Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 47

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
-----@&?-----

BÁO CÁO MÔN HỌC


ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

GVHD: TS. Trần Quang Thọ


SVTH: Nhóm 2
1. Nguyễn Hoài Thư - 21142395
2. Vũ Viết Núi - 21142339
3. Nguyễn Đăng Minh - 21142320
4. Nguyễn Hoài Nam - 21142

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024


ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Họ và Tên MSSV Hoàn thành

Nguyễn Hoài Thư 21142395 100%


Vũ Viết Núi 21142339 100%

Đặng Nhật Minh 21142 100%

Nguyễn Hoài Nam 21142 100%

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024


Xác nhận của giảng viên

LỜI MỞ ĐẦU
TS. Trần Quang Thọ
MỤC LỤC
TRANG BÌA TRANG
MỤC LỤC……………..
LỜI MỞ ĐÀU
LIỆT KÊ HÌNH
LIỆT KÊ BẢNG
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong lĩnh vực công nghiệp ngày nay, việc điều khiển các thiết bị điện
đóng một vai trò không thể phủ nhận trong việc tối ưu hóa hiệu suất sản xuất và
tiết kiệm năng lượng. Sự phát triển của công nghệ đã tạo ra nhiều cơ hội và
thách thức trong việc quản lý và điều khiển hệ thống điện công nghiệp.
Việc điều khiển các hệ thống điện thông qua PLC (Programmable Logic
Controller - Bộ điều khiển logic có thể lập trình) đã trở thành một phần không
thể thiếu trong quá trình tự động hóa và điều khiển quy trình sản xuất. Sự linh
hoạt, độ tin cậy và khả năng tương tác cao của PLC đã làm cho chúng trở thành
công cụ ưa thích cho việc điều khiển và giám sát các hệ thống điện công
nghiệp.
Trên tinh thần đó, nhóm em đã thực hiện báo cáo môn học “ĐIỀU
KHIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG NGHIỆP” dưới sự hướng dẫn tận tình của
thầy TS. Trần Quang Thọ.
Báo cáo được chia làm 3 chương tập trung vào việc mô phỏng ứng dụng
PLC để thực hiện điều khiển các thiết bị theo các yêu cầu thiết kế đặt ra:
Chương 1: Điều khiển khởi động tuần tự.
Chương 2: Điều khiển thang cuốn.
Chương 3: Điều khiển hệ thống nguồn dự phòng (ATS).
Cuối cùng, nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Trần Quang Thọ
đã hướng dẫn tận tình giúp nhóm em hoàn thành báo cáo môn học này.

a
LIỆT KÊ HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ mạch động lực hai động cơ chạy tuần tự.
Hình 1.2 Sơ đồ nối dây ngõ vào và ra của CP1L.
Hình 1.3 Lưu đồ điều khiển khởi động tuần tự.
Hình 1.4 Giao diện điều khiển khởi động tuần tự trên CX-Supervisor.
Hình 1.5 Sơ đồ lader của mạch điều khiển khởi động tuần tự.
Hình 1.6 Khi nhấn ON, timer bắt đầu đếm và động cơ M1 bắt đầu chạy.
Hình1.7 Động cơ M1 đang chạy và timer đang đếm.
Hình1.8 Động cơ M1 đang chạy và timer đang đếm.
Hình 1.9 Khi timer đếm về 0, động cơ M2 bắt đầu chạy.
Hình 1.10 Khi nhấn nút OFF.
Hình 1.11 Khi nhấn nút ON
Hình 1.12 Động cơ M1 đang chạy và timer đang đếm.
Hình1.13 Khi timer đếm về 0.
Hình1.14 Khi nhấn nút OFF.
Hình 2.1 hình minh hoạ thang cuốn
Hình 2.2 Sơ đồ mạch động lực điều khiển thang cuốn.
Hình 2.3 Sơ đồ nối dây ngõ vào và ra của CP1L.
Hình 2.4 Lưu đồ điều khiển thang cuốn

b
LIỆT KÊ BẢNG
Bảng 1.1 Bảng mô tả ký hiệu, chức năng và địa chỉ của các phần tử
Bảng 2.1 Bảng mô tả ký hiệu, chức năng và địa chỉ của các phần tử
Bảng 3.1 : Bảng mô tả ký hiệu, chức năng và địa chỉ của các phần tử.

