Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CỦA VỤ ÁN.

1. Sự kiện chính của vụ án:


 Từ khi vay đến nay, Công ty S đã không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ cả tiền gốc và tiền lãi
cho Ngân hàng BIDV (mặc dù Ngân hàng đã nhiều lần gửi thông báo và trực tiếp làm việc với Công
ty S để yêu cầu Công ty S thanh toán số nợ đã vay).
 Phản hồi lại Ngân hàng, Công ty S đã có công văn ngày 20/10/2016 giải trình kế hoạch trả
nợ, đồng thời cho rằng tình hình tài chính Công ty S khó khăn, nhất là việc thu hồi công nợ, nên
không có khả năng trả nợ và đề nghị Ngân hàng xử lý tài sản thế chấp.
 Ngân hàng đã gửi cho ông Thân Vĩnh Đ thông báo về việc chậm thanh toán nợ của Công ty
S. Trong trường hợp Công ty S không trả được nợ, Ngân hàng đề nghị xử lý tài sản đã thế chấp theo
hợp đồng thế chấp ngày 21/7/2016 về việc thế chấp nhà và đất tại thửa đất số 331, tờ bản đồ số 7,
địa chỉ 19 Đường N, phường T, quận H, thành phố Đà Nẵng theo giấy chứng nhận Quyền sử dụng
đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BT 879774 do Sở Tài nguyên và Môi
trường thành phố Đà Nẵng cấp cho ông Thân Vĩnh Đ và bà Đinh Thị Kim N ngày 08/7/2014, mà vợ
chồng ông Đ và Ngân hàng B đã ký kết theo quy định của pháp luật để đảm bảo việc thu hồi nợ.
 Ông Thân Vĩnh Đ không chấp nhận dùng tài sản của mình để trả nợ cho Công ty, và đề nghị
Tòa án tuyên bố chấm dứt việc thực hiện hợp đồng thế chấp số 01.2016/3241706/HĐBĐ ngày
21/7/2016 do hoàn cảnh thực hiện hợp đồng có thay đổi cơ bản so với thời điểm giao kết mà không
do lỗi của bên thế chấp, buộc Ngân hàng B - Chi nhánh Sông Hàn giải chấp tài sản đảm bảo là nhà
và đất tại địa chỉ số 19 Đường N, phường T, quận H, thành phố Đà Nẵng và trả lại cho ông Thân
Vĩnh Đ bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất số BT 879774 do Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cấp cho ông Thân Vĩnh
Đ và bà Đinh Thị Kim N ngày 08/7/2014 – SỰ KIỆN MẤU CHỐT.
 Trong khi đó, ông Đ và bà N có ký hợp đồng ngày 15/5/2016 với Công ty TNHH MTV
Thành phố TV để Công ty TNHH MTV Thành phố TV thuê mặt bằng tại địa chỉ số 19 Đường N,
phường T, quận H, thành phố Đà Nẵng để kinh doanh cà phê. Tại thời điểm xử lý tài sản thế chấp,
Công ty TNHH MTV Thành phố TV vẫn còn tiếp tục thuê nhà, đồng thời đã đầu tư rất nhiều tiền
vào việc thuê thiết kế, sữa chữa, cải tạo và nâng cấp trang thiết bị. Do vậy, Công ty đề nghị ông Đ
và bà N có trách nhiệm liên đới tiếp tục thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bên cho thuê. Việc vay vốn
giữa Công ty S với Ngân hàng B, và quan hệ thế chấp giữa Ngân hàng B với ông Thân Vĩnh Đ và bà
Đinh Thị Kim N không liên quan gì đến việc thuê nhà của Công ty TNHH MTV Thành phố TV.
2. Luật điều chỉnh
 BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005
Dựa vào quy định của pháp luật trong Bộ luật Dân sự 2005, tại Điều 342, 343, 344, 345 ông Đ
đã dung tài sản thuộc sở hữu của mình để vay tiền cho Công ty S và không chuyển giao tài sản đó
cho Ngân hàng B. Việc thế chấp tài sản được hai bên lập thành văn bản – hợp đồng thế chấp, văn
bản cũng tuân thủ hình thức thế chấp tài sản (Điều 343): hợp đồng thế chấp đã được công chứng,
đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định, ông Đ và bà N thực hiện đúng các quy định của
pháp luật có liên quan xác định tư cách chủ thể sở hữu tài sản, ông Đ và bà N đã đọc và đồng ý toàn
bộ dự thảo hợp đồng và tự nguyện ký trước mặt Công chứng viên. Theo Điều 344, 345, tài sản (đất,
nhà) đang cho thuê (ông Đ cho công ty TNHH thuê) cũng có thể được dùng để thế chấp, và vì hai
bên không thỏa thuận thêm nên việc thế chấp có thời hạn cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo
đảm bằng thế chấp (Công ty S trả hết nợ). Vì vậy, việc ông Đ ký hợp đồng thế chấp cho Ngân hàng
để Công ty S vay tiền theo hợp đồng tín dụng hạn mức số 01/2015/3241706/HĐTD ngày
30/10/2015 và các hợp đồng tín dụng khác sẽ được ký kết trong tương lai là có hiệu lực theo quy
định của pháp luật.
