Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

THAM KHẢO

Câu 1. Hãy phát biểu ý kiến về nhận định: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1931 là
một bước phát triển mới so với các phong trào yêu nước trước đó.
Gợi ý tham khảo:
Phong trào cách mạng 1930-1931, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh là phong trào cách mạng
đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Phong trào là một bước phát triển mới so với
những phong trào yêu nước trước đó, thể hiện ở các mặt:
Trước hết, đó là một phong trào cách mạng triệt để, có đường lối chính trị đúng đắn, nhằm
chống lại kẻ thù của dân tộc là đế quốc và bọn phong kiến tay sai.
Diễn ra trên quy mô cả nước, từ Bắc chí Nam, từ nông thôn đến thành thị; từ các nhà máy đến
các hầm mỏ và đồn điền, nhưng mang tính thống nhất cao vì đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Phong trào đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, từ công nhân, nông dân đến các tầng lớp
nhân dân thành thị từ Bắc chí Nam. Đặc biệt, phong trào đã diẽn ra với sự lien kết công nhân
với nông dân vô cùng chặt chẽ.
Hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt:
+ Phong phú: bãi công của công nhân, biểu tình của nông dân, bãi khoá của học sinh, sinh viên,
bãi thị của tiểu thương, những cuộc mít tinh của nhiều tầng lớp xã hội, treo cờ đỏ búa liềm, rải
truyền đơn, căng khẩu hiệu…
+ Quyết liệt: phá đồn điền, nhà lao, nhà ga, bao vây huyện đường buộc bọn thống trị phải chấp
nhận yêu sách, thành lập các đội tự về đỏ, làm tan rã bộ máy chính quyền của đế quốc và tai sai,
thiết lập chính quyền cách mạng ở một số nơi, nhất là chính quyền Xô viết ở vùng nông thôầyhi
tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Câu 2. Hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong lịch sử dân tộc thời kì 1919-
1930. Trình bày suy nghĩ về giá trị của lý luận cách mạng giải phóng dân tộc do Nguyễn
Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam.
a) Khái quát về tiểu sử và hoạt động yêu nước – cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.
b) Hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong lịch sử dân tộc thời kì 1919-1930:
Trên cơ sở những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian 1919-1930, thí sinh nêu và
làm sáng tỏ những vai trò của Nguyễn Ái Quốc. Phổ điểm phân bố như sau:
-Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam: Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc
đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.
Bản luận cương này giúp Người khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo
cách mạng vô sản…
-Chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam: Trong
những năm 20 của thế ki XX, Nguyễn Ái Ọuốc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin
vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, xây dựng lí luận giải phóng dân tộc theo con đường cách
mạng vô sản và truyền bá vào Việt Nam… Tháng 6-1925 thành lập Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên…
-Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt:
Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của mỗi tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu
chương trình hội nghị. Với uy tín tuyệt đối, Nguyễn Ái Quốc đã đưa hội nghị đến thành công…
Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn
thảo…
c) Suy nghĩ về giá trị của lý luận cách mạng giải phóng dân tộc do Nguyễn Ái Quốc truyền bá
vào Việt Nam.
Yêu cầu thí sinh cần bày tỏ những suy nghĩ cá nhân, nhưng phải phù hợp với truyền thống văn
hóa dân tộc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng tôn kính với tiền nhân và trách nhiệm
của thế hệ hiện nay.
-Trình bày giá trị của lý luận cách mạng giải phóng dân tộc do Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào
Việt Nam: Trên cơ sở khái quát nội dung của lý luận…, thí sinh rút ra những giá trị của lý luận:
vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam,ngọn cờ định
hướng, chỉ đạo cho phong trào cách mạng Việt Nam trong thời kì vận động thành lập Đảng và
là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên yêu nước Việt Nam đang tìm chân lí cứu nước đầu thể
kỉ XX; là kim chỉ nam cho những người cách mạng Việt Nam, góp phần đào tạo những thế hệ
cộng sản đầu tiên; tích cực chuẩn bị về tư tưởng và chính trị cho sự ra đời chính đảng vô sản ở
Việt Nam;…
-Trình bày một hoặc một số ý kiến, quan điểm về giá trị của lý luận cách mạng giải phóng dân
tộc. Chẳng hạn: nhận xét về giá trị của lý luận, đánh giá về tầm quan trọng, nhãn quan của
Nguyễn Ái Quốc, bày tỏ thái độ kính trọng đối với Nguyễn Ái Quốc; trình bày trách nhiệm của
cá nhân hiện nay,…
Câu 3. Vì sao đến năm 1941 Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trương
thành lập Mặt trận Việt Minh? Vai trò của Việt Minh
Gợi ý trả lời:
- CTTG thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng..., ảnh hưởng đến tình hình Đông Dương.
