Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Đề bài: Phân tích và bình luận về các nguồn luật điều chỉnh đối với vấn đề mua bán

sáp
nhập doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam
I. Nguồn luật điều chỉnh vấn đề mua bán sáp nhập doanh nghiệm xuyên biên giới
tại Việt Nam
I.1. Khái niệm và đặc điểm về mua bán sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới
I.1.1. Khái niệm
Mua bán sáp nhập doanh nghiệp là là việc sáp nhập và mua bán các doanh nghiệp trên
thị trường thông qua các hình thức giao dịch vốn và tài chính. Đây là một phần tất yếu
của bất cứ nền kinh tế lành mạnh nào và là công cụ hiệu quả để tái cơ cấu doanh
nghiệp, cũng là cách thức chủ yếu để các doanh nghiệp mở rộng và phát triển hoạt
động kinh doanh, mang lại thu nhập cho chủ sở hữu và các nhà đầu tư.
Khái niệm mua bán sáp nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam
được quy định rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Do vậy, các giao
dịch mua bán sáp nhập doanh nghiệp, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể liên quan và
chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật về doanh nghiệp, về chứng khoán, về
cạnh tranh, về đầu tư hoặc về luật hợp đồng.
Mua lại và sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới là quá trình một doanh nghiệp
trong một quốc gia mua lại hoặc sáp nhập với một doanh nghiệp trong một quốc gia
khác. Tức có một bên chủ thể mua bán sáp nhập là công ty nước ngoài. Mục đích của
mua bán sáp nhập xuyên biên giới có thể là để mở rộng thị trường, tiếp cận nguồn lực,
tăng cạnh tranh hoặc tận dụng lợi thế thuế.
Đối tượng của mua bán sáp nhập xuyên biến giới là tài sản, quyền và lợi ích hợp phap
của doanh nghiệp mục tiêu.
I.1.2. Đặc điểm
Thứ nhất, chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư có
quốc tịch khác, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu
tư kinh doanh tại Việt Nam1. Đặc điểm này thỏa mãn yếu tố xuyên biên giới trong
mua bán và sáp nhập xuyên biên giới tại Việt Nam.
Thứ hai, hình thức chủ yếu là mua lại (nhằm đơn giản hóa thủ tục). Đây là hình thức
một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh
nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu
hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua. Lí do khiến hình thức chủ yếu của M&A là
mua lại là: đối tượng mục tiêu được chọn đã có hoạt động trong lĩnh vực phù hợp với
định hướng phát triển của bên mua; đối tượng mục tiêu có nguồn khách hàng, đối tác
đã định hình hoặc có thị phần nhất định trên thị trường mà bên bán có thể tiếp tục khai
1
Khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020
thác phù hợp với chiến lược thâu tóm thị trường của bên mua; đối tượng mục tiêu
thường có quy mô đầu tư dài hạn hoặc trung hạn có thể tận dụng được như kết quả
đầu tư công nghệ, tận dụng kinh nghiệm quản lý,tận dụng nguồn lao động có tay
nghề; đối tượng mục tiêu có vị thế nhất định trên thị trường, giúp bên mua giảm thiểu
chi phí ngắn hạn và tăng thị phần trên thị trường, tận dụng khả năng bán chéo dịch vụ
hay tận dụng kiến thức về sản phẩm, kinh nghiệm thị trường để tiếp tục củng cố và
tạo các cơ hội đầu tư kinh doanh mới; và đối tượng mục tiêu đã có lợi thế về đất đai,
hạn tầng, cơ sở vật chất có sẵn, có khả năng tận dụng để giảm thiểu chi phí đầu tư ban
đầu.
Thứ ba, sự quản lý, kiểm soát và cấp phép khắt khe của cơ quan nhà nước và mua bán
sáp nhập nội địa. Bởi có sự tham gia của một bên chủ thể là nhà đầu tư có quốc tịch
khác, nên khó trảnh khỏi có những sự khác biệt về quy định pháp lý. Nhìn nhận được
bất cập đó, các cơ quan nhà nước và mua bán sáp nhật nội địa đều giành sự quan tâm,
quản lý, kiểm soát và cấp phép khắt khe. Điều này vừa tránh được bất tiện giữa các
bên tham gia giao dịch, vừa tránh được những cá nhân có hành động gây bất lợi cho
hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới nói chung và xã hội Việt
Nam nói chung.
Thứ tư, các bên thường lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài thương
mại quốc tế. Bởi lẽ, việc lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài thương
mại quốc tế có thủ tục đơn giản, thuận tiện, đảm bảo được thời cơ kinh doanh của các
bên, các bên cũng có thể lựa chọn trình tự, địa điểm tiến hành, thông tin cũng đảm bảo
được giữu bí mật. Đặc biệt, hình thức giải quyết này linh hoạt, mềm dẻo và không bị
ảnh hưởng bởi quyền lực nhà nước nên tránh được những xung đột, hạn chế pháp luật
giữa hai bên chủ thể thuộc hai quốc gia khác nhau như trong hoạt động mua bán, sáp
nhập xuyên biên giới.
Thứ năm, SPA (hợp đồng pháp lý giữa bên mua và bên bán trong việc mua bán cổ
phần của công ty mục tiêu) bản chất là hợp đồng thương mại quốc tế, cần được lựa
chọn luật điều chỉnh kĩ lưỡng. Hợp đồng mua bán cổ phần (SPA) là một văn bản pháp
lý định rõ các điều kiện và quy định về việc mua bán cổ phần giữa hai bên (bên mua
và bên bán). SPA giúp bảo vệ quyền lợi và đưa ra các cam kết từ cả hai bên để đảm
bảo sự minh bạch và công bằng trong giao dịch mua bán. Vì lẽ đó, để bảo vệ quyền
lợi của cả bên mua và bên bán trong hợp đồng SPA, không chỉ cần các điều khoản,
các cam kết và đảm bảo mà còn cần phải lựa chọn luật điều chỉnh kĩ lưỡng.

You might also like