c
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
PLC Programmable Logic Controller
ATS Automatic Tranfer Switch
CB Circuit Breaker

d
CHƯƠNG 1
ĐIỀU KHIỂN KHỞI ĐỘNG TUẦN TỰ
1.1 GIỚI THIỆU
1.1.1 ĐIỀU KHIỂN KHỞI ĐỘNG TUẦN TỰ LÀ GÌ ?
Điều khiển khởi động động cơ tuần tự là quá trình điều khiển các động cơ trong
một hệ thống sao cho chúng được khởi động và hoạt động theo một trình tự
nhất định. Trong hệ thống này, có nhiều động cơ được kết nối một cách tuần tự,
có nghĩa là một động cơ phải được khởi động và hoạt động trước khi động cơ
khác được kích hoạt.
Quá trình này thường được thực hiện bằng cách sử dụng các thiết bị điều khiển
như PLC (Programmable Logic Controller) hoặc các bộ điều khiển khác. Trong
hệ thống điều khiển này, các lệnh được lập trình để đảm bảo rằng các động cơ
được khởi động theo trình tự đúng và an toàn. Điều này có thể bao gồm việc
kiểm soát thời gian trễ giữa các động cơ, đảm bảo rằng một động cơ đã đạt
được tốc độ hoạt động an toàn trước khi động cơ tiếp theo được kích hoạt.
1.1.2 ỨNG DỤNG
Việc điều khiển khởi động động cơ tuần tự thường được áp dụng trong các ứng
dụng công nghiệp như băng chuyền sản xuất, thang máy, tháp giải nhiệt và
nhiều hệ thống khác nơi có nhu cầu điều khiển đồng bộ và an toàn giữa các
động cơ khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của điều khiển khởi
động tuần tự động cơ trong công nghiệp:
- Bơm nước: Điều khiển khởi động tuần tự được sử dụng trong các hệ thống
bơm nước để giảm số lần động cơ khởi động và dừng đột ngột, giúp bảo vệ hệ
thống và tăng tuổi thọ của động cơ.
- Quạt và máy làm mát: Trong các hệ thống thông gió và làm mát công nghiệp,
điều khiển khởi động tuần tự giúp giảm số lần động cơ khởi động, giảm đột
ngột áp lực và tiết kiệm năng lượng.
- Băng tải và máy nén: Trong các hệ thống băng tải và máy nén, việc sử dụng
điều khiển khởi động tuần tự giúp giảm số lần động cơ khởi động, giảm độ
rung và tiếng ồn, tăng tuổi thọ của hệ thống.

1
1.2 MỤC TIÊU THIẾT KẾ
Thiết kế giao diện điều khiển hai động cơ chạy tuần tự được ứng dụng trong
băng chuyền sản xuất với yêu cầu sau: Nhấn nút ON thì động cơ M1 chạy
ngay, sau khoảng thời gian được cài đặt bởi timer thì động cơ M2 chạy. Khi
nhấn nút OFF thì cả 2 động cơ M1, M2 đều dừng.

1.3 BẢNG MÔ TẢ KÝ HIỆU, CHỨC NĂNG VÀ ĐỊA CHỈ CỦA CÁC


PHẦN TỬ
TT SYMBOL DESCRIPTION ADDRESS VALUE NOTES
1 MCCB MOULDED CASE
CIRCUIT
BREAKER
2 MC1 MAGNETIC MOTOR 1
CONTACTOR 1
3 MC2 MAGNETIC MOTOR 2
CONTACTOR 2
4 OL1 THERMAL RELAY LONG-TIME
1 OVERLOAD
PROTECTION
5 OL2 THERMAL RELAY
2
6 Q1 COIL FOR MC1 100.00 OUTPUT
POINT
7 Q2 COIL FOR MC2 100.03 OUTPUT POINT
8 STOP STOP BUTTON 0.01 INPUT POINT
9 START START BUTTON 0.05 INPUT POINT

