Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BÀI TẬP CHƯƠNG 5

Họ và tên: Lê Thúy Hằng


MSSV: 31211022096
5.30 (*)
a. Tình huống trên thuộc về Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Vì: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Thịnh Phát cho niên độ kết thúc vào ngày
31/12/20X1, KTV Hùng đang trong quá trình kiểm cho công ty và phát hiện:
+ Vào 2/1/20X2 phát hiện ông Phú – Giám đốc điều hành cũ của công ty, đã lén lút gia
nhập vào HĐQT của công ty đối thủ cạnh tranh
+ Vào khoảng tháng 4/20X2 công ty khởi kiện ông phú
Do vậy những sự kiện này đều xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán (31/12/20X1) và
không có vấn đề nào liên quan đến Nợ tiềm tàng
b. Liên quan đến vấn đề này, theo đoạn 07a VSA 23: “Kết luận của Toà án sau ngày kết
thúc kỳ kế toán năm, xác nhận doanh nghiệp có những nghĩa vụ hiện tại vào ngày kết
thúc kỳ kế toán năm, đòi hỏi doanh nghiệp điều chỉnh khoản dự phòng đã được ghi nhận
từ trước; ghi nhận những khoản dự phòng mới hoặc ghi nhận những khoản nợ phải thu,
nợ phải trả mới”. Theo đó, trong trường hợp này, Thịnh Phát không cần điều chỉnh
BCTC vì đây mới chỉ ở giai đoạn khởi kiện ông Phú chứ chưa có kết luận, phán xét của
Tòa án. Tuy nhiên, công ty Thịnh Phát cần thuyết minh trên BCTC về vấn đề này.
5.31 (*)
a. Đối với tình huống trên, KTV sẽ đưa ra ý kiến ngoại trừ. Vì việc BGD không đồng ý
trình bày thông tin về giao dịch này trên thuyết minh BCTC có thể gây ra sai sót trọng
yếu cho BCTC thế nhưng ngoài vấn đề này thì không còn vấn đề nào khác cần lưu ý. Vì
vậy có thể thấy sai sót này không ảnh hưởng lan tỏa đến BCTC để đưa ra ý kiến trái
ngược.
b. Tại Điều 22 VAS 26 về các bên liên quan có quy định về việc trình bày trên BCTC như
sau: “Trường hợp có sự tồn tại các giao dịch giữa các bên liên quan thì doanh nghiệp
báo cáo cần phải trình bày bản chất các mối quan hệ của các bên liên quan cũng như các
loại giao dịch và các yếu tố của giao dịch đó”.
Trong trường hợp trên, công ty Sao Hôm – công ty được kiểm toán có đầu tư vào công ty
Bình Minh với 35% vốn chủ sở hữu. Qua đó ta có thể thấy công ty Sao Hôm có ảnh
hưởng đáng kể đến các quyết định tài chính, các chính sách của công ty Bình Minh. Điều
này đủ điều kiện công ty Bình Minh trở thành bên liên quan của công ty Sao Hôm theo
VAS 26. Và giữa 2 công ty này có giao dịch mua 1 thiết bị trị giá 250 tỷ đồng. Do đó,
theo điều 22 ở trên, công ty Sao Hôm phải trình bày giao dịch này trên thuyết minh
BCTC.
=> Điều này giúp người sử dụng BCTC có thể hiểu được bản chất và những ảnh hưởng
của những giao dịch này đối với BCTC và KTV có trách nhiệm đánh giá xem đơn vị đã
hạch toán hoặc thuyết minh phù hợp về mối quan hệ và các giao dịch này với các bên liên
quan hay chưa.
c. Theo VSA 550, những thủ tục kiểm toán và KTV có thể áp dụng để phát hiện giao dịch
trên:
- Tìm hiểu các mối quan hệ và giao dịch của công ty Sao Hôm (đơn vị được kiểm
toán) đối với công ty Bình Minh (các bên liên quan) gồm:
 Thảo luận trong nhóm kiểm toán về khả năng BCTC có thể có sai sót trọng yếu do
nhầm lẫn hoặc gian lận bắt nguồn từ bản chất mối quan hệ và các giao dịch của
Sao Hôm và Bình Minh.
 Phỏng vấn BCĐ của Sao Mai vì họ có thể có danh sách và thông tin của Bình
Minh
=> tìm hiểu được về bản chất mối quan hệ của 2 công ty này. Đồng thời cũng sẽ tìm hiểu
được về các kiểm soát đã được BGĐ thiết lập. Từ đó sẽ phát hiện được các giao dịch với
các bên liên quan này phát sinh trong kỳ cũng như hình thức và mục đích các giao dịch
đó.
