cuộc sống, qua nhiều
thế hệ, là hình thức pháp luật không thành văn có ý nghĩa về mặt pháp lý mà sự
cần thiết và phạm vi của nó được chủ thể pháp luật công nhận một cách tự phát
mà không cần một văn bản mang tính bắt buộc nào.
(NN thừa nhận các phong tục, tập quán sẵn có trong XH làm căn cứ giải quyết các
vụ việc cụ thể).
• Đánh giá:
- Có tính ổn định, lâu bền
- Có giá trị thực hiện một cách tự nguyện
- Đa dạng theo từng khu vực, nhóm cư dân
II. Nhận thức chung về pháp luật
2. Hình thức của PL
2.2 Hình thức bên ngoài của PL
b) Tập quán pháp:
Bản chất tập quán dựa trên 02 yếu tố:
- Yếu tố khách quan (yếu tố vật chất): là các sử xự, thái độ, hành vi đã thành thói
quen một cách tự nhiên.
VD: người phụ nữ Phương Tây khi lấy chồng
--> thường mang họ chồng
- Yếu tố chủ quan (yếu tố tinh thần): là chủ thể PL cho rằng thói quen, cách xử sự
đó mang tính bắt buộc, họ chấp nhận đó là “luật”.
VD: người Phương Đông khi chết
--> con phải thắt khăn xô trắng
II. Nhận thức chung về pháp luật
2. Hình thức của PL
2.2 Hình thức bên ngoài của PL
c) Tiền lệ pháp: là việc NN thừa nhận các kết quả giải quyết, xét xử của cơ quan
hành chính NN, tòa án về một vụ án, vụ việc như một hình mẫu dùng để áp dụng
cho vụ việc sau khi có tình tiết tương tự.
Án lệ là một hình thức phổ biến của tiền lệ pháp cho phép Tòa án áp dụng các bản
án (đã được công nhận là án lệ) làm cơ sở đưa ra pháp quyết cho các bản án sau.
• Đánh giá:
+ Có tính ổn định và liên tục
+ Đáp ứng nhu cầu áp dụng pháp luật của thực tế; Linh hoạt trong áp dụng pháp
luật
+ Cơ quan làm luật không phải là cơ quan đại diện của nhân dân
II. Nhận thức chung về pháp luật
Ví dụ: Vụ án Elizabeth Manley:
Nội dung tóm tắt: Elizabeth Manley đã trình báo với cảnh sát rằng có một người
đàn ông đã đánh cô và lấy toàn bộ tiền bạc. Tuy nhiên khi cảnh sát tiến hành
điều tra đã phát hiện vụ việc trên là không có thật.
→ Tòa án đã kết tội Elizabeth Manley với tội danh “làm ảnh hưởng đến trật tự
công cộng” với 02 lý do (TỘI DANH NÀY LUẬT KHÔNG QUY ĐỊNH):
+ Thứ nhất, đặt người vô tội trước nguy cơ bị bắt giữ;
+ Thứ hai, là tốn thời gian và công sức của cảnh sát cho quá trình điều tra một vụ
việc không có thật
=> Vụ án Elizabeth Manley đã HÌNH THÀNH ÁN LỆ trong phán quyết của
tòa án: “Bất kỳ người nào đặt người vô tội vào tình trạng bị truy tố và làm cảnh
sát phải điều tra một vụ án không có thật thì bị buộc vào tội danh gây rối, ảnh
hưởng đến trật tự công cộng”.
II. Nhận thức chung về pháp luật
2. Hình thức của PL
2.2 Hình thức bên ngoài của PL
d) Tôn giáo pháp: là một hình thức pháp luật bắt nguồn từ các quy
tắc xử sự chung của các tín đồ tôn giáo, được NN công nhận, sử
dụng giáo lý của tôn giáo vào trong đời sống XH có giá trị bắt buộc
đối với cộng đồng và được bảo đảm thực hiện, kể cả bằng cưỡng chế
NN.