Áp dụng Điều 351, Điều 355, Ngân hàng B không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử
dụng, khai thác tài sản thế chấp (khoản 2) – Công ty TNHH vẫn kinh doanh cà phê tại khu đất đó,
nhưng sau khi Công ty S không trả nợ theo hạn định, tức là trong trường hợp đến hạn thực hiện
nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, Ngân hàng B có
quyền yêu cầu bên thế chấp giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý.
Theo Điều 471, Điều 474, Điều 475, Điều 476 công ty S phải trả đủ tiền khi đến hạn cho Ngân
Hàng khi đến hạn, trường hợp công ty S gặp tình hình tài chính khó khăn nên không có khả năng chi
trả bằng tiền thì phải hoàn trả nợ cho Ngân Hàng bằng thế chấp ban đầu đã ước định. Bên cạnh đó,
Công ty S còn có nghĩa vụ phải trả đầy đủ lãi cho Ngân Hàng theo đúng như hợp đồng đã ký giữa
hai bên. Thế nhưng từ khi vay đến nay Công ty S đã không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ tiền gốc
và lãi cho Ngân hàng, vì vậy bản kháng cáo của Công ty S với Ngân hàng B là sai với các điều luật
và hợp đồng đã ký ban đầu.
 LUẬT TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Theo khoản 3, Điều 98, Ngân hàng B hoàn toàn có quyền cho vay trong hoạt động ngân hàng của
ngân hàng thương mại. Từ Điều 91 quy định về lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức
tín dụng, Ngân hàng B và Công ty S đã thảo luận về một số nội dung: phí cấp tín dụng, lãi suất trong
Hợp đồng tín dụng hạn mức số 01/2015/3241706/HĐTD. Trên cơ sở hợp đồng tín dụng hạn mức,
các bên đã ký kết 29 giấy đề nghị giải ngân kiêm hợp đồng tín dụng từ ngày 21/01/2016 đến ngày
31/10/2016. Trong trường hợp bên Công ty S không trả được nợ đến hạn, hai bên không có thỏa
thuận khác, Ngân hàng B có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng bảo đảm – hợp
đồng thế chấp đã ký, theo khoản 2, Điều 95, Luật tổ chức tín dụng.
=> Trên cơ sở đó, Tòa án sơ thẩm buộc Công ty S phải thanh toán cho Ngân hàng TMCP Đ số tiền
là 15.682.341.771 đồng, trong đó tiền gốc là 14.400.385.881 đồng, tiền lãi tính đến 31/08/2017 với
số tiền là 1.281.955.890 gồm lãi trong hạn 405.035.170 đồng, lãi quá hạn 876.920.720 đồng (có bản
lãi chi tiết kèm theo. Lãi tiếp tục được tính kể từ ngày 01/9/2017 đối với khoản nợ gốc cho đến khi
thanh toán xong theo mức lãi suất đã quy định cụ thể trong từng giấy đề nghị giải ngân kiêm hợp
đồng tín dụng.
 BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
Trong nội dung kháng cáo, ông Đ cho rằng lỗi do vi phạm hợp đồng tín dụng hạn mức hoàn toàn
thuộc về BIDV và Công ty S, vợ chồng ông không biết trước hoàn cảnh thay đổi cơ bản, khi giao
kết hợp đồng thế chấp, ông Đ bị bãi miễn thành viên Hội đồng quản trị, bị cách chức Giám đốc
Công ty nên yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bố Ngân hàng B và Công ty S vi phạm hợp đồng
tín dụng chấm dứt việc thực hiện hợp đồng thế chấp số 01.2016/3241706/HĐBĐ ngày 21/7/2016,
buộc BIDV giải chấp tài sản đảm bảo và giao bản chính Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BT 87974 cho ông Thân Vĩnh Đ và bà Đinh Thị
Kim N.
Theo các điều khoản đã nêu tại Điều 420 về việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản. Tòa nhận định: tại thời điểm giao kết hợp đồng thế chấp ông Thân Vĩnh Đ là Giám đốc và là
thành viên Hội đồng quản trị của Công ty S. Sự thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng hoàn toàn
phải có tính khách quan, nghĩa là không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tham gia trong
hợp đồng. Do đó việc ông Thân Vĩnh Đ bị cách chức Giám đốc không ảnh hưởng đến việc người
bảo lãnh thế chấp tài sản và không thuộc trường hợp thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan
xảy ra sau khi giao kết hợp đồng, việc chấp nhận yêu cầu của ông Đ vì lý do trên là không có căn
cứ.
