Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Đề cương ôn tập giữa kì II- KHTN 7 ( Phần Hóa Học)- Năm học 2023- 2024

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM


1. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Nhận biết
Câu 1. Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có cùng
A. số neutron trong hạt nhân. B. số proton trong hạt nhân.
C. số electron trong hạt nhân. D. số proton và số neutron trong hạt nhân.
Câu 2 : Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có cùng thành phần nào?
A. Số proton. B. Số neutron. C. Số electron. D. khối lượng nguyên tử.
Câu 3 : Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố ứng với kí hiệu hóa học Na là
A. Natri. B. Nitrogen. C. Natrium. D. Sodium.
Câu 4. Số lượng hạt nào đặc trưng cho nguyên tố hóa học?
A. Proton. B. Neutron.
C. Electron. D. Neutron và electron.
Câu 5. Kí hiệu biểu diễn nguyên tử chlorine là
A. Cl. B. C. C. Cl. D. Cl.
Câu 6. Trong các câu sau đây, câu nào không đúng?
A. Mỗi nguyên tố hóa học có một kí hiệu hóa học riêng.
B. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có số neutron bằng nhau
C. Hạt proton đặc trưng cho một nguyên tố hóa học
D. Kí hiệu hóa học được biểu diễn một hay hai chữ cái (chữ cái đầu tiên viết in hoa và
nếu có chữ cái thứ hai thì viết thường).
Thông hiểu
Câu 1. Cho thành phần các nguyên tử như sau: X (17p,17e, 16n), Y (20p, 19n, 20e), Z
(17p,17e, 16 n), T (19p,19e, 20n). Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2 : Cho các nguyên tố hóa học sau: hydrogen, magnesium, oxygen, potassium,
silicon. Số nguyên tố có kí hiệu hóa học gồm 1 chữ cái là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 3. Kí hiệu biểu diễn hai nguyên tử oxygen là
A. 2O. B. O2. C. O2. D. 2O.
Câu 4. Cho dãy các kí hiệu hóa học sau: O, Na, P, Be, Cl. Thứ tự tên của các nguyên tố
lần lượt là?
A. Oxygen, potassium, phosphorus, beryllium, chlorine
B. Oxygen, potassium, phosphorus, beryllium, chlorine
C. Oxygen, sodium, phosphorus, beryllium, chlorine
D. Oxygen, sodium, phosphorus, beryllium, calcium
Câu 5 : Nguyên tử của nguyên tố aluminium có số hiệu nguyên tử là 13. Phát biểu nào
dưới đây không đúng?
A. Nguyên tử aluminium có 13 protons trong hạt nhân.
B. Nguyên tử aluminium có 13 electrons.
C. Nguyên tử aluminium có số đơn vị điện tích hạt nhân là 13.
D. Nguyên tử aluminium có 14 neutrons trong hạt nhân.
2. SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
Nhận biết
Câu 1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo nguyên tắc:
A. nguyên tử khối tăng dần. B. tính kim loại tăng dần.
C. điện tích hạt nhân tăng dần D. tính phi kim tăng dần.
Câu 2. Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:
A. Số thứ tự của nguyên tố. B. Số hiệu nguyên tử.
C. Số electron lớp ngoài cùng. D. Số lớp electron.
Câu 3. Số thứ tự nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:
A. Số electron lớp ngoài cùng. B. Số lớp electron.
C. Số hiệu nguyên tử. D. Số thứ tự của nguyên tố.
Câu 4. Trong bảng tuần hoàn, số chu kì nhỏ là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 5. Tên gọi của nhóm IA là
A. Nhóm khí hiếm B. Nhóm kim loại kiềm
C. Nhóm kim loại kiềm thổ D. Nhóm halogen
Câu 6. Nhà khoa học nổi tiếng người Ngã đã có công trong việc xây dựng bảng tuần
hoàn sử dụng đến ngày nay là:
A. Dimitri. I. Mendeleev. B. Ernest Rutherford.
C. Niels Bohr. D. John Dalton.
Câu 7. Hiện nay, có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?
A.5 B.7 C.8 D.9
Câu 8. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được cấu tạo từ
A. Chu kì. B. Ô nguyên tố, chu kì, nhóm.
C. Ô nguyên tố. D. Chu kì, nhóm.

Thông hiểu
Câu 1. Cho ô nguyên tố nitrogen như hình sau:

Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Nguyên tử nitrogen có 14 proton.
B. Nguyên tố nitrogen có kí hiệu hóa học là Ni.
C. Nguyên tố nitrogen ở ô thứ 7 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
D. Khối lượng nguyên tử nitrogen là 7 amu.
Câu 2. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là kim loại?
A. F, O, Na, N. B. O, Cl, Br, H.
C. H, N, O, K. D. K, Na, Mg, Al.
Câu 3. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là phi kim?
A. F, O, Na, N. B. O, Cl, Br, H.
C. H, N, O, K. D. K, Na, Mg, Al.
Câu 4. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 2
electron. Vị trí của nguyên tố X là
A. chu kỳ 3, nhóm VIA. B. chu kỳ 2, nhóm IIIA.
C. chu kỳ 3, nhóm IIA. D. chu kỳ 2, nhóm VIA.
Câu 5. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 11, chu kỳ 3, nhóm I trong bảng tuần hoàn
các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Điện tích hạt nhân +11, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron.
B. Điện tích hạt nhân +11, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron.
C. Điện tích hạt nhân +11, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron.
D. Điện tích hạt nhân +11, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron.

