Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Phần 1: BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC

1. Một trong những cách xác định bản chất nhà nước là việc trả lời câu hỏi nhà nước của ai, do ai
và vì ai.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Một trong những hình thức biểu hiện tính giai cấp của nhà nước là ý chí và lợi ích của
giai cấp. Nhìn chung, nhà nước thể hiện ý chí giai cấp và sự bảo vệ lợi ích giai cấp trong tổ chức và hoạt
động của nhà nước là một nội dung trả lời cho câu hỏi nhà nước của ai, do ai và vì ai.
2. Vì xã hội phân chia thành các giai cấp cho nên bản chất của nhà nước là của giai cấp thống trị,
do giai cấp thống trị và vì giai cấp thống trị.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích:
Sai: Bản chất của nhà nước bao hàm sự tồn tại của tính giai cấp và tính xã hội.
3. Thực chất, nhà nước chỉ là công cụ, bộ máy trấn áp giai cấp của giai cấp thống trị, bảo vệ lợi
ích của giai cấp thống trị và trấn áp giai cấp bị trị.
Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: theo khái niệm nhà nước thì nhà nước là một tổ chức chính trị có quyền lực công cộng đặc biệt,
được hình thành và bị quyết định bởi nhu cầu trấn áp giai cấp và nhu cầu quản lý các công việc chung
của xã hội.
4. Bản chất giai cấp của nhà nước thực chất chỉ là một giai cấp nhất định nắm quyền lực nhà
nước.
Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: theo quan điểm của Mác- Lênin bản chất nhà nước có hai nội dung cơ bản là: tính giai cấp và tính xã
hội của nhà nước
5. Việc nhà nước bảo vệ lợi ích chung của xã hội chính là biểu hiện rõ nhất bản chất giai cấp của
nhà nước.
Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: việc bảo vệ lợi ích chung của xã hội chính là biểu hiện rõ nhất của bản chất xã hội của nhà nước chứ
không phải là biểu hiện rõ nhất bản chất giai cấp của nhà nước.
6. Tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước tỷ lệ nghịch với nhau trong nội dung của bản chất nhà
nước.
Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: xét về tính chất , mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội thể hiện sự mâu thuẫn và thống nhất
giữa hai mặt của khái niệm bản chất nhà nước, chứ không phải hoàn toàn tỷ lệ nghịch với nhau.
7. Một trong những đặc trưng của nhà nước là có quyền lực công cộng đặc biệt.
Nhận định: ĐÚNG.
góp để tài liệu hoàn thiện hơn.
Gợi ý giải thích: Đặc biệt bởi quyền lực này tách rời khỏi xã hội,thực hiện bởi bộ máy chuyên làm nhiệm
vụ quản lý, độc quyền sử dụng sức mạnh,áp đặt với mọi chủ thể – quyền lực côn, nguồn lực kinh tế,
chính trị và tư tưởng lớn nhất.
8. Tính xã hội của nhà nước không chỉ thể hiện là ý chí chung của xã hội mà nó còn thể hiện trong
vai trò bảo vệ lợi ích chung của xã hội.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì tính xã hội xuất phát từ NN đại diện cho ý chí chung , lợi ích chung. NN ra đời đáp ứng
nhu cầu quản lý giải quyết công việc chung, bảo vệ lợi ích chung của xã hội.
9. Quyền lực công cộng đặc biệt của nhà nước chính là quyền lực về kinh tế, chính trị và tư
tưởng.
Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: quyền lực công cộng đặc biệt của nhà nước bao gồm các điểm sau đây: quyền lực này tách rời khỏi
xã hội,thực hiện bởi bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý, độc quyền sử dụng sức mạnh,áp đặt với mọi
chủ thể – quyền lực côn, nguồn lực kinh tế, chính trị và tư tưởng lớn nhất.
10. Tìm hiểu về bản chất của nhà nước chính là việc trả lời cho câu hỏi: tổ chức và thực hiện
quyền lực nhà nước vì lợi ích của ai.
Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: tìm hiểu về bản chất nhà nước là khả năng thấy trước được những sự kiện sau này trên cơ sở
những quy luật biến đổi đã được xác định rõ của nhà nước, là việc nắm được nguồn gốc phát sinh, phát
triển của nhà nước, vạch ra con đường tạo lập nhà nước.
11. Quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện bởi các tổ chức trong xã
hội.
Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện bởi nhà nước. Vì pháp luật là
chuẩn mực cho hành vi của toàn xã hội cho nên chỉ có nhà nước mới được ban hành và quản lý xã hội
bằng pháp luật.
