Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

NHỮNG VẤN ĐỀ NAN GIẢI CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT

I/ Khái niệm về gia đình


- Gia đình là những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người,
một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở
của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục cùng với
những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
- Một gia đình theo truyền thống Việt Nam sẽ bao gồm các thành viên: vợ, chồng, cha,
mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh, chị em ruột, hoặc anh chị em nuôi, cô, dì, chú, bác,… Tùy thuộc
vào việc tổ chức sinh sống, quy mô của gia đình, có thể chia thành nhiều các cách gọi
như sau:
+ Gia đình hai thế hệ ( hay gia đình hạt nhân): bao gồm cha, mẹ và con cái.
+ Gia đình ba thế hệ ( hay gia đình truyền thống); bao gồm ông bà, cha mẹ, con cái
+ Gia đình bốn thế hệ trở lên

II/ Những vấn đề nan giải cơ bản mà gia đình Việt Nam đang gặp phải
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ
hội, đồng thời cũng đặt gia đình và công tác gia đình trước nhiều khó khăn, thách
thức. Những điều này đặt ra một số vấn đề trong gia đình Việt Nam hiện nay, đó là:
1. Vấn đề về kinh tế:
a/ Khái niệm về kinh tế:
Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội - liên qua
trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một
nguồn lực có giới hạn. Kinh tế dùng để chỉ phương pháp sản xuất bao gồm cả lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất, chỉ tổng hợp quan hệ vật chất trong xã hội phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Kinh tế tạo ra doanh thu và lợi nhuận, đáp ứng
nhu cầu của con người.

Ở Việt Nam, kinh tế gia đình có ý nghĩa to lớn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong giải
quyết việc làm, góp phần duy trì sự ổn định, bền vững và hạnh phúc gia đình. Trong hoạt
động kinh tế, gia đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản
xuất, điều hành toàn bộ mọi quá trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm vô hạn về
mọi hoạt động của mình. Kinh tế gia đình hiện đang phát triển và hoạt động trong nhiều
lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, vận tải, xây dựng, thương mại dịch vụ và các ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh… Kinh tế gia đình phát triển vững chắc tạo ra
những bước đột phá trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình,
gia đình khá giả, vững mạnh về kinh tế trước hết sẽ bớt cho đất nước một gánh nặng, là
tiền đề đầu tiên cơ bản và đột phá trên con đường xây dựng gia đình văn hóa mới với
chuẩn mực: ấm no, dân chủ, bình đẳng và tiến bộ. Đây cũng chính là tiền đề an toàn và
bền vững nhất làm nên thành công cũng như khẳng định giá trị bất diệt của phong trào
xây dựng gia đình văn hóa, phản ánh quy luật khách quan, nền tảng trong tiến trình phát
triển của xã hội.
b. Biểu hiện của kinh tế
- Trong cuộc sống hằng ngày:
+ Cuộc sống gia đình dần buông thả không có kế hoạch: Nếu sống trong một gia đình
gặp rắt rối về kinh tế thì cuộc sống sẽ rất dễ bị đảo lộn. Khi phải lo trang trải cơm áo gạo
tiền thì cả 2 vợ chồng phải luôn tất bật, đi sớm về khuya. Vì hầu hết thời gian đều giành
để kiếm tiền nên những bữa ăn ngoài xuất hiện ngày càng nhiều, chất lượng sống ngày
càng giảm, cuộc sống gia đình dần buông thả không có kế hoạch gây ra nhưng mâu thuẫn
bất đồng quan điểm.
+ Không gian gia đình âm u, ảm đạm, căng thẳng: Áp lực của việc túng thiếu là quá lớn,
không khí trong gia đình càng trở nên căng thẳng, họ thường đem những cảm xúc tiêu
cực, những lỗi lầm của mình để đỗ lỗi cho đối phương làm mất đi tiếng nói chung giữa 2
người. Họ dần như thiếu đi những cái cơ bản mà gia đình cần phải có: giao tiếp, quan
tâm, hỗ trợ, thậm chí là thiếu cả sự tôn trong lẫn nhau.
- Trong việc nuôi dạy con:
+ Không thể nuôi dạy con cái tốt, không có tiếng nói chung với con cái: Họ không thể
tâm sự, chia sẽ, giảng giải những rắc rối mà con họ đang gặp phải hoặc họ không thể
nghe được điều đó. Đối với con cái, suốt ngày phải sống trong cảm giác tồi tệ, cũng có
thể khiến chúng hình thành nên những suy nghĩ, tính cách không mấy hay ho.
+ Suy nghĩ, sức khỏe của con trẻ bị suy giảm trầm trọng: Con cái sống trong căn nhà mà
bố mẹ không hòa thuận thì tâm hồn của chúng cũng ít nhiều có những tổn thương, khiếm
khuyết. Chúng cho rằng việc đấu tranh để tìm kiếm hạnh phúc dường như là điều vô ích
và chỉ mang lại cho bản thân sự thất vọng, do vậy chúng sẽ chọn cách sống "an phận thủ
thường", sống sai lệch để nhận được nhiều sự quan tâm hơn, sẽ cảm thấy không thoải mái
khi ở nhà, không muốn quay về nhà, cảm thấy mặc cảm, có lỗi bị các vấn đề về tâm lí và
sức khỏe.
+ Không có những kế hoạch nuôi dạy con tốt: Khi họ cảm thấy mình không thể nuôi dạy
con tốt, không có môi trường sống tốt để con phát triển thì vô hình chung đã làm họ cảm
thấy tội lỗi và muốn bù đắp cho con. Họ sẳng sàng đáp ứng nhu cầu của con vô điều kiện,
yêu thương chiều chuộng chúng, không khắt khe dạy dỗ, không dám để chúng tự lập, kết
quả là những gia đình vốn không phải khá giả, nhưng lại nuôi dưỡng ra một thế hệ cậu
ấm cô chiêu, không hiểu được nỗi khổ của cha mẹ, tiêu tiền phung phí.

