Nhóm 6 - Đặc Điểm Địa Chính Trị Châu Âu

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ

TIỂU LUẬN
Đặc điểm Địa chính trị châu Âu

MÔN: ĐỊA CHÍNH TRỊ

Họ tên : NGUYỄN THỊ KHÁNH -221001844


LÊ PHƯƠNG ANH -221000445
NGUYỄN THỊ UYÊN -221001884
VŨ MINH ÁNH -221000443
QUÁCH CẨM NHUNG -221000446
Học kì: 2 ; Năm học: 2021-2022
Người dạy: GV. Nguyễn Thị Thanh Thuý

Hà Nội, tháng 3/2022

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ

TIỂU LUẬN
Đặc điểm Địa chính trị châu Âu

MÔN: ĐỊA CHÍNH TRỊ

Họ tên: : NGUYỄN THỊ KHÁNH -221001844


LÊ PHƯƠNG ANH -221000445
NGUYỄN THỊ UYÊN -221001884
VŨ MINH ÁNH -221000443
QUÁCH CẨM NHUNG -221000446

Học kì: 2 ; Năm học: 2021-2022


Người dạy: GV. Nguyễn Thị Thanh Thuý

Hà Nội, tháng 3/2021

2
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 4

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHÍNH TRỊ CHÂU ÂU ........................................................ 5

1. Khái niệm .................................................................................................. 5


2. Đặc điểm địa chính trị châu Âu .................................................................. 5
2.1 Vị trí địa lí ..................................................................................... 6
2.2 Lịch sử, kinh tế, văn hoá, chính trị ................................................. 6
2.3 Vị trí chiến lược ............................................................................. 9
2.4 Xu hướng vận động địa chính trị .................................................... 9
2.5 Mối quan hệ EU-Nga ..................................................................... 10
2.5.1 Liên minh châu Âu ................................................................ 10
2.5.2 Quan hệ EU-Nga ................................................................... 12
3. Tác động địa chính trị châu Âu tới Việt Nam ............................................... 13

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 15

3
LỜI MỞ ĐẦU

Trong lịch sử, châu Âu với nhiều quốc gia và sắc tộc rất đa dạng là một không
gian xã hội của các xu thế vận động ngược chiều nhau: chiến tranh và hòa bình, xung
đột và hội nhập. Để ngăn ngừa và triệt tiêu nguy cơ chiến tranh và xung đột nổ ra, ý
tưởng hội nhập châu Âu đã được hiện thực hóa từng bước sau chiến tranh Thế giới thứ
II và đang khiến Liên minh châu Âu (EU) trở thành một mô hình liên kết khu vực điển
hình và thành công nhất hiện nay. Động lực thúc đẩy quá trình liên kết ở châu Âu có thể
xem xét từ các góc độ địa văn hóa, địa kinh tế và địa chính trị; đặc biệt khi EU đã đạt
được các thành tựu liên kết kinh tế đáng kể và ngày càng chú trọng tới các vấn đề chính
trị- hội nhập an ninh và quốc phòng thì tính chất địa chính trị trở thành “sợi chỉ đỏ”
(roter Fader) xuyên suốt quá trình triển khai Chính sách Phòng thủ và An ninh chung
(CSDP).

Khi nhìn từ góc độ địa chính trị, tức là xem xét mối tương tác giữa chính trị và không
gian, người ta thấy quá trình liên kết của EU gắn liền với những biến động về hình thái
đường biên giới lãnh thổ và nguồn tài nguyên bên trong châu Âu. Cũng từ đó, sự biến
đổi lãnh thổ, tài nguyên, đường biên giới của EU sẽ tác động mạnh tới sức mạnh tổng
hợp của EU và cục diện chính trị toàn cầu.