12. Bản chất nhà nước phải là sự kết hợp một cách chặt chẽ giữa các vấn đề về quyền lực nhà
nước của ai, do ai và vì ai.
Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: theo khái niệm bản chất nhà nước là toàn bộ những mối liên hệ , quan hệ sâu sắc và những quy luật
bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của nhà nước. Và nội dung
chính cơ bản của bản chất nhà nước là tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước.
13. Các tổ chức xã hội có thể phân chia cư dân thành các đơn vị hành chính lãnh thổ.
Gợi ý giải thích:
góp để tài liệu hoàn thiện hơn.
Sai : do sự thay đổi về kinh tế và xã hội dẫn đến sự thay đổi về cách tổ chức và quản lý xã hội đối với cư
dân và sự thay đổi ở đây là nhà nước phân chia cư dân theo sự phân chia lãnh thổ để quản lý. Cho nên
chỉ có nhà nước mới có thể quản lý và phân chia cư dân và theo lãnh thổ.
14. Bản chất nhà nước và bản chất giai cấp của nhà nước là hai khái niệm đồng nhất.
Gợi ý giải thích:
Sai: bản chất giai cấp của nhà nước và bản chất của nhà nước là hai khái niệm không thể đồng nhất vì
bản chất giai cấp chỉ là một trong những nội dung của bản chất nhà nước mà thôi.
15. Nhà nước bảo vệ giai cấp thống trị nhưng trong chừng mực nhất định nó đồng thời bảo vệ lợi
ích của xã hội nói chung.
Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Đúng: vì quá trình hình thành và phát triển của nhà nước không chỉ chịu sự tác động của từng yếu tố mà
còn chịu sự tác động của mối quan hệ tương tác giữa tính giai cấp và tính xã hội. Trong bất cứ hoàn
cảnh nào cũng hiện diện hai mặt, hai tính chất này của nhà nước.
16. Bản chất giai cấp của nhà nước không chỉ là lợi ích của giai cấp thống trị mà trước hết là vì lợi
ích của giai cấp thống trị.
Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: bản chất giai cấp của nhà nước là bảo vệ trước hết lợi ích giai cấp thống trị và bảo vệ trật tự xã hội
có lợi cho giai cấp thống trị.
17. Cơ sở kinh tế quyết định sự xuất hiện và phát triển của nhà nước nhưng nhà nước cũng sự
độc lập nhất định đối với cơ sở kinh tế.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Nhà nước có thể thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế một cách nhanh chóng hoặc kìm
hãm sự phát triển của nền kinh tế.
18. Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng hoàn toàn có thể đồng nhất.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo quan điểm của duy vật biện chứng , xã hội đóng vai trò quyết định trong mối quan
hệ với nhà nước và là tiền đề , cơ sở cho sự hình thành và phát triển nước nhà. Sự thay đổi trong xã hội
sẽ dẫn đến sự thay đổi của nhà nước. Tuy nhiên NN cũng có sự độc lập nhất định và tác động trở lại đối
với xã hội, thúc đẩy sự phát triển của xã hội và ngược lại có thể kìm hãm ,cản trở sự phát triển của xã hội
trong những giai đoạn nhất định.
PHẦN 3: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1. Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Là cơ quan đại diện theo thành phần cư dân, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của nhân
dân, thực hiện chứ năng xây dựng pháp luật.
2. Bộ máy nhà nước có tính hệ thống chặt chẽ
góp để tài liệu hoàn thiện hơn. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Theo khái niệm BMNN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa
phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung , thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực
hiện nhiệm vụ và các chức năng của nhà nước.
3. Cơ quan đại diện là cơ quan lập pháp.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì cơ quan đại diện là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra (hoặc bầu thông qua bằng
trưng cầu ý dân) thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Do vậy cơ quan đại diện lại thường
thực hiện chức năng lập pháp, chứ không phải cơ quan đại diện chính là cơ quan lập pháp.
4. Bộ máy nhà nước thay đổi do sự thay đổi của điều kiện xã hội.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của nhà nước như thế nào mà tổ chức ra bộ máy
nhà nước tương ứng. Sự thay đổi của của chức năng ,nhiệm vụ của nhà nước phụ thuộc vào nhận thức
của con người và từ sự chuyển biến của thực tại xã hội. Vì vậy, khi chức năng nhiệm vụ nhà nước thay
đổi thì việc tổ chức bộ máy nhà nước cũng phải thay đổi.
5. Các cơ quan nhà nước có tính hệ thống vì chúng được tổ chức theo các nguyên tắc nhất định.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước. Đó là một tổ chức chính
trị mang quyền lực nhà nước ,được thành lập trên cơ sở pháp luật và được giao những nhiệm vụ , quyền
hạn nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong phạm vi luật định.