- Trong mối quan hệ giữa vợ chồng:


+ Gia đình bất hòa, cãi vã thường xuyên, bạo lực gia đình: Cuộc sống không như mong
muốn khiến họ cảm thấy thất vọng về hôn nhân và gia đình sau hôn nhân. Nếu trong một
gia đình không đáp ứng đủ về mặt tài chính, vợ chồng gặp chuyện là tranh cãi khắc khẩu,
thậm chí nghiêm trọng hơn là tác động vật lí lẫn nhau, thì lâu dần không chỉ ảnh hưởng
xấu đến tình cảm đôi bên mà còn ảnh hưởng đến việc giáo dục thế hệ sau .

+ Rơi vào các tệ nạn xã hội: Trường hợp khi cả hai đều không có việc làm, hoặc một
trong hai không đi làm phải dựa dẫm vào đối phương, cuộc sống khó khăn có thể làm họ
thiếu suy nghĩ, mệt mỏi, áp lực dẫn đến việc sử dụng chất kích thích như rựu bia hoặc
thậm chí là ma túy. Hoặc nghĩ đến các công việc kiếm tiền không lành mạnh như: cờ
bạc,.. các công việc phạm pháp.

c. Nguyên nhân kinh tế tác động đến gia đình với những nguyên nhân chính sau:
-Chênh lệch mức thu nhập của các hộ gia đình (hộ gia đình có thu nhập cao, hộ gia đình
có thu nhập thấp) khiến cho vợ chồng bất mãn với thu nhập gia đình mình so với các hộ
gia đình khác từ đó dẫn đến dễ cãi nhau
-Chênh lêch mức thu nhập trong gia đình (Nhiều cặp vợ chồng mắc phải sai lầm khi nghĩ
rằng bất cứ ai làm ra nhiều tiền hơn thì có quyền quyết định. Người có thu nhập cao hơn
sẽ nghĩ mình thích làm gì thì làm, tự tin, nắm ưu thế, thậm chí thiếu tôn trọng người bạn
đời của mình. Trong khi người có thu nhập thấp cảm thấy bị yếu thế và bất mãn khi lời
nói, hành động không có trọng lượng.)
-Tình trạng kinh tế của đất nước ( tăng thuế, phát triển quá nhanh,.) Trước áp lực của nền
kinh tế thị trường, nhiều gia đình chỉ tập trung quan tâm phát triền kinh tế, lo “kiếm tiền”,
nên sự quan tâm, thời gian gần gũi giữa các thành viên trong gia đình ngày càng ít hơn,
khiến cho các quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái dường như bị lỏng lẻo,
“bếp lửa” gia đình càng trở nên nguội lạnh, thâm chí nhiều gia đình đã rơi vào tình trạng
“băng giá”, “tro tàn”, đôi khi trở thành gánh nặng tâm lý cho các thành viên trong gia
đình mỗi khi bước chân về nhà

d. Hậu quả:
+ Trước áp lực của nền kinh tế thị trường, nhiều gia đình chỉ tập trung quan tâm phát
triền kinh tế, lo “kiếm tiền”, nên sự quan tâm, thời gian gần gũi giữa các thành viên trong
gia đình ngày càng ít hơn, khiến cho các quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con
cái dường như bị lỏng lẻo, “bếp lửa” gia đình càng trở nên nguội lạnh, thâm chí nhiều gia
đình đã rơi vào tình trạng “băng giá”, “tro tàn”, đôi khi trở thành gánh nặng tâm lý cho
các thành viên trong gia đình mỗi khi bước chân về nhà.
+ Trong nền kinh tế thị trường các cặp vợ chồng cũng ít có điều kiện để chăm sóc lẫn
nhau, nhiều cặp vợ chồng phải sống xa nhau liên tục. Từ đó, dẫn đến hiện tượng ngoại
tình, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cuộc sống gia đình rạn nứt, mâu
thuẫn và xung đột, dẫn đến bạo lực gia đình, thâm chí tan vỡ.
+ Cơ chế thị trường với quy luật cạnh tranh khốc liệt cũng khiến nhiều gia đình bị cuốn
theo những hoạt động kinh tế thuần túy; do đó, vẫn còn tình trạng cha mẹ thiếu quan tâm,
