Tổng Hợp CH Trong Tập

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1) Hãy so sánh thủ tục sửa đôi Hiến pháp được quy định tại Điều 70 Hiến pháp

1946 với Điều 147 Hiến pháp 1992


với Điều 120 Hiến pháp 2013. Giải thích và bình luận những sự khác nhau này.

Nội Điều 70 Hiến pháp 1946 Điều 147 Hiến pháp 1992 Điều 120 Hiến pháp 2013
dung
Thẩm Quốc hội Quốc hội Quốc hội
quyền
Trình tự Hội đồng Quốc dân thảo luận, Quốc hội thảo luận, thông qua dự Quốc hội thảo luận, thông qua dự
thông qua dự thảo sửa đổi Hiến thảo sửa đổi Hiến pháp. Dự thảo thảo sửa đổi Hiến pháp. Dự thảo
pháp, gửi dự thảo đến các địa sửa đổi Hiến pháp phải được Ủy sửa đổi Hiến pháp phải được Ủy
phương để lấy ý kiến của nhân ban Thường vụ Quốc hội trình ra ban Thường vụ Quốc hội trình ra
dân. Sau khi nhận được ý kiến của trước Quốc hội ít nhất 60 ngày trước Quốc hội ít nhất 90 ngày
nhân dân, Hội đồng Quốc dân lại trước kỳ họp Quốc hội xem xét, trước kỳ họp Quốc hội xem xét,
thảo luận, thông qua dự thảo sửa thông qua thông qua
đổi Hiến pháp và trình Quốc hội
thông qua
Số Ít nhất hai phần ba tổng số đại Ít nhất hai phần ba tổng số đại Ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu
lượng biểu có mặt biểu Quốc hội Quốc hội
đại biểu
biểu
quyết
tán
thành

Giải thích và bình luận

Từ bảng so sánh trên, có thể thấy thủ tục sửa đổi Hiến pháp đã có những thay đổi đáng kể qua các bản Hiến
pháp của Việt Nam.

 Về thẩm quyền, thủ tục sửa đổi Hiến pháp từ Điều 70 Hiến pháp 1946 đến Điều 120 Hiến pháp 2013 đều do cơ
quan lập pháp cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Quốc hội thực hiện. Điều này thể
hiện sự dân chủ, pháp quyền trong việc sửa đổi Hiến pháp.
 Về trình tự, thủ tục sửa đổi Hiến pháp đã được quy định chặt chẽ hơn qua các bản Hiến pháp. Theo Điều 70
Hiến pháp 1946, Hội đồng Quốc dân chỉ cần thảo luận, thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp và trình Quốc hội
thông qua. Tuy nhiên, theo Điều 147 Hiến pháp 1992 và Điều 120 Hiến pháp 2013, Quốc hội phải tiến hành lấy
ý kiến của nhân dân trước khi thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Điều này nhằm đảm bảo tính dân chủ, công
khai, minh bạch trong việc sửa đổi Hiến pháp.

Giải thích những sự khác nhau

 Về thẩm quyền: Cả ba bản Hiến pháp đều quy định thẩm quyền sửa đổi Hiến pháp thuộc về Ủy ban Thường vụ
Quốc hội. Tuy nhiên, Hiến pháp 2013 đã bổ sung quy định cụ thể hơn về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, bao gồm: dự thảo và trình Quốc hội dự kiến sửa đổi Hiến pháp; soạn thảo dự thảo Hiến pháp sửa đổi;
tổ chức Hội đồng Quốc gia về Hiến pháp để lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp sửa đổi.

 Về quy trình: Quy trình sửa đổi Hiến pháp của ba bản Hiến pháp đều tương tự nhau, bao gồm 6 bước cơ bản.
Tuy nhiên, Hiến pháp 2013 đã bổ sung một bước mới, đó là tổ chức trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp sửa
đổi. Đây là một bước quan trọng nhằm thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân đối với việc sửa đổi Hiến
pháp.

