Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

Lịch sử hình thành, cấu tạo của đàn Piano

1. Bartolomeo Cristofori - cha đẻ của đàn Piano

Cây Piano đầu tiên được phát minh bởi Bartolomeo Cristofori (1655-1731) tại Ý. Vì không hài lòng
với những âm thanh của đàn Harpsichord, nên ông đã sử dụng búa gõ để tạo ra 1 nhạc cụ hiện đại hơn
vào năm 1709.

2. Nguyên bản của đàn Piano

2.1. Nguyên bản của cây đàn Piano


2.2. Clavichord - bước phát triển nhảy vọt của đàn Piano

Đàn Piano cũng được coi là một phần của gia đình đàn Organ. Hầu hết lịch sử của các nhạc cụ có bàn
phím ngày nay đều bắt nguồn từ đó do Organ tạo ra âm thanh qua việc sử dụng luồng khí thổi vào các
ống. Các nhà phát minh (thợ thủ công) đã cải thiện đàn organ theo thời gian để phát triển một nhạc cụ
gần hơn với đàn Piano, chính là đàn Clavichord.

2.3. Đàn Fortepiano ra đời với cấu tạo cải tiến


Sau thời gian và kinh nghiệm chế tạo các loại nhạc cụ đàn phím có dây, Romeo Cristophori đã sử
dụng kiến thức về các cơ chế và bộ máy của bàn phím harpsichord để phát triển những cây đàn piano
đầu tiên. Ông đã phát minh ra thứ mới có thể thay thế được cơ chế bàn phím của harpsichord ( chỉ có
thể gảy dây với lực không đáng kể ). Cơ chế này được thay thế bằng bộ máy cơ thô sơ đầu tiên của
búa mà lực của người chơi có thể được điều khiển chính xác hơn. Do đó sinh ra cụm từ tiếng Ý –
gravicembalo col piano e forete – nghĩa là loại nhạc cụ phím có thể chơi lớn và nhỏ, sau này được
rút ngắn thành pianoforte và cuối cùng chỉ là piano, một dạng rút gọn của pianoforte. Đây là một
thuật ngữ tiếng Ý nói rằng nếu vận tốc của một lần nhấn phím càng nhanh, càng mạnh, khiến lực búa
đập vào dây càng lớn thì âm thanh của nốt nhạc sẽ phát ra càng lớn.

2.4. Modern Piano


Trong khi đàn fortepiano có 58 phím thì đàn Piano cơ acoustic có 88 phím. So với đàn fortepiano, đàn
piano cơ acoustic có độ căng dây nhiều hơn nên chúng có xu hướng sử dụng khung bằng gang. Nó
cũng sử dụng búa bọc nỉ thay vì búa bọc da.

Những cây piano Grand thường được coi là vượt trội vì búa đàn rơi ra khỏi dây đàn do trọng lực.
Trong khi đó, ở những cây đàn piano upright, cần có cơ chế lò xo để di chuyển búa trở lại vị trí nghỉ
của nó. Sự khác biệt này cho phép các nghệ sĩ piano chơi các nốt rung nhanh hơn và các nốt lặp lại
trên một cây đại dương cầm.

II. Piano với những ảnh hưởng to lớn

1. Sức ảnh hưởng của đàn Piano qua từng thời kì
Pianoforte của Bartolomeo Cristofori không được biết đến cho đến năm 1711 khi một nhà văn nổi
tiếng viết một bài báo tâm huyết về phát minh âm nhạc mới này. Sau đó, hầu hết các nhà sản xuất đàn
piano thế hệ sau đều dựa trên các mô tả trong bài viết này để sản xuất.

Do đó, Gotfried Silbermann -một thợ chế tạo piano, đã bị nhầm là người phát minh ra đàn piano
trong suốt nhiều năm, nhưng người phát minh thực sự là Bartolomeo Cristofori.

Những sáng tạo của Silbermann gần giống với Cristofori, nhưng ông đã thêm một cải tiến quan trọng;
phát minh của ông là tiền thân của Pedal duy trì trong đàn piano hiện đại.

Phát minh này cho phép người chơi duy trì âm thanh các nốt nhạc lâu sau khi nhấn phím mà không
cần phải giữ nó. Sự đổi mới mới này cho phép nghệ sĩ piano tiếp tục giữ âm thanh hợp âm trong khi
di chuyển bàn tay của mình cho các nốt nhạc tiếp theo, giúp mang lại chất lượng âm thanh liền mạch
hơn.
1.1. Gotfried Silbermann giới thiệu đàn Piano cho Johann Sebastian Bach
Khi Silbermann lần đầu tiên giới thiệu phiên bản piano của mình cho Johann Sebastian Bach vào
những năm 1730, Bach không thích nó. Theo Bach, những nốt cao của fortepiano quá êm ái và sẽ
không thể chơi đầy đủ các cường độ của các nốt nhạc.

1.2. Thời đại sau Mozart


Những thay đổi to lớn xảy ra vào những năm 1790-1860 đã dẫn đến sự ra đời của đàn piano hiện đại. Các
nhà soạn nhạc, nghệ sĩ piano ưa thích và đòi hỏi về âm thanh ngân vang hơn, dẫn đến cuộc cách mạng
piano này.

Ngoài ra, Cuộc cách mạng công nghiệp mang đến các nguồn tài nguyên, chẳng hạn như dây đàn piano làm
bằng dây kẽm chất lượng cao và sản xuất khung kim loại có thể chịu được sức căng của dây đàn hơn.

Sự đổi mới này không chỉ cho phép chơi âm lượng to hơn mà còn thay đổi một chút về âm thanh. Phạm vi
âm cũng được tăng thêm, từ năm quãng tám, điều bình thường trong thời đại Mozart, đến bảy quãng tám,
là phạm vi trung bình của đàn piano ngày nay.

Vào năm 1821, nhân viên của công ty Erard, Sebastien, đã phát minh ra bộ truyền động double
escapement, chứa một đòn bẩy lặp. Điều này cho phép nghệ sĩ piano lặp lại cùng một nốt ngay cả khi phím
đó chưa trở lại vị trí ban đầu. Chính nó đã giúp Liszt sáng tạo ra phương thức biểu diễn âm nhạc mới, đó là
chơi các nốt lặp đi lặp lại với tốc độ nhanh.

Double escapement dần dần trở thành tiêu chuẩn cho tất cả các đàn grand piano của Henri Herz khi phát
minh này lần đầu tiên được công khai. Nó vẫn được tích hợp vào những cây đàn piano hiện đại được sản
xuất hiện nay.

Một cải tiến nữa cần được đề cập là việc sử dụng nỉ để bọc búa đàn thay vì da hoặc bông. Nỉ chắc chắn
hơn và cho phép phạm vi cường độ rộng hơn, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1826 bởi Jean-Henri
Pape. Được phát minh vào năm 1844, bàn đạp sustenuto cho phép phạm vi hiệu ứng rộng hơn nhiều. Nó
được phát minh bởi Jean-Louise Boisselot và sau đó được công ty Steinway sao chép vào năm 1874.

Ngoài ra, để tạo ra âm thanh mạnh mẽ cho những cây đàn piano được biết đến ngày nay là việc bổ sung
khung bằng gang. Khung bằng gang mạnh mẽ hơn so với khung gỗ trước đây. Sự thay đổi này cho phép độ
căng dây nhiều hơn, hiện có thể vượt quá hai mươi tấn trong một cây đàn grand piano hiện đại. Cải tiến về
gang này đã được cấp bằng sáng chế bởi Alpheus Babcock vào năm 1825 tại Boston.

You might also like