4
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHÍNH TRỊ CHÂU ÂU

1. Khái niệm địa chính trị

Địa-chính trị (tiếng Anh: Geo-politics) là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các
yếu tố địa lý tới hành vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế. Cụ thể, địa chính trị xem
xét việc các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, hay địa hình
tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của một quốc gia và vị thế của quốc gia
đó trong hệ thống quốc tế.

Khái niệm "địa chính trị" lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà khoa học chính trị người
Thụy Điển Rudolf Kjellen vào năm 1899. Kjellen cho rằng các đặc điểm về kinh tế,
chính trị và quân sự của một quốc gia bắt nguồn từ các yếu tố địa lí và môi trường của
quốc gia đó. Các yếu tố địa lí này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế -
xã hội và chính trị, đồng thời góp phần định hình bản sắc và lịch sử của mỗi quốc gia.

Đến đầu thế kỷ 20, khái niệm địa chính trị được phát triển thêm bởi nhà lịch sử hải
quân người Mỹ Alfred Thayer Mahan (1840–1914) và nhà địa lý người Anh Halford
John Mackinder (1861–1947). Cả hai ông đều cho rằng những cuộc đấu tranh địa chính
trị quan trọng nhất nhằm giành vị trí bá quyền trong lịch sử đều diễn ra giữa các cường
quốc hải dương và cường quốc lục địa. Những quốc gia kiểm soát được đại dương như
nước Anh thời bấy giờ có vị thế áp đảo trong hệ thống quan hệ quốc tế. Ngược lại, năm
1939, Halford Mackinder lại lập luận trong thuyết về “vùng đất trung tâm” (Heartland
theory) rằng quốc gia nào có thể kiểm soát được vùng lãnh thổ nằm giữa nước Đức và
vùng Siberia sẽ có thể kiểm soát được thế giới.

2. Đặc điểm địa chính trị châu Âu

2.1. Vị trí địa lí

Châu Âu là một châu lục có nhiều đặc điểm địa lý đặc


biệt so với các châu lục khác: châu Âu là một phần của đại lục
địa Á- Âu, ngăn cách với châu Á bằng đường biên giới tự
nhiên là dải Ural; hệ thống các biển và đại dương phân bố

5
đồng đều cả bên trong (Địa Trung Hải, Baltic, Biển Bắc, Biển Đen, Caspean) lẫn bên
ngoài (Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương).

Hệ thống sông ngòi thuận lợi cho phát triển giao thông hàng hải; các đồng bằng
và thảo nguyên mênh mông ở khu vực Trung- Đông Âu; khí hậu ôn hòa với lượng mưa
cao; nguồn khoáng sản khổng lồ và phong phú thuận lợi cho công nghiệp… Nói riêng
về điều kiện để phát triển nông nghiệp, châu Âu không cần những hệ thống thủy lợi (đê
đập, kênh đào) tốn kém và những kiểu tổ chức chính trị nặng nề để duy trì- một kiểu tổ
chức “đã tạo nên chế độ chuyên quyền chuyên chế như ở các quốc gia phương Đông
như Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập và Trung Mỹ.

Tuy nhiên, địa hình châu Âu trên bản đồ cho thấy sự phân chia rõ rệt giữa hai
khu vực: châu Âu lục địa (nội Âu) và khu vực tiếp giáp đại dương (ngoại Âu). Trong
đó, khu vực ngoại Âu chính là “không gian vành đai” mà nhà địa chính trị người Anh
H.Mackinder nêu ra năm 1904. Đặc điểm nổi bật của khu vực ngoại Âu là không gian
hải lục tạo ra những quốc gia giàu mạnh nhất châu lục như Pháp, Hà Lan, Tây Đức và
Italia, đặc biệt là quần đảo Anh quốc- một thế lực toàn cầu và châu lục.