10 T2 TIMER T2 D2 DELAY
11 D0 SET- VALUE D0 2-30 SECONDS

12 D4 DISPLAYED D4 T2 T2/10
VALUE
Bảng 1.1 Bảng mô tả ký hiệu, chức năng và địa chỉ của các phần tử.
1.4 THIẾT KẾ SƠ ĐỒ MẠCH ĐỘNG LỰC VÀ SƠ ĐỒ NỐI DÂY
1.4.1 SƠ ĐỒ MẠCH ĐỘNG LỰC
Mạch động lực bao gồm: 2 động cơ 3 pha, 1 CB 3 pha, 2 contactor và 2 relay
nhiệt.

2
Hình 1.1 Sơ đồ mạch động lực hai động cơ chạy tuần tự.

1.4.2 SƠ ĐỒ NỐI DÂY


Để điều khiển được 2 động cơ chạy tuần tự, ta sử dụng PLC để lập trình điều
khiển với dòng PLC CP1L-M30-DR-A do OMRON sản xuất. Sơ đồ nối dây
như sau:

3
Hình 1.2 Sơ đồ nối dây ngõ vào và ra của CP1L.
1.5 NGUYÊN LÝ ĐIỀU KHIỂN
1.5.1 THIẾT KẾ LƯU ĐỒ ĐIỀU KHIỂN

4
Hình 1.3 Lưu đồ điều khiển khởi động tuần tự.
1.5.2 GIẢI THÍCH NGUYÊN LÝ ĐIỀU KHIỂN
Nguyên lý điều khiển như sau: khi nhấn nút ON ngõ ra kết nối cuộn dây của
contactor K1 có điện nên hút các tiếp điểm làm cho động cơ M1 có điện và
hoạt động và đồng thời cấp điện cho timer hoạt động. Timer đếm lùi từ thời
gian cài đặt về 0s, khi giá trị timer về 0, tiếp điểm thường mở timer sẽ đóng
lại và ngõ ra kết nối cuộn dây contactor K2 có điện hút các tiếp điểm làm

5
động cơ M2 có điện và hoạt động. Khi nhấn OFF, toàn bộ mạch bị mất điện,
cả 2 động cơ M1 và M2 đều dừng.

1.6 CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN


1.6.1 GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN TRÊN CX-SUPERVISOR
Giao diện điều khiển khởi động tuần tự trên CX-Supervisor bao gồm:
- Tên: SEQUENCE CONTROL.
- 1 nút home: cho phép trở về trang home.
- 1 nút nhấn ON và 1 nút nhấn OFF dùng để chạy và dừng động cơ.
- 2 đèn báo cho 2 động cơ khi động cơ chạy.
- Giá trị cài đặt cho timer (SET_TIMER).
- Giá trị hiển thị cho timer (TIMER).

Hình 1.4 Giao diện điều khiển khởi động tuần tự trên CX-Supervisor.
1.6.2 SƠ ĐỒ LADER

6
Hình 1.5 Sơ đồ lader của mạch điều khiển khởi động tuần tự.
1.7 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ NHẬN XÉT
1.7.1 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG
* Khi ta nhấn nút ON, động cơ M1 chạy nên đèn đỏ sáng và timer bắt đầu
đếm.Thời gian cài mặc định ban đầu cho timer là 10s.

7
Hình 1.6 Khi nhấn ON, timer bắt đầu đếm và động cơ M1 bắt đầu chạy.

Hình1.7 Động cơ M1 đang chạy và timer đang đếm.

8
Hình1.8 Động cơ M1 đang chạy và timer đang đếm.

9
* Sau khoảng thời gian điều chỉnh trên timer (timer đếm đến 0s) thì động cơ
M2 mới bắt đầu chạy nên đèn xanh sáng.

Hình 1.9 Khi timer đếm về 0, động cơ M2 bắt đầu chạy.