Ngay khi chiến tranh mới nổ ra, bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương đàn áp phong trào dân
chủ..., thi hành chính sách "kinh tế chỉ huy". Từ khi Nhật vào Đông Dương (9-1940), nhân dân
ta phải chịu cảnh "một cổ hai tròng"... làm cho "quyền lợi của mọi bộ phận, mọi giai cấp đề bị
cướp giật. Vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng". Mâu thuẫn giữa cả dân tộc ta
với bọn đế quốc - phát xít Nhật - Pháp và tay sai phát triển gay gắt chưa từng thấy. Nhiệm vụ
GPDT được đặt ra vô cùng cấp thiết.
- Nhằm tập hợp mọi lực lượng dân tộc ở Đông Dương thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là
GPDT, từ Hội nghị 6 (11-1939), BCHTƯ Đảng đã chủ trương thành lập MTDTTNPĐ Đông
Dương, thay cho MTDC Đông Dương của giai đoạn trước. Ở Đông Dương có ba quốc gia dân
tộc, cùng đoàn kết chống kẻ thù chung dưới sự lãnh đạo của ĐCSĐD, nhưng ở mỗi nước có
những đặc điểm riêng. Cần phát huy sức mạnh mỗi dân tộc, đoàn kết và tập hợp lực lượng từng
dân tộc trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, từ đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo xây
dựng thí điểm Việt Minh ở Cao Bằng
- Hội nghị 8 của BCHTƯ Đảng (5-1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì chủ trương giải
quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước, thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng:
Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), Ai Lao độc lập đồng minh và Cao Miên độc lập
đồng minh
Việt Minh là mặt trận đoàn kết dân tộc Việt Nam với các đoàn thể quần chúng mang tên
"cứu quốc".
Vai trò của Việt Minh...
- Động viên đến mức cao nhất mọi người Việt Nam có lòng yêu nước thương nòi lên trận
địa cách mạng; xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phân hoá và cô lập cao độ
kẻ thù đế quốc và tay sai để chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chúng
- Là nơi tập hợp, giác ngộ và rèn luyện lực lượng chính trị cho Cách mạng tháng Tám,
một lực lượng cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong TKN giành chính quyền
- Tạo cơ sở chính trị vững chắc cho việc xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách
mạng.
- Đưa cả dân tộc Việt Nam vùng dậy dưới cờ đỏ sao vàng năm cánh của Việt Minh, đi từ
khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận trong cao trào kháng Nhật cứu nước, tiến lên
chớp đúng thời cơ TKN ở cả nông thôn và thành thị với sự kết hợp lực lượng chính trị với lực
lượng vũ trang, tạo ra sức mạnh áp đảo, đập tan bộ máy chính quyền của phát xít Nhật và tay
sai, thiết lập chính quyền cách mạng trong toàn quốc.
- Tổng bộ Việt Minh triệu tập Quốc dân Đại hội (một hình thức tiền Quốc hội), bầu ra Uỷ
ban dân tộc giải phóng (Chính phủ lâm thời), lập nên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà
nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
- Gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
phát xít của phe Đồng minh trên thế giới.
* Việt Minh đóng vai trò vô cùng to lớn trong toàn bộ quá trình chuẩn bị và tiến hành
Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám 1945.
(Nêu lí do thành lập và vai trò mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam do
Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
- Mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam là Việt Nam độc lập đồng minh
(Việt Minh):
- Lí do thành lập:
+ Yêu cầu tập hợp lực lượng toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập tự do: Chiến tranh
thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng, tác động đến tình hình Việt Nam... Phát xít
Nhật vào Đông Dương (9-1940). Nhân dân Việt Nam phải chịu hai tầng áp bức, “quyền lợi của
mọi bộ phận, mọi giai cấp đều bị cướp giật, vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng”.
Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai phát triển gay gắt,
nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra vô cùng cấp thiết. Cần huy động lực lượng toàn dân
tộc đứng lên tự giải phóng.
+ Yêu cầu giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương: Đông Dương
có ba quốc gia dân tộc, cùng đoàn kết chống kẻ thù chung, nhưng ở mỗi nước có những đặc
điểm riêng, cần phải giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước. Đầu năm 1941,
Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, chỉ đạo xây dựng thí điểm Việt Minh ở
Cao Bằng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) do Nguyễn Ái Quốc
chủ trì, chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, quyết
định thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng: Việt Nam độc lập đồng minh, Ai Lao độc lập
đồng minh và Cao Miên độc lập đồng minh.
- Vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với cách mạng Việt Nam
+ Đoàn kết mọi người Việt Nam có lòng yêu nước thương nòi, không phân biệt giai cấp, tầng
lớp, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng; cô lập cao độ kẻ thù đế quốc và tay sai để chĩa mũi nhọn đấu
tranh vào chúng.
+ Đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị tiến lên Tổng khởi nghĩa: Việt Minh là nơi tổ chức, giác ngộ
và rèn luyện lực lượng chính trị cho Cách mạng tháng Tám, một lực lượng cơ bản và có ý nghĩa
quyết định trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền; tạo cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang
và căn cứ địa cách mạng.
+ Động viên toàn dân tham gia cao trào đánh Pháp, đuổi Nhật; đi từ khởi nghĩa từng phần, tiến
lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước; thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà; góp phần cùng phe Đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
+ Cùng với Liên Việt, tăng cường đoàn kết và huy động sức mạnh toàn dân tộc trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ chế độ dân chủ cộng hoà; tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược.Câu 1. Vì sao đến năm 1941 Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ
trương thành lập Mặt trận Việt Minh? Vai trò của Việt Minh)
Câu 4. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa những điều kiện bùng nổ cuộc Tổng khởi
nghĩa tháng 8-1945, hãy xác định những biện pháp để Việt Nam hội nhập quốc tế thành
công.
a) Mối quan hệ giữa những điều kiện bùng nổ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945:
-Trình bày những điều kiện bùng nổ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945: Trên cơ sở hoàn cảnh
thế giới và trong nước, thí sinh rút ra những điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng
8-1945: Đội tiên phong và quần chúng cách mạng đã sẳn sàng; tầng lớp trung gian ngã về phía
cách mạng; kẻ thù không thể thống trị như cũ được nữa, kẻ thù mới chưa vào.
-Trình bày mối quan hệ:
Trên cơ sở những điều kiện bùng nổ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945, thí sinh đặt ra và làm
sáng tỏ mối quan hệ giữa những điều kiện bùng nổ.
Chẳng hạn: điều kiện chủ quan (bên trong) và điều kiện khách quan (bên ngoài) có mối quan hệ
mật thiết với nhau, trong đó điều kiện chủ quan là điều kiện quyết định còn điều kiện khách
quan là điều kiện cơ sở cho Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 bùng nổ…
b) Những biện pháp để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công:
Trên cơ sở mối quan hệ giữa những điều kiện bùng nổ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945, thí
sinh phải nhấn mạnh: Việt Nam hội nhập quốc tế thành công thì phải phát huy sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp sức mạnh sức mạnh trong nước với sức mạnh thế giới. Từ
đó, nêu và làm sáng tỏ những biện pháp để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công.
Chẳng hạn những biện pháp như: phát huy nguồn lực toàn diện của toàn dân tộc về vật chất,
tinh thần, về kinh tế, chính trị, văn hóa…và tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài; xây dựng sức
mạnh quốc gia, xây dựng nền quốc phòng toàn dân kết hợp với an ninh nhân dân… và tranh thủ
sự ủng hộ của quốc tế; tham gia những cuộc chơi mà luật định đã có sẳn lợi ích không chia đều
cho các bên để nắm lấy thời cơ và vượt qua thách thức…
Câu 5. Trình bày nguyên nhân và hệ quả cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp ở Đông
Dương (9-3-1945).
Gợi ý trả lời:
- Nguyên nhân Nhật đảo chính Pháp:
+ Cuối năm 1944 đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ở
châu Âu, Hồng quân Liên Xô trên đường vào Béclin, Đức Quốc xã đứng trước giờ bị tiêu diệt.
Ở châu Á- Thái Bình Dương quân Nhật phải chống trả những đòn tấn công quyết liệt của liên
quân Mĩ-Anh ở trên bộ cũng như trên biển, lại không nhận được sự giúp đỡ từ đồng minh nên
liên tục gặp thất bại.
+ Lúc này ở Đông Dương ngọn lửa cách mạng đang dâng cao, còn lực lượng Pháp theo phái Đờ
Gôn thì đang ráo riết chuẩn bị chờ thời cơ phản công. Nền thống trị của phát xít Nhật ở Đông
Dương đang bị đe dọa.