2.2 Lịch sử. kinh tế, chính trị, văn hoá

Lịch sử

Châu Âu có quá trình lịch sử xây dựng


văn hóa và kinh tế lâu đời. Nền văn minh Hy
Lạp, La Mã cổ đại được coi là cái nôi sinh ra
châu Âu. Cuộc Cách mạng Công nghiệp khởi
nguồn từ Anh vào cuối thế kỷ 18 và lan rộng
khắp châu Âu. Việc phát minh và áp dụng các
công nghệ mới trong sản xuất đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của các đô thị, mang
tới sự thịnh vượng và sự gia tăng số dân cũng như sự xuất hiện của một tầng lớp lao
động mới. Bên cạnh cạnh tranh với nhau, các nước châu Âu trong thời gian này tiếp tục
tích cực đi xâm chiếm thuộc địa. Với tiến bộ khoa học quân sự đạt được, họ càng có thế
mạnh trong các cuộc chiến tranh xâm lược tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Với tiền
của bóc lột được tại các thuộc địa cũng như tích lũy được từ cuộc Cách mạng công
nghiệp, hình thành các đế chế hùng mạnh tại châu Âu, Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn

6
ra từ năm 1914 đến năm 1918. Hầu hết các quốc gia châu Âu đã bị lôi kéo vào cuộc
chiến, gia nhập một trong hai phe Hiệp ước hoặc phe Trung tâm. Cuộc chiến đã khiến
hơn 16 triệu dân thường và quân nhân chết. Hiệp ước Versailles, chính thức chấm dứt
Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1919, áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề đối với
nước Đức. Bất ổn kinh tế, một phần do các khoản nợ phát sinh trong Chiến tranh thế
giới thứ nhất và 'các khoản vay' cho Đức, đã tàn phá nền kinh tế ở châu Âu vào cuối
những năm 1920 và 1930. Vào ngày 3 tháng 9, bùng nổ Thế chiến thứ hai. Năm 1945,
kết thúc với hơn 40 triệu người chết bao gồm từ 11 đến 17 triệu người đã thiệt mạng
trong cuộc tàn sát Holocaust.

Chiến tranh thế giới thứ nhất và đặc biệt là Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm
giảm vai trò của Châu Âu trong các vấn đề thế giới. Sau Thế chiến II, bản đồ châu Âu
được vẽ lại tại Hội nghị Yalta và được chia thành hai khối, các nước Tây Âu tư bản chủ
nghĩa và khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa. Kể từ sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
cho đến khi kết thúc tình trạng Chiến tranh Lạnh, châu Âu đã ở trong tình trạng đối đầu
giữa 2 khối đối lập nhau về chính trị và kinh tế: các nước Cộng sản ở Đông Âu (chịu
ảnh hưởng của Liên Xô) và các nước tư bản ở Tây Âu (chịu ảnh hưởng của Hoa Kỳ).
Năm 1991, Liên Xô tan rã thành 15 nước Cộng hòa độc lập, chế độ Cộng sản chủ nghĩa
trên toàn châu Âu bị tiêu diệt hoàn toàn. Năm 1967, Cộng đồng Châu Âu đuơc thành
lập, năm 1993 trở thành Liên minh Châu Âu (EU). EU đã thiết lập một quốc hội, tòa án
và ngân hàng trung ương, giới thiệu đồng euro như một đồng tiền thống nhất. Từ năm
2004 đến năm 2013, nhiều quốc gia Trung và Đông Âu đã bắt đầu tham gia, mở rộng
EU tới quy mô hiện tại là 28 quốc gia châu Âu, một lần nữa biến châu Âu trở thành
trung tâm chính trị và kinh tế của thế giới.

Kinh tế

Nền kinh tế của châu Âu hiện là lớn nhất trong số các châu lục trên Trái Đất.
Cũng như các châu lục khác, châu Âu có sự phân hóa lớn về sự giàu có giữa các quốc
gia của nó. Trong khi các quốc gia Tây Âu có GDP và mức sống cao, nhiều nền kinh tế
Đông Âu vẫn bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng của Liên Xô và Yugoslavia trước đây.