* Khi nhấn OFF thì cả 2 động cơ đều dừng, hai đèn báo động cơ chạy đều tắt.

10
Hình 1.10 Khi nhấn nút OFF.
* Ta có thể cài đặt giá trị khác cho timer và thu được kết quả tương tự (ở đây ta
cài giá trị cho timer là 20s):

11
Hình 1.11 Khi nhấn nút ON

12
Hình 1.12 Động cơ M1 đang chạy và timer đang đếm.

13
Hình1.13 Khi timer đếm về 0.

14
Hình1.14 Khi nhấn nút OFF.

1.7.2 NHẬN XÉT


Kết quả mô phỏng đúng như mục tiêu thiết kế đặt ra. Đây là một ứng dụng phổ
biến trong nhiều lĩnh vực như tự động hóa công nghiệp. Mạch này thường được
thiết kế để đảm bảo rằng hai động cơ hoạt động đồng bộ nhất trong quá trình
vận hành. Bằng cách điều khiển tín hiệu và thời gian, cả hai cơ sở sẽ hoạt động
chính xác theo yêu cầu của công cụ, giúp tăng hiệu suất và độ tin cậy của hệ
thống.

15
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KHIỂN THANG CUỐN
2.1 TÍNH CẦN THIẾT
Sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp hoá hiện đại hoá tại các trung tâm
công nghiệp , thương mại và sự gia tăng dân số ở các đô thị, trung tâm lớn dẫn
dến nhu cầu nhà ở nhà càng cao áp lực nên các yêu cầu thiết kế xây dựng phải
tiết kiệm diện tích song vẫn đảm bảo được nhu cầu phục vụ cuộc sống cũng
như phục vụ xã hội. Đi đôi với việc xây dựng các toà nhà thì vấn đề chở người
cũng như hàng hoá hết sức quan tâm. Đối với việc chở người, chuyển hàng hoá
từ thấp lên cao và ngược lại là một việc hết sực quan trọng quyết định năng
suất lao động trong thời buổi kinh tế ngày nay. Vì vậy việc thiết kế ra một thiết
bị có khả năng chở người cũng như chở hàng hoá phục vụ cuộc sống thiết yếu
và một trong những thiết kế đáp ứng đó chính là thang cuốn.
Cầu thang cuốn là thiết bị vận chuyển người, hàng hóa dạng băng tải. Thang
cuốn bao gồm hệ thống những bước thang có thể chuyển động lên trên hay
xuống dưới liên tục luân phiên nhau thành vòng tròn khép kín, ăn khớp với
nhau bằng những khe sâu trên bề mặt. Đường đi của thang cuốn chủ yếu là
đường thẳng nhưng một số khác được thiết kế theo dạng xoắn ốc để tiết kiệm
diện tích.
Thang cuốn ra đời là đáp ứng những nhu cầu thiết yếu ở trên. Việc thiết kế
thang cuốn mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong hoạt động kinh doanh, từ
tăng cường trải nghiệm khách hàng đến tiết kiệm không gian và năng lượng.
Đồng thời, nó cũng có thể là một phần quan trọng của chiến lược marketing và
thiết kế không gian thương mại.