Bình luận
Những thay đổi về thủ tục sửa đổi Hiến pháp trong các bản Hiến pháp của Việt Nam thể hiện sự coi trọng vai
trò của nhân dân trong việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp. Việc bổ sung quy định về trưng cầu ý dân về dự
thảo Hiến pháp sửa đổi là một bước tiến quan trọng trong việc bảo đảm tính dân chủ, đại diện của Hiến pháp.

Tuy nhiên, việc tổ chức trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng có những hạn chế nhất định, như:

 Chi phí tổ chức trưng cầu ý dân khá cao.


 Thời gian tổ chức trưng cầu ý dân có thể kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ sửa đổi Hiến pháp.
2) Hãy so sánh cách quyết định về hiệu lực bản Hiến pháp được quy định điều 196 Hiến pháp 1992 với Điều 119 Hiến
pháp 2013. Giải thích và bình luận.

Điều khoản Hiến định 1992 Hiến pháp 2013


Cách quyết định Quốc hội thông qua Hiến pháp mới thì Hiến pháp mới được thông qua và có
Hiến pháp cũ hết hiệu lực. hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc
hội thông qua.
Giải thích:
Cách quyết định về hiệu lực của bản Hiến pháp đã có sự thay đổi từ Hiến pháp 1992 sang Hiến pháp 2013. Theo quy
định của Hiến pháp 1992, Hiến pháp mới được thông qua thì Hiến pháp cũ hết hiệu lực ngay lập tức. Điều này có thể
dẫn đến tình trạng gián đoạn trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các địa phương và nhân dân.
Theo quy định của Hiến pháp 2013, Hiến pháp mới được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội
thông qua. Điều này đảm bảo tính liên tục trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các địa phương
và nhân dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Hiến pháp mới.
Bình luận:
Cách quyết định về hiệu lực của bản Hiến pháp theo quy định của Hiến pháp 2013 là phù hợp với xu thế chung của
thế giới, thể hiện tính tiến bộ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3) Vì sao ở Mỹ thì 100% dự án Luật được viết bởi Nghị sĩ, Chính phủ không được xía vào >< ở Việt Nam thì 0% dự án
Luật không được viết bởi Đại biểu Quốc hội?
- Chế độ làm việc chuyên trách ở Mỹ -> hưởng lương như 1 nghề nghiệp
 Thước đo là viết bao nhiêu sự án Luật
- Chế độ làm việc ôm đồm, kiên nhiệm ở Việt Nam -> nhiều nghề cùng một lúc
- Nhìn chung, việc giao 1 dự án Luật cho Chính phủ xây cũng có những ưu điểm nhất định
 Chính phủ là cơ quan quản lí trong lĩnh vực đó -> có sự am hiểu và có chuyên môn.
 Chính phủ có đủ nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia, tiền bạc -> quy trình làm Luật cực kì tốn kém
Nhược điểm, nguy cơ:
 Các bộ, các ngành dễ có cơ hội cài cấm lợi ích của bộ, ngành vào trong dự Luật (lợi ích nhóm, cục bộ ngành) -
> Suy cho cùng Luật là lợi ích.
 Làm vô hiệu hóa Quốc hội -> Lợi ích của nhân dân không được đảm bảo
4) Theo anh/chị tại sao để thành lập một Bộ trưởng mà phải qua 3 bước?
Phải qua quy trình 3 bước vì mỗi 1 bước đều có mục đích và ý nghĩa riêng:
- B1: Thủ tướng chọn có 2 lí do, 2 ý nghĩa lớn lao.
Đầu tiên vì Bộ trưởng là người cấp dưới cộng sự của Thủ tướng nên phải để Thủ tướng chọn “ làm việc tâm đầu
ý hợp” -> có được ekip làm việc trôi chảy ( những người này phải hiểu được và hợp cạ với Thủ tướng)
Thứ hai, để đảm bảo vị thế, quyền hành của Thủ tướng, sự chỉ đạo điều hành với những người này thì những
người này phải để Thủ tướng chọn
- B2: có 2 ý nghĩa
Đầu tiên để tránh sự tùy tiện, lạm quyền của Thủ tướng, 1 hình thức kiểm soát Thủ tướng, để Thủ tướng chọn
người xứng đáng, tránh chạy chức, chạy quyền.
Thứ hai, để đảm bảo các Bộ trưởng phải chấp hành và có trách nhiệm triển khai, thi hành
- B3: Có ý nghĩa vì.
 Chữ ký Chủ tịch nước nhằm để giữ vai trò điều hòa, phối hợp, liên kết hoạt động giữa các cơ quan Nhà
nước, giữa trung ương với nhau.
 Chữ ký Chủ tịch nước nhằm để hợp thức hóa về một Nhà nước, 1 hoạt động đã rời của Quốc hội và Thủ