3. Phân tử - Đơn chất – Hợp chất


Câu 1. Khối lượng phân tử của hợp chất nitrogen dioxide tạo bởi 1 nguyên tử nitrogen và
2 nguyên tử oxygen là
A. 30 amu. B. 46 amu. C. 108 amu. D. 94 amu.
Câu 2. Biết phosphoric acid gồm 3H, 1P và 4O. Khối lượng phân tử của phosphoric acid

A. 48 amu. B. 86 amu. C. 98 amu. D. 96 amu.
Câu 3: Phân tử khối của Cu gấp bao nhiêu lần phân tử khối của oxi?
A. 4 lần. B. 32 lần. C. 2 lần. D. 64 lần.
d) Khí nitrogen tạo nên từ 2N.
4. GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
Nhận biết
Câu 1. Nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt được
lớp electron ngoài cùng giống
A. Kim loại. B. Khí hiếm.
C. Phi kim. D. Đơn chất.
Câu 2. Nguyên tử kim loại nhường electron sẽ trở thành
A. Ion dương. B. Ion âm.
C. Khí hiếm. D. Ion dương hoặc ion âm.
Câu 3. Nguyên tử phi kim nhận electron sẽ trở thành
A. Ion dương. B. Ion âm.
C. Khí hiếm. D. Ion dương hoặc ion âm.
Câu 4. Liên kết ion được hình thành nhờ
A. Lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
B. Lực hút tĩnh điện giữa các nguyên tử.
C. Một hay nhiều cặp electron dùng chung.
D. Một hay nhiều cặp neutron dùng chung.
Câu 5. Liên kết cộng hóa trị được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng
A. lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
B. lực hút tĩnh điện giữa các nguyên tử.
C. một hay nhiều cặp electron dùng chung.
D. một hay nhiều cặp neutron dùng chung.
Thông hiểu
Câu 1 . Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết
A. cộng hóa trị. B. ion. C. phi kim. D. kim loại.
Câu 2 . Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử muối ăn là liên kết
A. cộng hóa trị. B. ion. C. phi kim. D. kim loại.
Câu 3 . Trong phân tử oxygen (O2), khi hai nguyên tử oxygen liên kết với nhau,
chúng
A. góp chung proton.
B. chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
C. chuyển proton từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
D. góp chung electron
Câu 4 . Trong phân tử potassium chloride, nguyên tử K (potassium) và nguyên tử
Cl (chlorine) liên kết với nhau bằng liên kết
A. cộng hóa trị. B. ion. C. phi kim. D. kim loại.
Câu 5 . Khi hình thành phân tử calcium chloride, nguyên tử Ca (calcium)
A. nhường 2 electron cho nguyên tử chlorine. B. nhận 1 electron từ nguyên tử chlorine.
C. nhường 1 electron cho nguyên tử chlorine. D. nhận 2 electron từ nguyên tử chlorine.
5. HÓA TRỊ VÀ CÔNG THỨC HÓA HỌC
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong các hợp chất, hydrogen thường có hóa trị I và oxygen thường có hóa trị II;
B. Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với các nguyên
tử khác trong phân tử;
C. Trong phân tử hợp chất hai nguyên tố, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này
bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia;
D. Lưu huỳnh chỉ có hóa trị IV.
Câu 2 . Biết S có hoá trị II, hoá trị của magnesium trong hợp chất MgS là
A. I. B. II. C. III. D. IV.
Câu 3. Hóa trị của C trong CO2 là
A. I. B. II. C. III. D. IV.
Câu 4: Biết N có hoá trị IV, hãy chọn công thức hoá học phù hợp với qui tắc hoá trị
trong đó có các công thức sau:
A. NO B. N2O C. N2O3 D. NO2
Câu 5: Biết S có hoá trị IV, hãy chọn công thức hoá học phù hợp với qui tắc hoá trị trong
đó có các công thức sau: A. S2O2 B.S2O3 C. SO3 D. SO2