thâm chí vô trách nhiệm đối với việc dạy dỗ con cái nên thời gian cha mẹ dành cho con
cái rất ít, hiếm có điều kiện gần gũi và quan tâm dẫn đến gia đình xa cách nhau
+ Có những bậc cha mẹ kiếm tiền bằng nhiều cách, kể cả bằng con đường làm ăn phi
pháp đã vô tình trở thành những tấm gương xấu cho con cái. Từ đó, con cái không còn
tôn trọng bố mẹ, nhiều đứa trẻ đã tỏ ra chán nản, thất vọng, bỏ học,… Chính những môi
trường như vậy đã xô đẩy nhiều đứa trẻ ra khỏi gia đình, sa vào các tệ nạ xã hội và thậm
chí phạm tội.
e. Biện pháp khắc phục:
- Tạo điều kiện thuận lợi để mỗi phụ nữ ý thức và tự phấn đấu vươn lên, có thu nhập
riêng cho bản thân mình; không ngừng cố gắng học tập nâng cao kiến thức để khẳng định
vai trò ví trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Phụ nữ cần phải dịu dàng,khéo léo
thuyết phục, kêu gọi sự cảm thông, sẻ chia trách nhiệm của người chồng trong công việc
gia đình, cũng như trong vấn đề kinh tế gia đình, vợ chồng phải tôn trọng nhau. Điều đó
giúp việc bất bình đẳng trong gia đình được giảm thiểu hơn.
- Chính phủ cần có những điều chỉnh phù hợp về thuế suất, cơ sở đánh thuế và cả công
tác quản lý nhằm giữ vững nguồn thu và phát huy vai trò của từng sắc thuế đối với tăng
trưởng kinh tế của gia đình. Tránh ảnh hưởng quá nhiều gây áp lực đến nền kinh tế, có
những chính sách ưu đãi - hỗ trợ thuế cho gia đình Việt Nam.
- Để xây dựng cuộc sống hạnh phúc, tài chính đóng góp vai trò không nhỏ. Tài chính
vững mạnh là tiêu chí giúp các thành viên trong gia đình có đủ điều kiện để học tập, phát
triển toàn diện, thực hiện những ước mơ, dự định của mình. Hãy sắp xếp dành nhiều thời
gian hơn để trò chuyện, tâm sự với nhau qua những bữa ăn tối hay một chuyến du lịch gia
đình,… Mọi người có thể chia sẻ để thêm hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn.
- Để đảm bảo yếu tố kinh tế ít gây ảnh hưởng đến chất lượng hôn nhân, các cặp vợ chồng
cần biết cân đối chi tiêu, chia sẻ gánh nặng vật chất cùng nhau, động viên nhau khi gặp
khó khăn. Đồng thời, các cặp vợ chồng cũng nên cùng nhau dành ra một “quỹ dự phòng”
để tránh những trường hợp xấu bất ngờ xảy ra như: ốm đau, thất nghiệp đột xuất… gây
áp lực tâm lý và buồn phiền, lo lắng.
- Cha mẹ không nên cho con cái tiếp xúc với tiền bạc quá sớm khi chúng chưa hiểu thấu
đáo về giá trị của nó. Phải làm tấm gương sáng trong việc kinh doanh, kiếm tiền không
lấn thân vào con đường phi pháp. Đến lúc trẻ được tiêu tiền thì cha mẹ cũng cần kiểm
soát cách tiêu tiền của con đề xem trẻ có tiền từ đâu? trẻ tiêu tiền như thế nào? tiêu tiền
vào những việc gì với ai?…
- Để bảo đảm tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, giảm tỷ lệ nghèo và hạn chế mức
chênh lệch thu nhập giữa thành thị, nông thôn và giữa các vùng. Chính phủ cần có các
chính sách trợ giá cho các mặt hàng nông sản để người nghèo tránh được các tổn thất do
sự bất ổn định của thị trường. Ngoài ra, tạo môi trường kinh doanh, chính sách tín dụng
hợp lý tạo vốn để phát triển sản xuất hoặc phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh đào tạo
nghề cho người lao động để tạo cơ hội có việc làm là một trong những giải pháp mang
tính tổng hợp trước mắt và lâu dài.