16
Hình 2.1 hình minh hoạ thang cuốn
2.2 MỤC TIÊU THIẾT KẾ
Thiết kế giao diện điều khiển thang cuốn hoạt động có 2 chế độ: Bằng tay
(Manual) và Tự động (Automation).
+ Ở chế độ bằng tay: Khi nhấn RUN, thang cuốn hoạt động. Ngược lại, khi
nhấn STOP thì thang cuốn dừng hoạt động.
+ Ở chế độ tự động: Khi ở trong khung giờ cao điểm đã được cài đặt thì
thang cuốn hoạt động. Ngoài khung giờ cao điểm thì thang cuốn không hoạt
động, nhưng khi có người đến vào khung giờ này thì cảm biến sẽ phát hiện và
thang cuốn sẽ hoạt động. Khi người rời khỏi thang cuốn thì sau khoảng thời
gian cài đặt dừng thì thang cuốn ngừng.
2.3 BẢNG MÔ TẢ KÝ HIỆU, CHỨC NĂNG VÀ ĐỊA CHỈ CỦA CÁC
PHẦN TỬ
TT SYMBOL DESCRIPTION ADDR VALUE NOTES
ESS
1 MAN_AU MANUAL OR W0.0 SWITCH
AUTO MODE MAN/AUTO_O
2 ON_OFF RUN OR STOP W0.02 SWITCH_O
ESCA
3 ESCA RUN 100.01 LAMP_I/O
ESCALATOR
4 TIMER T1 D8 H6*10=D8
5 DISOFF DELAY OFF DELAY D10 T1/10 D10 = T1/10_I/O
DISPLAY
6 SET_OFFDELAY SET TIMER OF H6 MAX =300 S I/O
SENSOR
7 STARTTIME START TIME (H) H0 NUMBER # (0-
23)

17
8 ENDTIME END TIME (H) H1 NUMBER # (0-
23)
9 CURRENTTIME CURRENTTIME D12
(H)
10 SENSOR HUMAN 0.00 INPUT
PROXIMITY
SENSOR
11 SENSOR_STATUS W20.0 SENSOR FLASH LAMP
12 AUTOMODE RUN IN AUTO W100.
MODE 00
13 T1MEMO MEMORY W100. FOR OFF
01 DELAY
Bảng 2.1 Bảng mô tả ký hiệu, chức năng và địa chỉ của các phần tử
2.4 THIẾT KẾ SƠ ĐỒ MẠCH ĐỘNG LỰC VÀ SƠ ĐỒ NỐI DÂY
2.4.1 SƠ ĐỒ MẠCH ĐỘNG LỰC

Hình 2.2 Sơ đồ mạch động lực điều khiển thang cuốn.


2.4.2 SƠ ĐỒ NỐI DÂY

18
Để điều khiển động cơ của thang cuốn , ta sử dụng PLC để lập trình điều khiển
với dòng PLC CP1L-M30-DR-A do OMRON sản xuất. Sơ đồ nối dây như sau:

Hình 2.3 Sơ đồ nối dây ngõ vào và ra của CP1L.


2.5 NGUYÊN LÝ ĐIỀU KHIỂN
2.5.1 THIẾT KẾ LƯU ĐỒ ĐIỀU KHIỂN

19
Hình 2.4 Lưu đồ điều khiển thang cuốn
2.5.2 GIẢI THÍCH NGUYÊN LÝ ĐIỀU KHIỂN
Ở chế độ MAN (bằng tay), Khi chọn RUN, thang cuốn hoạt động. Khi chọn
STOP thì thang cuốn dừng hoạt động.
Ở chế độ AUTO (tự động), ban đầu ta cài đặt khung giờ cao điểm để thang
cuốn hoạt động ( cài đặt các giá trị START TIME, END TIME) và cài đặt giá

20
trị cho thang cuốn dừng hoạt động sau khi người rời khỏi thang cuốn ngoài giờ
cao điểm (SET_TIMER). Ở chế độ này, khi thời gian hiện tại (CURENT
TIME) thuộc khung giờ cao điểm được cài đặt thì thang cuốn sẽ hoạt động.
Ngoài khung giờ cao điểm thì thang cuốn ngưng hoạt động nhưng khi có người
đến thì cảm biến sẽ phát hiện và thang cuốn sẽ hoạt động, đồng thời đèn báo
của cảm biến sẽ nhấp nháy, khi người đi ra khỏi thang cuốn thì sau 1 khoảng
thời gian đã cài đặt (SET_TIME) thang cuốn dừng. Nếu khung giờ cao điểm
ta cài đặt qua 12h đêm (tức qua 0h) thì đèn NIGHT sẽ sáng tức báo hiệu chế độ
ban đêm.
2.6 CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN
2.6.1 GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN TRÊN CX-SUPERVISOR
Giao diện điều khiển trên CX-Supervisor bao gồm:
- Tên: ESCALATOR
- Nút home để chuyển về trang home
- 1 switch để chỉnh chế độ MAN/AUTO
- 1 switch để chỉnh chế độ RUN/STOP
- 1 đèn báo thang cuốn đang hoạt động ESCA_RUNNING
- 1 đèn báo có người đến gần SENSOR_STATUS
- Giá trị cài đặt cho timer để thang cuốn dừng khi người rời khỏi thang cuốn
SET_TIMER(S)
- Giá trị hiển của timer TIMER(S)
- Giá trị cài đặt thời gian bắt đầu START TIME(H)
- Giá trị cài đặt thời gian kết thúc END TIME(H)
- Giá trị thời gian hiện tại CURRENT TIME(H)
- Đèn NIGHT báo chế độ ban đêm