tướng -> Chỉ có tính chất lễ nghi, thủ tục.
5) Tại sao từ năm 2013 trở đi, để trở thành Thẩm phán TANDTC thì phải được Quốc hội phê ?
Có 2 ý nghĩa:
- Để trở thành Thẩm phán TANDTC đòi hỏi người này phải vừa có tài vừa có đức. Tài ở chỗ phải phấn đấu, tích ũy
kinh nghiệm phải đạt đủ điều kiện tiêu chuẩn để được chọn. Phải là người có danh dự, uy tính, được sự tín
nhiệm của Quốc hội thông qua
 Khi Thẩm phán này xét xử, ra phán quyết thì mới có tính thuyết phục cao, được xã hội tôn trọng
 Giảm số lượng của Thẩm phán TANDTC 1 cách đáng kể ( trước 2014 số lượng TP TANDTC khoảng 130 người.
Nhưng từ 2014 đến nay số lượng TP TANDTC không quá 17 người -> Chứng tỏ rằng coi trọng chất lượng hơn
số lượng).
- Tóm lại
 Số lượng TP TANDTC ít quan trọng hơn chất lượng, với quy trình khắt khe, đảm bảo nâng cao chất lượng đội
ngũ Thẩm phán trong chiến lược cải cách tư pháp VN hiên nay, Quá trình bổ nhiệm TP TADTC theo Hiến
pháp 2013 có phần giống với quá trình kế nhiệm TP ở Mỹ -> có sự kham khảo
 Nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội và TA tối cao ở chỗ để trở thành TPTANDTC phải báo
cáo công tác, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, nếu để oan sai -> Quốc hội có thể miễn nhiệm và phê chuẩn
cách chức.
*Chánh án TANDTC chỉ lựa chọn Phó Chánh án trong các TP TANDTC
6) Tại sao cả Chánh án tối cao và Viện trưởng Tối cao có địa vị gần như nhau, đều do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu
của Chủ tịch nước nhưng theo Hiến pháp 2013 chỉ quyết định Chánh án tối cao phải đọc lời tuyên thệ còn Viện
trưởng tối cao thì không?
Lý do:
Theo quy định tại Điều 106 Hiến pháp năm 2013, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là người đứng đầu Tòa
án nhân dân tối cao, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và nhân dân về hoạt động của Tòa án nhân dân tối
cao. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải đọc lời tuyên thệ trước Quốc hội khi nhậm chức. Lời tuyên thệ
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tư pháp cao nhất
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là người bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chịu trách
nhiệm trước Quốc hội và nhân dân về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tuy nhiên, theo quy
định tại Điều 110 Hiến pháp năm 2013, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không phải đọc lời
tuyên thệ trước Quốc hội khi nhậm chức.
Giải thích
Sự khác biệt này có thể được giải thích như sau:
- Thứ nhất, Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử, có chức năng xét xử các vụ án, giải quyết các
tranh chấp về dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình,... Viện kiểm sát
nhân dân tối cao là cơ quan kiểm sát, có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của các cơ quan tư
pháp, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân,...
- Thứ hai, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là người đứng đầu cơ quan xét xử cao nhất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thẩm quyền xét xử các vụ án quan trọng, phức tạp, có tính
chất đặc biệt. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người đứng đầu cơ quan kiểm sát cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thẩm quyền kiểm sát hoạt động tư pháp của
các cơ quan tư pháp trong phạm vi cả nước.
- Thứ ba, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ
công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Lời tuyên thệ của Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tư pháp cao nhất của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân.
7) Từ “không thể họp” khác gì với “không họp”. Tại sao dùng từ “không thể họp” thì quyền của UBTV bị thu hẹp 1
cách đáng kể?