 Kiểm tra tài liệu: về các khoản đầu tư vào công ty Bình Minh, kiểm tra sổ kế toán
chi tiết ghi nhận nghiệp vụ mua thiết bị và lần theo các chứng từ khác có liên quan.
Đồng thời, có thể đọc các biên bản họp Hội đồng quản trị, Ban Giám Đốc
- Thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro để tìm hiểu về các kiểm soát (nếu có) đã được
BGD thiết lập nhằm phát hiện và đánh giá các giao dịch này có diễn ra bất thường
hay tiềm ẩn rủi ro sai sót, gian lận trọng yếu hay không.
d.
- Nếu tỷ lệ sở hữu của Sao Hôm trong Bình Minh chỉ còn 15%: Thủ tục kiểm toán sẽ
thay đổi. Bởi khi tỷ lệ sở hữu chỉ còn 15% thì Sao Hôm trở thành không ảnh hưởng
đáng kể đối với Bình Minh đồng nghĩa với việc Bình Minh không còn là bên liên
quan của Sao Hôm nữa. Do đó, KTV không cần yêu cầu công ty Sao Hôm trình
bày giao dịch mua thiết bị 250 tỷ đồng vào thuyết minh BCTC, các thủ tục kiểm
toán áp dụng cũng không cần theo VSA 550. Thay vào đó, KTV chỉ cần thực hiện
các thủ tục kiểm toán đối với một giao dịch mua bán bình thường nếu như giá trị
của giao dịch này vượt mức trọng yếu chẳng hạn như kiểm tra sổ kế toán, gửi thư
xác nhận Ngân hàng,…
- Nếu tỷ lệ sở hữu của Sao Hôm trong Bình Minh là 55%: KTV không cần thay đổi
các thủ tục kiểm toán vì cả hai vẫn là các bên liên quan và cần các thủ tục kiểm
toán để phát hiện và đánh giá các giao dịch giữa 2 công ty. Tuy nhiên do công ty
Bình Minh lúc này trở thành công ty con và chịu sự kiểm soát của công ty Sao
Hôm, thế nên KTV cần phải nâng cao và duy trì thái độ hoài nghi và thận trọng
hơn nữa khi kiểm tra tài liệu, sổ kế toán về các thỏa thuận của 2 bên nhằm phát
hiện các gian lận và sai sót trọng yếu liên quan đến giao dịch với công ty con của
công ty Sao Hôm.
e. Vì vào ngày khóa sổ, việc Sao Hôm đã bán toàn bộ số cổ phần của mình trong Bình
Minh cho ông Tâm – Giám đốc điều hành của Bình Minh => cty Bình Minh không còn là
bên liên quan của cty Sao Hôm nữa. Tuy nhiên, trong kỳ thì 2 công ty vẫn là bên liên
quan vs nhau. Do vậy, các thủ tục kiểm toán vẫn không thay đổi nhằm xác định và đánh
giá bản chất, tính hợp lý các giao dịch diễn ra giữa công ty Bình Minh và công ty Sao
Hôm trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, KTV phải bổ sung thêm các thủ tục kiểm toán bổ
sung khác nhằm xác định và kiểm tra tính trung thực, hợp lý trong giao dịch bán lại toàn
bộ số cổ phần đó cho giám đốc điều hành công ty Bình Minh, tránh xảy ra hành vi gian
lận nhằm tránh việc ghi nhận giao dịch trên vào BCTC của Sao Hôm. Những thủ tục kiểm
toán bổ sung có thể như: Thảo luận trong nhóm kiểm toán, kiểm tra biên bản họp BGĐ
và HĐQT xem việc bán toàn bộ cổ phần có diễn ra, có được bàn luận trong cuộc hợp
không. Kiểm tra các giấy tờ, hợp đồng để xác minh lại thời điểm xảy ra giao dịch và thời
điểm bán cổ phần để xác nhận là giao dịch này đã xảy ra.
5.32 (*)
Trường hợp này hoàn toàn là sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc BCTC năm (3/1/20X2,
diễn viên Ánh Sao bị tai nạn; 5/2/20X2 Ánh Sao kiện công ty H&T và đòi bồi thường 500
triệu)
Áp dụng đoạn 07a VAS 23, với vụ kiện xảy ra giữa diễn viên Ánh Sao và công ty H&T
xác định được đây là sự kiện phát sinh sau ngày kế toán năm không cần điều chỉnh đối
với báo cáo tài chính của đơn vị với những lí do sau đây:
- Ngày kết thúc kỳ kế toán là 31/12/20X1, mà tới ngày 5/2/20X2 thì H&T mới nhận
được giấy báo từ tòa án về vụ kiện của diễn viên Ánh Sao. Và sự kiện này mới
phát sinh nên chưa có ảnh hưởng gì đến các thông tin tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
- Ngày 28/2/20X2 KTV An đã hoàn tất các thủ tục kiểm toán và chuẩn bị phát hành
BCKT nhưng tòa án vẫn chưa xét xử vụ kiện của diễn viên Ánh Sao đối với công
ty H&T. Do đó không thể xác định được nghĩa vụ pháp lý của công ty H&R đối
với diễn viên Ánh Sao trong vụ kiện này.