Nông nghiệp: gồm cả hai hình thức sở hữu trong nông nghiệp là hộ gia đình và
trang trại. Quy mô sản xuất thường không lớn. Tỉ trọng ngành chăn nuôi lớn hơn nghành

7
trồng trọt. Nghành chăn nuôi phát triển là do độ áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào
trong sản xuất, gắn chặt với Công nghiệp chế biến.

Công nghiệp là ngành phát triển rất sớm. Có nhiều sản phẩm nổi tiếng về chất
lượng cao hiện đại. Các ngành công nghiệp truyền thống đang gặp nhiều khó khăn, đòi
hỏi phải thay đổi về công nghệ. Nhiều ngành công nghiệp hiện đại đang phát triển trong
các trung tâm công nghệ cao.

Ngành dịch vụ ở đây cũng rất phát triển, phục vụ cho mọi nghành Công ngiệp
chiếm tỉ trọng cao: có các sân bay, hải cảng, trung tâm tài chính ngân hàng. Đây là ngành
không ống khói rất phát triển do có nhiều thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử hoạt động thể
thao lớn trên thế giới và cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch rất tốt.

Văn hoá

- Kiến trúc

Có rất nhiều công trình kiến trúc xuất hiện ở khắp nơi trên lãnh thổ
Châu Âu, với giá trị lịch sử to lớn và niên đại lên đến vài trăm năm
tuổi. Những công trình kiến trúc đặc sắc nhất như là thành Rome,
Tháp Eiffel, Khải hoàn môn và Đại lộ Champs Elysees, cung điện
Alhambra…

- Mỹ thuật Châu Âu

Châu Âu cũng nên cái nôi của Văn hóa Phục Hưng, mỹ thuật
đương đại của nhân loại. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển,
hình thành nên nhiều trường phái khác nhau và sự thành danh
của rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã hình thành nên hệ thống tác
phẩm mỹ thuật vô cùng phong phú của Châu Âu.

- Âm nhạc và văn học

Âm nhạc và văn học cũng là một trong những nét đặc trưng của văn hóa Châu Âu mà ta
không thể bỏ qua. Với rất nhiều tác phẩm văn học danh tiếng như Romeo và Juliet,
Hamlet, Don-quixote, Đồi gió hú, Những người khốn khổ…

- Giao tiếp

8
Người Châu Âu có lối ứng xử, văn hóa giao tiếp rất trịnh trọng, lịch sự và rất tinh tế.
Khi nói chuyện họ cũng không thích những câu nói ẩn ý, vòng vo dài dòng mà đi thẳng
vào vấn đề chính. Họ rất phóng khoáng, thẳng thắn nhưng không kém phần ý tứ, hiểu
chuyện và tránh làm người khác thấy bực bội.

Chính trị

Hình thức phổ biến của các chính phủ ở châu Âu là dân chủ nghị viện, trong hầu
hết các trường hợp dưới hình thức Cộng hòa; 11 quốc gia của châu Âu hiện nay là những
nền Quân chủ lập hiến. Chính trị châu Âu hiện đại chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi Liên
minh châu Âu, kể từ sự sụp đổ của Bức màn sắt và sự sụp đổ của các quốc gia Cộng sản.

2.3 Vị trí chiến lược

Sự kết hợp và phân cắt khá hợp lý của các yếu tố địa lý đã tạo cho châu Âu điều
kiện thuận lợi để liên kết phát triển kinh tế, giao thông, văn hóa và chính trị. Địa hình
thuận lợi giúp châu Âu có thể thực hiện tốt cả hai mặt công và thủ: dễ dàng tiến chiếm
các khu vực ngoại vi và thuận lợi cho việc phòng thủ đối với bên ngoài.