6. Tòa án phải độc lập khi xét xử.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì chức năng của tòa án là giải quyết tranh chấp và xét xử. Trong hoạt động xét xử Tòa
án chỉ căn cứ vào pháp luật và làm đúng theo các quy định của pháp luật, nghĩa là tòa án phải độc lập với
các cơ quan khác.
7. Trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Tư sản chỉ áp dụng một nguyên tắc là: Tam
quyền phân lập.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì điểm đặc trưng cơ bản của bộ máy nhà nước tư sản là nó được tổ chức theo nguyên
tắc phân chia quyền lực nhà nước (tam quyền phân lập) có sự phân định chức năng, nhiệm vụ của các
cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước một cách rõ ràng, cụ thể trên sơ sở quy định của pháp luật.
8. Hầu hết tòa án trong bộ máy nhà nước phải độc lập khi xét xử.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì chức năng của tòa án là giải quyết tranh chấp và xét xử cho nên trong hoạt động xét
xử luôn áp dụng theo pháp luật và làm đúng theo các quy định của PL. Phải độc lập với các cơ quan
khác, độc lập giữa thẩm quyền xét xử, giữa cấp sơ thẩm, phúc
góp để tài liệu hoàn thiện hơn.
thẩm; độc lập giữa người trực tiếp xét xử (thẩm phán) với ông chánh án và thứ tư là thẩm phán, hội đồng
xét xử có quyền độc lập là tự mình dựa vào pháp luật để quyết định
9. Cơ sở kinh tế quyết định sự xuất hiện và phát triển của nhà nước nhưng nhà nước cũng sự
độc lập nhất định đối với cơ sở kinh tế.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Cơ sở kinh tế quyết định đến việc tổ chức và hoạt động của BMNN. Sự thay đổi của cơ
sở kinh tế tất yếu dẫn đến sự thay đổi của NN
Nhà nước có thể kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế hoặc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
10. Bộ máy nhà nước thực chất là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo khái niệm bộ máy nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung
ương xuống địa phương . Không phải là tổng thể các cơ quan từ trung ương đến địa phương.
11. Một trong những yếu tố căn bản phân biệt cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội là thẩm
quyền của nó. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Đặc điểm cơ bản của cơ quan nhà nước phân biệt với các tổ chức khác trong xã hội đó
chính là tính quyền lực của nhà nước. Thẩm quyền chỉ là phạm vi thực hiện quyền lực nhà nước của mỗi
cơ quan được pháp luật quy định chặt chẽ.
PHẦN 4: CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC
1. Sự biến đổi của nhiệm vụ sẽ dẫn đến sự biến đổi chức năng của nhà nước. Nhận định:
ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì nhiệm vụ có trước và nội dung và tính chất của nhiệm vụ quyết định số lượng ,cách
thức thực hiện chức năng để hoàn thành nhiệm vụ đó. Sự thay đổi của nhiệm vụ sẽ dẫn đến sự thay đổi
của chức năng nhà nước tùy thuộc vào nhận thức của con người và sự chuyển biến của thực tại xã hội.
2. Vì nhiệm vụ quyết định chức năng của nhà nước nên chức năng nhà nước không tác động
đến nhiệm vụ.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Chức năng là những phương diện, mặt hoạt động cơ bản để thực hiện nhiệm vụ và do
vậy ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
3. Nhiệm vụ của Nhà nước xuất hiện do ý chí chủ quan của con người và sự vận động khách
quan của xã hội.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Để xác định chức năng , nhiệm vụ nhà nước phải dựa trên những cơ sở khách quan,
khoa học, phải căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội không được mơ hồ,lý tưởng hóa và phải
mang tính toàn diện,có khả năng trở thành hiện thực. Trong từng thời điểm nhà nước phải xác định được
nhiệm vụ nào là trước mắt, nhiệm vụ nào có tính chất lâu dài, chức năng nào là chủ yếu, chức năng nào
là thứ yếu.
4. Chức năng của nhà nước và của cơ quan nhà nước hình thành là kết quả của quá trình thiết
lập bộ máy nhà nước.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Cơ quan nhà nước nhà 1 bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước, chức năng của cơ
quan nhà nước là phương diện hoạt động của cơ quan nhà nước đó và phụ thuộc vào chức năng nhà
nước,không thể trái với chức năng nhà nước. Đối với chức năng nhà nước là phương diện hoạt động
chủ yếu của bộ máy nhà nước, trên cơ sở chức năng nhà nước ,giai cấp thống trị thiết lập ra bộ máy nhà
nước.