- Quốc hội họp 2 tháng/1 năm (1 năm 2 lần) -> 10 tháng còn lại trong năm là thời gian Quốc hội “không họp”
trong thời gian đó UBTVQH toàn quyền quyết định
- 1 năm Quốc hội họp 2 tháng -> 10 tháng “không họp” thì UBTV không được quyết chiến tranh hay hòa bình mà
UBTV phải triệu tập Quốc hội họp bất thường khi “không thể họp” bất thường thì UBTV mới có quyền quyết
định.
8) Tại sao Nghị quyết 51 không cho UBTV được quyền phê chuẩn nhân sự của Chính phủ. Như vậy, hiện nay nếu
khuyết nhân sự của Chính phủ trong lúc Quốc hội chưa họp thì sẽ như thế nào?
Vì nếu duy trì quyết định này dễ dẫn đến nguy cơ Chính phủ bắt tay, cấu kết với UBTV. Hiện nay, để xử lý 1 thành
viên trong Chính phủ trong thời gian Quốc hội không họp thì Thủ tướng trình Chủ tịch nước tạm đình chỉ công tác
đối với Bộ trưởng rồi tạm giao quyền Bộ trưởng cho người khác, đợi Quốc hội họp và quyết định phê chuẩn.
9) Việc thu hẹp giới hạn của UBTV là đáng mừng hay đáng buồn. Vì sao?
Xu hướng này tích cực và đáng mừng vì:
- 19ếu UBTVQH ngày càng nhỏ dần -> Quốc hội ngày càng to ra, hoạt động hiệu quả hơn với niềm tin của cả nước
(nhân dân cả nước trao quyền cho Quốc hội 500 người nhưng 500 người lại không có năng lực, khả năng -> giao
lại cho 18 người). Vì vậy, quyền của 18 người càng lớn, chứng tỏ 500 người kia chỉ là hình thức. UBTVQH được
trao quá nhiều quyền, nhiều người nghĩ rằng UBTV là cấp trên của Quốc hội -> Quốc hội càng hình thức càng phụ
niềm tin của nhân dân giao phó.
- UBTV ngày càng nhỏ càng chứng tỏ Quốc hội hoạt động nhiều hơn, chuyên trách hơn. Trước đây số lượng đại
biểu chuyển trách chỉ 20% -> hiện nay số lượng đại biểu chuyên trách đã 40%. (Quốc hội ngày nào cũng họp,
cũng làm việc -> giải tán UBTV)
10) Điều 74 Hiến pháp 2013 đã trao thêm cho UBTV 1 số quyền cụ thể như:
 Quyền được phê chuẩn đại sứ đặc mệnh toàn quyền (trước 2013 chỉ cần Thủ tướng đề nghị và Chủ
tịch nước kí quyết định bổ nhiệm là được)
 Quyền UBTV quyết định điều chỉnh địa giới hành chính từ cấo huyện trở xuống (trước 2013 điều
chỉnh địa giới cấp tỉnh là Quốc hội quyết, cấp huyện xã là Chính phủ điều chỉnh)
 Việc trao thêm quyền cho UBTV có đi ngược lại với xu hướng thu hẹp quyền hạn UBTV hay không. Vì sao?
- Không đi ngược với xu hướng. Vì những quyền trao thêm cho UBTV ở Hiến pháp 2013 trước đây thuộc về Chủ
tịch nước. Chính phủ trao cho UBTV là việc bình thường. Người ta chỉ sợ những quyền nào trước đây của Quốc
hội trao lại cho UBTV mới đi ngược với xu hướng chung (biến UBTV như 1 cơ quan lãnh đạo của Quốc hội do có
quá nhiều quyền).
11) Tại sao trong 5 bản Hiến pháp Việt Nam thì chỉ có Hiến pháp 1959 mới quyết định Chủ tịch nước từ 35 tuổi trở lên
và không nhất thiết là đại biểu Quốc hội ?
- Hiến pháp 1959 được ban hành trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Lúc này, đất nước đang trong tình trạng chiến tranh, cần có một người đứng đầu Nhà nước có uy
tín, kinh nghiệm và bản lĩnh để lãnh đạo đất nước.
- Theo quy định của Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, có nhiệm vụ "chỉ
đạo công việc của Quốc hội, Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao". Điều này cho thấy Chủ tịch nước là người có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo đất
nước.
- Vì vậy, Hiến pháp 1959 quy định Chủ tịch nước phải từ 35 tuổi trở lên, không nhất thiết là đại biểu
Quốc hội. Quy định này nhằm mở rộng cơ hội cho những người có uy tín, kinh nghiệm và bản lĩnh,
dù không phải là đại biểu Quốc hội, được tham gia vào việc lãnh đạo đất nước.
- Trong khi đó, các bản Hiến pháp của Việt Nam sau này được ban hành trong giai đoạn hòa bình,
xây dựng và phát triển. Lúc này, đất nước đã có sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội. Do đó, Hiến
pháp quy định Chủ tịch nước là đại biểu Quốc hội, nhằm đảm bảo tính liên tục trong hoạt động của
Nhà nước.