21
Hình2.5 Giao diện điều khiển thang cuốn trên CX-Supervisor
2.6.2 SƠ ĐỒ LADER

22
23
Hình 2.6 Sơ đồ Lader điều khiển thang cuốn.
2.7 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ NHẬN XÉT
2.7.1 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG
*Chế độ Auto:
Thời gian cao điểm cài từ 10h (START TIME) đến 1h (END TIME), thời gian
hiện tại( CURRENT TIME) là 0h đang nằm trong giờ cài đặt nên thang cuốn
hoạt động ( đèn đỏ ESCA_RUNNING báo thang cuốn hoạt động sáng). Vì thời
gian cài đặt cho giờ cao điểm qua 0h nên đèn NIGHT sáng báo hiệu chế độ ban
đêm.

24
Hình 2. Giao diện thang cuốn hoạt động trong khung giờ cao điểm trên CX-
supervisor
- thời gian cao điểm cài đặt từ 10h START TIME đến 14h END TIME. thời
gian hiện tại (CURRENT TIME) là 0h nằm ngoài khung giờ cài đặt cao điểm
nên thang cuốn không hoạt động (đèn báo ESCA_RUNNING tắt).

Hình 2. Giao diện thang cuốn không hoạt động trong khung giờ cao điểm trên
CX-supervisor
- Thời gian cao điểm cài đặt từ 10h START TIME đến 14h END TIME. thời
gian hiện tại (CURRENT TIME) là 0h nằm ngoài khung giờ cài đặt cao điểm
nên thang cuốn không hoạt động (đèn báo ESCA_RUNNING tắt). Nhưng khi
có người đi tới công tắc chuyển qua ON và đèn báo (SENSOR_STATUS) sáng
và đèn báo ESCA_RUNNING sáng thang cuốn hoạt động.

25
Chế độ Man:

26
2.7.2 NHẬN XÉT
Qua mô phỏng ta thấy, mạch hoạt động đúng nguyên lý, phù hợp với yêu cầu
thiết kế, đáp ứng được bài toán thực tế đặt ra.

27
CHƯƠNG 3
ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ATS
3.1 GIỚI THIỆU
3.1.1 ATS LÀ GÌ ?
ATS – Automatic Tranfer Switch là hệ thống có khả năng tự động chuyển đổi
từ nguồn chính sang nguồn dự phòng khi nguôn chính gặp sự cố (mất pha, sụt
áp, quá áp,...) đảm bảo độ liên tục cung cấp điện để các quá trình sản xuất
trong công nghiệp không bị gián đoạn.
- Khi lưới điện hoạt động bình thường và ổn định trở lại thì hệ thống ATS sẽ
chuyển đổi phụ tải hoạt động với nguồn điện chính và sau đó tắt máy phát điện
dự phòng.
- Việc chuyển đổi này có thể vận hành theo chế độ tự động (Auto) hoặc điều
khiển bằng tay (Manual).
3.1.2 ƯU ĐIỂM CỦA ATS
Liên tục cung cấp điện: ATS đảm bảo rằng nguồn điện sẽ luôn được cung cấp
cho các thiết bị quan trọng trong trường hợp có sự cố với nguồn điện chính.
Điều này quan trọng đặc biệt đối với các cơ sở y tế, dữ liệu quan trọng, hoặc
các cơ sở sản xuất không thể gián đoạn nguồn điện.
Tự động chuyển đổi: ATS hoạt động tự động và nhanh chóng chuyển đổi giữa
nguồn điện chính và nguồn dự phòng khi cần thiết, giảm thiểu thời gian gián
đoạn nguồn điện và đảm bảo tính liên tục của hệ thống.
Độ tin cậy cao: ATS được thiết kế để hoạt động đáng tin cậy và hiệu quả
trong mọi điều kiện, kể cả trong các tình huống khẩn cấp và môi trường khắc
nghiệt.
3.2 MỤC TIÊU THIẾT KẾ