2. Vấn đề về xã hội
a. Khái niệm:
Xã hội thực chất chính là một thực thể tồn tại quanh ta, chứa đựng từng cá nhân trong
xã hội, những mối quan hệ xã hội, những vấn đề xoay quanh, tác động trong đời sống
của con người. Sự tồn tại của xã hội chính là nơi giúp con người gắn kết và xã hội gắn
liền với sự ra đời của loài người. Đối với sự phát triển của xã hội trong bất kỳ giai đoạn
phát triển nào, sự vững vàng bền bỉ của nền tảng gia đình cũng sẽ là yếu tố quyết định
đến sự giàu mạnh, thịnh vượng của đất nước. Cho nên, việc quan tâm coi trọng đến yếu
tố gia đình chính là hướng đi đúng đắn cho việc tạo dựng một xã hội phát triển ổn định
và bền vững. Vì vậy, xây dựng và phát triển gia đình với những giá trị tốt đẹp trong xã
hội hiện đại là một trong những yếu tố cốt lõi trong mục tiêu chung của xây dựng nền
văn hóa mới XHCN.
b. Nguyên nhân
- Sự phát triển của khoa học công nghệ: tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư đang có những ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến quan hệ hôn nhân và gia đình
Việt Nam.
- Tệ nạn xã hội: Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể
bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần.

