Nhóm 12 - 10.26, 10.27, 10,29

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

10.26.

1. Theo giá gốc

Ngày Số lượng đơn vị Đơn giá (1000đ) Tổng giá trị (1000đ)
17/9 đến 30/9 70 506 35.420
3/9 đến ngày 60 503 30.180
16/6
2/9 20 500 10.000
Tổng 150 75.600
2. Tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được:
 150 đơn vị hàng cuối kì sẽ được bán trong năm sau
 Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối kì là:
100% - 3%- 2% = 95% giá bán sau ngày khóa sổ

Ngày Số lượng Đơn giá bán Gía trị thuần có thể thực Tổng giá trị thuần có thể
( đơn vị) (1000đ) hiện được/ đv (1000đ) thực hiện được (1000đ)
(1) (2) (3) (4)=(3)*95% (5)=(2)*(4)
1 đến 70 524 497,8 34,846
14/10
15 đến 50 522 495,9 24,795
28/10
29 đến 30 520 494,0 14,820
11/11
Tổng 150 74,461
cộng
Như vậy, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là 74.461.000đ
3. Theo VAS 2- hàng tồn kho: giá trị hàng tồn kho cuối kì được trình bày trên BCTC
là giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được . Vậy giá trị của
hàng tồn kho trên báo cáo tài chính trong trường hợp nàyphải tính theo giá trị thuận
có thể thực hiện được là 74.461.000đ.
10.27
Nhận xét về phương pháp xử lý của công ty đối với các trường hợp mà kiểm toán viên Hồ
phát hiện và các bút toán điều chỉnh đề nghị ( giả sử không có bút toán ghi nhận về thuế
VAT )
 Nghiệp vụ 1: Kế toán không ghi sổ nghiệp vụ mua hàng là sai. Cần phải ghi sổ nhật
ký mua hàng đối với số hàng mua đã nhập kho nhưng thất lạc hóa đơn với bút toán
điều chỉnh như sau:
Nợ TK mua hàng/ có TK Nợ phải trả người bán: 2.183.000 đồng
 Nghiệp vụ 2: Số hàng không được đếm khi kiểm kê là đúng vì quyền sở hữu đã được
chuyển giao
 Nghiệp vụ 3a: Công ty đã lập phiếu nhập kho số 1.063 và ghi vào nhật kí mua hàng
nhưng số hàng này không được kiểm kê để tính vào số tồn kho thực tế là sai. Cần
phải điều chỉnh tăng số liệu kiểm kê
 Nghiệp vụ 3b: Số hàng này không được tính khi kiểm kê là đúng vì quyền sở hữu đã
được chuyển giao. Tuy nhiên, đơn vị không ghi vào nhật kí bán hàng là thiếu, vì vậy
cần ghi nghiệp vụ này vào nhật kí bán hàng với bút toán điều chỉnh:
Nợ TK Phải thu khách hàng / Có TK Doanh thu: 12.700.000 đồng
 Nghiệp vụ 3c: Do bán hàng theo phương thức Hàng giao tại kho người mua, vì vậy
khi chưa giao hàng ( chưa chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua ), doanh
nghiệp chưa được phép ghi nhận doanh thu bán hàng
Cần điều chỉnh giảm doanh thu trong sổ nhật kí bán hàng như sau:
Nợ TK Doanh thu / Có TK phải thu khách hàng : 19.270.000 đồng
Ngoài ra cần cộng số hàng này vào số hàng tồn kho khi kiểm kê ( tính theo giá vốn hàng bán
). Giá vốn hàng bán của lô hàng là:
( 19.270.000 đồng * 100% ) : 125% = 15.416.000 đồng
 Nghiệp vụ 3d: Kế toán đã ghi nhận đúng nên không cần điều chỉnh
 Nghiệp vụ 4: Cần lập dự phòng giảm giá cho số hàng không bán được là 1.250.000
đồng
Các bút tóan khác:
Do áp dụng phương pháp kiểm kê định kì trong việc hạch toán hàng tồn kho, công ty đã dựa
vào số liệu trên biên bản kiểm kê để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kì. Vì vậy, đối với
HTK cuối kì, kiểm toán viên sẽ đề nghị số tiền cần điều chỉnh ở nghiệp vụ 3a và nghiệp vụ
3c là:
8.120.000 + 15.416.000 = 22.286.000 đồng
Bút toán điều chỉnh:
Nợ TK HTK / Có TK Giá vốn hàng bán: 22.286.000 đồng
 Hóa đơn bán hàng cuối cùng của niên độ mang số 96. Khi kiểm kê số hàng của hóa
đơn 969, 970, 971 vẫn còn trong kho. Do vậy, cần lập bút toán điều chỉnh giảm doanh
thu bán hàng của các hóa đơn này. Giá trị của 3 hóa đơn là:
( 5.841.000 + 7.922.000 + 2.010.000 ) = 15.733.000 đồng
Bút toán điều chỉnh:
Nợ TK Doanh thu/ Có TK Phải thu khách hàng : 15.733.000 đồng

10.29.
Sai phạm ở đây là ghi nhận doanh thu sai thời điểm, cần được ghi nhận vào ngày giao hàng
tại kho người mua vì đó là lúc đã chuyển giao hầu hết rủi ro và lợi ích cho khách hàng.
Tháng 12/200X
 Sai phạm là câu: a,b,c,d,e. Vì, giao hàng tại kho người mua thì nên ngày giao hàng
cũng nên trùng với ngày hóa đơn. Công ty không thể nay ra hóa đơn hôm khác mới
giao hàng, cũng như không thể nay giao hàng rồi hôm khác mới ra hóa đơn được.
 Đối với câu a,b,c,e: không cần điều chỉnh.
Vì mặc dù công ty ghi nhận doanh thu sai ngày nhưng đều nằm trong kỳ kế toán, nên
không cần ghi bút toán điều chỉnh mà KTV chỉ cần góp ý cho bộ phận bán hàng điều
chỉnh lại.
 Đối với câu d: cần điều chỉnh vì ghi nhận sai kỳ (khai khống). Do đã ghi nhận doanh
thu và giá vốn ngày 31/12 nên ta tiến hành bút toán điều chỉnh giảm doanh thu và giá
vốn ngày 31/12
Bút toán điều chỉnh:
Nợ Doanh thu: 400tr
Có Nợ phải trả: 400tr
Nợ HTK: 240tr
Có GVHB: 240tr
=> Đến ngày 3/1 giao hàng mới thực hiện ghi nhận doanh thu
Tháng 01/200X+1
 Sai phạm là ở câu f,h: do ngày giao hàng và ngày lập hóa đơn khác nhau (giao hàng
tại kho người mua thì nên ngày giao hàng cũng nên trùng với ngày hóa đơn)
Câu f: Giao hàng vào 30/12 mà ngày kết thúc kỳ kế toán là 31/12 nên vẫn phải ghi bút toán
điều chỉnh:
Nợ phải thu KH: 600tr
Có Doanh thu: 600tr
Nợ GVHB: 400tr
Có HTK: 400tr
Câu h: Ngày 31/12 đã chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua mà trên hóa đơn lại ghi nhận
sai kỳ (khai thiếu) nên ghi bút toán điều chỉnh:
Nợ Phải thu KH: 800tr
Có Doanh thu: 800tr
Nợ GVHB: 550tr
Có HTK: 550tr

You might also like