Dựa trên các yếu tố địa lý thuận lợi, châu Âu nhanh chóng trở thành trung tâm
địa- chiến lược đồng thời cũng trở thành trung tâm của xung đột và bất ổn. Lịch sử văn
minh thế giới chứng kiến sự ra đời của khái niệm châu Âu trung tâm luận – chủ nghĩa
lấy châu Âu làm trung tâm. H. Mackinder cũng từng khẳng định: “Ai chế ngự được
Đông Âu sẽ khống chế được miền đất trái tim; Ai chế ngự được miền đất trái tim sẽ
khống chế được hòn đảo thế giới (tức lục địa Á- Âu); Ai chế ngự được hòn đảo thế giới
sẽ khống chế được cả thế giới”. Chính vị thế địa chính trị vô cùng đặc biệt đã khiến châu
Âu trải qua nhiều xung đột, đứt gãy và mất ổn định. Vì thế giấc mơ của người châu Âu
chính là có thể tạo ra một nền phòng thủ chung – ngăn ngừa các mối đe dọa từ bên trong
và bên ngoài đảm bảo sự ổn định và hòa bình bền vững cho toàn khu vực. Xét về mọi
phương diện Châu Âu vẫn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong bàn cờ Địa chính trị
thế giới, những biến đổi về địa chính trị ở Châu Âu có tác động đến cơ cấu Địa chính trị
toàn cầu.

2.4 Xu hướng vận động địa chính trị

- Các nước Tây Âu

9
Bước sang thế kỉ XXI, Châu Âu đứng trước những thay đổi quan trọng. Mở
rộng liên minh của Liên minh châu Âu - EU là một tổ chức liên chính phủ của các nước
châu Âu hiện có 27 quốc gia thành viên.

Trong tương lai, việc mở rộng của EU có tác động rất lớn đến kinh tế thương
mại và tài chính quốc tế. Sự điều chỉnh chính sách của EU nhằm thoát khỏi khủng hoảng
hiện nay cùng với sự mở rộng EU về phía Đông đang cho thấy tiềm năng nơi đây sẽ vẫn
tiếp tục giữ vai trò là một trung tâm địa - chính trị quan trọng của thế giới.

- Các nước Trung - Đông Âu

Vận động địa - chính trị của khu vực Trung - Đông Âu ảnh hưởng đến việc tiến
hành các cải cách về kinh tế, chính sách, luật pháp.

Nguyên nhân của sự vận động là do các nước Trung - Đông Âu hiện vẫn còn
nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội. Song đây là khu vực có nhiều tiềm năng
phát triển lớn và có vị trí chiến lược trọng yếu.

Mục đích là để có thể gia nhập các tổ chức kinh tế - chính trị khu vực, đa phương,
đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, tác động lực phát triển kinh tế, hội nhập sâu hơn vào tiến
trình phát triển kinh tế thế giới.

Hiện nay, những diễn biến khủng hoảng nợ công đang có những diễn biến phức
tạp tuy nhiên vận động địa - chính trị châu Âu sẽ dần ổn định lại trong thời gian tới theo
hưởng hợp tác cùng phát triển, vận động chính trị có tác động mạnh mẽ đến cơ cấu – địa
chính trị toàn thế giới.

2.5 Mối quan hệ Liên minh châu Âu (EU) – Nga

2.5.1 Liên minh châu Âu (EU)

Liên minh châu Âu (EU) được đổi tên có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1993
sau khi các nước EC ( Cộng đồng Châu Âu gồm 6 thành viên sáng lập là: Bỉ, Pháp, Ý,
10
Luxembourg, Hà Lan và Tây Đức ) đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích vào Tháng
12 – 1991, hiện bao gồm 27 nước thành viên.

 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên
kết sâu sắc. Về cơ bản, EU có các định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ
trưởng, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban châu Âu và Toà án châu Âu.

 Mục đích

Khởi đầu chỉ là một liên minh tập trung vào sự ổn định kinh tế, sau đó đã phát
triển dần dần thành hoạch định và thực thi chính sách, khí hậu, môi trường và sức khỏe,
cũng như luật pháp, an ninh, di cư và cuối cùng là khu vực Schengen.