5. Cơ quan nhà nước xuất hiện, sau đó chức năng được xác định cho cơ quan này và cuối cùng,
nhiệm vụ được giao để nó thực hiện
Sai: một quy trình đúng cho việc tổ chức và hoạt động của nhà nước là:
Một: xác định mục tiêu của nhà nước (nhiệm vụ của NN).
Hai: xác định hoạt động tương ứng thực hiện những mục tiêu đó (chức năng của NN).
Ba: tổ chức bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan nhà nước để đảm nhận các hoạt động đó (BMNN).
6. Chức năng nhà nước không thể thay đổi.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo tính khác quan của chức năng nhà nước thì cùng với sự phát triển của XH, có chức
năng mất đi, có chức năng thay đổi về nội dung,có chức năng mới xuất hiện, đáp ứng nhu cầu của tình
hình mới.Chức năng nhà nước không phải là bất biến ngay cả khi bản chất nhà nước không thay đổi.
PHẦN 5: HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
1. Trong hình thức chính thể quân chủ, người đứng đầu nhà nước nắm giữ cả ba quyền lực:
quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Là hình chính thể trong đó người đứng đầu nhà nước nắm giữ toàn bộ hoặc một phần
quyền lực nhà nước và được chuyển giao theo nguyên tắc thế tập( kế thừa, truyền ngôi). Tùy thuộc vào
khả năng nắm giữ quyền lực nhà nước của nhà vua chính thể quân chủ được chia làm hai loại là: chính
thể quân chủ tuyệt đối là người đứng đầu nhà nước có quyền lực vô hạn nắm giữ 3 quyển lập pháp-
hành pháp- tư pháp. Thứ hai là quân chủ hạn chế là bên cạnh người đứng đầu nhà nước còn có các thiết
chế quyền lực khác san se quyền lực với nhà vua.
2. Mọi Chính phủ phải do Quốc hội hay Nghị viện thành lập.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Tùy theo hình thức tổ chức quyền lực NN cao nhất của mỗi nhà nước mà ta thành lập
chính phủ cho phù hợp. Nếu nhà nước theo chế độ cộng hòa tổng thống thì chính phủ do tổng thống
thành lập. Chế độ cộng hòa đại nghị thì chính phủ được thành lập trên cơ sở nghị viện do thủ tướng
đứng đầu. Chế độ cộng hòa hỗn hợp thì chính phủ được thành lập kết hợp từ hai hình thức trên Tổng
thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa lãnh đạo chính phủ, thủ tướng đứng đầu chính phủ.
góp để tài liệu hoàn thiện hơn.
3. Đặc điểm cơ bản nhất trong chính thể cộng hòa, quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về
những cơ quan được bầu trong thời gian nhất định.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Chính thể cộng hòa có 3 đặc điểm sau: quyền lực tối cao của NN thuộc về một cơ quan
hoặc một số cơ quan nhà nước. Các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao này được hình thành bằng con
đường bầu cử. Cuối cùng cơ quan quyền lực tối cao nắm giữ quyền lực trong một thời hạn nhất định gọi
là nhiệm ký
4. Mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện hay Quốc hội là kiềm chế đối trọng trong chế độ đại
nghị.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì chính phủ được thành lập trên cơ sở nghị viện và chịu trách nhiệm trước nghị viện,
trong trương hợp nghị viện không tín nhiệm chính phủ nữa thì chính phủ phải từ chức. Tuy nhiên để hạn
chế bớt quyền của nghị viện chính phủ cũng có quyền đề nghị nhà vua giải tán nghị viện, quyết định tổ
chức bầu cử để nhân dân phán xét xung đột giữa hành pháp và lập pháp.
5. Trong chính thể cộng hòa lưỡng hệ, thủ tướng là người nắm giữ quyền hành pháp. Nhận định:
SAI.
Gợi ý giải thích: Phải nói là trong chính thể cộng hòa lưỡng hệ , thủ tướng và các bộ trưởng nắm quyền
hành pháp và chịu trách nhiệm trước nghị viện.
6. Chính phủ luôn luôn chịu trách nhiệm trước Quốc hội hay Nghị viện.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Tùy theo cách thức tổ chức quyền lực nhà nước cao nhất của mỗi nhà nước mà chính
phủ chịu trách nhiệm trước cơ quan nào. Nếu theo chế độ cộng hòa tổng thống thì chính phủ chịu trách
nhiệm trước tổng thống. Theo chế độ cộng hòa đại nghị thì chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện,
cuối cùng nếu theo chế độ cộng hòa hỗn hợp thì chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện.