Ví dụ: Luật hồi giáo (bên cạnh VB QPPL) là hình thức pháp luật của
một số quốc gia mà đạo hồi là quốc giáo
như: Anbani, Kenia, Xomali, Indonexia, ... (PL của các nước này
quy định: chống lại tôn giáo là chống lại NN)
II. Nhận thức chung về pháp luật
3. Các hệ thống pháp luật thế giới
- PL châu Âu lục địa
- PL Anh- Mỹ
- PL XHCN
- PL tôn giáo
II. Nhận thức chung về pháp luật
3. Các hệ thống pháp luật thế giới
a. PL châu Âu lục địa
là hệ thống PL của các nước châu Âu (Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Thụy Điển...)
- chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Luật dân sự La Mã
- được xây dựng bởi các khái niệm trừu tượng, các nguyên tắc có tính khái
quát cao với sự đóng góp lớn của các chuyên gia ở các trường đại học
- có sự phân biệt giữa luật công và luật tư, giữa luật nội dung và luật hình
thức, chú trọng luật thành văn (VB QPPL)
- nội dung của luật thường được chứa đựng trong các Bộ luật
- đặc điểm nổi bật: ngành luật dân sự phát triển mạnh hơn so với các ngành
luật công.
II. Nhận thức chung về pháp luật
3. Các hệ thống pháp luật thế giới
b. PL Anh- Mỹ
là hệ thống PL của Anh và các nước đã từng là thuộc địa của
Anh như Hoa Kỳ, Canada, Oxtralia, ...
- luật chủ yếu thông qua các nguyên tắc được Thẩm phán rút ra
trong quá trình xét xử các vụ án cụ thể
- coi trọng việc đi tìm giải pháp cho một vụ việc cụ thể (thay vì
xây dựng nguyên tắc chung cho HV con người ở tương lai)
=> hình thức phổ biến là tiền lệ pháp
II. Nhận thức chung về pháp luật
3. Các hệ thống pháp luật thế giới
c. PL Xã hội chủ nghĩa
là hệ thống PL xuất phát từ hệ thống PL châu Âu lục địa
- chú trọng nhiều đặc điểm của hệ thống PL châu Âu lục địa:
=> chú trọng luật thành văn (chứa các quy tắc xử sự chung mang tính dự
liệu để điều chỉnh HV con người)
- được xây dựng trên nền tảng công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu trong XH
=> phát triển các ngành luật công hơn luật dân sự
- thường đặt lợi ích của gia đình, cộng đồng và XH lên trên lợi ích cá nhân
- ngoài ra, đề cao vai trò của việc hòa giải hơn là pháp luật của Tòa án
II. Nhận thức chung về pháp luật
3. Các hệ thống pháp luật thế giới
d. PL tôn giáo
là hệ thống PL bao gồm Luật Hồi giáo, Luật Hinđu, Luật Do Thái và
một số quốc gia Thiên Chúa giáo trong các thời kỳ lịch sử
--> luật xuất phát từ các quy tắc xử sự thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo
- Luật Hồi giáo được rút từ Kinh Coran mang tính ổn định rất cao (đậm
tính tôn giáo)
- Luật Hinđu và Luật Do Thái: được xây dựng trên cơ sở tục lệ và các
tín điều của đạo Hinđu và đạo Do Thái
II. Nhận thức chung về pháp luật
4. Phân biệt PL với các quy phạm XH khác
So vơi các quy phạm XH khác thì PL:
- Do NN đặt ra hoặc thừa nhận
- Có tính quy phạm phổ biến;
- Được nhà nước đảm bảo thực hiện;
- Có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
II. Nhận thức chung về pháp luật
5. Chức năng của PL: là những phương diện, mặt tác động chủ yếu
của pháp luật, thể hiện bản chất và giá trị xã hội của pháp luật.
- Chức năng điều chỉnh:
+ Ghi nhận các quan hệ phổ biến;
+ Bảo đảm phát triển các quan hệ xã hội.
- Chức năng bảo vệ: bảo vệ trật tự các quan hệ xã hội trước sự vi
phạm.
- Chức năng giáo dục: tác động vào ý thức của con người => hình
thành cách thức ứng xử.
II. Nhận thức chung về pháp luật
6. Các kiểu PL:
Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu đặc thù của PL, thể
hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển
của PL trong một hình thái kinh tế XH nhất định.
Tương ứng với các hình thái KT- XH có giai cấp và có NN thì có
các kiểu PL sau:
- Pháp luật chủ nô;
- Pháp luật phong kiến;
- Pháp luật tư sản;
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa
HẾT

You might also like