+ Trước tình hình đó Nhật Bản quyết định ra tay trước, lật đổ Pháp để tránh tình trạng bị đánh
sau lưng và có thể độc chiếm Đông Dương. Vào lúc 20 giờ ngày 9- 3- 1945, quân Nhật nổ súng
lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương, quân Pháp chỉ chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng.
Để mị dân, phát xít Nhật tuyên bố sẽ giúp đỡ cho nền độc lập của các dân tộc Đông Dương,
chúng dựng lên chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim và đưa Bảo Đại lên làm “Quốc trưởng”,
nhưng chưa được bao lâu thì bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chúng đã lộ rõ.
- Hệ quả của việc Nhật đảo chính Pháp: Sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9 - 3- 1945 đã cho
thấy sự khủng hoảng lớn về chính trị của phát xít Nhật, đồng thời làm cho mâu thuẫn giữa
chúng và nhân dân ta càng thêm gay gắt hơn, dẫn đến Cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3
đến tháng 8- 1945:
+ Ngày 12- 3- 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, ra chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta”, phát động cao trào kháng nhật cứu nước làm tiền đề cho tổng khởi
nghĩa.
+ Ở Cao- Bắc- Lạng, lực lượng Cứu quốc quân phối hợp với Đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân giải phóng nhiều châu, xã. Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập.
+ Khắp các tỉnh Bắc kì và Bắc Trung kì, nhân dân hăng hái tham gia phong trào “Phá kho thóc
giải quyết nạn đói” .
+ Cùng với các cuộc nổi dậy ở Tiên Du, Bần Nhân Yên, ngày 11- 3 tù chính trị ở Quảng Ngãi
nổi dậy phá nhà lao, thành lập đội du kích Ba Tơ.
+ Ở Nam kì, phong trào Vệt minh phát triển mạnh mẽ nhất là ở Mĩ Tho và Hậu Giang.
+ Cùng với cao trào kháng Nhật cứu nước, công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa được gấp rút hoàn
thành. Cả nước đã sẵn sàng chờ thời cơ đứng lên tổng khởi nghĩa.
Câu 6. Phân tích những điều kiện đưa đến cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Gợi ý:
- Điều kiện khách quan:
+ Chiến tranh thế giới thứ hai ở vào thời điểm kết thúc: Tháng 5/1945 phát xít Đức bị tiêu diệt;
Đầu tháng 8/1945, quân đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của quân Nhật ở Châu Á –
Thái Bình Dương. Ngày 6 và 9/8/1945, Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố
Hirôsima và Nagaxaki của Nhật Bản.
+ Ngày 9-8-1945, Liên Xô tấn công làm tan rã đạo quân Quan Đông của Nhật ở Trung Quốc.
Ngày 15-8-1945, chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh. Bọn Nhật ở Đông Dương
hoang mang, tạo cơ hội ngàn năm có một cho cách mạng Việt Nam.
+ Quân đội đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp phát xít chưa kéo vào nước ta.
+ Điều kiện khách quan có lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến.
- Điều kiện chủ quan:
+ Đảng cộng sản Đông Dương đã có quá trình chuẩn bị chu đáo với ba cao trào cách mạng:
1930 - 1931, 1936 - 1939 và 1939 - 1945. Trong cao trào cách mạng giải phóng dân tộc 1939 -
1945, Đảng cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị đầy đủ, chu đáo về mặt
đường lối, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng và bước đầu tập dượt
cho quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, nhân dân sẵn sàng nổi dậy khi có lệnh
khởi nghĩa.
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, cao trào kháng Nhật cứu nước phát triển
mạnh mẽ, nhất là sau khi Nhật đảo chính Pháp. Toàn dân đoàn kết một lòng, Đảng kịp thời phát
động tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
+ Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn
quốc, ban hành quân lệnh số 1, phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
+ Từ ngày 14 đến 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp ở Tân Trào (Tuyên Quang)
thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc và
quyết định những vấn đề về đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền...
+ Tiếp đó, từ ngày 16 đến 17-8-1945, Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào nhất trí tán thành quyết
định lệnh Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của mặt trận Việt Minh, đồng thời lập uỷ
ban dân tộc giải phóng Việt Nam tức chính phủ cách mạng lâm thời do Hồ Chí Minh đứng đầu.
- Trong những điều kiện trên, thì điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định. Vì nếu không có sự
chuẩn bị chu đáo của Đảng, thì cho dù điều kiện khách quan có thuận lợi, cũng không thể nổ ra
một cuộc tổng khởi nghĩa được. Sự lãnh đạo của Đảng đã giữ vai trò quan trọng nhất.