7. Trong cấu trúc nhà nước đơn nhất không thể tồn tại khu tự trị.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Nhà nước đơn nhất là NN mà lãnh thổ của nó được hình thành từ một lãnh thổ duy
nhất,lãnh thổ này được chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc, nhà nước đơn nhất chỉ có 1 chủ
quyền quốc gia duy nhất. Chỉ có một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương xuống địa
phương, cho nên không tồn tại khu tự trị ở một nơi nào trong lãnh thổ.
8. Cơ quan đại diện là cơ quan thiết lập cơ quan hành pháp.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Tùy vào nhà nước mang hình thức chính thể, cấu trúc và chế độ chính trị như thế nào thì
cơ quan hành pháp được thiết lập một cách thích hợp. Nếu nhà nước mang hình thức chính thể cộng
hòa tổng thống thì cơ quan hành pháp do tổng thống thành lập. Nhà nước mang hình thức cộng hòa
đại nghị và nhà nước mang hình thức quân chủ đại nghị thì cơ quan hành pháp do nghị viện lập ra. Đối
với nhà nước CHXHCN Việt Nam thì cơ quan đại diện là quốc hội tổ chức ra cơ quan hành pháp (
chính phủ) để thực hiện quyền hành pháp.
góp để tài liệu hoàn thiện hơn.
9. Trong cấu trúc nhà nước liên bang, các quốc gia thành viên đều có thẩm quyền riêng trên cơ
sở phân chia quyền lực giữa trung ương liên bang với nhà nước thành viên.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì nhà nước liên bang là nhà nước được hợp thành từ hai hay nhiều nước thành viên
cho nên nhà nước liên bang có hai loại chủ quyền quốc gia trong nhà nước liên bang và chủ quyền của
nhà nước thành viên để tránh mâu thuẫn giữa hai loại chủ quyền này nhà nước liên ban đều có những cô
chế phân chia chủ quyền nhất định. Cũng chính vì vậy nhà nước liên ban có hai hệ thống cơ quan nhà
nước một là hệ thống cq NN liên bang thực hiện chức năng, nhiệm vụ của liên bang, một hệ thống cp NN
thành viên thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước thành viên =>Tóm lại là có sự phân chia
quyền lực với nhau.
10. Trong hình thức chính thể quân chủ không thể tồn tại dân chủ.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Trong nhà nước tư sản do hoàn cảnh lịch sử bên cạnh hình thức chính thể cộng hòa còn
có hình thức chính thể quân chủ. Chính thể quân chủ ở đây là chính thể quân chủ hạn chế, có nghĩa là
quyền lực nhà vua bị hạn chế ,hình thức này còn được gọi là quân chủ lập hiến được chia làm hai loại là:
quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị cả hai hình thức này tuy khác về quyền lực nhà vua nắm giữ
nhưng bên cạnh nhà vua còn có nghị viện do dân bầu ra. Cho nên hình thức chính thể quân chủ vẫn tồn
tại dân chủ.
11. Chế độ chính trị là phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Theo khái niệm chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan
nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
12. Nguyên thủ quốc gia là một bộ phận có trong tất cả các nhà nước.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Ta có thể nhận thấy nhà nước theo chính thể quân chủ thì nguyên thủ quốc gia là
Vua, theo chính thể cộng hòa thì nguyên thủ quốc gia là tổng thống. Còn đối với nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa VN nguyên thủ quốc gia là chủ Tịch nước. Tuy mỗi nguyên thủ quốc gia ở các hình
thức nhà nước khác nhau về việc nắm quyền lực nhưng cùng là người đứng đầu nhà nước thay mặt nhà
nước trong việc đối nội và đối ngoại.
13. Quyền lực của các cơ quan nhà nước không thể cao hơn Hiến pháp.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Nếu quyền lực của các cơ quan nhà nước mà cao hơn hiến pháp thì khả năng lạm dụng
quyền lực của các cơ quan nhà nước là rất cao do không có một sự kiểm soát nào và dễ đến việc vì lợi
ích của mình mà xâm phạm đến quyền lợi của người khác và của xã hội, vì vậy dẫn đến việc mọi quy
định trong hiến pháp không còn hiệu lực. Cho nên để tránh tình trạng tùy tiện trong việc sử dụng quyền
lực nhà nước thì sự hiện diện của Hiến pháp là một căn cứ căn bản cho việc kiểm soát quyền lực của
nhà nước và được xem là đạo luật cao nhất do nhà nước ban hành là văn bản pháp luật duy nhất quy
định tổ chức và thực hiện toàn bộ quyền lực nhà nước.