- Các tác động xung quanh:

+Ngoại tình: Khi cuộc sống ngày càng vội vã, con người sống với nhịp độ hối hả, các
mối liên hệ, gắn kết gia đình ngày càng trở nên yếu ớt, và ảnh hưởng của lối sống buông
thả ngoại tình đang trở nên chuyện thường ngày và có thể xảy ra với bất kỳ gia đình nào.

+Các lời nói bàn tán xung quanh: Các lời bịa đặt, đặt điều nói xấu từ những người xung
quanh về chuyện gia đình nhà người khác chính là nguyên nhân gián tiếp khiến cho
không ít hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ.
+Sự nhàm chán:Các mối quan hệ luôn thú vị khi chúng ở giai đoạn đầu. Mọi người đều
cảm thấy như đang đi trên mây với những điều ngọt ngào liên tục xảy ra. Nhưng rồi thời
gian trôi qua, sự mới mẻ và mê đắm ban đầu ấy bắt đầu mất dần. Điều đó xảy ra khiến
nhiều cặp vợ chồng rơi vào tình trạng chán nản. Mối quan hệ của họ trì trệ và dường như
trở nên vô vị. Các cặp vợ chông luôn cần cố gắng để giữ cho tình yêu tồn tại và tiếp tục
làm những điều thú vị cùng nhau

c. Hậu quả:

Mặt tiêu cực của công nghệ đối với gia đình Việt Nam

Những cuộc trò chuyện ít dần đi, sự lắng nghe, chia sẻ cũng không còn. Mọi người dường
như không còn thời gian giành cho nhau, mà giành thời gian chìm đắm trong thế giới
riêng của mình. Mối quan tâm, yêu thương, gần gũi chia sẻ với nhau không được vun đắp
lâu dần sẽ gây ra sự xa cách, tình cảm dần lạnh nhạt, khô cứng. Con người cô đơn trong
chính tổ ấm của mình, thậm chí làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Nhiều cha mẹ lạm dụng công nghệ vào việc chăm sóc con cái như cho con sử dụng điện
thoại để dỗ khi con khóc, khi cho con ăn, khi quấy phá... để có thời gian làm việc khác.
Vì vậy tạo cho trẻ thói quen xấu là ăn vạ hoặc cãi lại cha mẹ khi cha mẹ không cho chơi.
Thậm chí là nghiện điện thoại, lúc nào cũng tập trung vào điện thoại mà không chú tâm
đến học hành, ít vận động ảnh hưởng đến phát triển thể lực và tinh thần của trẻ. Trẻ ngày
càng gia tăng các bệnh như cận thị, thừa cân béo phì, tăng động, tự kỷ... ở trẻ em.

Hậu quả của tệ nạn xã hội đến gia đình

Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về
mặt tài chính cũng như tinh thần. Ví dụ như tệ nạn cờ bạc sẽ làm phát sinh các mâu thuẫn
trong quan hệ hôn nhân – gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây sứt mẻ tình cảm,
đổ vỡ niềm tin giữa vợ chồng và có thể dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình. Những gia
đình có cha hoặc mẹ mắc tệ nạn sẽ trở thành hình ảnh xấu với con, khiến những đứa trẻ
không được sống và phát triển trong một môi trường lành mạnh. Ngoài ra tệ nạn xã hội
còn làm băng hoại đạo đức, tinh thần, với những người nghiện ma túy họ sẵn sàng thực
hiện mọi hành vi, kể cả giết người, cướp của để thỏa mãn cơn thèm của mình. Đây cũng
là nguyên nhân khiến chúng phát triển lệch lạc về nhân cách, lối sống, suy nghĩ, ảnh
hưởng tới tương lai đất nước.