(- Giai đoạn từ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh đến những ngày đầu tháng 9 năm 1945 là thời cơ
“ngàn năm có một” của dân tộc Việt Nam:
+ Thứ nhất, sự việc Nhật Bản đầu hàng Đồng minh ngày 15-8-1945 đã tạo ra một “khoảng
trống quyền lực” ở Đông Dương: quân đội Nhật ở Đông Dương rệu rã không còn tinh thần để
chống lại cách mạng, chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim hoang mang tột độ, quân Đồng minh
chưa tiến vào nước ta để giải giáp quân đội Nhật trong khi thực dân Pháp đã bị Nhật hắt cẳng ra
khỏi Đông Dương từ tháng 3-1945. Đây là cơ hội để Đảng ta và Mặt trận Việt Minh lãnh đạo
toàn dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
+ Thứ hai, Đảng Cộng Sản Đông Dương đã có quá trình chuẩn bị chu đáo cho cuộc Tổng khởi
nghĩa tháng Tám trong suốt 15 năm (1930 – 1945) với 3 đợt tập dợt lớn: 1903 – 1931, 1936 –
1939 và 1939 – 1945. Đặc biệt, từ sau hội nghị Trung ương 8 (5-1941), Đảng đã xác định giải
phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và tiến hành khẩn trương công tác chuẩn bị cho cuộc tổng
khởi nghĩa về lực lượng chính trị (xây dựng Mặt trận Việt Minh), lực lượng vũ trang (xây dựng
Cứu quốc quân và Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, sau đó hợp nhất thành Quân
giải phóng Việt Nam) và căn cứ địa cách mạng (căn cứ địa Việt Bắc).
+ Thứ ba, từ tháng 3 – 1945, khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng đã phát động cao trào kháng Nhật
cứu nước và được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ, từ khởi nghĩa từ phấn tiến tới tổng khởi
nghĩa. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh cũng chính là lúc khí thế cách mạng trong cả nước sôi
sục hơn bao giờ hết, toàn dân sẵn sàng chờ lệnh tổng khởi nghĩa để đứng lên giành chính
quyền.
- Trước tình hình đó, Đảng ta đã chủ động, nhạy bén trong việc chớp thời cơ, phát động toàn
dân đứng lên khởi nghĩa.
+ Vừa hay tin Nhật sẽ đầu hàng Đồng minh, ngày 13-8 Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban
khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1 phát động tổng khởi nghĩa.
+ Từ ngày 14 đến 15- 8, Hội nghị đại biểu Đảng toàn quốc quyết định tổng khởi nghĩa giành
chính quyền trước khi quân đồng minh vào Đông Dương.
+ Ngày 16 và 17-8, Đại biểu Quốc dân Tân Trào họp hưởng ứng quyết định tổng khởi nghĩa
giành chính quyền toàn quốc của Đảng, thông qua Mệnh lệnh khởi nghĩa của Tổng bộ Việt
Minh và 10 chính sách lớn của Việt Minh. Cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính
phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn
quốc. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn
quốc.
+ Cuộc tổng khởi nghĩa diễn ra trong vòng nửa tháng (từ ngày 14 đến ngày 28-8-1945) đã giành
được thắng lợi hoàn toàn. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập,
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.)
Câu 7. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có phải là một cuộc bạo lực cách
mạng không? Vì sao?
Gợi ý:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng bạo lực.
Sở dĩ nói như vậy, là vì:
Thứ nhất, trong điều kiện một nước thuộc địa, kẻ thù luôn dùng bạo lực để thống trị nhân dân
thì con đường cùng nhất để giành độc lập dân tộc là con đường cách mạng bạo lực.
Thứ hai, Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một cuộc vùng dậy của cả dân tộc Việt Nam, được
tiến hành bằng khởi nghĩa vũ trang, đập tan của chính quyền đế quốc và tay sai, thiết lập chính
quyền cách mạng. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân ta đi từ khởi nghĩa từng
phần tiến lên tổng khởi nghĩa (được xác định và chuẩn bị từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ 8 tháng 5/1941).
Thứ ba, Cách mạng tháng Tám năm 1945 dựa vào sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam (trừ bọn
tay sai), không phân biệt tâng lớp, giai cấp, đảng phái chính trị. Lực lượng tham gia của Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền được tổ chức thành hai lực lượng cơ bản, có quá trình chuẩn bị
chu đáo và lâu dài là lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Trong Cách mạng tháng Tám
năm 1945, có sự kết hợp chặc chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Đó là sức
mạnh áp đảo của toàn dân tộc đã đưa cách mạng đến thắng lợi.

You might also like