 Thành tựu và thách thức

Từ khi thành lập, EU đã đạt được nhiều thành tựu lớn. EU hiện nay là nền kinh
tế lớn thứ hai toàn cầu, là thị trường toàn cầu lớn nhất và là nhà đầu tư nước ngoài hàng
đầu ở hầu hết các nơi trên thế giới. EU đã đạt được một vị thế lớn mạnh bằng cách hành
động cùng nhau với một tiếng nói chung trên trường quốc tế, cũng như đạt được các
thỏa thuận thương mại song phương với nhiều đối tác quan trọng trên thế giới. Họ đầu
tư vào hợp tác phát triển và viện trợ nhân đạo nhiều hơn so với toàn bộ phần còn lại trên
thế giới gộp lại. Viện trợ phát triển của EU được cung cấp đến khoảng 150 quốc gia trên
thế giới và ngày càng tập trung vào những nơi nghèo nhất. Trong khoảng thời gian từ
2014 đến 2020, khoảng 75% hỗ trợ của EU sẽ dành cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng
nề của thiên tai hoặc xung đột, điều làm cho người dân những nước này đặc biệt dễ bị
tổn thương.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, hiện tại EU đang phải đối mặt với một
loạt các áp lực về chính trị và kinh tế, bao gồm tăng trưởng chậm và tỷ lệ thất nghiệp
cao ở nhiều nước EU, sự phát triển không đồng đều giữa các nước trong khối, những
phong trào cực hữu, những đảng dân túy đang trỗi dậy trên khắp châu Âu cùng sự chia
rẽ về chính trị ngày một gia tăng; vấn đề người di cư tràn đến châu Âu lớn nhất kể từ
Chiến tranh thế giới lần thứ hai, mối đe dọa khủng bố gia tăng gây rủi ro cho khu vực

11
Schengen về tự do đi lại, khủng hoảng nợ của Hy Lạp kéo dài gây lo ngại cho khu vực
eurozone và đặc biệt là vấn đề hiệu ứng Đô-mi-nô Brexit xảy ra...

2.5.2 Mối quan hệ EU-Nga

Quan hệ Nga – EU trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX tương đối nồng ấm. Điều
này xuất phát từ tình hình nước Nga lúc bấy giờ: Tình trạng khủng hoảng và suy thoái
kéo dài, chính trị nội bộ rối ren, vị thế quốc tế suy giảm khiến nước Nga ở vào thế yếu,
phải nhượng bộ phương Tây trong mọi lĩnh vực từ an ninh, quân sự đến các vấn đề
kinh tế. Ngày 31/12/1999, V. Putin lên thay B. Yeltsin trở thành tổng thống Liên Bang
Nga. Từ bỏ chính sách phiến diện nghiêng về Phương Tây của người tiền nhiệm để theo
đuổi đường lối ngoại giao độc lập mang tính thực dụng vì lợi ích quốc gia, nước Nga
dưới sự lãnh đạo của vị Tổng thống mới đã bắt đầu khôi phục hình ảnh và vị thế cũng
như bắt đầu có lập trường của riêng mình đối với nhiều vấn đề trong quan hệ vơi EU.
Quan hệ Nga – EU thiết lập từ tháng 12/1991 và được định hình theo khuôn khổ đối tác
chiến lược bằng “Hiệp định đối tác và hợp tác” ký kết năm 1994, chính thức có hiệu lực
từ tháng 12 năm 1997.

. Mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nga đang ở mức thấp nhất kể từ
khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và chưa có dấu hiệu cải thiện. Khả năng đưa mối quan hệ
này nồng ấm trở lại không phải là không thể, nhưng ngày càng có nhiều tín hiệu bi quan,
trong khi tín hiệu lạc quan đang ít dần.