3.3 BẢNG MÔ TẢ CHỨC NĂNG


TT SYMBOL DESCRIPTION ADDRESS
1 MAAU MAN/AUTO SWITCH W30.00
2 SWCB1 ON/OFF FOR CB1 W30.01
3 SWCB2 ON/OFF FOR CB2 W30.02
4 RL1 VOLT SENSOR OF RL1 0.01
5 SL1 VOLT SENSOR OF SL1 0.02
6 TL1 VOLT SENSOR OF TL1 0.03
7 RL2 VOLT SENSOR OF RL2 0.04
8 SL2 VOLT SENSOR OF SL2 0.05
9 TL2 VOLT SENSOR OF TL2 0.06

28
10 INTER1 INTERUPTED LIGHT1 W30.03
11 INTER2 INTERUPTED LIGHT2 W30.04
12 CB1 CIRCUIT BREAKER 1 100.06
13 CB2 CIRCUIT BREAKER 2 100.07
14 TS SET_TS(T4:H11*10=D20) H11
15 TCE SET_TCE(T5:H12*10=D22) H12
16 TBS SET_TBS(T6:H13*10=D24) H13
17 TCN SET_TCN(T7:H14*10=D26) H14
18 TS_DIS DISPLAY TS(D30=T4/10) D30
19 TCE_DIS DISPLAY TCE(D32=T5/10) D32
20 TBS_DIS DISPLAY TBS (D34=T6/10) D34
21 TCN_DIS DISPLAY TCN (D36=T7/10) D36
Bảng 3.1 : Bảng mô tả ký hiệu, chức năng và địa chỉ của các phần tử.
3.4 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ THIẾT KẾ SƠ ĐỒ NỐI DÂY
3.4.1 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ

Hình 3.

29
Hình 3. Sơ đồ thời gian ứng dụng 2CB - đường chính LN1
3.5 NGUYÊN LÝ ĐIỀU KHIỂN
3.4.1 THIẾT KẾ LƯU ĐỒ ĐIỀU KHIỂN

30
Hình 3. Lưu đồ điều khiển hệ thống ATS
3.4.2 GIẢI THÍCH NGUYÊN LÝ ĐIỀU KHIỂN
* Ở chế độ MAN (chế độ bằng tay): Khi bật ON cho CB1, CB1 đóng và Line 1
cấp điện cho tải. Bật OFF cho CB1 , CB1 mở và Line 1 ngắt điện qua tải. Bật
ON cho CB2, CB2 đóng và Line 2 cấp điện cho tải. Sau đó nếu muốn đóng
điện CB1 lại thì ta phải bật OFF cho CB2. Chỉ một trong hai Line được phép
cấp điện cho tải, hai Line không thể đồng thời cấp điện cho tải vì vậy nếu bật
ON cho CB1 và CB2 cùng lúc thì CB1, CB2 đều mở ra và không có Line nào
cấp điện cho tải. Đèn báo INTERRUPT 1 báo mất điện Line 1. Đèn báo
INTERRUPT 2 báo mất điện Line 2.