II. TỰ LUẬN
Câu 1.Viết tên và kí hiệu hóa học của 20 nguyên tố hóa học đầu tiên? Phân biệt được
các nguyên tố kim loại và phi kim và khí hiếm ( Màu xanh : Kim loại; Màu đỏ: Phi kim;
Màu vàng: Khí hiếm)
Số hiệu nguyên Tên nguyên tố hóa Kí hiệu hóa Khối lượng nguyên
tử Z học (IUPAC) học tử (amu)
1 Hydrogen ( hiđro) H 1
2 Helium ( heli) He 4
3 Lithium ( Liti) Li 7
4 Beryllium ( beri) Be 9
5 Boron ( Bo) B 11
6 Carbon ( cacbon) C 12
7 Nitrogen ( nitơ)) N 14
8 Oxygen ( Oxy) O 16
9 Fluorine ( Flo) F 19
10 Neon ( Neon) Ne 20
11 Sodium (natri) Na 23
12 Magnesium ( Magie) Mg 24
13 Aluminium (nhôm) Al 27
14 Silicon ( Silic) Si 28
15 Phosphorus P 31
16 ( Photpho) S 32
17 Sulfur (lưu huỳnh) Cl 35,5
18 Chlorine ( Clo) Ar 40
19 Argon K 39
20 Potassium (kali) Ca 40
Calcium( Can xi)
Câu 2. a,Nêu nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
b. Mô tả được cấu tạo của BTH:
- Ô nguyên tố cho biết điều gì?
- Khái niệm chu kì?
- Khái niệm nhóm?
Câu 3. Tính khối lượng phân tử các chất đã cho sau đây?
Biết mC=12 amu, mN=14 amu, mO=16 amu, mH=1 amu, mS=12 amu
a) Khí cacbonic tạo nên từ 1C và 2O.
b) Khí oxygen tạo nên từ 2O.
c) Sunfuric acid tạo nên từ các nguyên tố 2H, 1S và 4O.
d) Khí nitrogen tạo nên từ 2N.
Câu 4. Mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị theo nguyên tắc dùng chung electron để
tạo ra lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm ( áp dụng cho các phân tử đơn giản như H2,
Cl2, NH3, H2O, CO2, N2…)
Câu 5. Nêu sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra lớp
vỏ electron của nguyên tố khí hiếm ( Áp dụng cho phân tử NaCl; MgO; CaO…)
Câu 6.- Áp dụng quy tăc hóa trị: Lập CTHH của hợp chất gồm:
1. potassium và oxygen
2. sodium và nhóm nitrate
3. magnesium và nhóm phosphate
4. calcium và nhóm carbonate
5. Aluminium (III) và oxygen
6. nitrogen (V) và oxygen
Câu 7. Tính được % khối lượng các nguyên tố trong các hợp chất sau: H2O; H2SO4;
Na2O; CO2
Câu 8. Xác định được CTHH của hợp chất khi biết % KL các nguyên tố:
a, Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi sulfur và oxygen, trong đó sulfur chiếm
40% về khối lượng còn lại là oxi, biết khối lượng phân tử của hợp chất là 80 amu.
b. Xác định CTHH của hợp chất gồm: 40% mCu ; 20 % mS; 40% mO. Biết khối lượng
phân tử hợp chất là 160 amu.
c. Xác định CTHH của hợp chất gồm: 3,06% mH ; 31,63 % mP; 65,31 % mO. Biết khối
lượng phân tử hợp chất là 98 amu.
Đề cương ôn tập giữa kì II- KHTN 7 ( Phần Vật lí )
Câu 1: Công thức tính tốc độ của một vật là:
A. v = s.t B. s = v/t C. s = v.t D. v = s/t
Câu 2: Đơn vị nào sau đây có thể dùng để đo tốc độ chuyển động của một vật?
A. kg/h B. m C. km/h D. min
Câu 3: Tốc độ chuyển động cho biết gì?
A. Sự nhanh, chậm của chuyển động. B. Quãng đường đi được của chuyển động.
C. Thời gian của chuyển động. D. Không có ý nghĩa gì cả.
Câu 4: Để xác định tốc độ chuyển động của một viên phấn trên mặt bàn nghiêng em cần những
dụng cụ gì?
A. Thước và cân B. Cân và đồng hồ bấm giây
C. Đồng hồ bấm giây và thước D. Không xác định được.
Câu 5: Đổi các đơn vị sau:
a) 20m/s = …………km/h
b) …......km/h = 5m/s
c) 54 km/h = ………..m/s
d) 320cm/s = …….. m/s = ……..km/h
e) 72km/h = ………….m/s = …………cm/s
Câu 6: Sắp xếp các bước cơ bản để đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây
1) Bấm đồng hồ chạy khi vật chạm vạch xuất phát.
2) Xác định vạch xuất phát, vạch đích; đo quãng đường vật chuyển động .
3) Tính tốc độ trung bình
4) Bấm đồng hồ dừng khi vật chạm vạch đích.
5) Ghi lại các kết quả đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây (3 lần) rồi tính tốc độ mỗi lần đo.
A. 2, 4,1,5,3 B. 2, 1,4,5,3
C. 2,1,4,3,5 D. 1,2,4,5,3
Câu 7: Cho đồ thị quãng đường thời gian của một vật chuyển
động như hình vẽ. Trả lời các câu hỏi sau:
a) Trong 1 giờ đầu tiên vật đi được quãng đường bao nhiêu?
Tính tốc độ của vật khi đó?
b) Vật dừng lại không chuyển động trong thời gian bao lâu? (từ
mấy giờ đến mấy giờ?).
c) Sau khi dừng vật đi thêm được quãng đường dài bao nhiêu?
Trong khoảng thời gian bao nhiêu?
d) Tính tốc độ chuyển động tiếp theo của vật sau khi dừng.
e) Lúc 2h vật đã chuyển động được quãng đường dài bao
nhiêu? 0,5 1,5 2,5

You might also like