12) Điều 88 Hiến pháp 2013: Chủ tịch nước có quyền phủ quyết các pháp lệnh của UBTVQH (18 người).
 Giải thích và bình luận. Vì sao các pháp lệnh của UBTV cần bị phủ quyết?
- Vì trong Khoa học-pháp lý, pháp lệnh của UBTV được coi là 1 loại lập pháp ủy quyền: trong đời sống xã hội luôn
phát sinh quan hệ xã hội mới, những quan hệ này không ổn định và không có luật điều chỉnh, lẽ ra Quốc hội cần
ban hành 1 đạo luật ngay được. Vì vậy Quốc hội mới phải giao cho UBTVQH ban hành những pháp lệnh để điều
chỉnh những quan hệ xã hội đó, chờ đến khi nào những quan hệ xã hội đó ổn định và Quốc hội có điều kiện hơn
thì Quốc hội sẽ mang những pháp lệnh đó lên thành Luật.
- Về mặt lí thuyết cái pháp lệnh của UBTV được xem là những văn bản giá trị dưới Luật nhưng trên thực tế trong
lĩnh vực đó không có Luật nên mới cần có pháp lệnh. Vì vậy cái pháp lệnh có giá trị như 1 đạo luật. Vì vậy nhằm
kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp tránh tình trạng cẩu thả, vội vàng ban hành các pháp lệnh và cũng để Quốc hội
yên tâm hơn nên Quốc hội đã trao cho Chủ tịch nước quyền phủ quyết các pháp lệnh như 1 hình thức kiểm tra.
13) Việc phủ quyết các pháp lệnh này chỉ trao cho Chủ tịch nước chứ không giao cho Thủ tướng, Chánh án tối cao vì lí
do gì?
Có 2 lí do:
- Chủ tịch nước có quyền công bố các pháp lênh cho nên ông sẽ được đọc đầu tiên các pháp lệnh nên ông sẽ biết
được pháp lệnh có vấn đề gì và chữ kí sẽ quyết pháp lệnh có hiệu lực hay ko.
- Trong thời gian Quốc hội họp, Quốc hội là cao nhất còn lúc Quốc hội không họp thì Chủ tịch nước và UBTV là
ngang cơ. Hai thiết chế này không ai chịu trách nhiệm báo cáo công tác cho nhau. Tạo nên sự cân bằng và kiểm
soát chéo mới có hiệu quả (lúc Quốc hội họp Thủ tướng, Chánh án, Viện trưởng phải báo cáo công tác và chịu
trách nhiệm trước UBTVQH
14) Có nên bỏ chức vụ Chủ tịch nước?
- Không nên. Vì nếu chúng ta coi Nhà nước như 1 tổ chức thì bao giờ cũng phải có người đứng đầu và chỉ có Chủ
tịch nước mới đủ tư cách để đại diện cho đất nước đó (Thủ tướng chỉ đứng đầu và đại diện cho Chính phủ ->
Chủ phủ là 1 cơ quan quan trọng trong bộ máy nhà nước). Người ta chỉ đặt vấn đề trong 1 nhà nước có chức
danh Thủ tướng hay không mà thôi vì quốc gia nào chọn chính thể Cộng hòa Tổng thống như Mỹ và 41 nước
khác thì không có chức danh Thủ tướng.
- Chủ tịch nước tuy không nằm trong 1 cơ quan cụ thể, không nắm loại quyền lực nào cụ thể nhưng lại có mối
quan hệ mật thiết với từng cơ quan. Chủ tịch nước được ví như 1 “mắt xích” có vai trò điều hòa, phối hợp, nối