Trong tư duy của Nga đang có những thay đổi cơ bản. Moscow đang áp dụng
thành công chủ trương theo đuổi các hoạt động đối ngoại đa phương, theo đó hạn chế
chính sách đối ngoại tập trung vào châu Âu như trước đây và tái định hướng chính sách
một cách đồng đều hơn sang các khu vực khác. Đối với phương Tây nói chung, sự trỗi
dậy của Trung Quốc đang là thách thức nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, đối với Nga,
Trung Quốc đang mang lại một cơ hội địa chính trị lớn.

EU cũng có một sự thay đổi rõ ràng trong cách tiếp cận với Nga. Châu Âu không
còn nuôi hy vọng rằng việc tích cực xích lại với Nga có thể kéo Moscow về phe “dân
chủ tự do” của phương Tây. EU đang quan tâm nhiều hơn đến việc ngăn cản Nga tiếp
tục phô trương sức mạnh địa chính trị. Đáp lại những lời chỉ trích trong hơn một thập

12
kỷ qua về việc tìm cách lôi kéo Nga, EU đang có nhiều động thái nhằm ngăn chặn ảnh
hưởng địa chính trị của Moscow.

Sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nga và EU ngày càng lên đỉnh khi Nga -
Ukraina diễn ra chiến tranh. Có thể nói chiến tranh giữa 2 nước lại liên quan và ảnh
hưởng mạnh mẽ đến mối quan hệ giữa châu Âu và Nga, trước đây châu Âu phụ thuộc
Nga vào dầu mỏ và khí đốt tuy nhiên bây giờ châu Âu đã có một số nguồn cung cấp
mới, hơn nữa dựa vào chiến tranh, châu Âu lấy cớ áp dụng các lệnh trừng phạt lên nước
Nga, mặt khác nước Nga cũng không chịu yếu thế cấm vận, cung cấp các nguyên liệu
khí đốt chính cung cấp cho châu Âu khiến châu Âu cũng gần như không ổn.

3.Tác động địa chính trị châu Âu tới Việt Nam

Châu Âu đã mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển và
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu,
đa dạng hóa quan hệ kinh tế với các đối tác khác. Có thể nói Quan hệ Việt Nam - EU
trong thời gian tới có xu hướng thuận lợi nhiều hơn thách thức do cả hai bên đều có nhu
cầu thúc đẩy quan hệ song phương này. Đặc biệt sau Hiệp ước Li-xbon, EU muốn tăng
cường mạnh mẽ hơn nữa vị thế trên trường quốc tế, trong đó có việc đẩy mạnh quan hệ
với châu Á. Việt Nam là đối tác hàng đầu của EU ở khu vực Đông Nam Á. Việc phát
triển quan hệ với một đối tác đặc biệt gồm 27 thành viên như EU không chỉ phù hợp với
chính sách đối ngoại đa phương của Việt Nam mà còn giúp Việt Nam cân bằng quan hệ
với các nước lớn. Mối quan hệ này còn được củng cố bằng các mối quan hệ song phương,
đối tác chiến lược, đối tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước thành viên chủ chốt của

13
EU, như Đức, Pháp, I-ta-li-a, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hà Lan,... tạo nên sự đan xen
lợi ích và chiến lược cho tất cả các bên.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, cũng có những khó khăn nhất định trong
quan hệ kinh tế. Ví dụ như, sự khắt khe của thị trường EU với nhiều tiêu chuẩn mới, đòi
hỏi cao hơn về kỹ thuật, môi trường, vệ sinh an toàn, bảo vệ quyền người lao động,...
cùng với chính sách bảo hộ nông nghiệp...