14. Nguồn gốc quyền lực nhà nước của các nhà nước đều xuất phát từ nhân dân.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Đối với nhà nước chủ nô, phong kiến thì quyền lực nhà nước vẫn theo tư tưởng thần
quyền nhà nước và quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ một lực lượng siêu nhiên, cho nên quyền lực
không xuất phát từ nhân dân.
15. Tổng thống luôn do nhân dân trực tiếp bầu ra.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo chế độ cộng hòa đại nghị thì tổng thống không do dân trực tiếp bầu ra mà tổng
thống được thành lập dựa trên cơ sở nghị viện do thượng viện , hạ viện, các đại biểu hội đồng các vùng
bầu ra.
16. Nhân dân đều được tham gia vào bộ máy nhà nước và bằng bầu cử.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Nhân dân đều được tham gia vào bộ máy nhà nước và bằng bầu cử chỉ được áp dụng
đối nhà nước mang hình thức chính thể cộng hòa. Đối với nhà nước mang hình thức chính thể quân chủ
thì nhân dân được tham gia vào bộ máy nhà nước và bằng bầu cử thì chỉ rơi vào những nước mang hình
thức quân chủ hạn chế còn đối với nhà nước mang hình thức quân chủ tuyệt đối thì nhân dân tham gia
vào bộ máy nhà nước và bằng bầu cử là không có.
17. Mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện hay Quốc hội là kiềm chế đối trọng trong chế độ
Cộng hòa tổng thống.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Nhìn từ góc độ tổ chức quyền lực NN, có thể khẳng định rằng chế độ cộng hòa tổng
thống áp dụng triệt để nguyên tắc phân chia quyền lực trong mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực ,thực
hiện cơ chế đối trọng quyền lực vừa độc lập vừa chịu sự chi phối của các thiết chế quyền lực khác trong
quá trình thực hiện quyền lực NN.
18. Một nhà nước dân chủ thì không thể mang hình thức chính thể quân chủ. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Trong nhà nước tư sản do hoàn cảnh lịch sử bên cạnh hình thức chính thể cộng hòa còn
có hình thức chính thể quân chủ. Chính thể quân chủ ở đây là chính thể quân chủ hạn chế, có nghĩa là
quyền lực nhà vua bị hạn chế ,hình thức này còn được gọi là quân chủ lập hiến được chia làm hai loại là:
quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị cả hai hình thức này tuy khác về quyền lực nhà vua nắm giữ
nhưng bên cạnh nhà vua còn có nghị viện do dân bầu ra. Cho nên hình thức chính thể quân chủ vẫn tồn
tại dân chủ.
19. Sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào bộ máy nhà nước là căn cứ duy nhất để đánh giá tính
chất dân chủ của nhà nước.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào bộ máy nhà nước là phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, nhân dân có điều kiện bày tỏ ý kiến của mình, tham gia quản lý nhà nước và xã hội, kiểm tra
giám sát hoạt động của nhà nước. Đó cũng là sự thể hiện nhà nước của dân,do dân và vì dân. Quyền lực
thuộc về nhân dân.
20. Đặc trưng của chế độ đại nghị là nghị viện thành lập và giải tán chính phủ.
Nhận định: ĐÚNG.
góp để tài liệu hoàn thiện hơn.
Gợi ý giải thích: Theo chế độ đại nghị thì chính phủ được thành lập trên cơ sở nghị viện và chịu trách
nhiệm trước nghị viện cho nên trong trường hợp nghị viện không tín nhiệm chính phủ nữa thì có quyền
thông qua thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm để giải tán chính phủ.
21. Sự phân quyền và cơ chế kiểm tra đối trọng giữa các cơ quan nhà nước là biểu hiện quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì quyền lực nhà nước luôn có xu hướng tự mở rộng. Bất cứ ở đâu có quyền lực sẽ xuất
hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy thuộc về ai. Do vậy, để đảm bảo các quyền
tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực, nhà nước
phân chia thành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, không chỉ để chuyên môn hoá các quyền mà
quan trọng hơn là để giữa các quyền có sự giám sát, chế ước lẫn nhau, tạo nên sự cân bằng về quyền
lực giữa các cơ quan công quyền. Mỗi cơ quan được quyền hoạt động trong lĩnh vực của mình, không có
quyền trong lĩnh vực khác, nhưng có quyền ngăn chặn cơ quan khác.