 QUYẾT ĐỊNH SỐ 1722/QĐ-HĐQT NGÀY 02/10/2013 CỦA NGÂN HÀNG
Trong nội dung kháng cáo, ông Đ đưa ra lý do: nghĩa vụ đảm bảo của tài sản thế chấp là nhà, đất
chỉ đảm bảo cho nghĩa vụ là 8.450.000.000 đồng. Ngân hàng B cho Công ty S vay vượt quá giới hạn
về tỷ lệ của tài sản bảo đảm, trái với quy định về giao dịch bảo đảm số 8955/QĐ-QLTD ngày
31/12/2014 của BIDV, trái với quy chế cho vay quy định tại Quyết định số 1722/QĐ-HĐQT ngày
02/10/2013 của BIDV đối với khách hàng và trái với quy chế cho vay của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước tại văn bản số 20/VBNH-NHNN ngày 22/5/2014.
Theo qui định tại Điều 14 “Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của BIDV đối với một khách hàng
không được vượt quá 15% vốn tự có của BIDV”. Việc Ngân hàng B ký hợp đồng tín dụng nói trên
cho Công ty S vay hạn mức 18.000.000.000 đồng là vượt quá so với tài sản thế chấp nhưng vẫn đảm
bảo được giới hạn đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của BIDV. Do vậy Ngân
hàng B thực hiện việc cho vay đối với khách hàng là đúng quy định.
Trường hợp ông Đ và bà N đầu tư thêm vào tài sản thế chấp – cho Công ty TNHH thuê, thì phần
tài sản tăng thêm cũng thuộc về tài sản thế chấp. Ông Thân Vĩnh Đ và bà Định Thị Kim N đã đồng ý
dùng toàn bộ tài sản là nhà và đất tại địa chỉ 19 Đường N, phường T, quận H, thành phố Đà Nẵng để
đảm bảo cho việc thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của Công ty S với Ngân hàng đối với tất cả các hợp
đồng tín dụng đã phát sinh, đồng thời cam kết không có bất kỳ khiếu nại, tranh chấp hay đưa ra bất
kỳ lý do gì để từ chối nghĩa vụ của vợ chồng ông Đ. Do đó Tòa án cấp sơ thẩm tuyên xử lý tài sản
thế chấp cho toàn bộ khoản nợ Công ty S nợ Ngân hàng B là có căn cứ.
 BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ, NGHỊ QUYẾT SỐ 326/2016/UBTVQH14
Theo biên bản xem xét thẩm định tại chỗ, nhà và đất tại thửa đất số 331, tờ bản đồ số 7, địa chỉ 19
Đường N, phường T, quận H, thành phố Đà Nẵng so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có
phát sinh thêm phần xây dựng trên đất phía sau nhà.
Trước đó, ông Thân Vĩnh Đ, bà Đinh Thị Kim N có đơn kháng cáo đưa những lý do để yêu cầu
Tòa án tuyên bố chấm dứt việc thực hiện hợp đồng thế chấp do hoàn cảnh thực hiện hợp đồng
có thay đổi cơ bản so với thời điểm giao kết mà không do lỗi của bên thế chấp và buộc Ngân hàng
giải chấp tài sản đảm bảo là đất và nhà. Tuy nhiên, ông Đ và bà N không cung cấp được tài liệu
chứng cứ chứng minh. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết vụ án, ông Đ và Công ty TNHH MTV
Thành phố TV cũng không cung cấp các tài liệu chứng cứ hợp pháp liên quan đến việc Công ty này
đã đầu tư tiền vào cải tạo căn nhà thuê và mua sắm thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh, các tài liệu
chứng cứ thể hiện giá trị tài sản đảm bảo là 8.650.000.000 đồng trên giá trị tài sản thế chấp đã định
giá là 11.305.000.000 đồng cho Tòa án nhân dân quận Hải Châu trong đơn đề nghị theo quy định tại
Điều 92. Trong khi đó, Ngân hàng và Công ty S đã cung cấp đầy đủ các tài liệu và văn bản giải trình
chứng minh Ngân hàng B – Chi nhánh Sông Hàn không có lỗi trong việc để Công ty S chuyển tiền
vào tài khoản tại Ngân hàng khác và Ngân hàng B – Chi nhánh Sông Hàn cũng đã thực hiện đủ các
biện pháp nhằm thu hồi nợ theo khoản 1, 3, 4, Điều 91, về nghĩa vụ chứng minh. Do đó Tòa án
nhân dân cấp sơ thẩm tuyên bố không chấp nhận yêu cầu độc lập của ông Thân Vĩnh Đ về việc
tuyên bố chấm dứt việc thực hiện hợp đồng thế chấp số 01.2016/3241706/HĐBĐ ngày 21/7/2016,
và buộc Công ty TNHH MTV Thành phố TV phải có trách nhiệm bàn giao nhà và đất nói trên cho
các cơ quan chức năng để tiến hành xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 1, Điều 147: “Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được
Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.”, khoản 1, Điều
148: “Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản
án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc
thẩm’’, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30.12.2016, khoản 1, Điều 26: “Đương sự phải
chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp
được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.”, do vậy vì Tòa phúc thẩm không chấp nhận kháng
cáo nên ông Thân Vĩnh Đ và bà Đinh Thị Kim N phải chịu án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm
và án phí sơ thẩm theo quy định của pháp luật, nội dung của án phí đã được đề cập tại quyết định
của Tòa.
Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án nhân dân quận Hải Châu đã tống đạt hợp lệ giấy triệu
tập thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải cho bà
Đinh Thị Kim N và Công ty TNHH MTV Thành phố TV nhưng bà N và Công ty TNHH MTV
Thành phố TV đều vắng mặt không lý do. Sau khi xem xét laị, Hội đồng xét xử nhận định: bà Đinh
Thị Kim N và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Công ty TNHH MTV Thành phố TV có đơn
xin xét xử vắng mặt, nên HĐXX xử vắng mặt theo quy định tại Khoản 3 Điều 296 Bộ luật tố tụng
dân sự.
Xác định tư cách của ông Đ, quyền của ông Đ
=> yêu cầu của nguyên đơn: bãi bỏ hợp đồng thế chấp
=> đối chiếu lại yêu cầu + quyền của ông Đ + nghĩa vụ của ông Đ
=> xác định yêu cầu đó có cơ sở không
Nhận định của Toà sơ thẩm và phúc thẩm là gì
=> đối chiếu ngược lại với quyền/ nghĩa vụ của ông Đ
=> xác định nhận định của Toà án có phù hợp ko, nhận định đó đã đủ căn cứ để bác yêu cầu
của nguyên đơn chưa
=> tình tiết nào cần làm rõ nhưng Toà án chưa đề cập đến
Tư cách và quyền của ông Đ
- người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ T
Trách nhiệm của ông Đ
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi
ích hợp pháp của doanh nghiệp.
- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí
quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức,
cá nhân khác.
- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên
quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
yêu cầu của bị đơn: bãi bỏ hợp đồng thế chấp
1, Ông Đ trước khi bị cách chức thì trong quá trình giao dịch và ký kết với ngân hàng B, ông
là người đại diện pháp lý của công ty S- Giam đốc công ty, vì vậy khi ông và bà N hoàn toàn
tự nguyện và có đầy đủ năng lực hành vi nhân sự khi ký hợp đồng thế chấp ngày 21/7/2016
để thế chấp nhà và đất tại thửa đất số 331, tờ bản đồ số 7 để trường hợp Công ty S không trả
được nợ, Ngân hàng đề nghị xử lý tài sản đã thế chấp theo hợp đồng thế chấp ngày 21/7/2016
mà các bên đã ký kết theo quy định của pháp luật để đảm bảo việc thu hồi nợ. Do đó, yêu cầu
bãi bỏ hợp đồng thế chấp của ông Đ là không đủ căn cứ và trái với quy định của pháp luật vì
việc ông bị cách chức không thuộc trường hợp thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách
quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng (Theo qui định tại khoản 1 Điều 420 của Bộ luật dân
sự), bên cạnh đó, trong hợp đồng cũng không đề cập đến điều kiện và cách xử lý cho trường
hợp cụ thể trên.
Tình tiết cần làm rõ nhưng tòa chưa đề cập đến
Ngân hàng đã biết việc chuyển nguồn thu của Công ty S vào tài khoản tại Ngân hàng khác
nhưng đã không thực hiện việc giám sát mục đích sử dụng vốn của Công ty S nên làm cho
Công ty S không có nguồn tiền để trả nợ.

+ Công ty S đã vi phạm thỏa thuận đã được xác lập giữa Công ty S với vợ chồng ông Thân
Vĩnh Đ và bà Đinh Thị Kim N khi Công ty mượn tài sản là nhà và đất tại 19 đường N,
phường T, thành phố Đà Nẵng.
Việc vi phạm trên của Công ty S đã làm thay đổi cơ bản hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thế
chấp 01.2016/3241706/HĐBĐ ngày 21/7/2016 giữa ngân hàng với ông Thân Vĩnh Đ và bà
Đinh Thị Kim N.

You might also like