Tuy nhiên để đảm bảo tính thận trọng, áp dụng đoạn 19 của VAS 23:“Nếu các sự
kiện không cần điều chỉnh phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm là trọng yếu,
việc không trình bày các sự kiện này có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của
người sử dụng khi dựa trên các thông tin của báo cáo tài chính. Vì vậy doanh nghiệp
phải trình bày đối với các sự kiện trọng yếu không cần điều chỉnh về:
(a) Nội dung và số liệu của sự kiện;
(b) ước tính ảnh hưởng về tài chính, hoặc lý do không thể ước tính được các ảnh
hưởng này.”
=> Vì vậy mà công ty H&T nên trình bày vấn đề này trên thuyết minh báo cáo tài chính
của đơn vị năm 20X1 vì vấn đề sự kiện này có thể là trọng yếu, từ đó mà đảm bảo BCTC
của đơn vị được trình bày trung thực và hợp lý đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích cho
người sử dụng.
Còn về việc H&T có thể phải bồi thường 500 triệu cho diễn viên Ánh Sao thì không phải
khai báo. Vì nếu khai báo đồng nghĩa với việc phải có bằng chứng rõ ràng về vấn đề đó.
Tuy nhiên, trong trường hợp này thì không có bằng chứng rõ ràng (theo luật sư tư vấn thì
khoản bồi thường đó công ty có thể không phải chi trả)
5.33 (*)
a. Trong tình huống trên, có 2 sự kiện thuộc về Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ
kế toán năm và 1 sự kiện thuộc về Nợ tiềm tàng
Cụ thể:
- Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Thịnh Phát cho niên độ kết thúc vào ngày
31/12/20X1, KTV Hà đang trong quá trình kiểm cho công ty và có chú ý đến các
sự kiện:
 Ngày 3/1/20X2, Chính phủ đã phê chuẩn kế hoạch xây dựng đường cao tốc
TPHCM - Tây Ninh => Công ty bị mất 1/3 diện tích và chỉ nhận được khoản bồi
thường không đáng kể
 Ngày 7/1/20X2 Giám đốc H từ chức, đồng thời theo quyết định của HĐQT, công
ty mua lại cổ phần của H (ông H giữ 20% cổ phần của công ty Thịnh Phát) theo giá
trị sổ sách
 Những sự kiện này đều diễn ra sau ngày kết thúc niên độ 31/12/20X2 và đang
trong quá trình được KTV Hà kiểm nên thuộc về Sự kiện phát sinh sau ngày kết
thúc kỳ kế toán năm.
- Sự kiện ngày 5/12/20X1, công ty nhận được thông báo của Tổng cục Thuế về số
tiền thuế phải nộp bổ sung cho 2 năm trước là 1,2 tỷ đồng, do mức thuế mà công ty
tự kê khai là chưa đúng
 Đây là sự kiện phát sinh trong năm tài chính và dẫn đến một khoản nợ phải trả (cụ
thể ở đây là khoản thuế chưa nộp cho nhà nước). Tuy nhiên, khoản nợ này vẫn
chưa chắc chắn là công ty Thịnh Phát sẽ phải trả vì công ty đã tiến hành khởi kiện
cơ quan thuế trên vì cho rằng mức thuế suất đó đã được cục Thuế địa phương chấp
nhận chính thức và cho đến nay thì vụ kiện này vẫn chưa kết thúc và cũng không
có thông tin gì thêm. Vì thế chưa thể kết luận chắc chắn là công ty Thịnh Phát sẽ
phải trả khoản thuế trị giá 1,2 tỷ đó. Vì vậy, đây là trường hợp thuộc về Nợ tiềm
tàng.
b.
- Đối với các trường hợp thuộc về Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán
năm:
Vì các sự kiện này đều xảy ra ở tháng 1 nên có thể đây là các sự kiện phát sinh sau ngày
kết thúc kỳ kế toán đến ngày phát hành báo cáo kiểm toán. Nên KTV sử dụng các thủ tục
kiểm toán như:
 Tìm hiểu các thủ tục mà BGĐ đã thiết lập nhằm đảm bảo đã xác định được mọi sự
kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán
 Phỏng vấn BGĐ và Ban quản trị của đơn vị để xác định liệu việc Chính phủ phê
chuẩn kế hoạch xây dựng đường cao tốc TPHCM – Tây Ninh xuyên qua công ty
làm công ty bị mất 1/3 diện tích nhưng công ty chỉ nhận được 1 khoản bồi thường
không đáng kể thì có khả năng ảnh hưởng đến BCTC hay không. Đồng thời, phỏng
vấn BGĐ và BQT của đơn vị để xác định liệu việc công ty mua lại cổ phần của
ông H có ảnh hưởng đến BCTC không (ông H giữ 20% cổ phần của công ty).