22. Đặc trưng của chế độ cộng hòa tổng thống là quyền lực không bị hạn chế của tổng thống.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Đặc trưng của chế độ cộng hòa tổng thống là quyền lực của tổng thống cũng bị hạn chế
vì nhìn góc độ tổ chức quyền lực nhà nước thì chế độ cộng hòa tổng thống áp dụng triệt để nguyên tắc
phân chia quyền lực và thực hiện cơ chế kiềm chế đối trọng quyền lực . Tổng thống ( hành pháp),nghị
viện(lập pháp), tòa án tối cao ( tư pháp) vừa độc lập vừa chịu sự chi phối của các thiết chế quyền lực
khác trong quá trình thực hiện quyền lực NN.
23. Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chỉ được hình thành từ sau cách mạng tư sản. Nhận
định: SAI.
Gợi ý giải thích: Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ được hình thành trong nhà nước chủ nô, phong
kiến như cộng hòa dân chủ chủ nô Aten ( vào thế kỷ thứ V-IV tcn), cộng hòa quý tộc chủ nô La Mã ( vào
khoảng thế kỷ thứ III tcn)
24. Mối quan hệ kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan nhà nước chỉ tồn tại trong những nước áp
dụng nguyên tắc phân quyền.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Mối quan hệ kiểm tra giám sát giữa các cơ quan nhà nước không chỉ tồn tại trong
những nước áp dụng nguyên tắc phần quyền mà các nước áp dụng nguyên tắc tập quyền cũng có sự
kiểm tra giám sát thông qua người đứng đầu hay cơ quan nào đó nắm quyền lực NN cao nhất khác với
các nước áp dụng nguyên tắc phân quyền là quyền lực NN được phân thành các bộ phận khác nhau
và giao cho các co quan NN khác nhau nắm giữ và các cơ quan này phải hoạt động theo cơ chế kiềm
chế và đối trọng nhau.
25. Chủ quyền quốc gia luôn tập trung ở chính quyền trung ương cho dù đó là Nhà nước liên
bang hay đơn nhất.
Nhận định: ĐÚNG.
góp để tài liệu hoàn thiện hơn.
Gợi ý giải thích: Chủ quyền quốc gia thể hiện nội dung chính trị pháp lý của nhà nước trong việc thực hiện
các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước, chỉ có chủ thể duy nhất có thẩm quyền này.
26. Một nhà nước với chế độ chính trị dân chủ phải là nhà nước có hình thức cấu trúc liên bang.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Một nhà nước với chế độ chính trị dân chủ không phải chỉ có nhà nước có hình thức cấu
trúc liên bang mà còn có cả nhà nước mang hình thức cấu trúc đơn nhất.
27. Nhà nước với chính thể cộng hòa thì luôn có chế độ chính trị dân chủ.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực nhà nước cao nhất do một cơ quan
được bầu ra trong một thời hạn nhất định. Trong đó việc thực hiện theo chế độ chính trị dân chủ là mọi
tầng lớp nhân dân có quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan quyền lực tối cao của NN,nhằm đảm bảo
được địa vị làm chủ của nhân dân đối với quyền lực nhà nước và thường chia hình thức dân chủ làm hai
loại là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
28. Chế độ chính trị của Nhà nước luôn phụ thuộc vào hình thức chính thể của Nhà nước. Nhận
định: SAI.
Gợi ý giải thích: Ba yếu tố hình thức chính thể ,hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị có mối
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo thành hình thức nhà nước. Trong đó hình thức chính thể và chế độ
chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
29. Hình thức chính thể quân chủ là hình thức chính thể mà ở đó toàn bộ quyền lực tối cao thuộc
về một người.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Tùy thuộc vào khả năng nắm giữ quyền lực NN của người đứng đầu mà chính thể quân
chủ chia thành hai loại chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế:
Chính thể quân chủ tuyệt đối là người đứng đầu có quyền lực vô hạn nắm giữ 3 quyền lập pháp- hành
pháp- tư pháp.
Chính thể quân chủ hạn chế là bên cạnh người đứng đầu còn có các thiết chế quyền lực khác san sẻ
quyền lực với người đứng đầu và bị hạn chế quyền lực.
30. Hình thức chính thể cộng hòa không tồn tại ở các kiểu Nhà nước chủ nô và phong kiến. Nhận
định: SAI.
Gợi ý giải thích: Hình thức chính thể cộng hòa có tồn tại ở các kiểm nhà nước chủ nô và phong kiến. Đối
với nhà nước chủ nô điển hình là các nước phương tây hình thức chính thể cộng hòa xuất hiện ở A Ten
vao thế kỷ thứ V-IV trcn or ở La Mã ở thế kỷ thứ III tcn tồn tại hình thức chính thể cộng hòa quý tộc. Ở
nhà nước phong kiến thì xuất hiện chính thể cộng hòa phong kiến ở Nappholo (Italia), Nopgorot (nga).