kết hoạt động giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với nhau để đưa cả bộ máy nhà nước đi đến việc thực
hiện các chức năng và mục tiêu chung.
- Tóm lại nếu nhìn từng cơ quan riêng lẻ thì không cần Chủ tịch nước. Nhưng nếu nhìn tổng thể bộ máy nhà nước
rất cần người đại diện, đứng đầu bộ máy nhà nước.
15) Vì sao Trong các thành viên của Chính phủ chỉ có Thủ tướng mới bắt buộc là đại biểu Quốc hội, còn Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng, TTCQNB không nhất thiết là đại biểu Quốc hội?
Thủ tướng phải là đại biểu quốc hội vì:
- Để đảm bảo tính chấp hành của Chính phủ. Nếu là đại biểu quốc hội thì Thủ tướng đương nhiên tham dự kì họp
Quốc hội và qua đó Thủ tướng nghe và nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, đường lối chủ trương của Quốc hội -
> Từ đó Thủ tướng về triển khai cho Chính phủ thi hành.
- Để thể hiện sự tín nhiệm nào đó của người dân đối với người đứng đầu của cơ quan hành chính cao nhất của
đất nước, bối cảnh người đứng đầu không do dân trực tiếp bầu ra (người đứng đầu cơ quan hành pháp ở các
nước trên thế giới hầu như do dân trực tiếp bầu).
Những thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu quốc hội vì 3 lý do sau:
- Tạo ra 1 cơ sở xã hội rộng rãi cho Thủ tướng trong việc lựa chọn những chức danh này, nhằm mục đích thu hút
nhân tài (nếu những người này là đại biểu quốc hội thì Thủ tướng chỉ được chọn trong số 500 đại biểu mà thôi .
Nếu quyết định không nhất thiết thì Thủ tướng được chọn trong số 96 triệu người dân)
- Quy định này đảm bảo cho Quốc hội giám sát Chính phủ được khách quan, tránh tình trạng vừa đá bóng vừa
thổi còi.
- Quy định này thể hiện tư duy mới cần có sự phân công rành mạch giữa Lập pháp và Hành pháp tránh tình trạng
ôm đồm, kiêm nhiệm.
16) Vì sao nếu làm Thủ tướng mà phát hiện 1 UBND cấp tỉnh lỡ ban hành văn bản sai -> Thủ tướng được quyền đình
chỉ hoặc bãi bỏ luôn >< nếu phát hiện Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ra Nghị quyết sai -> Thủ tướng chỉ tạm đình chỉ
thi hành và đề nghị UBTVQH ra Nghị quyết bãi bỏ Nghị quyết của HDND?
- Bởi vì, HDND là cơ quan dân cử do nhân dân địa phương bầu ra, nó không nằm trong hệ thống quản lí của Thủ
tướng, khi phát hiên HDND sai thì Thủ tướng chỉ được quyền đình chỉ.
- Trong khi đó UBND là cơ quan hành chính nằm trong hệ thống hành chính, chịu sự quản lí trực tiếp của Thủ
tướng. Vì thế Thủ tướng được quyền thành lập, chỉ đạo, UBND phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước
Thủ tướng.

You might also like