NĐ 6 BT 6 - Lần 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nhận định 6: Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ điều

chỉnh.
- Nhận định Sai.
- Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm
xâm hại chứ không phải là các quan hệ xã hội mà Luật Hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh.
Quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ là các quan hệ xã hội được Luật Hình sự của
một quốc gia tuyên bố bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm, và các quan hệ xã hội này
khi bị xâm hại sẽ trở thành khách thể của tội phạm. Còn quan hệ xã hội mà Luật Hình sự
có nhiệm vụ điều chỉnh là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội,
pháp nhân thương mại phạm tội khi người này, pháp nhân thương mại này thực hiện tội
phạm. Quan hệ xã hội được Luật Hình sự điều chỉnh là quan hệ pháp luật hình sự, đồng
thời là đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự, chứ không phải là khách thể của tội
phạm.

Bài tập 6: A là bác sĩ đa khoa có mở phòng mạch riêng. Trong lúc khám bệnh, A đã kê toa
thuốc cho bé Hoài Trung ( 3 tuổi) theo toa của người lớn. Do sơ suất, A không kiểm tra toa
thuốc trước khi cho người nhà của bé Trung. Người nhà của bé Trung đến tiệm thuốc do H
đứng bán. H bán thuốc theo toa của A mặc dù trên toa thuốc có ghi tuổi của bệnh nhân là 3
tuổi. Bé Trung do uống thuốc quá liều nên bị tử vong.
1. Đối tượng tác động của các hành vi phạm tội của A là gì?
Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A thực hiện là con người, tức là bé Trung.
2. Hành vi của A đã xâm phạm QHXH nào?
Hành vi của A đã xâm phạm đến: quyền sống của con người, quyền được bảo vệ tính mạng, cụ
thể là quyền sống, quyền được bảo vệ tính mạng của bé Trung; an toàn trong lĩnh vực y tế.
3. Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao?
Vì khi thực hiện hành vi (kê sai toa thuốc mà không kiểm tra lại trước khi đưa cho người nhà bé
Trung), A không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội (là cái chết của bé Trung) mà hành vi
của mình có thể gây ra mặc dù A phải thấy trước hậu quả (vì A là bác sĩ, nghĩa vụ của A là phải
cẩn thận khi kê toa thuốc cho bé Trung) và có thể thấy trước hậu quả (việc thấy trước hậu quả
là cái chết của bé Trung khi uống thuốc theo toa người lớn nằm trong khả năng của A vì A là có
đủ kiến thức chuyên môn để nhận biết điều đó) nên lỗi của A là loại lỗi vô ý do cẩu thả.
4. H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung không? Nếu có là lỗi gì? Tại sao?
H không có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung do khi thực hiện hành vi (bán thuốc theo
toa thuốc không phù hợp với độ tuổi bé Trung), H không có khả năng thấy trước hậu quả xảy ra
(vì H là người đứng bán thuốc chứ không phải người có chuyên môn đủ cao để xác định toa
thuốc có phù hợp hay không, việc nhìn thấy hậu quả là cái chết của bé Trung khi uống thuốc
theo toa thuốc được kê không nằm trong khả năng của H).
5. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại nào? Tại sao?
Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại quan hệ nhân quả đơn
trực tiếp: là quan hệ nhân quả trong đó chỉ có một hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên
nhân gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Trong vụ án này, hậu quả nguy hiểm cho xã hội (cái
chết của bé Trung do uống thuốc quá liều) xảy ra do một nguyên nhân là A kê toa thuốc không
phù hợp với bé Trung nhưng do cẩu thả nên đã không kiểm tra toa thuốc trước khi đưa cho
người nhà.

You might also like