31. Hình thức nhà nước là những hoạt động của Nhà nước.
Nhận định: SAI.
góp để tài liệu hoàn thiện hơn.
Gợi ý giải thích: Theo khái niệm của hình thức nhà nước được hiểu là cách thức tổ chức quyền lực nhà
nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.
32. Không thể có chế độ chính trị dân chủ trong một nhà nước chính thể quân chủ tuyệt đối.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Chính thể quân chủ tuyệt đối là người đứng đầu NN có quyền lực vô hạn. Những cách
thức thực hiện quyền lực nhà nước trong đó không đảm bảo nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân,
sử dụng biện pháp cai trị độc đoán,tàn bạo, chuyên chế cực đoan hay còn gọi là chế độ chính trị phản
dân chủ.
PHẦN 7: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn là nhà nước nguyên nghĩa mà chỉ là nửa nhà nước.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì bản chất nhà nước XHCN mang tính giai cấp và xã hội nhà nước xã hội chủ nghĩa
không còn nguyên nghĩa, nhà nước nửa nhà nước, nhà nước tự tiêu vong
2. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa do cơ sở kinh tế – xã hội của nhà nước quy định.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Phải nói đúng hơn bản chất của nhà nước XHCN do cơ sở kinh tế và chế độ chính trị-xã
hội của chủ nghĩa xã hội quy định .
3. Chức năng duy nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là quản lý kinh tế – xã hội.
Sai: chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa gồm chức năng đối nội và đối ngoại chức năng quản lý
kinh tế- xã hội chỉ là một trong những chức năng thuộc trong chức năng đối nội của nhà nước xã hội chủ
nghĩa.
4. Nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Nhà nước XHCN là bộ máy củng cố địa vị thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp
công nhân và nhân dân, đảm bảo sự thống trị của đa số đối với thiểu số.
5. Việc thực hiện quyền lực trong nhà nước xã hội chủ nghĩa không mang tính cưỡng chế.
Nhận định: SAI.
Quan điểm của NN XHCN là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, các hoạt động bình thường
của các tổ chức, cơ quan nhà nước, thiết lập trật tự công cộng, kiên quyết đấu tranh chống lại những
hiện tượng tiêu cực những vi phạm pháp luật và tội phạm. Ở đây nếu quyền lực nhà nước xã hội chủ
nghĩa không mang tính cưỡng chế thì không thể đấu tranh bài trừ tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương
trong xã hội.
6. Tính nửa nhà nước của nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện qua chức năng, các nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: NN xã hội chủ nghĩa với giai cấp cầm quyền là công nhân.Mà quyền lợi của công nhân
gắn chặt với quyền lợi của nông dân(các cuộc cách mạng XHCN đã chứng minh liên minh công-nông là
gốc rễ cho sự thành công của cách mạng XHCN).Mà công nông là số đông trong xã hội.NN phục vụ cho
công nông thì cũng như phục vụ cho đại đa số xã hội.Từ đó mà ta dễ thấy tính giai cấp nó ít đi mà tính
xã hội của NN này lớn ra. Khác với các NN trước đó là tính giai cấp phục vụ cho giai cấp chiếm số ít,NN
XHCN cả tính giai cấp và tính xã hội có đối tượng hướng đến là đại đa số trong xã hội.
Vì thế có thể nói NN XHCN chỉ còn là nửa NN thôi. Cho nên tính nửa nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện
qua bản chất của nhà của nhà nước XHCN gồm tính giai cấp và tính xã hội.
7. Quốc hội là cơ quan duy nhất mang tính quyền lực trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì bộ máy nhà nước XHCN có điểm đặc trưng cơ bản nhất là nó được tổ chức theo
nguyên tắc tập quyền XHCN. Quyền lực nhà nước tập trung thống nhất vào trong tay của cơ quan đại
diện, cơ quan này phải do dân bầu ra thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
8. Chế độ chính trị dân chủ chỉ tồn tại trong nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Chế độ chính trị dân chủ không chỉ tồn tại trong nhà nước xã hội chủ nghĩa mà còn tồn
tại trong nhà nước mang hình thức chính thể cộng hòa tổng thống, chính thể cộng hòa đại nghị, chính thể
cộng hòa hỗn hợp và nhà nước mang hình thức chính thể quân chủ đại nghị.

You might also like