31
* Ở chế độ AUTO (tự động): Mặc định Line 1 cấp điện cho tải. Nếu Line 1 bị
mất điện thì đèn báo INTERRUP 1 sẽ nhấp nháy và sau khoảng thời gian trì
hoãn TS thì CB1 sẽ mở ra ngắt điện Line 1 qua tải. Sau đó timer TCE bắt đầu
đếm và hết thời gian trì hoãn TCE thì CB2 đóng lại, Line 2 cấp điện cho tải.
Trong lúc Line 2 đang cấp điện cho tải mà Line 1 có điện trở lại thì đèn báo
mất điện Line 1 tắt. Timer TBS bắt đầu đếm, sau khoảng thời gian trì hoãn
TSB thì CB2 mở ra, ngắt điện Line 2 qua tải. Khi CB2 mở ra thì timer TCN bắt
đầu đếm, hết thời gian trì hoãn TCN thì CB1 đóng lại, Line 1 cấp điện cho tải.
Nếu Line 2 đang cấp điện cho tải mà Line 2 cũng mất điện luôn thì trạng thái
của các CB vẫn giữ nguyên.
3.5 CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN
3.5.1 GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN TRÊN CX-SUPERVISOR

Hình 3. Giao diện điều khiển hệ thống ATS trên CX-Supervisor


3.5.2 SƠ ĐỒ LADER
Hình 3. Sơ đồ Lader điều khiển hệ thống ATS
3.6 MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
 Chế độ AUTO:
- Bật Switch sang chế độ AUTO , ban đầu mặc định Line 1 cấp điện cho tải.

32
Hình 3. Giao diện điều khiển ở chế độ Auto

- Khi Line 1 mất điện, đèn báo INTERRUPT 1 nhấp nháy và timer TS bắt đầu
đếm.

Hình 3. Đèn báo mất điện Line 1 nhấp nháy và timer TS đang đếm.
- Sau khi hết thời gian trì hoãn TS thì CB1 mở ra và timer TCE bắt đầu đếm.

33
Hình 3. CB1 mở ra và timer TCE đang đếm.
- Hết thời gian trì hoãn TCE thì CB2 đóng lại, Line 2 cấp điện cho tải.

Hình 3. CB2 đóng lại và Line 2 cấp điện cho tải.


- Khi Line 2 đang cấp điện cho tải mà Line 1 có điện trở lại thì đèn báo
INTERRUP 1 tắt và timer TBS bắt đầu đếm.

34
Hình 3. Line 1 có điện lại, timer TBS đang đếm.
- Sau khi hết thời gian trì hoãn TBS thì CB2 mở ra ngắt điện Line 2 qua tải và
timer TCN bắt đầu đếm.

Hình 3. CB2 mở ra và timer TCN đang đếm.

- Khi hết thời gian trì hoãn TCN thì CB1 đóng lại, Line 1 cấp điện cho tải.
Mạch trở lại trạng thái hoạt động bình thường.

35
Hình 3.1 CB1 đóng lại, Line 1 cấp điện cho tải.
- Ta có thể thay đổi gía trị cài đặt cho các timer TS, TCE, TBS, TCN ( ở đây ta
cài 5s).

Hình 3. Thay đổi giá trị cài đặt cho các timer.

 Chế độ Man (bằng tay):


- Bật Switch sang chế độ Man. Khi bật ON cho CB1 thì CB1 đóng lại và Line
1 cấp điện cho tải. Bật OFF thì CB1 mở ra, ngắt điện Line 1 cấp cho tải.

36
Hình 3. Bật ON cho CB1

Hình 3. Bật OFF cho CB1


- Khi bật ON cho CB2 thì CB2 đóng lại, Line 2 cấp điện cho tải nhưng trong
lúc đó CB1 phải ở trong chế độ OFF. Khi bật OFF cho CB2 thì CB2 mở ra,
ngắt điện Line 2 cấp cho tải.

37
Hình 3. Bật ON cho CB2

Hình 3. Bật OF cho CB2


- Không thể bật ON cho cả 2 CB cùng 1 lúc. Nếu bật ON cho 2 CB cùng 1 lúc
thì 2 CB sẽ mở ra mà không có Line nào cấp điện cho tải.

38
Hình 3. Bật ON cho CB1 và CB2 cùng lúc.
2.6.2 Nhận xét

39

You might also like