Hậu quả của những ảnh hưởng bởi các tác động xung quanh:

+ Ngoại tình: Hậu quả ngoại tình thường vô cùng nặng nề, nếu không nói là một tổn
thương nghiêm trọng rất khó để có thể chữa lành. Việc ngoại tình dù cho sau này có giải
quyết êm thấm mọi chuyện đi chăng nữa thì giữa họ vẫn còn vết nứt vô hình, không thể
nào liền lại như ban đầu. Vết nứt này luôn tồn tại ở đấy, là một mối nguy hiểm tiềm tàng,
chỉ cần thêm một vết xước hay một tác động nhỏ nữa thôi là cũng đủ vỡ vụn. Chưa kể,
đối với những người phụ nữ yếu đuối, vết thương tình cảm có thể gây nên những căn
bênh thuộc về tâm lý, như bệnh trầm cảm, điều này không những chỉ ảnh hưởng đến mối
quan hệ vợ chồng mà thậm chí còn có thể gây nguy hiểm cho người vợ, nhất là đối với
những người vợ đang mang thai hoặc mới sinh con.

Ngoài ra, ngoại tình còn gây hậu quả lớn đến tâm lý và sự phát triển của con cái. Không
chỉ tạo nên khoảng cách giữa hai vợ chồng, việc bố hay mẹ ngoại tình còn tạo nên sự ảnh
hưởng tâm lý vô cùng lớn cho những đứa trẻ, tuỳ thuộc vào từng độ tuổi của chúng mà có
những mức ảnh hưởng khác nhau. Chúng sẽ trở nên chán nản, có những hành động chống
lại bố mẹ, đây thực chất là phản ứng để đòi hỏi sự chân thành và mong muốn một cuộc
sống hạnh phúc như trước kia. nhẹ thì lầm lì ít nói, nặng hơn thì chán đời bỏ học, hơn nữa
thì bỏ cả nhà để đi theo bạn bè xấu, nhằm giải tỏa những cảm xúc tồi tệ bị ảnh hưởng bởi
việc ngoại tình của bố hoặc mẹ. Những người làm cha làm mẹ đó vô hình chung trở thành
tấm gương không tốt cho các con, chúng có thể sẽ hành động và trở thành những con
người giống như bố mẹ chúng.

+ Những lời bàn tán xung quanh: Việc cuộc sống của mình bị những người ích kỷ, xấu
tính xung quanh đố kị, ghen ghét mà bịa đặt chuyện gây hiểu lầm nhau là điều không thể
tránh khỏi. Đôi khi những lời bàn tán quá đáng đã và đang làm tan vỡ một gia đình nào
đó. Gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, vợ chồng hiểu lầm nhau, cha mẹ nghi ngờ con
cái, gia đình đổ vỡ...

e. Giải pháp:

Về mặt xã hội trong gia đình thường tồn tại nhiều vấn đề nghiêm trọng và phức tạp, giải
quyết những vấn đề nan giải đó đòi hỏi sự kiên nhẫn, quyết tâm và sự hỗ trợ từ nhiều phía
khác nhau.

Với vấn đề công nghệ, trong thời đại 4.0 dẫn đầu khó tránh khỏi công nghệ lấn sâu vào
cuộc sống của mỗi người, gia đình. Vì vậy chúng ta cần có giải pháp phù hợp để giảm
thiểu tình trạng trên.
 Điều hiển nhiên là chúng ta không thể cấm trẻ em tiếp cận và sử dụng các thiết bị
công nghệ, mạng xã hội. bởi trong thời thế như hiện nay thiếu điện thoại cũng sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến con cái. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải xác định tư tưởng và định
hướng tâm lý, hành động cho trẻ em trong việc tiếp cận và sử dụng công nghệ, mạng xã
hội an toàn; tránh xa những trang web xấu và tiếp thu những kiến thức bổ ích .
 Tạo cho gia đình một môi trường gần gũi có sự gắn kết của tất cả các thành viên
trong gia đình. Sau những giờ làm việc ở công sở, cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn
để quan tâm đến con cái, lắng nghe và bầu bạn cùng con thay vì sử dụng điện thoại trong
thời gian rãnh, có thể cùng nhau xem tivi. Đồng thời cũng tạo cho con không khí thoải
mái dễ chia sẽ thay vì việc mỗi người cầm một chiếc điện thoại .
 Tổ chức những hoạt động ngoài trời dành cho gia đình ngồi lại cùng nhau vui chơi
trò chuyện. sau những phút giây học tập và làm việc, điều này vừa giúp cho gia đình xả
stress vừa tạo môi trường gần gũi, thân mật, tin tưởng ở trẻ. Con trẻ sẽ không cảm thấy bị
lãng quên, coi mình là những người bạn lớn mà chia sẻ tâm tư, tình cảm, diễn biến tâm lý
bên trong. Từ đó cha mẹ, ông bà có thể hiểu được các mối quan hệ, khát vọng, cảm xúc,
suy nghĩ, nguyện vọng, mong muốn, sở thích, niềm vui, nỗi buồn của con trẻ.