 Xem xét các biên bản họp của đại hội cổ đông, hội đồng thành viên, ban giám đốc
và ban quản trị sau ngày kết thúc kỳ kế toán
 Xem xét báo cáo tài chính giữa niên độ kỳ gần nhất kể từ sau ngày kết thúc kỳ kế
toán của đơn vị (nếu có).
- Đối với trường hợp thuộc về Nợ tiềm tàng:
KTV cần tìm hiểu kĩ về việc công ty Thịnh Phát kiện cơ quan thuế, KTV có thể sử
dụng các thủ tục kiểm toán sau:
 Phỏng vấn BGĐ của công ty Thịnh Phát và những người khác trong công ty, kể
cả chuyên gia tư vấn pháp luật của công ty về khả năng có khoản nợ phải trả
này hay không.
 Xem xét các biên bản họp Ban quản trị và thư từ trao dổi giữa Thịnh Phát và
chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài công ty.
 Đánh giá về hậu quả của các vụ kiện này, và ước tính các ảnh hưởng tài chính.
 Tìm hiểu về các khoản thuế mà công ty đã nộp 2 năm trước bằng cách xem xét
tài liệu liên quan về việc nộp thuế của công ty để xác định xem liệu có tồn tại
sự thông đồng giữa công ty và Cục Thuế địa phương hay không.
c. Thông tin cần công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính:
- Đối với các trường hợp thuộc về Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán
năm:
 Sự kiện vào ngày 3/1/20X2, thông tin cần công bố là nội dung về việc Chính phủ
phê chuẩn kế hoạch xây dựng đường cao tốc TPHCM - Tây Ninh xuyên qua công
ty làm công ty bị mất 1/3 diện tích nhưng công ty chỉ nhận được 1 khoản bồi
thường không đáng kể. Đồng thời ước tính ảnh hưởng tài chính của vấn đề này
 Sự kiện vào ngày 7/1/20X2, thông tin cần công bố là về việc công ty mua lại 20%
cổ phần của ông H và thanh toán vào 2 đợt: 1/4/20x2 và 1/10/20x2.
- Đối với trường hợp thuộc về Nợ tiềm tàng:
 Nếu khả năng thắng kiện là cao và không trọng yếu thì không cần thuyết minh trên
BCTC.
 Nếu ngược lại, thì cần công bố về bản chất của khoản nợ tiềm tàng tại ngày kết
thúc kỳ kế toán năm cùng với các thông tin ước tính về ảnh hưởng tài chính của
khoản nộp thuế bổ sung này.

5.34 (*)
Tóm tắt:
Công ty A
15% 60%
Công ty M 30% Công ty P
Công ty N
60% 20%
Công ty K Công ty G
a.
Công ty Tỷ lệ QBQ Quan hệ của công ty A và các công ty
M 15% A đầu tư dài hạn
N 30% A và N là công ty liên kết
P 60% A là công ty mẹ của P
K 0% A đầu tư khác
G 20% A và G là công ty liên kết

 Các bên liên quan của công ty A gồm: N, P, G


b. Thủ tục kiểm toán cần thiết nếu phát hiện các bên liên quan hoặc các giao dịch
quan trọng với bên liên quan chưa được xác định hoặc chưa được thông báo cho
KTV:
- Phỏng vấn về bản chất của các mối quan hệ của đơn vị với các bên liên quan mới
được xác định, bao gồm phỏng vấn các bên không thuộc đơn vị, những người được
cho là có hiểu biết đáng kể về đơn vị và môi trường kinh doanh của đơn vị, như
chuyên gia tư vấn pháp luật và các chuyên gia tư vấn khác, các đại lý giao dịch
chính, các đại diện chính, đơn vị bảo lãnh, hoặc các đối tác kinh doanh thân thiết;
- Tiến hành phân tích các ghi chép kế toán về các giao dịch với các bên liên quan
mới được xác định. Việc phân tích đó có thể dễ dàng được thực hiện nhờ các kỹ
thuật kiểm toán được máy tính trợ giúp;
- Xác minh các điều khoản và điều kiện của các giao dịch với các bên liên quan mới
được xác định, và đánh giá xem các giao dịch có được hạch toán và thuyết minh
hợp lý theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay
không.

You might also like