Việt Nam là nước có độ mở kinh tế rất cao, hội nhập rất sâu vào kinh tế toàn
cầu. Vì vậy, sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi những biến động thị trường; tới tăng
trưởng, phát triển kinh tế, hợp tác kinh tế thương mại, cũng như xuất nhập khẩu hàng
hóa.Mới đây nhất là cuộc xung đột giữ Nga và Ukraine , đây là nguyên nhân làm tăng
giá trên thị trường một số mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng
như khí đốt - dầu mỏ, lúa mỳ, nhôm, nickel, ngô… do thị phần sản xuất và xuất khẩu
của các nước trên rất lớn. Đối với mặt hàng nhôm và nickel, Nga cũng là nhà cung cấp
lớn thứ ba thế giới. Riêng đối với mặt hàng lúa mỳ, Nga và Ukraine chiếm tới 1/4 nguồn
cung xuất khẩu lúa mỳ của thế giới). Do đó nếu căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp
tục kéo dài có thể khiến nhiều nước (trong đó có Việt Nam) gặp khó khăn về nguồn
cung các nguyên, nhiên liệu trên trong thời gian tới.Việt Nam cần có những chính sách
cũng như cách khắc phục lâu dài để tránh khỏi những tác động tiêu cực trong tương lai
.

KẾT LUẬN

Địa chính trị đã trở thành một thuật ngữ thông dụng để mô tả sự cạnh tranh toàn
cầu của yếu tố địa lý lên nền chính trị thế giới . Nhưng trong thế kỉ qua , trải qua nhiều
biến động nó đã phát triển và mang nghĩa rộng hơn . Đặc biệt ở khu vực Châu Âu.

Nhìn chung, yếu tố địa chính trị đã tác động rõ rệt tới sự liên kết và hội nhập của
Châu Âu với các khía cạnh: (i) dùng tài nguyên và các lợi ích kinh tế để xóa bỏ những
tranh chấp và nguy cơ xung đột có thể xảy ra giữa hai quốc gia láng giềng vốn chứa
đựng lịch sử đầy hận thù ở Tây Âu là Pháp- Đức; (ii) lấy sức mạnh liên kết tập thể để
ngăn ngừa sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Đức, có thể dễ dàng nhận thấy
hầu hết các quốc gia thành viên EU đều tham gia NATO đã thể hiện rõ ý đồ liên kết địa
– chính trị và quân sự của Châu Âu; hội nhập kinh tế và tiến tới hội nhập về chính trị,
14
an ninh, quốc phòng khiến Châu Âu trở thành một thực thể có tầm vóc hơn trong cuộc
cạnh tranh địa chính trị đối với đối thủ lớn trong khu vực- Liên Xô và cạnh tranh tầm
ảnh hưởng toàn cầu với Mỹ.

Tuy vẫn còn nhiều hạn chế và khúc mắc nhưng EU vẫn là chủ thể quốc tế đặc
biệt nhất trong lịch sử phát triển – một chủ thể có không gian địa kinh tế, địa văn hóa và
địa chính trị độc đáo và duy nhất luôn ở trạng thái động. Khi mà trật tự thế giới đang
biến động mạnh với vô số các cường quốc và chuyển dần tới xu hướng đa cực thì CSDP
tuy có chững lại nhưng vẫn sẽ tiếp tục là phương tiện để EU khẳng định vị thế một “cực”
của mình trên bản đồ chính trị.

Vị thế của châu Âu trên bản đồ là không thể phủ nhận. Nó tác động mạnh mẽ
đến mọi mặt trên toàn cầu, trong đó không thể kể đến Việt Nam- một quốc gia đang mở
rộng hội nhập và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), “Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc
tế”, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013).

2. Lê Hồng Diệp, “Địa chính trị (Geopolitics)”, Nguyên cứu quốc tế, 2015.

3. Lương Văn Kế, “Nhập môn khu vực học”, Nxb ĐHQGHN, 2011.

4. Nguyễn Văn Dân, “Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc
gia”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2011.

5. Ngô Duy Ngọ, “Hệ luỵ của những rào cản trong quan hệ Nga-EU”, Tạp chí
nghiên cứu châu Âu số 7 2007.

15

You might also like