Với vấn đề tệ nạn xã hội, đây là một vấn đề khó nếu nõ lỡ sảy ra trong một gia đình. Vì
vậy giải phps để khắc phục nó cần xuất phát từ tất cả các thành viên trong gia đình.

 Cần nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, gia đình, cộng
đồng và xã hội cùng chung tay góp phần phòng, chống bạo lực gia đình, các tệ nạn cờ
bạc.
 Tăng cường công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát toàn diện về gia đình xây
dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến gia đình, triển khai những
nghiên cứu khoa học về gia đình một cách hệ thống để có cơ sở đề xuất chính sách xã hội
về gia đình.
 Tạo điều kiện để thành viên trong gia đình cảm thấy an toàn và được tôn trọng.
Lắng nghe ý kiến của nhau, trao đổi suy nghĩ, ý định, tôn trọng quyền riêng tư và cá nhân
của nhau. Hãy xây dựng một môi trường không bạo lực, không cờ bạc, không đe dọa và
không phê phán.

Với các tác động xung quanh, khó tránh khỏi một số tranh cãi nhỏ, vì vậy chúng ta cần
giải quyết nó trong sự êm đẹp vẫn giữ được mối quan hệ vui vẻ với nhau.

 Khi có những vấn đề với môi trường xung quanh, việc đầu tiên là cần lắng nghe để
hiểu quan điểm của người khác, không nên phản ứng quá mạnh. Và cố gắng giải quyết
một cách nhẹ nhàng. Vì đôi khi mọi chuyện sảy ra từ sự hiểu lầm.
 Cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy nếu có tranh cãi đối với hang xóm
láng giềng, vì đôi khi lời bàn tán được sinh ra do thiếu hiểu biết hoặc thông tin không
chính xác. Hãy tìm cách cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy về vấn đề đang
được tranh luận.
 Tạo mối quan hệ hòa đồng đối với hàng xóm xung quanh, tạo sự tin tưởng giữa vợ
chồng và con cái với nhau cũng là một giải pháp giúp gia đình hạnh phúc.

Đã là gia đình thì nên tạo sự tin tưởng lẫn nhau và cùng nhau đưa ra ý kiến để xây dựng
gia đình của chính bản thân mình ngày càng tốt đẹp hơn.

Thành viên nhóm 4

Nội dung Hoàng Thị Yến

Vũ Thị Xuân Mai Lê Võ Gia Hân

Huỳnh Thị Kim Chi Huỳnh Vy Ánh Ngân

Nguyễn Thị Hồng Thắm Trần Văn Hiếu

Trần Thị Kiều Oanh

Vũ Lê Minh Hồng PowerPoint

Trần Thương Hoài Niệm Nguyễn Thị Thủy


Nguyễn Thị Thanh Thủy Trần Thị Thùy Trang

Trần Tường Vi Nguyễn Thị Ngọc Hân

Nguyễn Thị Thủy Ngân

Thuyết trình

You might also like